Cách để Viết phần giới thiệu của bài nghiên cứu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Giới thiệu có thể là phần khó viết nhất của một bài nghiên cứu. Độ dài phần giới thiệu phụ thuộc vào thể loại nghiên cứu mà bạn định viết. Ở đây, bạn sẽ nêu chủ đề, nội dung và lý do trước khi tuyên bố câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu. Một phần mở đầu tốt là phần mở đầu thiết lập được phong cách viết, khơi gợi hứng thú của người đọc và trình bày được giả thuyết hay câu chủ đề.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giới thiệu chủ đề của bài nghiên cứu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tuyên bố chủ đề nghiên cứu.
    Bạn có thể bắt đầu bằng vài câu nêu chủ đề cũng như gợi ý loại câu hỏi nghiên cứu sẽ được trả lời. Đây là cách tốt để giới thiệu chủ đề và khơi gợi hứng thú từ người đọc.[1] Những câu đầu tiên cần trình bày nội dung được đi sâu hơn ở phần sau và dẫn dắt đến câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
    • Với bài khoa học, đôi khi nó còn được gọi là phương pháp "tam giác ngược": đi từ khái quát đến cụ thể.[2]
    • Câu "Trong suốt thế kỷ 20, quan điểm của chúng ta về sự sống ngoài Trái Đất đã thay đổi rất nhiều" giới thiệu chủ đề nhưng chưa đi vào chi tiết.
    • Nó giúp người đọc định hướng nội dung của bài viết và khuyến khích họ đọc tiếp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc sử dụng từ khóa.
    Khi viết bài nghiên cứu xuất bản, bạn sẽ phải nộp bản thảo cùng một loạt từ khóa. Những từ khóa này giúp người đọc nhanh chóng xác định lĩnh vực nghiên cứu mà bạn đang nhắm đến. Bạn cũng có thể để một vài từ khóa trong tựa đề mà bạn muốn xây dựng và nhấn mạnh ở phần giới thiệu. [3]
    • Chẳng hạn như trong bài nghiên cứu về hành vi của chuột khi tiếp xúc với một chất nào đó, bạn có thể bao gồm từ "chuột" và tên khoa học của hợp chất liên quan trong câu đầu. [4]
    • Nếu đang viết bài lịch sử về tác động của Thế chiến Thứ nhất lên quan hệ giới tính tại Anh, bạn nên đề cập đến những từ khóa này trong những dòng đầu tiên.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Định nghĩa mọi thuật ngữ và khái niệm chính.
    Có thể bạn sẽ phải làm rõ mọi thuật ngữ và khái niệm chính ngay từ đầu khi viết phần giới thiệu. Nó cho thấy bạn thật sự hiểu rõ công trình của mình: nếu bạn không giải thích thuật ngữ hay khái niệm lạ, có thể người đọc sẽ không hiểu rõ luận điểm của bạn. [5]
    • Điều này đặc biệt quan trọng khi xây dựng khái niệm trừu tượng mới với ngôn ngữ cũng như thuật ngữ không quen thuộc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giới thiệu chủ đề thông qua một giai thoại hay trích dẫn nào đó.
    Nếu viết về nhân loại học hay khoa học xã hội, bạn có thể mở đầu và giới thiệu chủ đề bằng những cách văn vẻ hơn. Những bài viết về con người nói riêng thường được bắt đầu với những mẫu chuyện hay câu nói minh họa hướng đến chủ đề nghiên cứu. Đây là một biến thể của kỹ thuật "tam giác ngược" và nó có thể tạo hứng thú cho người đọc một cách bay bổng hơn cũng như thể hiện được phong cách viết lôi cuốn.
    • Khi sử dụng một câu chuyện, đảm bảo rằng nó ngắn gọn, phù hợp với nghiên cứu của bạn và làm được những gì những phần mở đầu khác làm được: tuyên bố chủ đề bài nghiên cứu.
    • Ví dụ, nếu đang viết bài xã hội học về tỉ lệ tái phạm của phạm nhân trẻ, bạn có thể sử dụng mẫu chuyện ngắn về người có câu chuyện thể hiện và giới thiệu được chủ đề của bạn.
    • Bài nghiên cứu khoa học vật lý và khoa học tự nhiên có cách viết khác và nhìn chung, ở loại hình nghiên cứu này, lối tiếp cận trên không được đánh giá cao khi được dùng cho phần giới thiệu.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Xây dựng nội dung bài nghiên cứu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bao gồm phần cơ sở lý thuyết ngắn.
    Tùy vào độ dài tổng thể của bài nghiên cứu, phần giới thiệu cần nêu tổng quan về những nghiên cứu đã được công bố trong cùng lĩnh vực. Đây là phần quan trọng bởi nó cho thấy kiến thức và hiểu biết sâu rộng của bạn về những nghiên cứu và tranh luận trong lĩnh vực. Phần giới thiệu cần cho thấy dù có kiến thức rộng nhưng bạn sẽ tập trung vào những vấn đề liên quan nhất đến nghiên cứu của mình.
    • Phần giới thiệu cần súc tích, cung cấp cái nhìn tổng quan về những phát triển hiện thời trong nghiên cứu tiền đề thay vì thảo luận dông dài.[6]
    • Bạn có thể áp dụng nguyên tắc "tam giác ngược" để đi từ bức tranh rộng hơn đến những vấn đề mà bạn có đóng góp trực tiếp trong bài nghiên cứu của mình.
    • Một cơ sở lý thuyết tốt sẽ trình bày được những thông tin nền tảng quan trọng với nghiên cứu của bạn và cho thấy tầm quan trọng của lĩnh vực nghiên cứu. [7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thông qua cơ sở lý thuyết, làm rõ đóng góp của bạn.
    Một phần cơ sở lý thuyết súc tích nhưng đầy đủ có thể là cách định hình bài nghiên cứu rất hiệu quả. Khi phát triển phần giới thiệu, bạn có thể đi từ lý thuyết đến phần nghiên cứu của chính bạn và chỗ đứng riêng của nó trong lĩnh vực.
    • Bằng cách tham chiếu rõ ràng đến những công trình sẵn có, bạn có thể cho thấy những đóng góp cụ thể vào sự phát triển chung của toàn lĩnh vực của mình.
    • Bạn có thể xác định kẽ hở trong nghiên cứu hiện tại và giải thích cách mà bạn tiếp cận cũng như thúc đẩy sự phát triển tri thức. [8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giải thích tường tận lý do nghiên cứu.
    Một khi đã xác định được chỗ đứng riêng của công trình, bạn có thể giải thích đầy đủ hơn lý do nghiên cứu, điểm mạnh và tầm quan trọng riêng của nó. Lý do này nên rõ ràng và súc tích, cho thấy giá trị của nghiên cứu cũng như đóng góp trong lĩnh vực của nó. [9] Cố đừng chỉ dừng lại ở việc nói rằng bạn đang lấp đầy kẽ hở trong nghiên cứu hiện thời. Nhấn mạnh vào những đóng góp tích cực của công trình.
    • Chẳng hạn như nếu đang viết nghiên cứu khoa học, bạn có thể nhấn mạnh giá trị của mô hình hay phương pháp thực nghiệm được sử dụng.
    • Nhấn mạnh điểm mới trong nghiên cứu và tầm quan trọng của phương pháp tiếp cận mới của bạn. Dù vậy, đừng đi vào chi tiết quá nhiều ở phần giới thiệu. [10]
    • Lý do được đưa ra có thể là: "nghiên cứu đánh giá những yếu tố kháng viêm chưa được biết đến của một hợp chất có tác động cục bộ nhằm đánh giá tác dụng y tế tiềm năng của nó".
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Làm rõ câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nêu câu hỏi nghiên cứu.
    Một khi đã xác định được vị trí của nghiên cứu trong lĩnh vực và trình bày được lý do tổng quan của công trình, lúc này bạn có thể làm rõ những câu hỏi sẽ được giải quyết trong nghiên cứu của mình. Cơ sở lý luận và lý do nghiên cứu sẽ định hình công trình và giới thiệu câu hỏi nghiên cứu của bạn. Những câu hỏi này cần được phát triển một cách tự nhiên từ những phần trước đó chứ không nên được đưa ra một cách đột ngột, làm ngạc nhiên người đọc.[11]
    • Câu hỏi nghiên cứu thường được đưa ra ở cuối phần giới thiệu. Chúng nên được trình bày súc tích, tập trung. [12]
    • Câu hỏi nghiên cứu có thể nhắc lại một số từ khóa đã được xây dựng ở những câu đầu tiên và tiêu đề của bài nghiên cứu.
    • Câu hỏi nghiên cứu có thể tương tự như sau: "tác động của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ lên nền kinh tế định hướng xuất khẩu của Mexico là gì?"
    • Có thể đi sâu hơn, nghiên cứu tác động của một yếu tố trong Hiệp định Thương mại Tự do lên một ngành cụ thể của Mexico, chẳng hạn như ngành may mặc.
    • Một câu hỏi nghiên cứu tốt cần định hình được vấn đề trong giả thuyết kiểm chứng được.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Trình bày giả thuyết của bạn.
    Sau khi đưa ra câu hỏi nghiên cứu, bạn cần trình bày ý tưởng, hay câu chủ đề, một cách rõ ràng và súc tích. Nó cho thấy bài nghiên cứu sẽ đem lại đóng góp cụ thể và có kết quả rõ ràng chứ không phải chỉ đề cập đến một chủ đề chung chung.[13] Bạn nên làm rõ ngắn gọn làm thế nào bạn lại đi đến được giả thuyết này và tham chiếu đến cơ sở lý thuyết.
    • Nếu có thể, tránh dùng từ "giả thuyết" mà vẫn để người đọc hiểu ý của bạn.[14] Nhờ đó, bài viết sẽ bớt cứng nhắc.
    • Với bài khoa học, việc trình bày sơ bộ một cách rõ ràng kết quả thu được và mối liên hệ của chúng với các giả thuyết chỉ trong một câu giúp thông tin tường minh và dễ tiếp cận. [15]
    • Chẳng hạn như giả thuyết có thể là "chuột không được cho ăn trong thời gian nghiên cứu được kỳ vọng là sẽ thiếu linh hoạt hơn những con được cho ăn bình thường".
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lên bố cục của bài nghiên cứu.
    Trong một số trường hợp, phần cuối của lời giới thiệu sẽ là vài dòng trình bày tổng quan kết cấu nội dung của bài nghiên cứu.[16] Bạn có thể chỉ cần trình bày dàn ý cũng như cách bạn sắp xếp và chia nhỏ bài viết.
    • Điều này không phải lúc nào cũng cần thiết. Bạn nên để ý đến thông lệ được dùng khi viết nghiên cứu trong lĩnh vực của bạn.
    • Chẳng hạn như với bài khoa học tự nhiên, bạn sẽ tuân theo một cấu trúc tương đối cứng nhắc. [17]
    • Thường thì các bài khoa học xã hội và nhân văn có thể linh hoạt hơn trong cấu trúc.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Sử dụng dàn ý để xác định thông tin cần đưa vào phần giới thiệu.
  • Cân nhắc viết nháp lời giới thiệu sau khi đã hoàn tất phần còn lại của bài nghiên cứu. Nhờ đó, không bỏ sót bất kỳ điểm quan trọng nào.

Cảnh báo

  • Đừng viết kiểu cảm tính hay giật gân trong phần giới thiệu: nó có thể khiến người đọc cảm thấy không đáng tin.
  • Nhìn chung, cần tránh sử dụng ngôi nhân xưng thứ nhất, chẳng hạn như "tôi", "chúng tôi", "của chúng tôi", "của tôi".
  • Đừng khiến người đọc choáng ngợp với quá nhiều thông tin dư thừa. Hãy giữ cho phần giới thiệu súc tích hết mức có thể bằng cách dành chi tiết cụ thể cho phần thân bài.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Megan Morgan, PhD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ tiếng Anh
Bài viết này đã được cùng viết bởi Megan Morgan, PhD. Megan Morgan là cố vấn chương trình sau đại học tại Trường Quan hệ Công chúng & Quốc tế tại Đại học Georgia. Cô đã nhận bằng tiến sĩ tiếng Anh của Đại học Georgia vào năm 2015. Bài viết này đã được xem 38.356 lần.
Trang này đã được đọc 38.356 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo