Cách để Trở nên kiên nhẫn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Dù bị kẹt xe trên đường hoặc gặp phải một dự án khó khăn, phản ứng tự nhiên của chúng ta thường là bực dọc và nôn nóng khi mọi thứ không diễn ra như mong muốn. Việc học cách kiểm soát và hoá giải tính thiếu kiên nhẫn sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn, hạnh phúc hơn và thấu hiểu hơn, bất kể là bạn đang ở trong tình huống bức xúc như thế nào!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Học cách kiên nhẫn tức thời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phát hiện những suy nghĩ và cảm giác mất kiên nhẫn.
    Nếu bạn rơi vào một tình huống căng thẳng, hãy lưu ý đến các ý nghĩ trong đầu báo hiệu rằng bạn đang sốt ruột, chẳng hạn như “Không biết chuyện này còn kéo dài đến bao giờ đây”, hoặc “Người này phiền phức quá đi mất.” Khi thấy các ý nghĩ này xuất hiện, bạn hãy ngừng lại và chú ý đến cảm giác của cơ thể. Có thể bạn sẽ lập tức nhận ra các dấu hiệu thể chất cho thấy mình đang mất kiên nhẫn, và việc nhận biết điều này có thể giúp bạn chế ngự nó. Một số dấu hiệu mà bạn có thể nhận thấy bao gồm:[1]
    • Các cơ bắp căng thẳng
    • Bồn chồn, chân hoặc bàn chân ngọ ngoạy không yên
    • Nắm chặt hai bàn tay
    • Thở gấp
    • Tim đập nhanh
    • Kích động hoặc tức giận
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm nguyên nhân khiến bạn mất kiên nhẫn.
    Khi bạn đã nhận thấy mình có cảm giác mất kiên nhẫn, bước tiếp theo bạn cần làm là tìm nguyên nhân. Hãy suy nghĩ xa hơn nỗi bức xúc tức thời và tự hỏi bản thân “Điều gì thực sự khiến mình nghĩ như vậy?” Một số nguyên nhân phổ biến là:[2]
    • Sự việc xung quanh không diễn ra đúng với dự tính của bạn. Ví dụ, bạn đang đi trên đường thì bất ngờ bị kẹt xe, hoặc đến nhà hàng thì thấy đông đúc hơn bạn tưởng, vậy là bạn cảm thấy khó chịu và bực bội.
    • Những người khác hành xử không đúng ý bạn. Ví dụ, có thể bạn bực mình khi người khách hàng phía trước trong siêu thị đứng chắn ngang cả lối đi hoặc nói chuyện quá lâu với người thu ngân.
    • Khi bạn không nắm được một kỹ năng mới nhanh như mong đợi. Ví dụ như, bạn có thể chán nản khi mãi không hiểu được một công thức toán học hoặc một khái niệm mới. Có lẽ là bạn cứ tưởng rằng mình chỉ liếc qua là sẽ nắm bắt được tất cả các kiến thức mới.
    • Khi bạn không thể kiểm soát các ý nghĩ của mình. Bạn có thể tức giận với bản thân vì không thể ra lệnh cho những ý nghĩ hoặc cảm xúc nào xuất hiện trong đầu, ngay cả khi bạn phải thừa nhận rằng mình khó có thể làm gì hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dừng lại giây lát để trấn tĩnh.
    Có một vài bước nhỏ và đơn giản có thể giúp bạn phá vỡ chu kỳ trước khi sự mất kiên nhẫn vượt khỏi tầm kiểm soát và cho bạn cơ hội để lấy lại bình tĩnh. Hãy tập trung vào các cử động và cảm giác của cơ thể để quên đi cảm giác sốt ruột.[3]
    • Có một cách trấn tĩnh rất hiệu quả là tập trung vào môi trường xung quanh. Ví dụ, bạn có thể dành vài giây chú ý vào cảm giác bàn chân đặt trên sàn, cảm giác ngồi trên ghế tựa hoặc cầm một vật nào đó trên tay.
    • Bạn cũng có thể thử thực hiện bài tập chú tâm, chẳng hạn như nhìn vào 3 vật có màu xanh dương ở xung quanh. Những hành động đơn giản này có thể giúp bạn trở về khoảnh khắc hiện tại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hít thở sâu 5 lần để giảm nhịp tim.
    Nhắm mắt và hít thật sâu vào bụng. Nín thở 1 giây và để cho hơi thở từ từ thoát ra. Cảm nhận cơ thể dịu xuống và cảm giác thư giãn tràn vào tâm trí, xoa dịu những ý nghĩ nóng nảy.
    • Bên cạnh tác dụng làm dịu cơ thể, việc hít thở sâu vài lần sẽ buộc bạn phải dừng lại trước khi nói hoặc làm bất cứ điều gì thiếu suy nghĩ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thay đổi cách nhìn về tình huống nếu có thể.
    Phần lớn các tình huống khiến bạn mất kiên nhẫn là không dễ thay đổi (nếu có giải pháp dễ dàng thì hẳn là bạn đã tìm ra nó rồi!). Thay vì tập trung vào cảm giác bất lực, hãy chú tâm vào điều có thể thay đổi: thái độ và cách nhìn nhận của bạn về tình huống. Hãy tự nhủ với bản thân “Dù sao thì cũng không thể ra khỏi tình huống này, vậy thì mình phải làm gì để cải thiện tình hình?”[4]
    • Nếu bạn bực bội với bài luận đang viết chẳng hạn, hãy thử thay đổi môi trường xung quanh sao cho thoải mái hơn. Mở những bản nhạc có thể giúp bạn tập trung, pha một tách trà hoặc tìm một món ăn vặt.
    • Bạn cũng có thể xử lý các sự việc trước mắt khiến bạn bực bội, chẳng hạn như nếu bạn mất quá nhiều thời gian để viết bài luận, hãy thử che mặt đồng hồ để khỏi nhìn thời gian trôi qua mà sốt ruột.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm một điểm tích cực hoặc thú vị trong tình huống đó, nếu có thể.
    Nếu đã không thể thay đổi tình huống, điều tốt nhất mà bạn có thể làm là thay đổi cách nhìn về nó. Hãy tìm một điều gì đó tích cực trong hoàn cảnh hiện tại và tập trung vào đó thay vì bực dọc. Việc này ban đầu có thể sẽ khó – cũng như nhiều cảm xúc tiêu cực khác, sự nóng nảy có thể giúp bạn thoả mãn và có uy lực trong chốc lát – nhưng việc tập trung vào mặt tích cực sẽ giúp bạn thoái mái hơn về lâu dài.[5]
    • Nếu bạn bị kẹt xe chẳng hạn, hãy nói chuyện với người đi cùng xe, hoặc nếu có kết nối Bluetooth, hãy gọi cho người thân hoặc bạn bè để trò chuyện. Chuyển kênh radio hoặc thay đĩa CD khác và hát theo.
    • Nếu bạn mắc kẹt trong một tình huống buồn chán hoặc bực bội, hãy sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách hiệu quả. Ví dụ, nếu bạn đang lái xe, hãy chọn một cuốn sách nói lý thú và mở nghe. Nếu phải ngồi đợi lâu trong phòng khám, bạn có thể đem theo một việc nào đó để làm.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Rèn luyện tính kiên nhẫn lâu dài

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ghi nhật ký để tìm các quy luật trong những tình huống mà bạn thường mất kiên nhẫn.
    Đem theo một cuốn sổ nhỏ và ghi chú mỗi khi bạn cảm thấy không thể kiên nhẫn được. Ghi lại ngày tháng, thời gian và sự việc khiến bạn bức xúc, cảm giác thể chất lẫn tinh thần của bạn lúc đó. Sau 2 tuần, bạn hãy đọc lại nhật ký và tìm xem những kiểu tình huống nào làm bạn mất kiên nhẫn nhất.[6]
    • Ví dụ, bạn có thể nhận thấy bản thân thường mất kiên nhẫn vì khó chịu với những người xung quanh. Bạn có thể viết “Ngày 1/6, trong giờ toán. Thật là bực bội vì trò Giang làm bài chậm không chịu được. Mình cảm thấy các cơ bắp căng cứng.”
    • Viết nhật ký còn có thêm một lợi ích nữa: nó giúp bạn giải toả bức xúc, nhờ đó bạn cảm thấy bình tĩnh hơn và bớt căng thảng.
    • Sự mất kiên nhẫn của bạn có thể bắt nguồn từ các tình huống và nhân tố kích thích trong môi trường, thậm chí tình trạng sức khoẻ của bạn. Ví dụ, bạn có thể thấy mình bực bội hơn khi vào mạng xã hội quá nhiều.[7] Một số người có cảm giác bồn chồn hơn khi ăn hoặc uống cà phê và các thức uống chứa caffeine khác.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lập chiến lược cá nhân để đối phó với các yếu tố kích thích.
    Hãy ngồi xuống, giở cuốn nhật ký ra và liệt kê một danh sách những thứ có vẻ như khiến bạn thường mất kiên nhẫn nhất. Hãy tự hỏi mình cần làm gì để chế ngự cảm xúc trong các tình huống đó và viết ra một danh sách từng bước về những việc bạn có thể làm để đối phó.[9]
    • Ví dụ, nếu bạn thường nổi giận với người nhà và bạn bè, chiến lược của bạn có thể là: “Hít thở sâu 3 lần. Giải thích vì sao mình cảm thấy bực dọc. Ngừng một chút và rời đi nếu mình vẫn cảm thấy giận.”
    • Nếu bạn nhận thấy một số thức ăn đồ uống nào đó thường góp phần khiến bạn mất bình tĩnh hơn, hãy thử loại bỏ những thứ đó ra khỏi chế độ ăn.
    • Nếu mạng xã hội khiến bạn bức xúc và buồn bực, bạn có thể cân nhắc tắt tin báo trên điện thoại hoặc dùng một ứng dụng chặn vào mạng xã hội trong vài tiếng ban ngày.
    • Hãy sáng tạo và thử những giải pháp khác nhau xem cách nào hiệu quả nhất. Cho bản thân thời gian để thay đổi; dù không thể thành công trong ngày một ngày hai, nhưng dần dần bạn sẽ hoàn thiện được mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thiền với các khoảng thời gian ngắn khi bạn cảm thấy mất kiên nhẫn.
    Hãy biến từng khoảnh khắc có thể mất kiên nhẫn thành một cơ hội để tập trung vào hơi thở và tự vấn bản thân. Đứng hoặc ngồi ở tư thế vững vàng, hít thở sâu và chú ý đến kiểu hít vào và thở ra. Nhắm mắt nếu có thể hoặc tập trung vào một điểm cố định bên kia phòng.[10]
    • Tập thực hành các buổi thiền nhanh như vậy vài lần mỗi ngày, ngay cả vào những lúc bình thường. Khi đã quen tập thiền trong lúc bình tĩnh, bạn cũng sẽ dễ thực hành thiền hơn trong những lúc căng thẳng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều chỉnh lại những kỳ vọng của bạn.
    Thế giới này không phải lúc nào cũng diễn ra như những gì bạn hy vọng, thế nên bạn sẽ rất thất vọng nếu cứ liên tục bực bội mỗi khi có những con người, nơi chốn hoặc sự việc nào đó không đáp ứng được những tiêu chuẩn khó với tới mà bạn đặt ra. Nếu bạn cảm thấy mất kiên nhẫn, có lẽ là bạn cần phải suy nghĩ lại về những mong đợi của mình. Ví dụ như:
    • Nếu bạn sốt ruột vì kế hoạch giảm cân của mình không được như ý, có thể bạn cần phải tự nhắc nhở bản thân rằng trọng lượng thừa sẽ không thể tan biến chỉ trong một tuần, và bạn sẽ phải mất nhiều thời gian hơn mới có kết quả.
    • Nếu như bạn bực bội vì kẹt xe, có thể bạn cần nghĩ lại rằng thời gian đi lại mà trước nay bạn vẫn đinh ninh là 20 phút thực ra lại mất trung bình 35 phút. Không phải cứ một lần đi chỉ mất 20 phút là lần nào cũng phải là 20 phút.
    • Nếu bạn thất vọng vì ông chồng của mình toàn quên kỷ niệm ngày cưới, thay vì tức giận, bạn nên chấp nhận rằng anh ấy khó mà nhớ như bạn được. Hãy đánh dấu vào lịch của gia đình và nhắc anh ấy trước một tuần để cùng nhau lên kế hoạch cho những hoạt động mà hai vợ chồng củng yêu thích.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập thể dục đều đặn để giải toả căng thẳng dồn nén.
    Cố gắng sắp xếp mỗi ngày vận động cơ thể một chút, dù chỉ là đi bộ một vòng hoặc chạy lên chạy xuống cầu thang. Những bài tập vận động sẽ làm tiêu hao các hoóc môn gây căng thẳng vốn làm bạn dễ nóng giận, nhờ đó bạn sẽ giữ được bình tĩnh trong các tình huống căng thẳng dễ dàng hơn.[11]
    • Nếu bạn có thời gian, hãy cố gắng tập thêm các hoạt động cường độ cao hơn như chạy bộ, bơi lội, đạp xe hoặc tập tạ nhẹ.
    • Sự vận động của cơ thể đôi khi cũng giúp bạn đối phó với cảm giác mất kiên nhẫn. Nếu bạn cảm thấy nản khi đang thực hiện một dự án chẳng hạn, hãy đứng dậy, rời khỏi bàn và dành 5 phút để đi loanh quanh vài bước.
    • Nếu bạn đang bị kẹt xe. Hãy thử đung đưa hai cánh tay và lắc lư đầu theo nhịp nhạc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chuẩn bị đối phó với cảm giác sốt ruột khi phải chờ đợi lâu.
    Nhiều người trở nên mất kiên nhẫn khi bị buộc phải chờ trong thời gian dài, chẳng hạn như phải chờ ở phòng khám đông bệnh nhân hoặc một nhà hàng phục vụ chậm chạp. Nếu bạn có thể đánh lạc hướng bản thân với các hoạt động khác trong khi chờ đợi thì bạn sẽ dễ dàng kiên nhẫn hơn.
    • Ví dụ, bạn có thể đem theo một cuốn sách, trò chơi giải ô chữ hay máy chơi game du lịch khi đến những nơi có thể phải chờ lâu, chẳng hạn như ở phòng khám hoặc ở siêu thị đông đúc.
    • Bạn cũng có thể đánh lạc hướng bản thân với bất cứ thứ gì trước mắt. Nghe những người khác nói chuyện, nhìn những tài xế cũng đang bị kẹt xe như bạn hoặc đọc các tiêu đề trên tờ báo khi đang xếp hàng.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tìm sự giúp đỡ nếu bạn đang cảm thấy đuối sức.
    Mất kiên nhẫn có thể là một dấu hiệu của tình trạng cạn kiệt sức lực. Nếu bạn thường xuyên cảm thấy căng thẳng, bực dọc hoặc mất kiên nhẫn thì nghĩa là bạn đang chịu quá nhiều áp lực.[12] Hãy tìm các nhiệm vụ mà bạn có thể giao cho những người khác và nói chuyện với một người bạn, người thân trong gia đình hoặc đồng nghiệp xem họ có giúp được không. Bằng cách giảm bớt gánh nặng trên vai, bạn sẽ giảm được phần nào áp lực và ít mất kiên nhẫn.[13]
    • Ví dụ, nếu bạn cảm thấy nản lòng vì dự án đang làm, hãy nói chuyện với sếp hoặc giáo viên xem bạn có thể nhờ một đồng nghiệp hoặc bạn học giúp đỡ không.
    • Bạn có thể nói “Em đã rất cố gắng làm việc, nhưng một mình em không gánh nổi dự án này. Em có thể nhờ thêm một bạn cùng làm không ạ?”
    • Đừng ngại nhờ người hỗ trợ, đặc biệt là là khi có liên quan đến sức khoẻ tinh thần của bạn. Thường thì mọi người sẽ sẵn lòng giúp đỡ và bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều khi có người chia sẻ gánh nặng với bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chấp nhận rằng có những việc mà bạn không thể thay đổi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Học cách đặt cảm giác của bạn trong bối cảnh lớn hơn.
    Khi phải làm một nhiệm vụ trong lúc gấp rút, bạn có thể cảm thấy điều quan trọng nhất là phải hoàn thành ngay – và ý nghĩ về hậu quả có thể xảy ra nếu không làm xong đã khiến bạn mất kiên nhẫn. Thay vào đó, bạn hãy tự hỏi “Tại sao mình lại vội vã như vậy?” Cho dù có hoàn thành nhiệm vụ chậm hơn một chút thì bạn cũng đã làm xong và cuối cùng mọi thứ cũng sẽ ổn.[14]
    • Lời khuyên này có thể không hữu ích trong những trường hợp nguy cấp liên quan đến sống chết. Ví dụ, nếu bạn đang chờ xe cứu thương đến giúp đỡ một người bị thương thì điều quan trọng là xe cứu thương phải đến sớm.
    • Trong trường hợp này, hãy chuyển cảm giác nóng ruột của bạn vào bất cứ việc gì mà bạn có thể làm, chẳng hạn như giúp nạn nhân dễ chịu hơn hoặc cung cấp thông tin cho tổng đài cấp cứu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Bao dung với...
    Bao dung với bản thân. Nếu bạn thường bực bội với bản thân, hãy lùi lại một bước và thừa nhận rằng bạn không thể đòi hỏi mình quá nhiều. Nỗ lực hoàn thiện bản thân và học các kỹ năng mới là điều tuyệt vời, nhưng nếu cứ tự trách mình thì bạn sẽ chỉ càng mất tự tin. Thay vào đó, hãy đối mặt với những nhược điểm của bản thân xem bạn có thể làm gì để cải thiện, thậm chí biến các nhược điểm đó thành ưu điểm.[15]
    • Cảm giác mất kiên nhẫn với bản thân thường bắt nguồn từ quan niệm rằng nhanh hơn là tốt hơn, nhưng đáng tiếc là điều này không phải bao giờ cũng đúng.
    • Bằng cách xử lý chậm rãi và nhẫn nại, bạn sẽ hiểu khái niệm một cách sâu sắc hơn, thậm chí nó còn giúp bạn có hứng thú hơn.
    • Nhớ rằng hầu hết mọi việc đều đòi hỏi chúng ta bỏ nhiều thời gian và nỗ lực mới nắm được. Kiên nhẫn với bản thân là món quà quý giá mà bạn có thể dành tặng cho mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chấp nhận rằng không phải lúc nào sự việc cũng diễn ra như bạn trông đợi.
    Người ta thường mất kiên nhẫn khi gặp phải tình huống không theo ý muốn của họ. Thay vì đòi hỏi sự việc phải diễn ra theo một cách nào đó, bạn hãy nới lỏng những kỳ vọng của mình và chờ đón những điều bất ngờ xuất hiện trên con đường bạn đang đi. Hãy chấp nhận rằng con người và tình huống sẽ không bao giờ hoàn hảo, và hãy đón nhận những điều bất ngờ cùng những khúc quanh của cuộc đời một cách nhẹ nhàng và hóm hỉnh.
    • Ví dụ, thay vì bực mình khi ai đó làm đổ ly rượu, hãy nhớ rằng việc đó chỉ là vô tình và không có ai hoàn hảo cả. Hãy dành vài giây hít thở sâu, nói với họ rằng không sao và bỏ qua.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Liệt kê những điều bạn biết ơn hàng ngày.
    Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người thể hiện sự biết ơn cuộc sống hàng ngày thường kiên nhẫn và tự chủ hơn. Bạn có thể thực hiện điều này bằng cách mỗi ngày nghĩ ra 3-4 điều tốt đẹp mà bạn có. Dành giây lát để tận hưởng cảm giác biết ơn và bình yên.[16]
    • Những điều biết ơn mà bạn có thể kể đến là mái nhà che nắng mưa cho bạn, những ước mơ và mục tiêu trong tương lai của bạn và những người luôn yêu thương bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xây dựng sự...
    Xây dựng sự tự tin và tin tưởng rằng bạn sẽ tìm được các giải pháp khác. Đời người ai cũng có lúc phải đối mặt với những khó khăn dường như không thể vượt qua. Việc nuôi dưỡng lòng tự tin sẽ giúp bạn nhận ra rằng bạn đủ thông minh và mạnh mẽ để có thể khắc phục các trở ngại, cho dù bạn có cảm thấy bực bội hoặc mất kiên nhẫn đến đâu đi nữa.[17]
    • Ví dụ, bạn có thể cảm thấy thất vọng khi nộp đơn xin việc nhiều nơi mà dường như may mắn chưa đến, nhưng lòng tin vào bản thân sẽ giúp bạn giữ tinh thần lạc quan và tiếp tục cố gắng cho đến khi đạt được mục tiêu.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Annie Lin, MBA
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên cuộc sống & nghề nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Annie Lin, MBA. Annie Lin là người sáng lập New York Life Coaching, một công ty cung cấp dịch vụ huấn luyện cuộc sống và nghề nghiệp tại New York. Annie có hơn 10.000 giờ huấn luyện cho khách hàng và công việc của cô đã được đăng trên Tạp chí Elle, NBC News, Tạp chí New York và BBC World News. Cô cung cấp dịch vụ cho từng cá nhân hoặc theo nhóm, tập trung vào nghề nghiệp, mối quan hệ, đời sống tình cảm và phát triển cá nhân. Cố có bằng MBA của Đại học Oxford Brooks. Annie cũng là người sáng lập Học viện New York Life Coaching, nơi cung cấp chứng chỉ khai vấn toàn diện. Thông tin: https://newyorklifecoaching.com Bài viết này đã được xem 55.095 lần.
Chuyên mục: Mối quan hệ
Trang này đã được đọc 55.095 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo