Cách để Tăng nồng độ Ferritin

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ferritin là một loại protein trong cơ thể giúp tích trữ sắt trong tế bào. Nồng độ ferritin có thể giảm nếu cơ thể thiếu sắt hoặc suy sinh dưỡng. Bên cạnh đó, có nhiều vấn đề y tế và bệnh mãn tính có thể khiến nồng độ ferritin hạ thấp. Mặc dù có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nhưng nồng độ ferritin thấp tương đối dễ tăng trở lại. Bằng cách xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, uống thực phẩm chức năng và điều chỉnh chế độ ăn, bạn có thể tăng nồng độ ferritin trong máu.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Xác định nguyên nhân khiến nồng độ ferritin hạ thấp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Trao đổi với chuyên gia y tế.
    Trước khi hành động để tăng nồng độ ferritin, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh tật của cá nhân và gia đình. Bác sĩ cũng có thể hỏi xem bạn có gặp bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến tình trạng nồng độ ferritin thấp không. Một số triệu chứng gồm có:[1]
    • Mệt mỏi
    • Đau đầu
    • Khó chịu
    • Rụng tóc
    • Móng tay giòn
    • Thở gấp
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra nồng độ sắt trong máu.
    Vì ferritin là sắt đã được hấp thụ vào mô, đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra lượng sắt trong máu. Xét nghiệm này giúp bác sĩ biết liệu bạn có đang tiêu thụ đủ sắt hoặc có vấn đề nào gây ức chế hấp thụ sắt vào máu không.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra nồng độ ferritin.
    Bác sĩ cũng có thể kiểm tra nồng độ ferritin. Nếu không có đủ sắt trong máu, cơ thể sẽ hút sắt từ mô, từ đó làm giảm nồng độ ferritin. Vì vậy, xét nghiệm nồng độ ferritin và nồng độ sắt thường được tiến hành cùng lúc.[3]
    • Duy trì nồng độ ferritin trong máu ở mức 30-40 ng/mL. Nồng độ ferritin dưới 20 ng/mL được xem là thiếu hụt nhẹ.[4] Nồng độ ferritin dưới 10 ng/mL được xem là thiếu hụt.
    • Một số phòng thí nghiệm dùng các thủ thuật đặc biệt tác động đến kết quả về nồng độ và phạm vi ferritin. Vì vậy, bạn luôn cần trao đổi với bác sĩ để được giải thích kết quả.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đăng ký xét nghiệm khả năng gắn kết sắt.
    Xét nghiệm này sẽ đo lượng sắt tối đa mà máu có thể tích trữ, từ đó giúp bác sĩ biết được gan và các cơ quan nội tạng khác có đang thực hiện chức năng hoàn chỉnh không. Nếu chúng không thực hiện đúng chức năng thì tình trạng nồng độ ferritin thấp hoặc nồng độ sắt thấp có thể liên quan đến vấn đề lớn hơn.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định xem bạn có mắc vấn đề y tế nghiêm trọng nào không.
    Sau khi trao đổi với bạn và tiến hành xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định xem bạn có mắc vấn đề y tế nào khiến nồng độ ferritin hạ thấp hoặc ảnh hưởng đến khả năng tăng nồng độ ferritin không. Một số vấn đề có thể ảnh hưởng đến nồng độ ferritin hoặc ảnh hưởng khả năng tăng nồng độ ferritin bao gồm:
    • Thiếu máu
    • Ung thư
    • Bệnh thận
    • Viêm gan
    • Loét dạ dày
    • Rối loạn enzyme[6]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Dùng thực phẩm chức năng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống thực phẩm chức năng bổ sung sắt.
    Nếu bạn thiếu sắt mức độ nhẹ hoặc vừa, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn mua thực phẩm chức năng bổ sung sắt ở hiệu thuốc. Tuân thủ hướng dẫn trên sản phẩm hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường, thực phẩm chức năng bổ sung sắt bằng đường uống thường mất vài tuần mới có thể làm tăng nồng độ sắt và ferritin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tiêm vitamin và các cách điều trị qua đường tĩnh mạch.
    Nếu bạn thiếu sắt nghiêm trọng, gần đây bị mất nhiều máu hoặc có vấn đề ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ sắt của cơ thể thì bác sĩ có thể kê đơn thuốc tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Bạn có thể tiêm sắt trực tiếp vào đường máu hoặc tiêm vitamin B12 vì vitamin này có thể giúp tăng hấp thụ sắt. Trong trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu truyền máu để khôi phục nồng độ sắt nhanh chóng.[10]
    • Tiêm hoặc truyền tĩnh mạch chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể giúp tăng nồng độ sắt và ferritin.
    • Tiêm sắt có thể gây tác dụng phụ tương tự như thực phẩm chức năng bổ sung sắt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thực phẩm chức năng kê đơn và thuốc.
    Có nhiều loại thuốc được dùng để tăng nồng độ sắt và ferritin trong cơ thể người. Nếu bạn mắc vấn đề gây ức chế khả năng hấp thụ hoặc tích trữ sắt, bác sĩ có thể kê đơn thuốc. Một số thuốc gồm có:
    • Sắt sunphat
    • Sắt glucônat
    • Sắt fumarate
    • Sắt carbonyl
    • Phức hợp sắt dextran[11]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Điều chỉnh chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn nhiều thịt.
    Thịt, đặc biệt là thịt đỏ, có lẽ là nguồn thực phẩm bổ sung sắt tốt nhất. Không những vì thịt giàu sắt mà còn vì cơ thể có thể dễ dàng hấp thụ sắt từ thịt. Vì vậy, bằng cách tăng cường ăn thịt, bạn sẽ có thể tăng nồng độ sắt và ferritin. Các sản phẩm thịt tốt nhất để tăng nồng độ sắt gồm có:
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ăn nhiều loại thực vật chứa sắt.
    Kế đến thịt, có nhiều loại thực vật cũng giàu sắt. Ăn các sản phẩm từ thực vật này sẽ giúp tăng nồng độ ferritin trong máu. Tuy nhiên, nên nhớ trung bình bạn cần bổ sung lượng sản phẩm từ thực vật gấp đôi để nạp lượng sắt bằng với lượng sắt trong thịt. Thực vật giàu sắt gồm có:
    • Rau chân vịt
    • Lúa mì
    • Yến mạch
    • Các loại hạt
    • Gạo (loại được tăng cường sắt)
    • Đậu[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc hạn chế các thực phẩm và khoáng chất khiến cơ thể khó hấp thụ sắt.
    Một số thực phẩm và khoáng chất có thể khiến cơ thể khó tiêu hóa và hấp thụ sắt. Mặc dù không cần loại bỏ các thực phẩm sau ra khỏi chế độ ăn nhưng bạn nên tiêu thụ ít đi:
    • Rượu vang đỏ
    • Cà phê
    • Hắc trà và lục trà
    • Đậu nành không lên men[14]
    • Sữa
    • Canxi
    • Magiê
    • Kẽm
    • Đồng[15]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Find BC Dietitians
Cùng viết bởi:
Nhóm chuyên gia dinh dưỡng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Find BC Dietitians. Find BC Dietitians là nhóm chuyên gia dinh dưỡng tại British Columbia, Canada với sứ mệnh kết nối mọi người với các chuyên gia dinh dưỡng phù hợp nhất. BC Dietitians cung cấp các buổi tư vấn trực tuyến và kiến thức khoa học về nhiều vấn đề dinh dưỡng, chẳng hạn bệnh tiểu đường, quản lý cân nặng, dị ứng thực phẩm, rối loạn ăn uống và dinh dưỡng trực quan. Bài viết này đã được xem 8.320 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 8.320 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo