Cách để Trở nên tử tế hơn với mọi người

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một cuộc sống có gia đình, bạn bè gần gũi và hỗ trợ sẽ khiến bạn khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.[1] Tuy nhiên, không dễ để bạn bè hay gia đình có mặt ở bên nếu bạn xấu tính hoặc luôn có thái độ tiêu cực với họ. May mắn là, tình trạng này sẽ không kéo dài mãi. Nếu bạn thể hiện sự tử tế mỗi ngày và kiểm soát cơn giận của mình, bạn có thể trở thành một người tử tế hơn và củng cố những mối quan hệ có ý nghĩa với mọi người.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Kiểm soát cơn giận

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng các kỹ thuật thư giãn để bình tĩnh lại.
    Ngay khi nhận thức được bản thân đang tức giận, hãy dừng lại một khoảnh khắc để bình tâm. Một cách hay đó là sử dụng các phương pháp giúp thư giãn.[2] Sau đây là một vài lựa chọn:
    • Hít thở sâu.
    • Thực hiện phương pháp thư giãn động, căng - chùng cơ PMR.
    • Nghe nhạc êm dịu.
    • Đi dạo.
    • Thiền.
    • Nghe podcast.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thách thức những tuyên bố hay suy nghĩ không thực.
    Những khuôn mẫu suy nghĩ không thực có thể làm tăng cảm giác giận dữ, vì vậy bạn hãy cố xác định và thách thức những suy nghĩ này ngay khi chúng vừa dấy lên.
    • Ví dụ, một suy nghĩ không thực có thể là “Bạn cùng phòng không bao giờ nhúng tay giữ cho nhà sạch! Mình toàn phải tự làm hết!”.
    • Trước khi để cho bản thân tức giận hơn với suy nghĩa này, hãy dành một khoảnh khắc để tự vấn sự thật. Có phải bạn cùng phòng tuy không dọn dẹp nhưng có cách khác để giữ căn hộ được sạch sẽ? Nếu thế, thì từ “không bao giờ” là một tuyên bố không chính xác.
    • Thử viết lại những suy nghĩa đó thành thứ sát với thực tế hơn, ví dụ, “Tôi muốn bạn cùng phòng tham gia làm việc nhà nhiều hơn một chút”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cải thiện kỹ...
    Cải thiện kỹ năng giải quyết vấn đề. Kỹ năng giải quyết vấn đề cũng giúp bạn giảm thiểu cảm giác giận dữ và thất vọng. Kỹ năng này giúp bạn kiểm soát bản thân, cho dù bạn đang phải đối mặt với một chuyện cực kỳ khó chịu. Đây là một kỹ năng cần nhiều thời gian để phát triển, nên hãy kiên nhẫn.[3]
    • Khi đối mặt với vấn đề, hãy dành một khoảnh khắc để xác định vấn đề trước khi cố giải quyết nó. Sau đó, hãy lập một danh sách những giải pháp khả thi và chọn một cách để thực hiện. Sau khi biến giải pháp thành hành động, hãy suy ngẫm kết quả và chiến lược bạn có thể thêm vào để trong tương lai kết quả sẽ tốt đẹp hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng dồn nén sự khó chịu và giận dữ.
    Khi không chịu bộc lộ, nhưng bạn vẫn bực mình, thì việc để cơn giận cứ sục sôi trong người không phải là điều tốt. Thay vì để những khó chịu nho nhỏ dồn lại thành cơn thịnh nộ, hãy lên tiếng chống lại nguồn cơn của những khúc mắc ấy. Đừng ngại khiến cho tình huống khó xử, bởi vì thà thẳng thắn lên tiếng ngay bây giờ còn hơn ấm ức và trở nên xấu tính về sau.
    • Nếu cảm thấy ai đó không tôn trọng hoặc làm bạn tổn thương, có thể bạn sẽ muốn ăn miếng trả miếng. Thay vì vậy, hãy nhẹ nhàng cho họ biết rằng cảm xúc của bạn đang bị chà đạp và không được tôn trọng như thế nào.
    • Thay vì để cơn giận dần chất cao như núi, hãy cho người ấy biết họ làm sai điều gì. Bạn có thể nói những lời như “Mình không thích cách bạn hành động. Bạn làm mình giận dữ và thất vọng”.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuyển năng lượng sang hướng tích cực.
    Thay vì dùng năng lượng bản thân để xấu tính với mọi người, hãy chuyển hướng nó sang một môn thể thao hay sở thích bạn muốn theo đuổi. Đảm bảo bản thân luôn vận động. Khi bạn tập thể dục hay hoạt động có năng suất, não sẽ sản sinh nhiều endorphin tích cực giúp bạn vui vẻ.[4]
    • Bạn có thể chơi một môn thể thao đồng đội như bóng rổ, bóng chày, bóng đá, hay bóng chuyền.
    • Nếu bạn không thích vận động thể chất, thì hãy thử những hoạt động sáng tạo như chơi nhạc cụ, hay học vẽ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bỏ đi ngay khi sắp sửa tức giận.
    Hãy xác định những khi cơn giận đang leo thang và nhận thức được bản thân đang giận dữ thế nào. Những khi cảm thấy bản thân đang đạt tới đỉnh điểm như vậy, bạn hãy rút khỏi cuộc tranh luận và bỏ đi.[5] Bạn có thể lịch sự giải thích lý do cần phải rời đi. Đừng bỏ dở vấn đề khi chưa giải quyết xong. Hãy lấy lại bình tĩnh và nói chuyện lần nữa với người đó khi cơn giận của bạn đã nguôi.
    • Bạn có thể nói, “Tôi cần phải ra ngoài một lát vì bây giờ tôi đang rất giận, cần phải bình tĩnh một lát. Tôi cần chút thời gian để suy nghĩ nên chúng ta có thể nói chuyện khi tôi quay lại”.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tử tế với mọi người

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thực hành lòng nhân từ.
    Hãy luôn tử tế với mọi người, và cố gắng nhìn nhận vấn đề từ điểm nhìn của họ. Thay vì nói ra những nhận xét gây tổn thương người khác, hãy nghĩ cách để làm cho một ngày của họ bừng sáng hơn. Nếu có thời gian, hãy ra ngoài và làm những việc nho nhỏ giúp đỡ người khác, họ sẽ biết ơn bạn lắm đấy.
    • Ví dụ, thay vì châm chọc người khác để thấy bản thân tốt hơn họ, thì hãy khen ngợi người ta và khiến một ngày của họ tốt đẹp hơn.
    • Thực hành lòng nhân từ để trở thành một con người lành mạnh và hạnh phúc hơn.[6]
    • Bạn cũng có thể mua cho bạn mình một món quà nhỏ như kẹo hay sách để thể hiện tình cảm với họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Phát triển kỹ...
    Phát triển kỹ năng giao tiếp. Có khả năng lắng nghe và giao tiếp một cách xây dựng, quyết đoán có thể giúp bạn kiểm soát cơn giận và nhân từ hơn với mọi người.[7] Truyền đạt cảm xúc và ý kiến giúp mọi người hiểu được những gì bạn nghĩ trong đầu và giảm thiểu rất nhiều căng thẳng trong giao tiếp. Tranh cãi hoặc bất đồng thường xuyên nổ ra là do sự thiếu hụt khả năng thấu hiểu động cơ của nhau. Hãy cố gắng thành thật trong đối thoại, cho dù tình cảnh không được hoàn mỹ, hoặc đối phương sẽ vì thế mà không thích bạn. Đừng lòng vòng bên ngoài vấn đề vì điều đó chỉ khiến bạn không thoải mái.
    • Đừng xao nhãng mà hãy tập trung tuyệt đối vào đối phương. Khi bạn lắng nghe, hãy tránh phán xét. Bạn chỉ cần hiểu những gì đối phương nói và từ đâu mà họ có ý tưởng đó.
    • Khi bạn bộc lộ quan điểm, hãy dùng “Tôi” thay vì “Bạn”. Hãy thử dùng cách nói như: “Tôi cảm thấy rất khó chịu khi bạn không chịu rửa chén”, đừng dùng cách nói như: “Bạn chẳng bao giờ chịu dọn dẹp!”.
    • Giao tiếp hiệu quả tức là có khả năng nói về những điều gây xấu hổ hoặc thể hiện phần nhạy cảm của bản thân.
    • Ví dụ, nếu một người bạn làm điều gì đó bạn không chấp nhận, thay vì la hét và nói những điều khiến bản thân hối hận, thì hãy nói kiểu “Khi cậu trêu tớ như thế, mọi người có thể cười, nhưng tớ sẽ buồn. Tớ thấy bị hạ thấp, và dù cậu nghĩ chuyện đó chẳng có gì to tát, thì với tớ đó là chuyện tổn thương”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiên nhẫn hơn.
    Không ai có khả năng đọc được suy nghĩ và đối với một số người, học tập điều mới cần nhiều thời gian để hấp thu hơn người khác. Thay vì tức giận với họ, thì hãy kiên nhẫn. Hãy nghĩ lại những lúc bạn học hỏi điều gì đó lần đầu và cần được giúp đỡ. Không ai hoàn hảo cả. Nếu ai đó làm chuyện khiến bạn khó chịu, thay vì nín nhịn để rồi bùng nổ cơn giận, thì hãy nói chuyện với người đó để hiểu nhau hơn.
    • Nếu bạn cùng phòng cứ gõ bút và âm thanh đó khiến bạn khó tập trung, bạn có thể nói “Này, nghe hơi kì cục nhưng mà tiếng cậu gõ bút khiến tớ không làm bài được. Cậu ngưng gõ để tớ xong bài được không?”.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng hoài nghi.
    Hoài nghi khiến bạn lúc nào cũng trong tâm trạng tồi tệ và khiến bản thân cáu kỉnh hơn. Thông thường, ngờ vực là cơ chế tự vệ bạn thường dùng khi bị thất vọng hay buồn bã. Thay vì bộc lộ cảm xúc một cách lành mạnh và mang tính xây dựng, bạn cứ để chúng ứ đọng và xem nhẹ khả năng tác động mà cảm xúc của bạn có thể gây ra lên người khác và bản thân.[8] Điều này khiến bạn có một cái nhìn tiêu cực về thế giới và đặt bản thân vào tình trạng giận dữ thường xuyên.
    • Đừng chà đạp nỗ lực của người khác. Hãy ngưỡng mộ mọi người khi họ giỏi ở việc gì đó thay vì xem nhẹ hoặc bỏ qua nó.
    • Cố gắng giảm thiểu sự phán xét. Nếu bạn không hiểu về văn hóa cộng đồng hay nhân khẩu học, thì hãy cùng hòa vào thế giới của họ thay vì tỏ thái độ thù ghét.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thực hành đồng cảm.
    Sự đồng cảm bao gồm thấu hiểu và tiếp thu cảm giác và cảm xúc của người khác vào mình. Hãy cố đặt mình vào vị trí người khác, và nói chuyện với mọi người mà không phán xét. Khi ai đó đang đau khổ, hãy thông cảm thay vì gạt bỏ họ. Chủ động lắng nghe họ chứ đừng chỉ ngồi chờ họ nói cho xong. Hãy tiếp nhận những điều người đó chia sẻ, và đồng điệu cảm xúc với họ. Điều này sẽ giúp bạn thấu hiểu cho quan điểm và hành động của người khác.
    • Để phát triển kỹ năng lắng nghe chủ động, hãy tập trung chú ý đến những gì người ta nói, phản hồi để thể hiện bạn có lắng nghe, và kìm hãm mọi phán xét. Thay vì chỉ trích người khác, hãy thử hỗ trợ họ.
    • Hãy nghĩ lại những lần bạn rơi vào tình cảnh tương tự và cố nhớ lại cảm xúc tồi tệ khi ấy.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ngưng phòng thủ.
    Đừng dựng lên những bức tường vây quanh mình và đừng ngờ vực mọi người nữa. Điều này làm tổn hại tương tác giữa bạn và mọi người. Nếu làm gì sai, hãy nhận trách nhiệm cho hành động của mình chứ đừng đổ lỗi cho người khác vì những gì bạn đã làm. Hãy mở lòng để làm quen bạn mới và phát triển tình bạn hiện có.[9]
    • Nếu ai đó chỉ ra một điều gì đó tuy đúng nhưng chạm tự ái, đừng nổi giận mà hãy nói “Bạn nói đúng. Tôi cần cải thiện vấn đề này, tôi sẽ làm, nhưng đó là một quá trình”.
    • Thay vì tự động soi chiếu mọi lời người khác nói một cách tiêu cực, thì hãy hỏi lại người đó “Ý bạn là gì?”. Sau khi họ giải thích, điều đó có thể không còn mang ý tiêu cực như bạn đã nghĩ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Sống quên mình

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giúp đỡ những người gặp khó khăn.
    Thay vì quay lưng và nghĩ đó là trách nhiệm của người khác, bạn có thể ra sức giúp đỡ những người đang khó khăn. Hãy nghĩ về những điều nhỏ nhặt bạn có thể làm để giúp đỡ mọi người những việc họ không làm được. Bạn có thể giúp cài đặt máy tính cho một thành viên gia đình hoặc giúp người già mua đồ tạp hóa.
    • Càng tự nguyện giúp đỡ nhiều người, bạn sẽ càng thấy hạnh phúc.[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Luôn ở cạnh bạn bè khi họ cần ai đó để tâm sự.
    Tình bạn là một khía cạnh quan trọng cho cuộc sống hạnh phúc. Có một hệ thống những người có thể hỗ trợ và trò chuyện khi mọi thứ khó khăn cho bạn cảm giác gắn bó với cuộc đời này. Bạn bè giúp giảm nguy cơ cao huyết áp và bệnh trầm cảm.[11] Tuy nhiên, tình bạn phải được xây dựng dựa trên giao tiếp và nhạy cảm. Nếu bạn xấu tính hay phán xét, bạn bè sẽ không muốn đến bên bạn, và cũng sẽ không hỗ trợ khi bạn cần họ.
    • Hãy chú tâm và biết lắng nghe.
    • Đôi khi, bạn bè không cần lời khuyên, họ chỉ cần ai đó có thể lắng nghe.
    • Sẽ dễ để đề cập đến những vấn đề nghiêm trọng trong cuộc đời với bạn bè nếu trước đó các bạn đã trò chuyện với nhau về những đề tài nghiêm túc khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giúp đỡ phát triển cộng đồng.
    Nếu có thời gian, hãy cân nhắc việc làm tình nguyện viên ở những trung tâm cộng đồng, nhà tình thương, hay quán ăn từ thiện. Hãy tìm kiếm các dự án trong khu vực bạn sống, như trồng cây hay làm đẹp thành phố. Càng hiểu về những người đang lao động vì một tương lai tích cực, bạn sẽ càng thấy mãn nguyện, và giảm thiểu bộc phát cơn giận.
    • Làm tình nguyện trong một nhóm cũng cho bạn cảm giác gắn bó, vốn sẽ làm tăng chỉ số hạnh phúc và giảm sầu giận. Có một hệ thống những người có thể hỗ trợ khi gặp khó khăn cũng giúp bạn đối mặt với căng thẳng mỗi ngày.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm việc nhà.
    Khi bạn còn nhỏ, điều này là nghĩa vụ phải hoàn thành mà không cần đợi lệnh và là sự tự nguyện giúp đỡ khi thấy gia đình đang quá tải công việc. Nếu bạn đã làm cha mẹ hoặc đang trong một mối quan hệ, hãy làm gì đó cho nửa kia như sửa đồ lặt vặt, hoặc nấu ăn. Hãy tìm những thứ bạn có thể giúp quanh nhà để giảm căng thẳng cho nửa kia.
    • Trò chuyện với thành viên trong gia đình và hỏi họ có cần giúp việc nhà không.
    • Một ngôi nhà sạch sẽ ngăn nắp sẽ thúc đẩy năng lượng và khiến bạn hạnh phúc hơn.[13]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn mối quan hệ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ gia đình, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng đang điều hành các nhóm tại The Villa Treatment Center dành cho những người đang cai nghiện rượu và ma túy. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình "The Dr. Debra and Therapist Kelli Show” trên LA Talk Radio. Bạn có thể xem tác phẩm của cô trên Instagram @kellimillertherapy. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida. Bài viết này đã được xem 2.652 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 2.652 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo