Cách để Vượt qua một Buổi phỏng vấn Xin việc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Phỏng vấn đôi khi là cơ hội duy nhất để gây ấn tượng và đề cử bản thân như một ứng viên sáng giá cho công việc. Dành một chút thời gian và công sức để chuẩn bị cho buổi phỏng vấn có thể là yếu tố quyết định việc bạn có lọt vào vòng tiếp theo, hay có được nhận vào làm hay không. Hãy học cách lên kế hoạch để thành công, tiếp cận buổi phỏng vấn đúng cách, tránh những lỗi thường gặp trong phỏng vấn xin việc để đem đến cho bản thân cơ hội tốt nhất và để có một khởi đầu thuận lợi.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Bắt đầu Chuẩn bị

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn.
    Bạn sẽ tạo được hình ảnh bản thân là một ứng viên nghiêm túc nếu bạn tham dự buổi phỏng vấn mà nắm được những kiến thức và định hướng của công ty. Cố gắng tìm hiểu các mục tiêu của doanh nghiệp hay tổ chức mà bạn ứng tuyển, cảm nhận phong cách và lối suy nghĩ của họ với đối thủ.
    • Tập trung vào những từ ngữ được viết trên trang web của công ty. Nếu bạn ứng tuyển cho công việc phục vụ tại một nhà hàng theo mô hình "từ nông trại đến thẳng bàn ăn", bạn nên làm quen với ý nghĩa của nó. Nếu bạn ứng tuyển vào vị trí biên tập viên cho một tạp chí y học toàn diện, bạn cần phải nghiên cứu về phương pháp chăm sóc bệnh nhân tổng thể.
    • Biết được tên người phỏng vấn và vị trí của họ trong công ty có thể giúp bạn trò chuyện được nhiều hơn trong buổi phỏng vấn, điều này thường tạo một ấn tượng tích cực cho người phỏng vấn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dự đoán và luyện tập trả lời các câu hỏi phỏng vấn thông thường.
    Phần căng thẳng nhất của buổi phỏng vấn xin việc chính là nghĩ cách trả lời câu hỏi. Người phỏng vấn muốn nghe điều gì? Cố gắng tìm hiểu và dự đoán những câu hỏi có thể được đặt ra và luyện tập trả lời. Hãy trả lời một cách chân thành, nhưng vẫn phản ánh được sự tích cực của bản thân với vai trò ứng viên. Những câu hỏi thường gặp trong buổi phỏng vấn bao gồm:
    • Bạn biết gì về công ty của chúng tôi?
    • Tại sao bạn nghĩ mình phù hợp với công ty này?
    • Bạn sẽ đóng góp điều gì cho công ty?
    • Hãy kể lại một lần bạn đã vượt qua thử thách trong công việc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Điểm mạnh và điểm yếu.
    Thử thách liên quan tới công việc khó khăn nhất bạn từng gặp phải là gì? Điểm mạnh của bạn là gì? Điểm yếu của bạn là gì? Đây là những câu hỏi thường gặp nhất, và buổi phỏng vấn chính là giây phút cuối cùng bạn vật lộn để tìm ra một câu trả lời ưng ý. Bạn sẽ gặp các câu hỏi này ở hầu hết các buổi phỏng vấn.
    • Câu trả lời thích hợp cho các câu hỏi trên đôi khi cần thể hiện được sự tự tin: "Tôi là người rất có tổ chức với công việc và lịch trình của mình, nhưng ngài sẽ không thể hình dung ra điều này nếu chưa thấy bàn làm việc của tôi." là một câu trả lời hay. Tương tự như vậy, "Tôi là người có trách nhiệm nhưng đôi khi không nhớ tới sự giúp đỡ của người khác." có thể là câu trả lời trung thực và hiệu quả.
    • Nếu bạn ứng tuyển vào một vị trí lãnh đạo thì việc thể hiện tố chất lãnh đạo và sự tự tin của bạn là điều quan trọng. Điểm mạnh có thể là "Tôi giỏi trong việc truyền đạt những điều tôi thấy đến mọi người và làm cho họ cảm thấy phấn khích vì mục tiêu chung." Nếu nói về điểm yếu "Tôi cần kiềm chế và nhận từng dự án một thôi. Đôi khi tôi muốn làm quá nhiều việc."[1]
    • Nếu bạn ứng tuyển cho một vị trí khởi đầu, người phỏng vấn sẽ không tìm kiếm ở bạn những tố chất của một người lãnh đạo. Điểm mạnh có thể là "Tôi làm theo chỉ dẫn rất tốt và tôi học hỏi nhanh. Nếu tôi chưa biết làm việc gì, tôi luôn sẵn sàng học hỏi và tiến bộ, để tôi không phải hỏi lại lần thứ hai." Nói về điểm yếu như sau, "Không phải lúc nào tôi cũng có những ý tưởng hay, nhưng tôi rất vui khi giúp người khác thực hiện ý tưởng của họ."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy nghĩ về một vài câu hỏi hay.
    Người phỏng vấn sẽ hỏi bạn có câu hỏi nào không, điều này có thể hạ gục hàng loạt những ứng viên mới đi phỏng vấn lần đầu. Đặt ra một câu hỏi cho thấy rằng bạn thực sự tham gia vào cuộc đối thoại, vậy nên hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi phòng trường hợp bạn không thể tự nghĩ ra khi được hỏi tới. Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau:
    • Ngài thích điều gì khi làm việc ở công ty này?
    • Một người cần những yếu tố gì để thành công tại công ty này?
    • Tôi sẽ làm việc cùng với ai nhiều nhất?
    • Các hoạt động hàng ngày bao gồm những gì?
    • Tôi có môi trường để phát triển trong công ty không?
    • Doanh thu của vị trí này như thế nào?
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh sự sáo rỗng.
    Phỏng vấn là cách để nhà tuyển dụng tiềm năng hiểu thêm về bạn chứ không phải là một người sáo rỗng, không có lập trường đưa ra những câu trả lời dập khuôn để cố kiếm một công việc. Mục đích của buổi phỏng vấn không phải để xu nịnh, thể hiện hay nói những điều người phỏng vấn muốn nghe. Mục đích chính là trả lời một cách chân thành, không xúc phạm trí thông minh của người phỏng vấn. Tránh nói những câu như "Điểm yếu duy nhất của tôi chính là tôi quá hoàn hảo" hay "Công ty này cần một người như tôi để thay đổi nó."
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hoàn thành tất cả các tài liệu cần thiết trước thời hạn.
    Tuỳ thuộc vào quá trình phỏng vấn, nó thực sự hữu ích nếu bạn mang theo bản sao hồ sơ, thư giới thiệu, danh mục công việc và đơn xin việc của bạn. Rà soát lại tất cả các tài liệu để tránh lỗi chính tả và ngữ pháp. Nếu bạn có thời gian, hãy đưa chúng cho một người khác để họ đọc lại và kiểm tra lỗi giúp bạn.
    • Một điều quan trọng nữa là ghi nhớ nội dung hồ sơ, CV, và các giấy tờ ứng tuyển khác. Các tài liệu sẽ trở nên khả nghi nếu bạn không nhớ được nội dung từ hồ sơ của bạn, vậy nên bạn cần đảm bảo rằng tên tuổi, ngày tháng và phần mô tả trách nhiệm phải thật rõ ràng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Trang phục cũng đóng góp một phần.
    Hãy chọn bộ trang phục khiến bạn cảm thấy tự tin và nhìn chuyên nghiệp, ví dụ như trang phục phù hợp với công việc bạn đang ứng tuyển.
    • Trong hầu hết các trường hợp thì vest đen đều phù hợp để mặc đi phỏng vấn, trừ khi bạn ứng tuyển một công việc với trang phục giản dị, trong trường hợp này thì quần âu và áo sơ mi có cổ là phù hợp.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Hoàn thành Xuất sắc buổi Phỏng vấn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy tới đúng giờ.
    Không gì tệ hơn tới phỏng vấn xin việc muộn. Hãy có mặt đúng giờ và luôn sẵn sàng. Nếu buổi phỏng vấn diễn ra ở một khu vực bạn chưa quen, hãy đến đó vào trước ngày phỏng vấn để đảm bảo rằng bạn không muộn giờ vì bị lạc. Hãy đến sớm hơn 10 đến 15 phút so với giờ hẹn phỏng vấn.
    • Mặc dù việc có mặt đúng giờ rất quan trọng nhưng tới quá sớm có thể khiến nhà tuyển dụng không hài lòng. Nếu họ hẹn bạn tới vào một thời điểm chính xác, có nghĩa là họ muốn bạn có mặt vào giờ đó, chứ không phải trước đó 30 phút. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt, hãy tuân theo các chỉ thị đó.
    • Chuẩn bị trong khi đợi, viết ghi chú hay xem qua miêu tả công việc và thông tin của công ty. Cầm tài liệu và vật dụng bằng tay trái để bạn lập tức có thể đứng dậy và bắt tay ngay khi người phỏng vấn bước tới chào bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Luyện tập dáng đứng quyền năng trước khi phỏng vấn để giúp bản thân cảm thấy tốt nhất.
    Nếu được, hãy đi vào phòng vệ sinh hoặc một chỗ riêng tư khoảng 5 phút trước giờ phỏng vấn. Nhìn vào gương và đứng thẳng, vai đẩy ra phía sau, hai bàn chân đứng rộng bằng vai và chống tay vào hông. Sau đó, giữ tư thế này trong khoảng một tới hai phút. Nó sẽ mang lại hiệu quả về mặt tâm lý và cả thể chất, khiến bạn cảm thấy mình quyền lực và tự tin hơn.[2]
    • Hãy thử nói thêm những câu khẳng định tích cực như "Mình chắc chắn đáp ứng được yêu cầu của vị trí này và mình sẽ chứng minh điều đó!"
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hãy là chính mình.
    Tại buổi phỏng vấn, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng và muốn thể hiện tốt nhất. Không nghi ngờ gì đây thật sự là một tình huống đáng sợ. Nhưng hãy cố ghi nhớ rằng bạn không cần phải trình diễn để có được công việc. Bạn chỉ cần là chính mình. Tập trung giữ bình tĩnh và chăm chú lắng nghe cuộc hội thoại. Hãy luôn là chính mình.[3]
    • Người phỏng vấn biết bạn căng thẳng. Đừng ngại nói ra điều đó. Nó có thể giúp bạn giải toả và tìm hiểu người phỏng vấn ở một mức độ sâu hơn và giúp bạn nổi bật hơn. Đừng ngại ngần nói về những chuyện nhỏ nhặt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chăm chú lắng nghe và tập trung chú ý.
    Một trong những điều tệ nhất bạn có thể làm trong một buổi phỏng vấn chính là yêu cầu người phỏng vấn nhắc lại câu hỏi vì bạn không chú ý. Đừng tự hại chính mình vì một phút lơ đễnh. Hầu hết các buổi phỏng vấn không kéo dài quá 15 phút, và chắc chắn không bao giờ kéo dài quá 1 giờ. Hãy tập trung nắm vững cuộc hội thoại và đáp lại một cách tích cực.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngồi thẳng lưng.
    Hơi cúi người về phía trước và chăm chú lắng nghe trong suốt buổi phỏng vấn, hãy nói chuyện cởi mở và sử dụng ngôn ngữ cơ thể. Hãy nhìn thẳng vào người phỏng vấn khi bạn trả lời cũng như khi họ nói.
    • Có một mẹo phỏng vấn rất hữu ích là nhìn vào vị trí giữa hai mắt của người phỏng vấn. Họ sẽ không biết rằng bạn đang không nhìn vào mắt họ, và việc này sẽ giúp bạn thư giãn hơn. Bạn có thể thực hiện thử với bạn bè của mình, chắc chắn sẽ bất ngờ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Suy nghĩ trước khi nói.
    Một lỗi thường gặp khác trong buổi phỏng vấn chính là nói quá nhiều và quá nhanh. Bạn không cần phải lấp những phút im lặng khó xử bằng việc tán gẫu. Đặc biệt nếu bạn là người hồi hộp khi nói chuyện thì không cần phải làm vậy. Hãy cứ ngồi và lắng nghe. Đừng nói quá nhiều.
    • Khi được hỏi, bạn không cần phải trả lời ngay lập tức. Trên thực tế, đó có thể là đòn kết liễu buổi phỏng vấn nếu người phỏng vấn nghĩ rằng bạn không hề động não trước một câu hỏi phức tạp. Hãy bình tĩnh và suy nghĩ. Ngừng lại và nói "Đây là một cây hỏi thú vị, hãy cho tôi suy nghĩ và đưa ra câu trả lời thích hợp."
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sẵn sàng làm bất cứ việc gì.
    Câu trả lời phù hợp nhất trong buổi phỏng vấn chính là "CÓ". Bạn có sẵn sàng làm việc vào buổi tối hay cuối tuần không? Có. Bạn có thoải mái nếu phải phụ trách nhiều khách hàng? Có. Bạn có kinh nghiệm làm việc trong môi trường có cường độ làm việc cao không? Có. Khi bạn được tuyển, các công ty sẽ dành thời gian đầu tạo kỹ năng cần thiết cho công việc giúp bạn học hỏi được những điều bạn chưa biết. Đừng tự hạ thấp bản thân. Hãy đồng ý và sắp xếp các chi tiết sau khi có được công việc.
    • Đừng nói dối. Sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần cho công việc không có nghĩa là bạn thổi phồng kinh nghiệm của bản thân hay bịa chuyện, chính những điều này sẽ loại bạn ngay trong ngày đầu tiên đi làm. Nếu bạn chưa từng nấu ăn, bạn không nên nói với người quản lý bếp rằng bạn là một đầu bếp giỏi.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thể hiện bản thân khi trò chuyện.
    Thông thường, mục đích của buổi phỏng vấn là để tìm hiểu thêm về bạn. Họ đã nắm được hồ sơ, kinh nghiệm và các yếu tố cần thiết trên giấy tờ. Điều mà họ không biết chính là bản thân bạn.
    • Buổi phỏng vấn không phải cuộc thẩm vấn hay tranh luận. Đó là một cuộc đối thoại vì vậy hãy nói chuyện. Khi người phỏng vấn nói, hãy chú ý lắng nghe những gì họ nói, nghe và đáp lại một cách thành thật. Nhiều ứng viên bị loại khi người phỏng vấn chưa hỏi đã lập tức đặt một loạt các câu hỏi kiểu thăm dò ý kiến.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Ghi chú.
    Hãy kẹp theo giấy bút trong cặp xách của bạn để ghi chú nhanh nếu cần. Bạn có thể mang theo bản sao tài liệu ứng tuyển và danh sách câu hỏi để tham khảo nếu thấy cần.
    • Viết ghi chú thể hiện bạn là người bận rộn và có tổ chức. Nó cũng giúp bạn ghi nhớ những chi tiết và tên quan trọng, có thể sẽ hữu ích sau cuộc phỏng vấn, hay khi bạn muốn tiếp tục liên lạc. Cẩn thận và chỉ ghi chú ngắn ngọn khi cần, những ghi chú dài có thể gây mất tập trung.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Theo sát buổi phỏng vấn.
    Liên lạc ngay sau buổi phỏng vấn là một ý kiến hay để gợi lại tên bạn trong cuộc đối thoại. Trừ khi nhà tuyển dụng nói rõ rằng không được làm vậy, còn không thì hãy liên lạc để tìm hiểu về buổi phỏng vấn. Gọi trực tiếp thường không được khuyến khích, nhưng gửi thư điện tử hay các loại thư khác là một ý kiến hay. Vì các công ty thường phải kiểm tra rất nhiều tài liệu, hãy đảm bảo rằng tài liệu của bạn đã sẵn sàng để nhận một cú điện thoại và được chuyển tới nhà tuyển dụng.
    • Tóm tắt những chi tiết quan trọng của buổi phỏng vấn, sử dụng các ghi chú để làm tỉnh táo trí nhớ của bạn. Nhớ cảm ơn người phỏng vấn vì đã tạo cơ hội, và đề cập rằng bạn đang chờ tin từ công ty.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Tránh Mắc các Lỗi Thông thường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng xuất hiện với một cốc cà phê.
    Vì lý do nào đó, nhiều người cho rằng đem theo một cốc cà phê tới buổi phỏng vấn là ý hay. Nhưng đối với người phỏng vấn thì việc này nhẹ nhất là thiếu lịch sự, và tệ nhất là thể hiện sự không tôn trọng. Không phải bạn đang trong giờ nghỉ trưa, vậy nên hãy chờ tới sau buổi phỏng vấn để mua cho mình một cốc latte, chứ không phải trước đó. Ngay cả khi buổi phỏng vấn diễn ra sớm, hay bạn có thể phải đợi rất lâu thì cũng đừng xuất hiện với một cốc cà phê. Thêm một điểm nữa chính là bạn không phải lo sẽ làm đổ nó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tắt điện thoại và để nó ở ngoài.
    Hành vi thiếu tế nhị nhất của chiếc điện thoại là gì? Chính là sử dụng nó trong buổi phỏng vấn. Đừng bao giờ rút điện thoại hay nhìn điện thoại trong buổi phỏng vấn. Vì người phỏng vấn sẽ để ý, bạn nên giống như một người sống trong hang động chưa bao giờ nghe về mấy cái ứng dụng trên điện thoại. Tắt điện thoại và để trong xe, dù trong bất kỳ trường hợp nào, đừng tạo ấn tượng xấu với người phỏng vấn rằng bạn coi một tin nhắn quan trọng hơn việc nhận được một công việc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng nói về tiền bạc.
    Buổi phỏng vấn không phải là thời điểm để nói về lợi ích, khả năng tăng lương, hay thậm chí bàn luận về tiền bạc. Nếu bạn ứng tuyển cho một công việc, đây là lúc để tập trung vào kỹ năng và trình độ của bạn.
    • Đôi khi bạn sẽ được hỏi về mức lương bạn mong muốn. Câu trả lời hay nhất chính là bạn sẵn sàng làm việc với mức lương thấp hơn mức trung bình của vị trí này. Hãy nhấn mạnh rằng bạn thật sự muốn có công việc này và bạn đồng ý với mức lương được đưa ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy coi buổi phỏng vấn như một cuộc trò chuyện, không phải một buổi thẩm vấn.
    Đừng bao giờ tỏ ra phòng vệ trong một buổi phỏng vấn, ngay cả khi bạn cảm thấy mình không hoà hợp được với người phỏng vấn. Đây là một cuộc trò chuyện, vì vậy hãy cố làm tốt nhất. Không ai cố tình chống lại bạn. Hãy coi đây như một cơ hội để cải thiện bản thân và đưa ra một lời giải thích chính đáng chứ không phải một chiếc mặt nạ phòng vệ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đừng chỉ trích sếp trước của bạn.
    Nên tránh đưa ra những bình luận nhỏ mọn về đồng nghiệp, cấp trên trước đó, hay công việc khác. Ngay cả khi bạn ứng tuyển cho một công ty đối thủ, hãy tránh tự tô vẽ bản thân thành một người ở một trình độ khác và rất khó làm việc cùng. Không nên phàn nàn về công việc trước của bạn.
    • Nếu bạn được hỏi tại sao lại bỏ công việc hiện tại, hãy nói điều gì đó tích cực. "Tôi đang tìm kiếm nhiều hơn là một môi trường làm việc và tôi rất phấn khích về một khởi đầu mới. Đối với tôi, đây là một nơi lý tưởng để thực hiện điều đó."
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh hút thuốc và uống rượu trước buổi phỏng vấn.
    Ngay cả khi bạn nghiện thuốc, hãy tránh hút thuốc trước khi phỏng vấn. Một nghiên cứu gần đây cho biết có đến 90% nhà tuyển dụng sẽ thuê một người không hút thuốc thay vì người hút thuốc nếu hai người có cùng trình độ. Dù đúng hay sai, thì khói thuốc cũng khiến ứng viên trông có vẻ căng thẳng.[4]
    • Tương tự như vậy, nên tránh uống rượu dù là để làm dịu tinh thần. Bạn muốn mình sắc bén và ghi điểm, chứ không phải một người cẩu thả. Người phỏng vấn hiểu rằng bạn sẽ căng thẳng, vì đó là một buổi phỏng vấn xin việc.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng sợ bộc lộ bản thân.
    Tỷ phú Richard Branson tuyên bố rằng ông tuyển người chủ yếu dựa vào tính cách họ, trái ngược với kinh nghiệm và kỹ năng trình độ. Mỗi công việc đều có sự khác biệt và những kỹ năng thiết yếu cần cho công việc thì bạn có thể học được. Tập trung thể hiện bản thân và để con người thật sự của bạn toả sáng, đừng cố gắng trở thành ai khác.[5]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Hãy đảm bảo rằng bạn luôn nhìn vào mắt người phỏng vấn và trả lời một cách tự tin.
  • Hãy gọi điện nếu bạn không nhận được phản hồi nào trong khoảng thời gian người phỏng vấn nói.
  • Nếu bạn không được chọn vào công việc đó, hãy hỏi lý do tại sao ứng viên khác thích hợp hơn bạn. Thông tin này sẽ giúp bạn thành công trong những lần phỏng vấn trong tương lai.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 22 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 17.540 lần.
Trang này đã được đọc 17.540 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo