Cách để Tìm kiếm chủ đề để trò chuyện

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiều khi chúng ta cảm thấy thật khó trò chuyện với những người lạ, với những người cùng dự tiệc hoặc trong các cuộc hẹn hò. Làm thế nào để bạn biết mình phải nói gì? Hãy chuẩn bị các chủ đề vui vẻ, lý thú để trò chuyện và lắng nghe người đối diện để bản thân bạn (và tất cả mọi người) đều cảm thấy thoải mái.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Học cách trò chuyện xã giao

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói chuyện phiếm.
    Đôi khi người ta không tham gia vào các câu chuyện phiếm vì cho đó là chuyện tầm phào vớ vẩn. Thực ra những câu chuyện vô thưởng vô phạt cũng đóng một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội: chúng giúp những người lạ làm quen với nhau mà không gây áp lực hoặc khó chịu cho bên nào.[1] Đừng ngại ngần tán gẫu và đừng cho đó là tầm thường. Những câu chuyện linh tinh cũng không hề kém quan trọng!
    • Một mối quan hệ tốt không chỉ là chia sẻ và nuôi dưỡng cuộc chuyện trò mà còn là cho phép các bên bộc lộ đôi điều có ý nghĩa về bản thân mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến hoàn cảnh xung quanh.
    Các chủ đề thích hợp để chuyện trò thường tuỳ thuộc vào sự kiện cụ thể mà bạn đang tham dự.[2] Ví dụ, bạn không thể bàn chuyện chính trị tại một sự kiện công việc, nhưng những câu chuyện chính trị lại là đề tài phù hợp trong buổi gây quỹ cho ứng viên. Tương tự, hẳn là bạn sẽ không muốn bàn chuyện công việc tại buổi tiệc của bạn bè mà sẽ để dành đề tài này để nói trong sự kiện liên quan đến nghề nghiệp. Nói chung, sau đây là những gợi ý hay mà bạn nên cân nhắc:
    • Nghĩ về sợi dây kết nối đã đưa bạn và người kia cùng đến dự sự kiện (công việc, một người bạn chung, một sở thích chung)
    • Tránh đụng đến các chủ đề gây tranh cãi không liên quan đến sự kiện
    • Giữ thái độ lịch sự và tự nhiên
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt những câu hỏi mở đơn giản.
    Câu hỏi mở không thể chỉ được đáp lại bằng một từ “có” hoặc “không” đơn giản, mà phải là một câu trả lời đi sâu hơn, cá nhân hơn. Hãy hỏi người đang trò chuyện với bạn vài câu cơ bản về cuộc sống của người đó, những câu hỏi giúp bạn hiểu họ hơn mà không có vẻ tọc mạch. Nguyên tắc chung là, bất cứ thứ gì bạn được hỏi khi lập hồ sơ cá nhân trên internet đều là phù hợp. Ví dụ:
    • Quê bạn ở đâu? Nó như thế nào?
    • Bạn làm việc ở đâu? Công việc của bạn là gì?
    • Bạn nghĩ sao về bộ phim (tên phim)?
    • Bạn thích thể loại nhạc gì? Bạn thích nhất 5 ban nhạc nào?
    • Bạn thích đọc sách không? Nếu ra hoang đảo thì bạn sẽ đem theo 3 cuốn sách nào?
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biến tấu đôi chút để những câu hỏi làm quen thông thường trở thành độc đáo.
    Có nhiều câu hỏi xoay quanh các sở thích, nghề nghiệp và gia đình mà mọi người thường hay hỏi nhau. Bạn hãy thử biến đổi một chút để những câu trò chuyện xã giao đi sâu hơn mà không vượt quá giới hạn. Ví dụ như:
    • Điều bất ngờ tuyệt vời nhất trong đời bạn cho đến bây giờ là gì?
    • Người bạn thân lâu năm nhất của bạn như thế nào?
    • Nghề nghiệp lý tưởng mà bạn mong muốn là gì?
    • Bạn nghĩ mình giỏi làm gì nhất nếu có thời gian để theo đuổi?
    • Bạn thích nhất điều gì trong công việc bạn đang làm?
    • Hồi còn học trung học bạn như thế nào?
    • Điều gì có thể khiến người ta ngạc nhiên khi họ tìm hiểu về bạn?
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm hiểu xem người kia quan tâm đến điều gì.
    Mọi người ai cũng thích có dịp để chia sẻ những đam mê của mình; nếu thấy bí đề tài để nói chuyện, bạn cứ để họ gánh hết phần việc nặng nhọc này bằng cách hỏi về sở thích, đam mê hoặc kế hoạch mà họ có vẻ hào hứng.[3] Như thế, người kia sẽ cảm thấy thoải mái, thậm chí có khi họ còn hỏi về các sở thích của bạn để đáp lễ.
    • Bạn yêu thích tác giả/diễn viên/nhạc sĩ/vận động viên nào?
    • Bạn thích làm gì để tiêu khiển?
    • Bạn có biết hát hoặc chơi nhạc cụ nào không?
    • Bạn có chơi thể thao hay khiêu vũ không?
    • Bạn có những tài năng nào còn ẩn giấu?
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tập trung vào các chủ đề tích cực.
    Người ta thường dễ gắn kết với nhau thông qua những điều tích cực hơn là những câu chuyện tiêu cực, những lời chỉ trích hoặc những đề tài nhàm chán lặp đi lặp lại.[4] Hãy cố gắng tìm một chủ đề mà cả hai đều say mê thay vì dùng đến những lời phê phán, chê bai để mở đầu cuộc trò chuyện. Ví dụ, đừng bắt chuyện trong buổi tiệc bằng việc chê món súp dở tệ; thay vào đó, bạn nên khen món tráng miệng rất ngon và bạn rất thích.
    • Cố gắng tránh tranh luận với người đang trò chuyện cũng là ý hay. Hãy chia sẻ ý kiến chứ đừng viện đến những điều tiêu cực.[5]
    • Nói chung, bạn nên đặt những câu hỏi mà bản thân bạn muốn được hỏi.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tập trung vào chất lượng của cuộc trò chuyện thay vì số lượng đề tài.
    Nếu cứ chăm chú vào việc tìm kiếm thật nhiều thứ để nói chuyện, bạn có thể quên mất rằng chỉ một đề tài hay cũng có thể dẫn dắt câu chuyện hàng giờ đồng hồ, và chỉ khi đã nói cạn đề tài này bạn mới phải chuyển sang đề tài khác. Dĩ nhiên là một cuộc trò chuyện tự nhiên sẽ chuyển từ đề tài này sang đề tài kia một cách mượt mà; nếu bạn bất chợt tự hỏi “Sao mình lại đang nói về chủ đề này nhỉ?”, thì chúc mừng bạn, bạn đang có một cuộc trò chuyện tuyệt vời!
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Hãy thân thiện.
    Mặc dù chủ đề trò chuyện là cần thiết, nhưng thái độ thân thiện của bạn còn quan trọng hơn cho một cuộc trò chuyện thành công.[6] Phong thái nhẹ nhõm của bạn cũng sẽ giúp người đối diện thoải mái – và họ sẽ dễ kết nối với bạn hơn. Hãy mỉm cười, chú tâm và thể hiện sự quan tâm đến niềm vui của những người khác.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Đặt các câu hỏi tiếp nối.
    Một trong các cách hay nhất để tìm đề tài nói chuyện là khuyến khích người đang cùng bạn trò chuyện chia sẻ suy nghĩ, cảm giác và ý tưởng của họ. Nếu người kia chia sẻ những chuyện lặt vặt trong cuộc sống của họ hoặc kể một câu chuyện nào đó, bạn hãy thể hiện sự quan tâm bằng những câu hỏi tiếp sau đó.[7] Nhớ hỏi những câu có liên quan, và đừng lái câu chuyện về phía mình.[8] Ví dụ, bạn có thể hỏi những câu như:
    • "Vì sao bạn thích môn thế thao/chương trình/phim/ban nhạc đó?”
    • "Tôi cũng thích ban nhạc đó lắm! Bạn thích album nào của họ?"
    • "Điều gì đã thu hút bạn đến với (sở thích của họ)?"
    • "Mình chưa bao giờ đến Sapa cả. Bạn có thể giới thiệu cho mình một tour du dịch đến đó không?"
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Giảm nhiệt cho các cuộc tranh luận nóng.
    Ngay cả khi bạn đã cố gắng tránh những chủ đề gây tranh cãi thì cũng có lúc nó vẫn xảy ra. Bất kể là do bạn hay người kia khơi mào chủ đề, bạn có thể cố gắng xoa dịu không khí bằng thái độ nhã nhặn và thận trọng.[9] Ví dụ, bạn có thể nói:
    • "Có lẽ chúng ta nên để chuyện này cho các chính trị gia tranh luận và chuyển sang đề tài khác đi."
    • "Chủ đề này khá phức tạp, tôi e là chúng ta chưa thể giải quyết ở đây được. Hay là ta để đến một dịp khác?"
    • "Chuyện này làm tôi nhớ đến (một chủ đề khác trung dung hơn)."
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Nói lời khen.
    Nếu có thể nói với người đang trò chuyện với bạn một lời khen chân thành, trung thực và phù hợp thì bạn nên làm. Điều này có thể gợi lên một cuộc trò chuyện và giúp cho người kia cảm kích và vui vẻ.[10] Bạn có thể cân nhắc các gợi ý sau:
    • "Mình thích đôi hoa tai của bạn. Bạn có thể mách cho mình chỗ mua được không?"
    • Món ăn bạn đem đến buổi tiệc hôm vừa rồi ngon lắm. Bạn lấy công thức ở đâu thế?"
    • "Bóng đá là môn thể thao tốn sức. Chắc bạn phải giữ gìn hình thể lắm nhỉ!"
    • Bạn cũng có thể khen ngợi người tổ chức sự kiện, đặc biệt là nếu cả bạn và người đang trò chuyện với bạn đều quen biết người đó.[11]
  12. How.com.vn Tiếng Việt: Step 12 Tìm những điểm chung, nhưng chấp nhận sự khác biệt.
    Nếu bạn và người kia cùng có chung một đam mê thì thật tuyệt. Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhân cơ hội này để biết thêm về những vùng đất, con người và các ý tưởng còn lạ lẫm với mình.[12] Hãy giữ sự cân bằng giữa việc tìm điểm chung và tính hiếu kỳ.
    • Ví dụ, nếu cả bạn và người kia cùng chơi tennis, hãy hỏi xem cô ấy thích dùng loại vợt nào. Nếu bạn chơi tennis mà cô ấy chơi cờ vua, bạn có thể hỏi về các giải đấu cờ được tổ chức như thế nào và có khác với các giải đấu tennis không.
  13. How.com.vn Tiếng Việt: Step 13 Giữ cân bằng trong cuộc trò chuyện.
    Tìm các chủ đề phù hợp là một phần quan trọng tạo nên một cuộc trò chuyện tốt đẹp. Nhưng việc biết khi nào nên im lặng cũng quan trọng không kém. Nói tóm lại, bạn cũng phải để cho người kia được nói.[13] Mục tiêu là chia đều thời gian nói giữa hai bên và đảm bảo mọi người đều cảm thấy cảm kích và được quý trọng.
  14. How.com.vn Tiếng Việt: Step 14 Quan tâm đến chuyện thời sự.
    Bạn sẽ có nhiều điều thú vị để nói hơn nếu bạn có nhiều ý tưởng về thế giới xung quanh.[14] Hãy chú ý đến tin tức, văn hoá đại chúng, nghệ thuật và thể thao. Các chủ đề này sẽ giúp bạn tạo nên một cuộc trò chuyện hấp dẫn, lôi cuốn nhiều người tham gia. Sau đây là một số ý tưởng để mở đầu cuộc trò chuyện:
    • Hoạt động thể thao của các đội nhà
    • Một sự kiện nổi bật ở địa phương (như buổi hoà nhạc, diễu hành hoặc trận thi đấu)
    • Những bộ phim, sách, album nhạc và các show diễn mới
    • Các tin tức quan trọng
  15. How.com.vn Tiếng Việt: Step 15 Thể hiện tính hài hước.
    Nếu bạn có khiếu kể chuyện cười và những câu chuyện lý thú, bạn có thể tận dụng năng khiếu của mình để tìm kiếm chủ đề trò chuyện.[15] Đừng áp đặt kiểu hài hước của bạn lên những người khác; hãy đưa phong thái dí dỏm của mình vào cuộc trò chuyện với thái độ lịch sự và thân thiện.
    • Đảm bảo rằng sự hài hước của bạn không dựa trên sự phỉ báng, châm biếm chua cay hoặc tục tĩu để không gây cảm giác khó chịu.
  16. How.com.vn Tiếng Việt: Step 16 Hãy là chính mình.
    Đừng ra vẻ am hiểu trong một chủ đề mà bạn không quen thuộc. Hãy thành thật và chia sẻ đam mê với những người khác. Đừng buộc bản thân phải đóng vai một người không phải là mình.[16]
    • Mặc dù sẽ rất tuyệt nếu bạn có tính dí dỏm, hài hước và thu hút, nhưng bạn đừng lo phải thể hiện thật xuất sắc. Bạn chỉ cần là phiên bản vui vẻ, thân thiện của chính mình là được.
    • Ví dụ, thay vì giả vờ như mình là chuyên gia sành sỏi về du lịch Tây Ban Nha, bạn chỉ cần nói “Ồ, mình chưa bao giờ đến Tây Ban Nha. Ở đó có gì hay vậy bạn?”
  17. How.com.vn Tiếng Việt: Step 17 Đừng sợ nói ra những suy nghĩ bình thường hoặc tẻ nhạt.
    Đôi khi chúng ta ngại đóng góp vào câu chuyện vì cảm thấy ý kiến của mình quá bình thường, không mấy đặc sắc hoặc mới lạ. Tuy nhiên, thỉnh thoảng có những suy nghĩ giống những người khác thì không có gì phải xấu hổ.[17] Nếu kiến thức của bạn về danh hoạ Monet chỉ giới hạn trong chương trình học phổ thông, bạn cứ thoải mái chia sẻ những gì mình biết và học hỏi thêm từ những người am hiểu hơn.
  18. How.com.vn Tiếng Việt: Step 18 Nhớ lại những cuộc trò chuyện trước đây với người đó.
    Nếu bạn từng gặp gỡ người đang trò chuyện với bạn, hãy hỏi họ một câu cụ thể liên quan đến cuộc trò chuyện lần trước.[18] Có phải hồi đó họ đang chuẩn bị cho một dự án hoặc một sự kiện thể thao lớn? Người đó có từng kể chuyện về con cái hoặc bạn đời của họ không? Nếu bạn chứng tỏ rằng bạn chú ý lắng nghe những điều họ từng nói, họ sẽ cảm kích và có thể sẽ mở lòng với bạn.
  19. How.com.vn Tiếng Việt: Step 19 Nghĩ về các sự kiện thú vị trong cuộc sống của bạn.
    Hãy nghĩ về những chuyện lạ lùng, lý thú, khó hiểu hoặc ngộ nghĩnh từng xảy ra trong đời bạn. Bạn có từng trải qua cuộc chạm trán bất ngờ hoặc trùng hợp lý thú nào không?[19] Hãy kể những chi tiết đó với người kia như một cách mở đầu cuộc trò chuyện.
  20. How.com.vn Tiếng Việt: Step 20 Kết thúc cuộc trò chuyện sao cho lịch sự.
    Nếu thấy người kia có vẻ chán hoặc lơ đãng, bạn có thể nhẹ nhàng rút lui. Bạn chỉ cần viện cớ nào đó để ra chỗ khác và bắt đầu những cuộc trò chuyện khác.[20] Nhớ rằng một cuộc trò chuyện thú vị không nhất thiết phải dài, vài câu chuyện trò ngắn và thân thiện cũng đáng giá. Bạn có thể cân nhắc các cách lịch sự để kết thúc cuộc trò chuyện như sau:
    • "Rất vui khi được gặp anh! Giờ thì tôi phải để anh còn gặp gỡ những người khác ở đây."
    • "Nói chuyện với chị về (x) thật là thú vị. Hy vọng chúng ta sẽ còn gặp lại."
    • "Có lẽ bây giờ mình phải sang bên kia chào (bạn/ chủ nhà/sếp) của mình. Rất vui khi được gặp bạn!"
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tìm các chủ đề sâu sắc hơn để trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt những câu hỏi sâu hơn khi bạn đã cảm thấy thoải mái hơn.
    Bắt đầu với những câu xã giao là tuyệt rồi, nhưng những cuộc trò chuyện thân mật hơn sẽ còn giúp bạn vui vẻ hơn. Khi hai bên đã thoải mái với những câu hỏi đơn giản, bạn có thể bắt đầu hỏi những câu thăm dò xem họ có sẵn lòng trò chuyện về những vấn đề to tát hơn không.[21] Ví dụ, nếu bạn và người kia vừa nói chuyện về nghề nghiệp, bạn có thể đi sâu hơn bằng những câu hỏi như:
    • Điều xứng đáng nhất mà công việc của bạn đem lại là gì?
    • Bạn đã từng gặp phải khó khăn gì trong nghề nghiệp?
    • Bạn hy vọng đạt được vị trí nào trong vài năm tới?
    • Đây là công việc mà bạn lựa chọn hay bạn đến với nghề một cách tình cờ?
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu lợi ích của cuộc chuyện trò sâu sắc.
    Ngay cả những người sống nội tâm cũng thường cảm thấy hạnh phúc hơn khi được trò chuyện.[22] Nói chung, trò chuyện xã giao thường đem đến niềm vui cho mọi người, và những cuộc trò chuyện sâu sắc còn khiến người ta vui vẻ hơn.[23]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dần dần đưa ra các chủ đề sâu hơn.
    Đừng đột ngột áp đặt cuộc chuyện trò thân mật lên người khác, hãy nêu chủ đề một cách từ từ để thăm dò phản ứng của người đối diện. Nếu họ có vẻ cởi mở, bạn có thể tiếp tục. Nếu thấy họ không thoải mái, bạn nên chuyển đề tài trước khi có tổn hại xảy ra.[24] Sau dây là một vài ví dụ về những cách thử đưa ra các chủ đề nhạy cảm:
    • "Tôi có xem cuộc tranh luận chính trị tối qua. Anh thấy nó thế nào?”
    • "Tôi thường tham gia sinh hoạt trong nhóm công giáo. Chị có tham gia nhóm nhà thờ nào không?”
    • "Tôi rất quan tâm đến giáo dục song ngữ, nhưng tôi hiểu chủ đề này đôi khi gây tranh cãi..."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Duy trì lối suy nghĩ cởi mở.
    Việc thuyết phục người khác tin vào quan điểm của bạn có thể dẫn dến cảm xúc tiêu cực ở người nghe, trong khi việc tỏ ra quan tâm tìm hiểu và tôn trọng người khác sẽ khơi lên các cảm xúc tích cực.[25] Đừng sử dụng các chủ đề trò chuyện để làm công cụ diễn thuyết – hãy tận dụng chúng để thu hút những người khác. Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người với thái độ tôn trọng, ngay cả khi họ không đồng ý với bạn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng những chi tiết nhỏ để thăm dò suy nghĩ của người kia.
    Chia sẻ các chi tiết nhỏ và cụ thể trong cuộc sống và trải nghiệm của bạn là một cách tuyệt vời để đoán xem người kia có hưởng ứng không. Nếu họ phản hồi tích cực, bạn có thể tiếp tục nói về chủ đề đó. Nếu không, hãy lái câu chuyện sang hướng khác.[26]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Trả lời một câu hỏi chung chung bằng một câu chuyện cụ thể.
    Nếu có ai đó hỏi bạn một câu hỏi chung chung, hãy trả lời họ bằng một câu chuyện, ngắn gọn, cụ thể mà bạn đã trải qua.[27] Điều này đem lại sự sinh động cho cuộc trò chuyện và có thể khiến mọi người hào hứng chia sẻ những trải nghiệm cá nhân của họ.
    • Ví dụ, nếu ai đó hỏi bạn làm nghề gì, bạn có thể kể một sự việc kỳ lạ xảy ra trên đường đi làm.
    • Nếu người ta hỏi bạn có sở thích gì, hãy nói về một cuộc thi mà bạn từng tham gia thay vì chỉ đơn thuần liệt kê các sở thích.
    • Nếu có người hỏi bạn gần đây đã xem những bộ phim nào, bạn có thể thuật lại cuộc chạm trán bất ngờ thú vị mà bạn gặp tại rạp chiếu phim.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Hãy thành thật về bản thân.
    Các nghiên cứu đã cho thấy bạn sẽ được yêu mến hơn khi tiết lộ các thông tin về mình.[28] Mặc dù không nên chia sẻ quá nhiều, nhưng việc bạn thành thật về cuộc sống, suy nghĩ và ý kiến của mình sẽ giúp mọi người cảm thấy thoải mái chia sẻ về bản thân họ. Đừng quá e dè hoặc kín đáo.
    • Thử bộc lộ khía cạnh dễ tổn thương của bạn. Chia sẻ các thông tin riêng tư và sâu kín cũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng và duy trì các mối quan hệ.[29]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Đặt các câu hỏi sâu hơn nếu người kia có vẻ cởi mở.
    Những vấn đề nan giải về đạo đức, các trải nghiệm cá nhân và những điểm dễ tổn thương có thể tạo nên mối gắn kết, đặc biệt là giữa những người đã hiểu nhau đôi chút. Nếu thấy người kia có vẻ cởi mở, bạn có thể hỏi những câu hỏi riêng tư hơn. Nhớ luôn luôn phải dò ý tứ trước, và chuyển câu chuyện sang các chủ đề thông thường hơn nếu không khí có vẻ bắt đầu gượng gạo. Sau dây là một số gợi ý:
    • Hồi còn nhỏ bạn như thế nào?
    • Ai là hình mẫu lớn nhất của bạn khi đã lớn?
    • Bạn có nhớ ngày đầu tiên đi nhà trẻ không? Nó như thế nào?
    • Điều gì từng khiến bạn khó nhịn cười nhất?
    • Bạn đã từng trông thấy điều gì gây bối rối nhất?
    • Bạn đang ở trên một con thuyền đang chìm cùng với một cụ già, một chú chó, một người vừa mới ra tù, và bạn chỉ có thể cứu được một. Bạn sẽ cứu đối tượng nào?
    • Bạn thà rằng từ giã cõi đời như một người hoàn toàn vô danh đã làm được những điều lớn lao, hay như một anh hùng nổi tiếng thế giới những không thực sự làm được điều mà bạn được ghi công?
    • Nỗi sợ lớn nhất của bạn là gì?
    • Điều gì từng khiến bạn ngượng ngùng nhất?
    • Một điều mà bạn mong ước thay đổi bản thân là gì?
    • Cuộc sống của bạn hiện giờ có gì khác với những tưởng tượng của bạn hồi bé?
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Thể hiện các kỹ năng trò chuyện hiệu quả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý giao tiếp bằng mắt.
    Những người giao tiếp bằng mắt thường là người có hứng thú trò chuyện.[30] Khi giao tiếp bằng mắt, bạn cũng sẽ biết được liệu người đang trò chuyện với bạn có thích chủ đề đang nói không. Nếu họ bắt đầu có vẻ như lơ đãng hoặc ánh mắt như để ở đâu đó, bạn nên cân nhắc chuyển đề tài, đặt câu hỏi hoặc lịch sự kết thúc cuộc trò chuyện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chấp nhận những khoảng lặng.
    Thỉnh thoảng sẽ có những khoảnh khắc im lặng trong cuộc chuyện trò. Hãy trân trọng những khoảng lặng này, đặc biệt là với người mà bạn đã quen thân.[31] Bạn không cần phải liên tục lấy đầy khoảng trống với các ý kiến, câu hỏi và câu chuyện: đôi khi những quãng nghỉ này là tự nhiên và tích cực.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo ra những quãng nghỉ có chủ ý trong cuộc chuyện trò.
    Thỉnh thoảng bạn hãy tạm ngừng trong khi trò chuyện. Khoảng nghỉ này sẽ giúp người cùng trò chuyện với bạn chuyển đề tài, đặt câu hỏi hoặc kết thúc cuộc trò chuyện nếu cần thiết.[32] Đừng chỉ độc thoại một mình.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng tâm sự quá nhiều.
    Nếu chỉ mới quen biết ai đó chưa lâu, bạn nên giữ lại những chi tiết sâu kín nhất cho đến khi bạn hiểu nhiều hơn về họ. Việc chia sẻ quá nhiều sẽ khiến cho bạn trông như người hay bép xép, không ý tứ hoặc gây sốc. Hãy bám sát thực tế nhưng ở mức độ phù hợp cho đến khi hai bên đã thân thiết hơn.[33] Một số chủ đề mà bạn nên tránh nói quá nhiều bao gồm:
    • Chức năng của cơ thể hoặc hoạt động tình dục
    • Các cuộc tình tan vỡ hoặc khủng hoảng trong mối quan hệ
    • Quan điểm chính trị và tôn giáo
    • Những câu chuyện đàm tiếu hoặc chuyện tục
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh các đề tài nhạy cảm.
    Các đề tài mà người ta không thich nói chuyện ở nơi làm việc bao gồm: diện mạo cá nhân, tình trạng quan hệ và địa vị kinh tế xã hội.[34] Tuỳ vào bối cảnh, chính trị và tôn giáo cũng có thể là các đề tài cấm kỵ. Hãy lưu tâm đến người nghe, cố gắng giữ cho mọi thứ tự nhiên và nhẹ nhàng cho đến khi bạn hiểu hơn về những gì họ quan tâm.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh kể những câu chuyện dài hoặc độc chiếm cuộc trò chuyện.
    Đảm bảo rằng câu chuyện hay mà bạn muốn chia sẻ phải ngắn gọn hoặc phải là câu chuyện mà người nghe thích thú. Một chủ đề thú vị đối với bạn chưa chắc đã thú vị với người khác.[35] Bạn cứ thoải mái chia sẻ những mối quan tâm, những đam mê của mình và thăm dò phản ứng của người nghe. Để cho họ đặt các câu hỏi (nếu họ muốn biết thêm) hoặc thay đổi chủ đề (nếu họ muốn nói chuyện khác).
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đừng tạo áp lực cho mình.
    Duy trì cuộc trò chuyện không phải chỉ là nhiệm vụ của bạn. Có câu “hai tay vỗ mới nên kêu” - nếu người kia thực sự không có hứng trò chuyện, bạn hãy tìm người khác để chuyện trò. Đừng để mãi trong đầu về một cuộc trò chuyện không thành công.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Thể hiện các kỹ năng lắng nghe tích cực.
    Duy trì giao tiếp bằng mắt và lắng nghe khi người kia nói. Đừng tỏ ra buồn chán hoặc phân tâm. Hãy thể hiện rằng bạn quan tâm và thích thú.[36]
    • Một người biết lắng nghe là người thực sự lắng nghe và tập trung vào người đang nói thay vì chỉ cố gắng tỏ ra đang nghe. Bạn hãy chú tâm khi người kia nói. Hãy chỉ lắng nghe và tránh suy nghĩ về những điều bạn sắp nói.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Duy trì ngôn ngữ cơ thể mở.
    Các cuộc chuyện trò sẽ diễn ra trôi chảy hơn nếu bạn mỉm cười, gật đầu và tỏ ra quan tâm bằng ngôn ngữ cơ thể.[37] Đừng cựa quậy quá nhiều, đừng khoanh tay trước ngực, nhìn xuống chân hoặc chăm chăm nhìn điện thoại. Hãy duy trì giao tiếp bằng mắt ở mứcphù hợp và quay mặt về người đang nói chuyện.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn cảm thấy khó khăn khi tìm đề tài nói chuyện, hãy tập trung thư giãn một chút. Bạn càng thả lỏng cơ thể thì bộ não của bạn càng linh hoạt và sẽ nghĩ ra các ý tưởng hay.
  • Khen ngợi người kia để giúp họ cảm thấy thoải mái hơn khi bên bạn. Ví dụ, bạn có thể khen gu âm nhạc, phim ảnh, trang phục hoặc thậm chí nụ cười của họ.
  • Nhớ rằng các kỹ năng xã hội là kỹ năng học được. Đừng tự trách mình nếu cuộc trò chuyện hoặc tương tác không diễn ra như mong muốn của bạn. Thay vào đó, hãy học từ những sai lầm và áp dụng các bài học đó cho các cuộc trò chuyện sau này.
  • Nếu bạn cảm thấy sự im lặng gượng gạo sắp xảy ra, đừng để nó làm hỏng cuộc trò chuyện. Hãy nghĩ ra một chủ đề khác bằng cách đặt câu hỏi về họ để hiểu họ hơn và duy trì cuộc trò chuyện. Đừng ngại hỏi về bản thân họ. Nếu bạn thấy họ có vẻ như hơi ngại, bạn hãy tự trả lời câu hỏi đó.
  • Đừng quên rằng để nói về điều gì đó, bạn sẽ phải làm điều gì đó. Hãy tìm kiếm các trải nghiệm thú vị để xây dựng nên những câu chuyện thú vị về cuộc đời của bạn.
  • Người ta cần có thời gian để suy nghĩ. Bạn không phải lấp đầy mọi khoảnh khắc im lặng bằng cách nói huyên thuyên liên hồi.

Cảnh báo

  • Nếu sự lo âu hoặc chứng sợ xã hội gây cản trở bạn trong đời sống hàng ngày, bạn nên tìm nhà trị liệu tâm lý, bác sĩ tâm thần hoặc một chuyên gia sức khoẻ tâm thần khác để được giúp đỡ.
  1. http://www.lifehack.org/articles/communication/hate-awkward-silences-10-essential-tips-great-conversationalist.html
  2. http://www.splendidtable.org/story/how-to-be-interesting-at-a-dinner-party
  3. http://www.lifehack.org/articles/communication/hate-awkward-silences-10-essential-tips-great-conversationalist.html
  4. http://www.lifehack.org/articles/communication/hate-awkward-silences-10-essential-tips-great-conversationalist.html
  5. http://www.lifehack.org/articles/communication/how-to-be-a-brilliant-conversationalist.html
  6. http://www.lifehack.org/articles/communication/how-to-be-a-brilliant-conversationalist.html
  7. http://www.lifehack.org/articles/communication/how-to-be-a-brilliant-conversationalist.html
  8. https://www.psychologytoday.com/blog/open-gently/201302/you-can-be-better-conversationalist
  9. https://www.psychologytoday.com/blog/open-gently/201302/you-can-be-better-conversationalist
  10. https://www.psychologytoday.com/blog/open-gently/201302/you-can-be-better-conversationalist
  11. http://www.fastcompany.com/1843752/hate-small-talk-these-5-questions-will-help-you-work-any-room
  12. http://www.lifehack.org/articles/communication/hate-awkward-silences-10-essential-tips-great-conversationalist.html
  13. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  14. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  15. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  16. https://hbr.org/2014/06/the-neurochemistry-of-positive-conversations/
  17. http://lifehacker.com/5913355/how-can-i-turn-small-talk-into-a-conversation
  18. http://lifehacker.com/5913355/how-can-i-turn-small-talk-into-a-conversation
  19. https://labs.psych.ucsb.edu/collins/nancy/UCSB_Close_Relationships_Lab/Publications_files/Collins%20and%20Miller,%201994.pdf
  20. https://www.psychologytoday.com/us/blog/evolution-the-self/201510/courage-in-relationships-conquering-vulnerability-and-fear
  21. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  22. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  23. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  24. https://www.psychologytoday.com/blog/fulfillment-any-age/201409/7-ways-make-small-talk-work-you
  25. http://www.metro.us/lifestyle/3-taboo-topics-to-avoid-in-the-workplace/tmWkjD---cdKGGKhIllQE/
  26. http://www.wsj.com/articles/SB10001424052702303722604579111220890756120
  27. http://www.lifehack.org/articles/communication/how-to-be-a-brilliant-conversationalist.html
  28. https://www.psychologytoday.com/blog/open-gently/201302/you-can-be-better-conversationalist

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Cristina Morara
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn tình cảm
Bài viết này đã được cùng viết bởi Cristina Morara. Cristina Morara là người mai mối chuyên nghiệp, chuyên gia tư vấn tình cảm và mối quan hệ và người sáng lập của Stellar Hitch Private Matchmaking, một công ty mai mối cao cấp tại Los Angeles phục vụ cho khách hàng tại Mỹ và quốc tế. Trước đây là giám đốc tuyển chọn diễn viên, Cristina chuyên tìm bạn đời cho khách hàng thông qua mạng lưới độc quyền toàn cầu. Cristina có bằng cử nhân về truyền thông và tâm lý học của Đại học Villanova. Stellar Hitch đã xuất hiện trên tạp chí Huffington Post, kênh phim tài liệu Netflix của Chelsea Handler, ABC News, Tonight Show, Voyage LA, Celebrity Perspective và vân vân. Bài viết này đã được xem 108.141 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 108.141 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo