Cách để Rèn luyện Kỷ luật cho Trẻ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Rèn luyện kỷ luật là cách dạy con hành xử đúng đắn, thay vì trừng phạt con.[1] Tùy thuộc vào độ tuổi của con mà bạn sẽ đưa ra hình thức rèn luyện kỷ luật phù hợp. Khi bạn rèn luyện kỷ luật cho con, hãy bắt đầu bằng việc lập ra một số quy định dễ hiểu. Khi áp dụng kỷ luật, bạn cần có sự nhất quán và đưa ra những nguyên tắc giúp trẻ thành công. Ngoài ra, đừng quên công nhận khi con làm tốt việc gì đó và luôn khuyến khích con làm điều tốt.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Đặt ra các quy định và xây dựng sự nhất quán

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thiết lập nội quy gia đình.
    Cho dù trẻ ở độ tuổi nào, điều quan trọng mà trẻ cần biết là sự khác biệt giữa hành vi phù hợp và không phù hợp. Hãy để con biết bạn mong đợi điều gì qua việc thiết lập nội quy gia đình. Trẻ nên biết hành vi nào đi quá giới hạn và điều gì sẽ xảy ra khi con làm trái quy định.[2]
    • Quy định và hình phạt sẽ khác nhau tùy thuộc vào độ tuổi và độ chững chạc của con. Trẻ nhỏ cần quy định không đòn roi, còn trẻ lớn hơn cần quy định liên quan đến “giờ giới nghiêm”. Hãy linh hoạt điều chỉnh các quy định khi trẻ đã hiểu chuyện hơn hoặc cần ranh giới mới.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xây dựng lịch trình.
    Trẻ phát triển tốt khi có lịch trình vì đó là yếu tố giúp trẻ cảm thấy an toàn, yên tâm, và có thể biết trước những gì sắp diễn ra. Nếu bạn nhận thấy trẻ không hợp tác vào cùng một thời điểm mỗi ngày hoặc trở nên mất kiểm soát khi mệt mỏi, hãy ghi chú điều đó và xây dựng lịch trình phù hợp với nhu cầu của trẻ.[3]
    • Biến lịch trình buổi sáng và buổi tối trở nên quen thuộc để trẻ biết trước điều gì sẽ xảy ra trong ngày.
    • Nếu lịch trình của trẻ có thay đổi (chẳng hạn như đi khám răng hoặc thăm người thân vào cuối tuần), hãy cho trẻ biết trước điều đó.
    • Một số trẻ cảm thấy khó chịu khi phải chuyển đổi giữa các hoạt động. Nếu con bạn cần thời gian điều chỉnh, hãy thêm điều đó vào lịch trình của con.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho trẻ biết hệ quả tất yếu của các hành vi.
    Việc để hệ quả tất yếu xảy ra sẽ giúp trẻ nhận biết mối quan hệ giữa nguyên nhân - kết quả, và biết chịu trách nhiệm cho hành vi của mình. Khi bạn để hệ quả tất yếu xảy ra, hãy cho con lựa chọn và cho con biết hệ quả của từng lựa chọn. Con là người quyết định điều gì sẽ xảy ra và trải nghiệm hệ quả đó.[4]
    • Đảm bảo đó là hệ quả phù hợp và giúp trẻ rút ra bài học từ lỗi sai của mình.[5]
    • Ví dụ, nếu trẻ mất nhiều thời gian chuẩn bị trước khi ra công viên, con sẽ bị giảm thời gian chơi ở công viên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Luôn nhất quán khi áp dụng hình phạt.
    Nhiều cha mẹ có thói quen tạo ra ngoại lệ hoặc cho phép con thực hiện hành vi nào đó mà không kèm theo hình phạt. Trẻ cần biết bạn sẽ luôn áp dụng hình phạt và con không thể lẩn tránh. Hãy cho con thấy bạn rất nghiêm túc bằng cách đưa ra hình phạt mỗi khi con không làm theo quy định.[6]
    • Đừng ngạc nhiên khi con viện cớ hoặc ngụy biện cho hành vi của mình. Bạn chỉ cần nghiêm khắc nói “Con không làm theo quy định nên con phải nhận hình phạt”.
    • Nếu bạn có nhiều con (hoặc nhà có đông con cháu), việc quan trọng mà bạn cần làm là hành xử nhất quán với từng trẻ. Nếu không, trẻ sẽ cảm thấy như bị đối xử thiếu công bằng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đưa ra mong đợi thiết thực.
    Việc đưa ra mong đợi quá cao đối với cách hành xử của con có thể khiến con cảm thấy áp lực; mặt khác, mong đợi quá thấp có thể khiến trẻ trở nên hư hỏng hoặc không phát huy hết tiềm năng. Mỗi đứa trẻ đều phát triển theo cách khác nhau với điểm mạnh và điểm yếu không giống nhau. Vì vậy, bạn đừng mong đợi trẻ nhỏ hành động hoặc cư xử như trẻ lớn hơn.[7]
    • Hãy tìm hiểu và làm quen với hành vi phù hợp trong độ tuổi của con.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Rèn luyện kỷ luật cho trẻ mới biết đi hoặc trẻ nhỏ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuyển hướng sự chú ý của trẻ.
    Trẻ mới biết đi (ở độ tuổi 1, 2 hoặc 3) có thể gây ra nhiều mớ hỗn độn trong tích tắc! Nếu trẻ mới biết đi thực hiện điều gì đó không phù hợp hoặc không muốn chia sẻ với trẻ khác, bạn sẽ hướng dẫn con làm việc khác. Hãy chuyển sự tập trung của trẻ sang hoạt động mới. Bạn nhớ khen ngợi khi con chấp nhận hoạt động thay thế.[8]
    • Tuy nhiên, nếu trẻ có hành vi gây hại đến sự an toàn của bản thân hoặc trẻ khác, bạn cần can thiệp ngay. Hãy đặt ưu tiên an toàn lên trước việc chuyển hướng sự chú ý.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đưa ra cảnh báo.
    Trẻ nhỏ cần được nhắc nhở. Nếu trẻ sắp làm trái quy định hoặc hành xử không phù hợp, hãy đưa ra lời cảnh báo. Khi nghe lời cảnh báo, con sẽ biết hệ quả của việc thực hiện hành vi đó. Bạn nên dùng câu “Nếu...thì” khi đưa ra lời cảnh báo để con nhận biết hệ quả.[9]
    • Ví dụ, bạn sẽ nói “Đánh là không tốt. Nếu con vẫn đánh thì con sẽ bị phạt đứng/ngồi yên”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Áp dụng hình phạt đứng/ngồi yên.
    Đây là giải pháp phù hợp cho trẻ nhỏ và giúp trẻ lấy lại bình tĩnh. Trẻ trở nên mất kiểm soát hoặc không vâng lời cần hình phạt đứng/ngồi yên. Thường thì hình phạt này hiệu quả với trẻ nhỏ vì nó giúp trẻ trở nên bình tĩnh và có thời gian để nghe nhận xét về hành vi của mình.[10]
    • Hầu hết cha mẹ phạt trẻ đứng/ngồi yên theo số phút được tính bằng độ tuổi của con. Bạn cũng có thể cho con đứng/ngồi yên đến khi con bình tĩnh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giải thích ngắn gọn và nhẹ nhàng.
    Con vẫn đang xây dựng vốn từ vựng, nên bạn đừng nói dông dài về hành vi và hình phạt của con. Hãy nói ngắn gọn với vài từ ngữ mà trẻ mới biết đi có thể hiểu được. Bạn cần nói con đã làm sai điều gì và vì sao con phải nhận hình phạt. Bên cạnh đó, đừng quên hướng dẫn con nên làm gì trong tương lai.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Vì con đánh An, nên con bị phạt đừng/ngồi yên. Chúng ta không đánh người khác. Lần sau nếu con cảm thấy không vui, hãy đến gặp mẹ”.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho con vài lựa chọn cơ bản.
    Trẻ mới biết đi thích cảm giác được kiểm soát vì con bắt đầu hình thành sự độc lập. Nếu con không vâng lời vì không muốn làm việc gì đó, bạn nên cho con lựa chọn. Đây là cách giúp con giới hạn các suy nghĩ và kiểm soát chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo.[12]
    • Ví dụ, bạn có thể để trẻ mới biết đi tự chọn quần áo hoặc nghe câu chuyện nào trước khi đi ngủ. Nếu con không chịu mang giày, hãy gợi ý cho con chọn giữa đôi giày xanh hoặc đỏ.
    • Lựa chọn cũng có thể là mặc áo khoác hoặc bị phạt đứng/ngồi yên. Chẳng hạn như bạn sẽ nói: “Đó là lựa chọn của con. Con muốn thế nào?”
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Gợi ý hành vi thay thế.
    Thay vì nói việc con đang làm là không đúng, bạn hãy nói con nên làm gì. Có thể trẻ không biết làm thế nào là đúng, nên trẻ cần được hướng dẫn.[13]
    • Ví dụ, nếu con cứ nghịch phá chú cún, bạn sẽ nói “Chúng ta nên vuốt ve cún như thế này con nhé”.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Rèn luyện kỷ luật cho trẻ tiểu học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng hình phạt hợp lý.
    Dù trẻ đã nhận hệ quả tất yếu, bạn vẫn có thể đưa ra hình phạt hợp lý. Mối liên hệ hợp lý giữa hành vi và hình phạt có thể giúp trẻ hiểu hệ quả từ hành động của mình.[14]
    • Ví dụ, nếu con nói dối về việc đã hoàn thành việc nhà, bạn sẽ giao thêm việc nhà cho con.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói về hành vi của con.
    Trẻ ở độ tuổi đi học đã đủ lớn để hiểu hành động của mình. Hãy tận dụng cơ hội này để thể hiện sự đồng cảm và cho con biết vì sao một số hành vi là không phù hợp và tiêu cực. Đã đến lúc trẻ biết hành động của mình ảnh hưởng thế nào đến người khác và bản thân.[15]
    • Ví dụ, nhiều trẻ ở độ tuổi đi học bắt đầu nói dối để thu hút sự chú ý hoặc vượt qua ranh giới. Nếu con bạn bắt đầu nói dối, hãy cho con biết việc nói dối làm tổn thương người khác, khiến trẻ trở thành người không đáng tin cậy, và làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho phép con chọn trách nhiệm của mình.
    Trẻ ở độ tuổi đi học thích có lựa chọn để cảm nhận được khả năng kiểm soát và từ đó hăng hái hoàn thành công việc. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc yêu cầu trẻ làm việc nhà (hoặc bài tập), hãy thử hỏi xem con muốn chọn làm việc gì. Đối với bài tập, bạn có thể để con sắp xếp thứ tự hoàn thành bài tập hoặc con sẽ quyết định làm gì trong khoảng thời gian nào đó.[16]
    • Với việc nhà, bạn sẽ đưa ra 6 lựa chọn để con chọn 4 việc muốn làm.
    • Một số phụ huynh tặng quà hoặc tiền khi con làm thêm việc nhà. Nếu con muốn điều gì đó, hãy để con nỗ lực đạt được bằng cách chọn làm việc nhà qua việc bốc thăm. Việc đòi hỏi nhiều công sức thì trẻ nhận được phần thưởng lớn hơn hoặc nhiều tiền hơn!
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giúp trẻ vụn về hoặc thiếu trách nhiệm trở nên thành công.
    Một số trẻ gặp khó khăn vì không hoàn thành trách nhiệm ở nhà hoặc trường học. Mặc dù nguyên nhân có thể là vì sự lười biếng, nhưng bạn có thể tạo ra môi trường tốt nhất giúp trẻ thành công. Hãy chú ý các thiếu sót của trẻ và tìm cách hỗ trợ con.[17]
    • Nếu con thường phải vật lộn với bài tập về nhà mỗi tối, bạn sẽ sắp xếp một khoảng thời gian riêng cho con làm việc đó.
    • Nếu con thường mất nhiều thời gian để ra khỏi giường và chuẩn bị đến trường đúng giờ, hãy thiết lập lịch trình sao cho con có thể thong thả vào buổi sáng. Bạn có thể yêu cầu con soạn tập vở và đồng phục vào tối hôm trước.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Khen ngợi khi con làm tốt.
    Khi con hoàn thành tốt việc gì đó, hãy cho con biết bạn rất tự hào! Được khen và công nhận là việc hết sức ý nghĩa với trẻ. Điều đó cho con biết rằng bạn luôn để mắt đến hành động của con và bạn tự hào về con. Hầu hết mọi đứa trẻ đều muốn sự chấp thuận và chú ý của cha mẹ; vì vậy, bạn đừng ngại cho con điều đó![18]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Mẹ biết con không muốn dọn phòng, nhưng mẹ tự hào khi con đã làm điều đó. Bây giờ con có thể sang nhà bạn chơi”.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Rèn luyện kỷ luật cho trẻ ở độ tuổi tiền thiếu niên và thiếu niên

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho con tham gia vào việc thiết lập giới hạn.
    Sẽ rất hữu ích khi bạn lắng nghe con chia sẻ góc nhìn về sự hợp lý và công bằng. Khi con làm chủ hành vi của mình và giới hạn liên quan, con sẽ dễ dàng thực hiện theo những gì đã đề ra. Mặc dù bạn là người đưa ra quyết định cuối cùng, nhưng con vẫn sẽ cảm thấy ý kiến của mình có giá trị và được đón nhận.[19]
    • Cho con biết rằng bạn thoải mái đón nhận ý kiến liên quan đến nội quy gia đình. Nếu con muốn thay đổi điều gì đó, hãy cho phép con được phép đưa ra lý lẽ hoặc giải pháp thay thế.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tước các đặc quyền.
    Khi con chống đối, bạn có thể tước đi những gì được cho là đặc quyền. Đó có thể là thời gian xem tivi, điện thoại hoặc máy tính. Con vẫn có cơ hội nhận lại các đặc quyền đó bằng hành vi tích cực.[20]
    • Ví dụ, nếu nhóc tì 13 tuổi của bạn có hành vi trả treo, bạn có thể giữ điện thoại của con một ngày. Nếu con vẫn tiếp tục trả treo khi đến hạn trả điện thoại, bạn sẽ giữ điện thoại thêm một ngày nữa. Hãy cho con biết rằng con có thể nhận lại đặc quyền khi có hành vi tích cực.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu con dừng cãi lời và hành xử thiếu tôn trọng.
    Trẻ ở độ tuổi thiếu niên thường hay cãi lời cha mẹ. Hãy dạy con biết tôn trọng cha mẹ kể cả khi hai bên có sự bất đồng ý kiến. Bạn vẫn cho con cơ hội thay đổi giọng điệu. Nếu con không thay đổi, bạn sẽ dừng cuộc trò chuyện.[21]
    • Bạn cần dạy con cách thể hiện sự tôn trọng và lên tiếng khi con đi quá giới hạn. Ví dụ, bạn yêu cầu con không to tiếng hoặc nói tục khi ở nhà.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lắng nghe ý kiến của con.
    Mặc dù con cái cần tôn trọng cha mẹ, nhưng cha mẹ cũng cần tôn trọng con cái. Hãy lắng nghe khi con có điều muốn nói với bạn. Có lẽ thật sự có nguyên nhân hoặc ngoại lệ nào đó sau hành vi của con, nếu bạn chịu lắng nghe con giải thích. Bạn nên cho con thấy rằng bạn quan tâm đến lời nói và cảm xúc của con.[22]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: “Tối hôm qua con đã về muộn và bố muốn biết vì sao”.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thỏa thuận với con.
    Trẻ ở độ tuổi thiếu niên thường làm trái quy định hoặc nổi loạn. Nếu bạn đặt ra nhiều quy định nghiêm ngặt, hãy chuẩn bị tinh thần để chứng kiến các quy định bị phá vỡ. Nếu con bạn thường “phá luật”, bạn có thể thử thỏa thuận với con để mong muốn của cả hai bên đều được nhìn nhận.[23]
    • Ví dụ, nếu bạn muốn con cập nhật thông tin đi đâu và với ai, bạn có thể đồng ý mua cho con điện thoại di động với điều kiện con sẽ dùng nó để liên lạc với bạn, và nếu không, bạn sẽ lấy lại điện thoại.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng đe dọa con. Khi trẻ khiến bạn tức giận, có thể bạn sẽ nói ra những lời mà mình không muốn. Tuy nhiên, điều này khiến bạn mất đi uy quyền của cha mẹ và người thi hành kỷ luật.
  • Tránh đưa ra hình phạt hà khắc.
  • Tránh đánh vào mông hoặc đánh con cái. Dùng vũ lực không phải là cách hiệu quả để điều chỉnh hành vi của trẻ, vì việc này cho trẻ thấy rằng vấn đề chỉ được giải quyết bằng vũ lực. Bên cạnh đó, trẻ cũng hình thành thói quen gây hấn.[24]
  • Thường xuyên chú ý đến con. Nếu bạn cho rằng trẻ nổi loạn để được chú ý, hãy dành thời gian riêng cho con mỗi ngày, chỉ có bạn và con.
  • Rèn kỷ luật cho trẻ mới biết đi là một chủ đề rộng lớn, đặc biệt là khi việc này góp phần hình thành thói quen tốt cho quá trình rèn luyện kỷ luật khi trẻ lớn hơn.
  • Nếu trẻ bị khuyết tật hoặc có vấn đề đáng lo nào đó, bạn không nên kỷ luật trẻ nghiêm khắc như với trẻ khác.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 18.735 lần.
Chuyên mục: Con cái
Trang này đã được đọc 18.735 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo