Cách để Thay tã em bé

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chuyện thay tã cho em bé đối với những người lần đầu làm cha mẹ hoặc chăm sóc trẻ thường đi kèm với cảm giác ghê sợ và cảnh tượng hài hước. Trẻ sơ sinh và trẻ ở tuổi chập chững chưa tập ngồi bô cần được thay tã cứ vài tiếng một lần để tránh hăm đỏ và khó chịu. Bạn nên sắp đặt một chỗ để tiện thay tã giấy hoặc tã vải cho em bé ngay khi cần.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Cởi tã bẩn và lau rửa cho em bé

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa tay.
    Trước khi thay tã cho em bé, bạn hãy rửa tay bằng xà phòng và nước. Nếu không có bồn rửa và vòi nước, bạn có thể xoa dung dịch rửa tay vào hai tay, hoặc lau tay bằng khăn giấy ướt em bé nếu không có dung dịch rửa tay.[1]
    • Nếu bạn làm việc ở nhà giữ trẻ, hãy đeo găng tay sau khi rửa tay.
  2. 2
    Chuẩn bị sẵn mọi vật dụng cần thiết. Bạn nên để sẵn mọi thứ trong tầm tay trước khi bắt đầu thay tã cho trẻ để không phải rời em bé đi lấy bất cứ thứ gì.
    • Bạn sẽ cần: vài miếng giẻ hoặc khăn ướt, một chiếc tã mới và quần áo để thay cho em bé.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị chiếc tã sạch.
    Đặt em bé lên chỗ thay tã và lấy chiếc tã mới ra. Nếu dùng tã giấy, bạn hãy mở nó ra. Nếu dùng tã vải, bạn sẽ gấp hoặc chèn thêm miếng thấm hút tuỳ vào loại tã. Đặt chiếc tã bên cạnh để tiện lấy sau khi cởi chiếc tã bẩn ra.[2]
    • Nhiều người đặt chiếc tã sạch ngay bên dưới chiếc tã bẩn trước khi thay để phòng sự cố xảy ra trong khi thay tã. Chỉ có điều bạn cần nhớ là chiếc tã sạch có thể bị dây bẩn, và khi đó bạn cần phải dùng chiếc tã khác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mở và cởi chiếc tã bẩn ra.
    Bóc miếng dán của chiếc tã bẩn để mở ra. Kéo phần trước của chiếc tã bẩn xuống và nhẹ nhàng nhấc hai chân của em bé lên một chút. Nếu tã ướt, bạn hãy trượt nửa sau của tã ra khỏi mông bé. Nếu em bé đi tiêu, bạn dùng nửa trước của chiếc tã bẩn để gạt cho sạch bớt. Bỏ chiếc tã bẩn sang bên cạnh cho đến khi bạn có thể cuốn nó lại.[3]
    • Nhấc hai chân của em bé lên bằng một tay sao cho mông của trẻ ở trên không để tránh chạm vào bề mặt tã.
    • Nhớ để chiếc tã bẩn ngoài tầm với của em bé.
    • Nếu thay tã cho bé trai hay tè trong khi thay tã, bạn có thể đậy một chiếc khăn sạch hoặc khăn giấy ướt trên “quả ớt” của bé khi thay tã.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lau mông em bé bằng khăn giấy ướt hoặc khăn vải ẩm.
    Dùng khăn giấy ướt chuyên dành cho em bé hoặc khăn vải ẩm lau bộ phận sinh dục từ trước ra sau (về phía mông). Quan trọng là giữ vệ sinh để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Để làm sạch phân, có lẽ bạn phải dùng nhiều tờ khăn giấy ướt để lau cho thật sạch. Nắm vào mắt cá chân của bé và nhẹ nhàng nhấc hai chân bé lên và lau khe mông.[4]
    • Kiểm tra kỹ để chắc chắn là phân không dính vào bộ phân sinh dục và các ngấn đùi của bé.
    • Trong vài tuần đầu khi trẻ mới sinh, bạn nên dùng viên bông gòn hoặc khăn vải mềm dấp một ít nước ấm để lau cho bé. Như vậy sẽ ít gây kích ứng cho làm da của trẻ sơ sinh hơn là khăn giấy ướt em bé.[5]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Hong gió một lúc cho da em bé khô.
    Bạn có thể ngăn ngừa trẻ bị hăm tã bằng cách giữ cho mông bé luôn sạch sẽ và khô ráo. Hãy chờ một chút cho mông bé khô đi tước khi mặc tã mới. Nếu trẻ bị hăm đỏ, bạn hãy thoa kem chống hăm hoặc sáp dầu (kem Vaseline) trước khi mặc tã sạch cho bé.[6]
    • Nếu dùng tã vải, bạn sẽ cần lót miếng thấm hút dùng một lần vào giữa tã. Miếng lót sẽ giúp cho kem chống hăm khỏi chạm vào tã vải và làm hư hại tã.
    • Một số loại kem chống hăm thông dụng gồm có Aquaphor, Desitin, và Boudreaux’s Butt Paste.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Mặc tã mới cho em bé

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt tã sạch bên dưới em bé.
    Lấy chiếc tã mới đã chuẩn bị và đặt nửa sau của tã dưới mông bé, phần lưng tã đặt gần eo. Nếu thay tã cho bé trai, bạn nên chỉnh “chú chim nhỏ” của bé hướng xuống để nước tiểu thấm vào chiếc tã mới. Kéo nửa trước của tã lên bụng bé.[7]
    • Đừng để em bé chụm hai chân lại, kẻo tã bị dúm khiến bé khó chịu. Cố gắng giang hai chân trẻ ra để chiếc tã mặc vào được phẳng phiu thoải mái.
    • Nếu thay tã cho trẻ mới sinh, bạn nên dùng tã sơ sinh có khoảng trống cho dây rốn, hoặc gấp phần trước của tã xuống để khỏi che kín dây rốn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vuốt phẳng tã.
    Một tay giữ cố định phần trước của chiếc tã, tay kia kéo các miếng dán ở hai bên về phía trước. Dán các miếng dán vào tã sao cho chiếc tã không bị tuột. Đừng dán quá chặt.[8]
    • Kiểm tra xem chiếc tã có quá chặt không. Nếu bạn quấn tã qua chặt, da em bé sẽ đỏ lên hoặc trông như bị bó chặt. Bạn cũng cần đảm bảo là miếng dán không dính vào da bé.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Mặc quần áo cho em bé và vứt chiếc tã bẩn đi.
    Kéo bộ đồ áo liền quần xuống và cài lại hoặc thay cho bé bộ đồ mới và đặt em bé vào nơi an toàn. Cuộn chiếc tã bẩn lại và vứt vào thùng rác.[9]
    • Cuộn chiếc tã bẩn bằng cách gấp đôi phần trước của chiếc tã về phía lưng tã để tạo hình dạng gần như quả bóng. Cài hai miếng dán ở giữa để bó chiếc tã lại.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa tay.
    Nếu đeo găng tay, bạn hãy cởi ra và vứt đi. Rửa tay bằng nước ấm và xà phòng diệt khuẩn. Cố gắng chà xát hai bàn tay trong ít nhất 20 giây. Rửa lại cho thật sạch và lau khô tay.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Sử dụng và xử lý tã vải

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt chiếc tã bên dưới em bé.
    Lấy chiếc tã vải đã chuẩn bị sẵn và trải nửa sau bên dưới em bé sao cho nó cao đến gần eo. Nếu thay tã cho bé trai, bạn có thể ngăn ngừa rò rỉ bằng cách để “quả ớt” của bé hướng xuống. Kéo nửa trước của tã lên bụng bé.[10]
    • Giang hai chân em bé ra để tã khỏi bị dúm lại trong khi bạn mặc tã cho bé.
    • Nếu thay tã cho trẻ mới sinh, bạn nhớ dùng tã cỡ nhỏ nhất. Có thể bạn cần gấp tã xuống để khỏi chà xát vào dây rốn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cài tã.
    Giữ mặt trước của tã bằng một tay, tay kia móc khoá cài hình chữ T hoặc khoá cài có 2 ngạnh vào mặt trước của tã. Một số loại tã vải có nút bấm mà bạn chỉ việc bấm vào hoặc miếng dán nhám để kéo ra vào ấn xuống. Mặc quần áo cho bé trước khi xử lý chiếc tã bẩn.[11]
    • Nếu dùng kim băng cài tã, bạn cần đặt vài ngón tay giữa lớp vải tã và da em bé để đề phòng đâm vào da bé.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dọn tã vải bẩn.
    Nếu tã dính phân, bạn hãy đem vào phòng tắm và gạt xuống bồn cầu càng nhiều càng tốt. Bạn có thể dùng vòi xịt vệ sinh để xịt nếu tã dính nhiều phân. Bỏ chiếc tã bẩn và tất cả các món đồ vải bẩn vào xô đựng tã hoặc túi treo đồ ướt. Giặt tã vải theo hướng dẫn của nhà sản xuất.[12]
    • Nếu em bé bú sữa mẹ hoàn toàn, bạn không cần phải gạt bỏ phân trên tã. Nó sẽ tan hết trong máy giặt.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa tay.
    Tháo găng tay ra vứt đi nếu là găng tay dùng một lần. Rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn dưới vòi nước ấm trong ít nhất 20 giây. Lau khô tay sau khi đã rửa tay thật kỹ.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Tập trung vật dụng để thay tã

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn một khu vực để thay tã cho em bé.
    Bạn nên sắp đặt một hoặc hai chỗ để thay tã cho em bé ở những nơi thuận tiện trong nhà. Ví dụ, bạn có thể đặt bàn thay tã ở nhà trẻ, phòng ngủ hoặc gần phòng tắm. Nếu không muốn dùng bàn thay tã, bạn có thể dễ dàng thay tã cho bé trên mặt phẳng thoải mái (như trên giường hoặn sàn nhà). Trải tấm lót trên mặt phẳng để chống bẩn.
    • Chọn những khu vực thuận tiện để thay tã cho bé ở những nơi mà cả nhà thường sinh hoạt.
    • Chuẩn bị sẵn túi hoặc ba lô đựng tã và những vật dụng để thay tã cũng là ý hay. Đặt chiếc túi ở chỗ thay tã để tiện sửa soạn và xách túi theo khi cần đi ra ngoài.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sắp xếp khu vực thay tã.
    Ngoài tã và khăn giấy ướt, có lẽ bạn còn cần một vài thứ khác để thay tã cho em bé. Giữ các thứ ngăn nắp và dễ tìm bằng cách dùng các ngăn, hộp và các giỏ nhỏ. Như vậy, bạn sẽ biết ngay thứ mình cần để ở đâu.
    • Ví dụ, một chiếc giỏ hoặc ngăn kéo đựng đồ ngủ em bé hoặc núm ti giả sẽ hữu ích nếu bạn cần thay tã cho em bé giữa đêm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dự trữ tã và khăn giấy ướt.
    Trẻ sơ sinh có thể cần 8-10 chiếc tã mỗi ngày, do đó bạn phải trữ sẵn nhiều tã sạch. Cất tã ở chỗ dễ với tới để bạn không phải rời khỏi em bé đi lấy trong khi thay tã. Ngoài ra, bạn cũng cần để khăn giấy ướt trong tầm tay để lau cho bé.[13]
    • Nếu cứ phải liên tục bỏ thêm tã vào bàn thay tã, có lẽ bạn nên trữ sẵn một gói tã mới trong phòng để không bao giờ bị hết sạch.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mua kem chống hăm hoặc sáp dầu.
    Trẻ sơ sinh thường bị hăm đỏ nên bạn cần thoa kem chống hăm cho bé. Cất tuýp kem ở nơi thay tã để bạn có thể dễ dàng lấy ra thoa khi thấy bé bị hăm đỏ.[14]
    • Bạn cũng nên bỏ một lọ kem chống hăm trong túi đựng đồ em bé để tiện dùng khi đi ra ngoài.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm một chỗ để xử lý tã bẩn.
    Chọn cách vứt bỏ tã hoặc đựng tã bẩn. Ví dụ, nếu bé dùng tã giấy, bạn hãy chuẩn bị một thùng rác có nắp đậy thật kín. Nếu bé dùng tã vải, bạn có thể đặt xô đựng tã ở đâu đó cho đến lúc giặt.[15]
    • Bạn cũng nên để chai dung dịch rửa tay gần đó để rửa tay nhanh trước khi vào phòng tắm rửa lại. Nhớ để xa tầm với của em bé.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Để sẵn các món đồ đánh lạc hướng bé ở gần đó.
    Khi em bé lớn hơn, bạn sẽ phải làm cho trẻ chú ý vào thứ khác trong khi thay tã. Đánh lạc hướng em bé bằng một món đồ chơi, một cuốn sách hoặc một vật nào đó để trẻ khỏi vớ lấy chiếc tã bẩn hoặc giãy giụa khi thay tã. Bạn có thể đặt nhưng thứ sau đây gần chỗ thay tã:[16]
    • Những cuốn sách nhỏ loại giấy dày dành cho trẻ con
    • Núm vú giả
    • Chùm chìa khoá đồ chơi
    • Lục lạc
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Để sẵn quần áo thay và vải bọc đệm cũi cho bé.
    Nếu tã của em bé bị tràn, bạn sẽ phải để sẵn quần áo thay cho bé. Cất vài bộ đồ của trẻ sơ sinh ở bàn thay tã để phòng hờ. Bạn cũng nên để sẵn vài tấm ga bọc đệm cũi để thay phòng khi tấm ga cũ bị bẩn.[17]
    • Nếu bàn thay tã có vỏ bọc mềm tháo ra được, bạn cũng nên dự phòng thêm vài chiếc để thay nếu vỏ bọc bàn thay tã bị bẩn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Luôn tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất tã em bé ghi trên sản phẩm cụ thể. Trên đó có ghi cách sử dụng và giặt tã.
  • Đánh lạc hướng em bé trong khi thay tã nếu bé bắt đầu cáu kỉnh. Cho bé cầm một món đồ chơi hoặc ngân nga một bài hát khi thay tã cho bé.
  • Khi cho em bé ra ngoài, bạn hãy đem theo vài túi ni lông nhỏ để đựng tã bẩn. Bỏ tã bẩn hoặc ướt vào túi ni lông và buộc chặt trước khi vứt vào thùng rác.[18]

Cảnh báo

  • Tuyệt đối không để em bé ở một mình trên bàn thay tã hoặc bề mặt trên cao. Cho dù bạn chỉ rời đi một tích tắc là em bé cũng có thể lăn ra khỏi bàn hoặc giường.
  • Luôn rửa tay sau khi xử lý tã bẩn. Giữ vệ sinh bàn tay là cách để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.[19]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Deanna Dawson-Jesus, CD (DONA)
Cùng viết bởi:
Người hộ sinh, chuyên gia giáo dục sinh sản & nuôi con bằng sữa mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Deanna Dawson-Jesus, CD (DONA). Deanna Dawson-Jesus là người hộ sinh, chuyên gia giáo dục sinh sản & nuôi con bằng sữa mẹ sống tại Danville, California. Là chủ sở hữu của Birthing Babies - A Celebration of Life, Deanna có 19 năm kinh nghiệm làm hộ sinh và đã hỗ trợ hơn 250 ca sinh nở. Cô cũng có hơn 5 năm kinh nghiệm làm trợ lý hậu sản và hỗ trợ hơn mười gia đình. Deanna được đào tạo chuyên sâu về công nghệ hỗ trợ sinh sản, hỗ trợ sinh thường sau sinh mổ và hỗ trợ mất mát trong thời gian mang thai. Cô là nữ hộ sinh được chứng nhận bởi DONA International và giảng dạy tại Blossom Birth and Family. Bài viết này đã được xem 2.498 lần.
Trang này đã được đọc 2.498 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo