Cách để Trở thành Người bà tốt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một người bà tốt luôn biết cách làm cho cháu nội hay cháu ngoại của mình cảm thấy thích thú với những bài học về thế giới xung quanh. Một người bà có vai trò khác với bố mẹ của đứa trẻ và không nên vượt qua giới hạn ấy. Mấu chốt để trở thành một người bà tốt nằm ở khả năng xây dựng mối quan hệ với các cháu, làm sao để chúng cảm nhận được niềm vui, tình yêu, sự quan tâm của người bà, và khả năng ứng biến trong các tình huống để vun đắp cho tình bà cháu.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Dành Thời gian cho Cháu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lên kế hoạch vui chơi cụ thể.
    Bạn nên biết trước những việc cần làm với bọn trẻ khi chúng đến, chẳng hạn nếu định rủ các cháu ra ngoài chơi thì bạn cần biết gợi ý cho chúng nên mặc quần áo như thế nào, hoặc có thể nhờ người khác giúp đỡ về tài chính nếu cần. Ngoài ra bạn cũng nên kiểm tra giờ mở cửa, giờ làm việc và lịch chạy của các chuyến xe để mọi việc được sắp xếp hợp lý. Tuy nhiên, trong suốt ngày dài vui chơi bạn nên tính tới thời gian nghỉ ngơi và thư giãn, để bọn trẻ không quá mệt mỏi.
    • Hãy cùng với chúng làm những việc mà bố mẹ các bé ít khi cho chơi. Bạn có thể dẫn các cháu đến một nơi nào đó mới mẻ trong thành phố, dạy làm những việc mà bố mẹ các cháu không thể làm, chẳng hạn vẽ tranh màu nước hay làm đồ trang sức. Các hoạt động đó sẽ làm thời gian của bạn và lũ trẻ trở nên đặc biệt và đáng nhớ hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không lên kế hoạch.
    Thỉnh thoảng bạn không cần phải lên kế hoạch, hãy để bọn nhỏ quan sát những việc bạn làm thường ngày trong ngôi nhà của mình, chúng có thể học hỏi từ những việc đơn giản như vậy. Thường thì các cháu sẽ thích thú và muốn cùng bạn làm việc, đồng thời còn tán ngẫu với bạn, làm công việc trở nên vui vẻ, nhẹ nhàng hơn. Bạn nên quý trọng những khoảnh khắc như vậy vì đó chính là chất liên kết giữa các thế hệ. Bọn nhỏ có thể rất thích nhìn bạn nấu cơm, giúp bạn làm vườn hay cùng nhau dẫn chó đi dạo, thậm chí còn giúp bạn tìm kiếm các kênh truyền hình yêu thích. [1]
    • Các cháu thường quen với cuộc sống thường nhật tại nhà bố mẹ nên tự nhiên sẽ cảm thấy thích lối sống của bạn. Do đó, đừng tạo quá nhiều áp lực cho mình để làm chúng vui, cứ để mọi việc diễn ra một cách tự nhiên.
    • Nói là thế nhưng bạn cũng nên có một hoạt động dự phòng nào đó, chẳng hạn chuẩn bị sẵn một bộ phim hay một chiếc bánh để nướng nếu bọn nhỏ cảm thấy ngứa ngáy tay chân muốn làm việc gì đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dạy chúng biết về thế giới.
    Hãy dùng các câu chuyện để truyền lại kinh nghiệm về những gì bạn đã từng thấy và làm. Bạn không nên ngại nói ra những điều "lạ lùng" trong quá khứ. Ngay lúc ấy có thể nghe lạ tai nhưng trong tương lai chúng sẽ thấy quá khứ của bạn cũng đặc biệt chắc khác gì mình. Ở một khía cạnh nào đó, chúng sẽ hiểu hơn về con người bạn và rộng hơn nữa là con người nói chung, rồi sẽ phải cảm ơn bạn vì đã chia sẻ về cuộc sống trong quá khứ khi bạn còn nhỏ. Hãy tưởng tượng bạn giống như một bộ lưu trữ dữ liệu về những chuyện đã xảy ra trước đây, vì vậy hãy cứ chia sẻ thoải mái những gì mình biết.
    • Hãy kể về cuộc sống và các trải nghiệm, thế giới quan của bạn đã chịu ảnh hưởng thế nào từ những trải nghiệm đó. Bạn hãy kể cho các cháu nghe thế giới đã thay đổi ra sao từ khi bạn còn bé, bạn đã phải làm gì để kiếm sống, và chúng cần có những kỹ năng gì để thành công trong cuộc sống.
    • Hãy truyền lại các bài học kinh nghiệm mà bạn đã trải qua, từ việc kết hôn cho tới cách quản lý gia đình. Có lẽ bạn không nên cung cấp quá nhiều thông tin cùng một lúc vì bọn nhỏ có thể không muốn nghe, thay vào đó, bạn nên chia ra thành từng lượng nhỏ nhưng chắc chắn sẽ ăn sâu vào trí nhớ.
    • Khuyến khích các cháu tự nhiên đặt câu hỏi về cuộc sống và quá khứ của bạn nếu chúng tò mò. Buổi trò chuyện không nhất thiết chỉ diễn ra theo một chiều.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kể cho các cháu nghe về quá khứ của gia đình.
    Dù chúng có thể không hứng thú lắm với các thông tin chi tiết về quá khứ của gia đình, nhưng bạn nên chủ ý kể ra để chúng nhận thức rõ hơn về nguồn gốc của mình. Hãy cùng nhau ngồi xem bộ sưu tập hình ảnh của gia đình, chỉ cho các bé biết những người trong họ tộc, nhưng không phải là chỉ đơn thuần mà phải kể các câu chuyện đi liền với những người trong gia phả, để làm họ sống lại trong suy nghĩ người nghe. Như thế các cháu mới cảm thấy cần phải tìm hiểu về họ hàng của mình dù họ đã mất từ lâu.[2]
    • Bạn có thể tiến xa hơn một bước bằng cách viết ra mối quan hệ giữa những người họ hàng, giúp các cháu có được một tài liệu lưu trữ về họ tộc để giữ gìn bên mình.
    • Như đã nói, trẻ nhỏ hiếm khi có đủ sự kiên trì hay quan tâm dành cho lịch sử gia đình, do đó bạn nên khéo léo chuyển tải các thông tin này vào trong những câu chuyện hay hoạt động hằng ngày, giúp chúng tiếp thu từng ít một.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy để các cháu chỉ dẫn cho bạn.
    Mối quan hệ bà cháu không nhất thiết chỉ diễn ra một chiều, vì thế giới đang thay đổi từng ngày từng giờ nên bạn hoàn toàn có thể nhờ chúng kể cho mình biết những sự kiện đang diễn ra trên thế giới, từ các trào lưu âm nhạc cho tới cách dùng Facebook hay Twitter, khiến các cháu cảm thấy tự hào hơn. Nếu bạn là người am hiểu công nghệ thì hãy nhờ kể về khuynh hướng thời trang hay những chuyện mà giới trẻ đang bàn luận ngày nay. Nhưng bất kể là chủ đề gì, bạn phải thể hiện sự quan tâm thật sự đến thế giới của chúng, để từ đó kích thích các cháu bộc bạch nhiều hơn.
    • Con người có khuynh hướng thích được dạy người khác nên bọn trẻ chắc chắn rất muốn đi chơi với bạn nếu chúng biết mình có nhiều kiến thức để chỉ cho bạn.
    • Khi được chỉ dẫn bạn nên cảm ơn để thể hiện thái độ tôn trọng với các chia sẻ đó.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hãy có mặt vào các thời điểm quan trọng.
    Một điều quan trọng bạn cần nhớ là phải có mặt vào những thời khắc quan trọng trong cuộc đời của chúng, chẳng hạn ngày sinh nhật hay ngày tốt nghiệp tiểu học. Mặc dù không phải lúc nào bạn cũng có thể làm được điều này nếu đang ở một nơi quá xa, nhưng hãy cố gắng tham dự các sự kiện đó bất kì khi nào có thể. Lũ nhỏ thường sẽ nhớ rất kỹ những thời điểm quan trọng như vậy, nên sự hiện diện của bạn khi đó là rất quan trọng đối với các cháu.
    • Các cháu luôn tìm tới bạn để được yêu thương, che chở, không phải để bị chỉ trích. Hãy thể hiện tình yêu và luôn sẵn sàng hỗ trợ trong ngày trọng đại của chúng, tỏ ra tự hào về việc các cháu làm cho dù bạn có thể làm khác đi nếu đó là bạn.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhớ dành thời gian cho bản thân mình.
    Đây là điều bạn cần ghi nhớ ngay từ trước khi đứa cháu ra đời. Bạn không có nhiệm vụ phải dành toàn bộ thời gian vào việc trông cháu và cần đặt ra giới hạn này ngay từ ban đầu. Hãy nói rõ rằng bạn rất yêu con và các cháu của mình, luôn có rất nhiều dịp để họ đến thăm nhưng tuyệt đối không ỔN nếu bọn nhỏ thường xuyên được nhờ trông hay ở lại qua đêm. Chỉ như vậy bạn mới có thể tận hưởng thời gian dành cho bọn trẻ một cách tốt nhất mà không phải mệt mỏi hay bực tức do quá sức.[3]
    • Đừng cho rằng bạn phải có nhiệm vụ trông cháu hay tuân theo mệnh lệnh của bố mẹ chúng từ khi đứa cháu sinh ra. Bạn có thể giúp đỡ họ nhưng phải lên kế hoạch trước, không thể lúc nào cũng "sẵn sàng" chờ nhận lệnh.
    • Nếu bạn không cảm thấy mình bị cưỡng ép hay buộc phải đi chơi với các cháu thì mối quan hệ bà cháu mới trở nên khăng khít hơn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chú ý khi Dạy dỗ Các cháu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy đề cao các bé.
    Bạn không thể làm hư bọn nhỏ. Có phải bạn thường vô tình dạy rằng ăn càng nhiều càng tốt phải không? Thế nhưng bạn không bao giờ ăn quá nhiều! Bạn thường dạy chúng các phẩm chất tốt đẹp như phải biết ơn, kính trọng, kiên trì, nhưng đừng lúc nào cũng nhồi nhét những thứ ấy. Thay vào đó, bạn nên thường xuyên khen ngợi chúng, chú ý tới các việc chúng làm và khen thật nhiều khi phát hiện ra. Ngoài ra bạn nên dành không gian riêng để các cháu ít bị ràng buộc khi tới nhà chơi. Các cháu bé thường bị bố mẹ la rầy vì vậy khi mới gặp bạn nên ôm chặt vào lòng để chúng cảm nhận được tình thương và cảm thấy an toàn khi ở với bạn.
    • Dù đôi khi bạn có thể phê bình nếu các cháu cư xử không đúng trước mặt bạn, nhưng hãy nhớ bạn là nơi để chúng tìm niềm vui để tránh bị sa đà vào việc la mắng. Hằng ngày các cháu đã được bố mẹ dạy điều hay lẽ phải, và bạn cung không muốn làm mất lòng chúng nên tốt nhất đừng nên quá nghiêm khắc.
    • Dĩ nhiên bạn cũng không thể để chúng làm gì tuỳ thích bất chấp những điều được dạy trước đó, nếu không, chúng sẽ không còn biết đâu là "đúng" đâu là "sai". Tuy nhiên hãy tỏ ra dễ tính và tập trung khen ngợi để cháu bạn cảm thấy mình thật tuyệt vời.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhớ ngày sinh nhật.
    Bạn nên chọn mua các món quà một cách khéo léo, đừng chi tiền quá đà. Thỉnh thoảng bạn có thể mua quà theo ý thích của cháu, đôi khi lại nên làm chúng ngạc nhiên bởi những món quà bất ngờ, nhưng quan trọng nhất vẫn là sự hiện diện của bạn vào các thời điểm quan trọng, và đó là cách tốt nhất thể hiện tình yêu của bạn. Ngoài việc mua quà, bạn nên viết thiệp chúc mừng, như vậy chúng sẽ thấy mình quan trọng thế nào đối với bạn.
    • Hãy nhớ kiểm tra lại với bố mẹ đứa nhỏ trước khi mua quà. Chắc chắn bạn không muốn mua phải quà trùng với bố mẹ cháu hoặc khi hai món quà quá giống nhau. Sự trùng hợp như vậy có thể khiến bầu không khí trở nên ngượng ngùng trong buổi sinh nhật.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tỏ ra trìu mến.
    Còn một cách khác để thể hiện tình yêu với trẻ nhỏ là đối xử với trẻ một cách trìu mến. Hãy ôm hôn, vòng tay quanh người hay vuốt ve mái tóc của trẻ, hay bạn có thể dùng tay trấn an khi trẻ lo lắng gì đó. Khi hai người đang ngồi bên nhau thì bạn nên vỗ nhẹ lên đầu gối hay lên tay, hoặc xích lại ngồi gần hơn để trẻ cảm nhận được tình thương của bạn. Khi các cháu đã lớn, chúng có thể không còn thoải mái với cách âu yếm đó, tuy nhiên bạn vẫn nên tìm cơ hội thể hiện tình yêu của mình.
    • Hãy trở thành nơi để bọn nhỏ tìm tình yêu và sự che chở, để chúng có thể tìm tới bạn khi cần an ủi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lắng nghe trẻ nhỏ.
    Hãy kiên trì lắng nghe từng lời tâm sự mà đừng ngắt lời chúng. Khi nghe bạn cố gắng đừng phân tâm và hãy nghe cho hết, đừng vừa nghe vừa nấu ăn hay chăm sóc vườn. Bạn nên nhìn thẳng vào mắt chúng để cho thấy mình đang quan tâm và đừng đưa lời khuyên cho đến khi được yêu cầu. Điều quan trọng nhất là đừng phán xét chúng hay quá nghiêm túc với những lời tâm sự đó.
    • Đôi khi các cháu có thể kể cho bạn nghe những chuyện mà thậm chí không bao giờ dám kể cho bố mẹ nghe. Bạn hãy cố giúp giải quyết vấn đề một cách tốt nhất, nhưng cũng nên cho trẻ biết có những trường hợp phải cho bố mẹ biết để tìm cách giải quyết.
    • Hãy tỏ ra âu yếm khi nghe cháu nói. Bạn có thể vòng tay qua vai hay đặt bàn tay lên đầu gối để trấn an các cháu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hãy tỏ ra hơi cưng chiều.
    Tuổi trẻ bạn đã từng trải qua giai đoạn làm bố mẹ và đã quen với việc dạy dỗ con nít, nhưng giờ đây bạn nên thư giãn và tập trung vui chơi với chúng. Mặc dù có một số nguyên tắc mà bạn phải áp dụng, đặc biệt khi đứa trẻ ở với bạn trong suốt một thời gian dài, chẳng hạn như kỳ nghỉ hè, nhưng nói chung hãy nên cưng chiều một chút để khiến chúng cảm thấy hạnh phúc khi được qua nhà bà. Thậm chí đôi khi bạn có thể cho phép trẻ ăn thêm một cái bánh. Chắc hẳn cháu sẽ yêu bạn hơn và không nỡ buộc bạn phải áp dụng các nguyên tắc khắt khe.[4]
    • Dĩ nhiên bạn không được chiều chuộng quá độ để khiến bố mẹ cháu phải phiền lòng. Hãy tìm cách làm hài lòng cả các con và cháu của mình.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tôn trọng Bố mẹ Các cháu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng đưa ra lời khuyên trừ khi được yêu cầu.
    Cho dù trước đây bạn đã từng rất thành công khi nuôi dạy 15 đứa trẻ và cảm thấy như mình biết mọi thứ về công tác làm bố mẹ, nhưng hãy nhớ giữ lời cho đến khi được nhờ cho lời khuyên. Con của bạn và con dâu hay con rể có thể có quan điểm khác về cách nuôi dạy con, và có thể họ không muốn nghe bạn dạy con họ bất cứ điều gì. Dĩ nhiên có khi họ muốn xin kinh nhiệm của bạn nhưng đừng mặc nhiên cho rằng bạn nên dạy họ tất cả những việc khác, từ việc thay tã cho tới cách giáo dục để trở thành công dân tốt cho xã hội.[5]
    • Nếu bạn cho họ quá nhiều lời khuyên, bố mẹ đứa trẻ có thể không còn muốn tiếp nhận sự chỉ bảo của bạn nữa, từ đó làm mối quan hệ bà cháu trở nên căng thẳng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy chấp nhận vị trí của mình trong cuộc đời đứa trẻ.
    Muốn làm một người bà tốt thì bạn phải thừa nhận một thực tế rằng bạn chỉ là bà của cháu, không phải là bố hay mẹ. Bạn chỉ cần dành thời gian cho cháu và cho lời khuyên khi được nhờ vả, và sự thật bạn chỉ là thành viên không thường xuyên của gia đình. Chừng nào bạn nhận ra mình không phải ở vị trí người mẹ của đứa trẻ, thì khi ấy bạn mới cảm nhận được niềm vui trong vai trò đặc biệt của mình.[6]
    • Đừng tập trung vào việc giáo dục các cháu phải trở thành một người tốt, mà hãy dành thời gian để thể hiện tình yêu, sự quan tâm và chăm sóc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiếp tục cuộc sống của mình.
    Có thể bạn cho rằng mình cần dừng mọi công việc khi cháu ngoại hay cháu nội tới chơi, nhưng thực ra điều tốt nhất bạn nên làm là tiếp tục cuộc sống hằng ngày của mình và chỉ giúp đỡ bố mẹ trẻ trong khả năng cho phép. Bạn vẫn có thể gặp gỡ bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội, theo đuổi các sở thích của mình, và đó là cách để bạn thành công với vai trò một người bà. Vì khi bạn dành quá nhiều thời gian cho đứa trẻ mà bỏ rơi tất cả công việc của mình thì sẽ vô tình gây áp lực lớn cho bố mẹ cháu.[7]
    • Hãy sắp xếp thời gian dành cho cháu mà không làm ảnh hưởng tới kế hoạch của bạn, không để bố mẹ trẻ tùy thích nhờ vả bạn. Dĩ nhiên cũng có những lúc họ cần bạn giúp đỡ khi khẩn cấp, nhưng bạn không nên vì lý do đó mà luôn để mình nhàn rỗi chờ họ nhờ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giúp làm công việc nhà cho bố mẹ các cháu.
    Khi gia đình có thêm thành viên mới hay khi đứa cháu đã lớn hơn, có một việc chắc chắn bạn có thể giúp họ đó là phụ làm công việc nhà cho họ khi rảnh. Bạn có thể rửa chén bát, đi chợ, thỉnh thoảng có thể nấu ăn hay chạy việc vặt cho bố mẹ của trẻ. Dù bạn không thể biến mình thành người giúp việc khi gia đình có thêm con nhỏ, nhưng chỉ cần bạn giúp đỡ chút ít việc nhà, điều đó cũng có ý nghĩa rất lớn đối với họ.[8]
    • Điều này đặc biệt hữu ích khi gia đình có thêm con nhỏ và công việc làm cha mẹ khiến họ càng thêm quá tải.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Giúp bố mẹ các cháu có thời gian bên nhau.
    Đôi khi điều bố mẹ các cháu cần nhất chính là thời gian riêng tư dành cho nhau. Trong các dịp đi chơi cùng gia đình, các ngày lễ tết hay sinh nhật, bạn hãy tận dụng cơ hội đó giúp đỡ họ bằng cách tách riêng các cháu ra một nơi khác để bố mẹ chúng có thể cùng nhau đi ăn tối hay thư giãn mà không phải làm các nhiệm vụ thường ngày của họ. Nhờ vậy họ có thể giảm căng thẳng và quan hệ vợ chồng thêm gắn kết.[9]
    • Tối thiểu giúp bố mẹ các cháu có từ một tới hai đêm hẹn hò một tháng. Có thể họ từ chối được giúp đỡ về vấn đề này nhưng bạn hãy nhấn mạnh để bố mẹ chúng hiểu rằng họ rất cất thời gian bên nhau.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Thỉnh thoảng các cháu nhỏ có thể phản đối không muốn ở bên bạn khi đang tức giận, tuy nhiên bạn không nên la rầy chúng. Hãy để bé ở một mình trong khoảng 10 phút để lấy lại bình tĩnh, sau đó bạn có thể ngồi lại với cháu, nói chuyện nhẹ nhàng để biết mình có thể giúp đỡ gì không. Hãy cho chúng thấy bạn là một người bà biết lý lẽ, và cũng không chỉ trích khi người khác có lỗi.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 13 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 2.873 lần.
Trang này đã được đọc 2.873 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo