Cách để Tăng nồng độ natri trong máu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Natri là một chất điện giải thiết yếu trong cơ thể. Nó giúp điều hòa huyết áp và cần thiết cho hoạt động của các cơ cũng như tế bào thần kinh. Hạ natri máu, tức là mức natri thấp, là một thuật ngữ dùng để mô tả nồng độ natri trong máu thấp hơn 135 mmol/L trên bảng chuyển hoá cơ bản. Các nguyên nhân phổ biến khiến cho mức natri sụt giảm là bỏng, tiêu chảy, đồ mồ hôi nhiều, nôn và sử dụng một số loại thuốc làm tăng lượng nước tiểu thải ra, chẳng hạn như các thuốc lợi tiểu.[1] Nếu không được điều trị đúng cách, tình trạng hạ natri có thể gây yếu cơ, đau đầu, ảo giác, thậm chí tử vong.[2] Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng hạ natri máu, hoặc đi cấp cứu nếu xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Một thay đổi đơn giản trong việc sử dụng thuốc hoặc điều trị một vấn đề tiềm ẩn có thể giúp bạn tăng nồng độ natri trong máu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tìm sự chăm sóc y tế khi có các triệu chứng hạ natri máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý các triệu chứng nếu bạn có bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ.
    Nguy cơ hạ natri máu sẽ tăng cao nếu bạn có bệnh đã được chẩn đoán. Điều này có nghĩa là bạn sẽ phải thật cẩn thận và để ý đến các triệu chứng. Một số vấn đề có thể làm tăng nguy cơ hạ natri máu bao gồm:[3]
    • Đang có bệnh thận, bệnh tim hoặc xơ gan
    • Tuổi cao, chẳng hạn như trên 65 tuổi
    • Tham gia các hoạt động thể dục thể thao cường độ cao, chẳng hạn như thể thao ba môn phối hợp, chạy marathon và siêu marathon
    • Đang sử dụng một số loại thuốc, chẳng hạn như thuốc chống trầm cảm, thuốc lợi tiểu (thuốc điều trị huyết áp) và một số thuốc giảm đau
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng hạ natri máu.
    Các trường hợp hạ natri máu nhẹ đến vừa thường không cần cấp cứu nhưng phải được theo dõi các triệu chứng nếu bạn có nguy cơ cao hạ natri máu. Tuy nhiên, lưu ý rằng các triệu chứng hạ natri máu cũng có thể trùng với các triệu chứng của một vấn đề khác. Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các biểu hiện sau:[4]
    • Buồn nôn
    • Đau đầu
    • Chuột rút
    • Yếu sức
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đi cấp cứu khi xuất hiện các triệu chứng hạ natri máu nghiêm trọng.
    Sự sụt giảm chất điện giải natri trong cơ thể có thể gây nguy hiểm, đặc biệt nếu ở mức nghiêm trọng. Tình trạng này thậm chí có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị. Hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu bạn có bất cứ các triệu chứng nào dưới đây:[5]
    • Buồn nôn và nôn
    • Lú lẫn
    • Co giật
    • Mất tri giác
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đi xét nghiệm nồng độ natri trong máu nếu bạn nghi ngờ mình có mức natri máu thấp.
    Nếu bạn có các triệu chứng hạ natri máu hoặc nghi ngờ có mức natri máu thấp, hãy đến gặp bác sĩ. Cách duy nhất để xác định nồng độ natri trong máu là xét nghiệm máu hoặc xét nghiệm nước tiểu.[6]
    • Hạ natri máu có thể là trường hợp nghiêm trọng, do đó bạn cần phải điều trị ngay khi có nghi ngờ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Điều trị hạ natri máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngừng các thuốc đang sử dụng nếu bác sĩ bảo ngưng.
    Có nhiều loại thuốc có thể gây hạ natri máu, và vấn đề có thể được sửa chữa bằng cách ngừng uống thuốc. Hãy cho bác sĩ biết về bất cứ loại thuốc nào bạn đang sử dụng, bao gồm thuốc kê toa, thuốc không kê toa hoặc các thuốc bất hợp pháp. Một số thuốc gây hạ natri máu phổ biến bao gồm:[7]
    • Thuốc lợi niệu nhóm thiazide
    • Thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRI)
    • Thuốc chống động kinh carbamazepine (Tegretol)
    • Thuốc chống loạn thần chlorpromazine (Thorazine)
    • Thuốc lợi tiểu indapamide (Natrilex)
    • Thuốc làm giãn phế quản theophylline
    • Thuốc chống loạn nhịp tim amiodarone (Cordarone)
    • Thuốc lắc ecstasy (MDMA)[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điều trị các bệnh tiềm ẩn có thể gây hạ natri máu.
    Nếu tình trạng hạ natri máu có nguyên nhân từ một bệnh lý khác thì bạn sẽ phải điều trị bệnh. Việc xử lý các vấn đề tiềm ẩn có thể giải quyết được tình trạng hạ natri máu. Tuy nhiên, nếu đó là bệnh không chữa được thì bạn sẽ cần phải dùng thuốc. Các vấn đề có thể gây hạ natri máu bao gồm:[9]
    • Bệnh thận
    • Bệnh tim
    • Xơ gan
    • Hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH)
    • Suy giáp
    • Tăng đường huyết (mức đường trong máu cao)
    • Bỏng nặng
    • Các bệnh tiêu hoá gây tiêu chảy và nôn[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Hỏi bác sĩ về các thuốc điều trị hạ natri máu.
    Nếu mức natri trong máu không cải thiện khi đã sử dụng các phương pháp điều trị khác hoặc không có cách điều trị nào khác, bác sĩ có thể kê cho bạn toa thuốc giúp tăng nồng độ natri trong máu. Uống thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ và không dùng nhiều hơn liều lượng khuyến cáo.[11]
    • Tolvaptan (Samsca) là một loại thuốc thông dụng để điều trị hạ natri máu. Bạn cần cho bác sĩ biết mọi loại thuốc khác mà bạn đang uống và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu sử dụng thuốc Tolvaptan, bạn nên hỏi bác sĩ chuyên khoa thận để đảm bảo không tăng quá cao nồng độ natri.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Truyền dịch qua tĩnh mạch trong trường hợp hạ natri máu nghiêm trọng.
    Dung dịch muối đẳng trương truyền tĩnh mạch có thể cần thiết cho bệnh nhân rơi vào tình trạng sốc do thiết hụt natri do hạ natri máu. Đây là một trường hợp hạ natri máu cấp tính hoặc nghiêm trọng. Việc truyền dịch cấp cứu có thể giúp khôi phục độ cân bằng, nhưng thường thì trường hợp này sẽ phải nhập viện điều trị.[13]
    • Nhiễm khuẩn huyết hay nhiễm trùng máu có thể khiến nồng độ natri sụt giảm nghiêm trọng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Cân bằng chất lỏng nạp vào và thải ra

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giới hạn lượng nước uống vào ở mức 1-1,5 lít mỗi ngày nếu bác sĩ khuyến nghị.
    Lượng nước uống vào quá nhiều có thể làm loãng natri trong máu và khiến cho mức natri sụt giảm. Bạn có thể tăng nồng độ natri bằng cách giảm lượng chất lỏng uống vào, nhưng trước đó nên hỏi ý kiến bác sĩ.[14]
    • Việc hạn chế uống nước thường chỉ được áp dụng nếu bạn được chẩn đoán hạ natri máu do hội chứng tăng tiết hormon chống bài niệu không thích hợp (SIADH).
    • Cảm giác khát nước và biểu hiện của nước tiểu là dấu hiệu cho biết bạn có uống đủ nước hay không. Nếu nước tiểu của bạn có màu vàng nhạt và bạn không khát thì nghĩa là cơ thể bạn đã dược cung cấp đủ nước.[15]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nước thể thao nếu bạn vận động nhiều.
    Nếu bạn là vận động viên hoặc thường có các hoạt động đổ nhiều mồ hôi, có thể nước uống thể thao sẽ giúp bạn duy trì mức natri thích hợp. Nước thể thao cũng sẽ giúp bạn bù lại chất điện giải natri đã mất. Bạn có thể uống nước thể thao trước, trong hoặc sau buổi tập.[16]
    • Nước uống thể thao có chứa các chất điện giải cần thiết cho cơ thể, chẳng hạn như natri và kali.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh uống thuốc lợi tiểu trừ khi được bác sĩ chỉ định.
    Trừ khi bạn đang có bệnh và được bác sĩ kê toa thuốc lợi tiểu, còn không thì bạn đừng uống loại thuốc này. Thuốc lợi tiểu có tác dụng kích thích sản xuất nước tiểu, nhờ đó nó ngăn ngừa tích nước trong cơ thể. Tuy nhiên, thuốc cũng có thể gây ra tình trạng mất nước.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tuân theo khuyến nghị của bác sĩ về lượng natri trong chế độ dinh dưỡng. Đừng tăng lượng natri nạp vào quá nhiều để tăng nồng độ natri trong máu.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Erik Kramer, DO, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Erik Kramer, DO, MPH. Bác sĩ Kramer là bác sĩ chăm sóc chính của Đại học Colorado, chuyên về kiểm soát cân nặng, bệnh tiểu đường và nội khoa. Ông đã nhận bằng DO của Đại học Y xương khớp Đại học Touro năm 2012. Bài viết này đã được xem 21.241 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 21.241 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo