Cách để Phát triển nhận thức căn bản

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhận thức căn bản là sự đánh giá thiết thực và hợp lý thường phát triển thông qua trải nghiệm sống thay vì quá trình đào tạo bài bản. Mặc dù việc phát triển nhận thức căn bản có vẻ khó khăn, nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng thực hành áp dụng nhận thức căn bản bằng cách chú ý hơn và suy nghĩ kỹ càng trước khi đưa ra quyết định. Khi nhận thức căn bản của bạn ngày càng phát triển, các lựa chọn của bạn cũng sẽ sáng suốt hơn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Đưa ra quyết định dựa trên nhận thức căn bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 So sánh những điều được và mất của từng lựa chọn trước khi đưa ra quyết định.
    Xem xét kết quả tích cực và tiêu cực có thể xảy ra sau quyết định của bạn. Bạn có thể nghĩ thầm nếu cần đưa ra quyết định nhanh, hoặc viết các ưu và nhược điểm ra giấy để xác định việc tốt nhất mà bạn nên làm. Đưa các lựa chọn lên bàn cân để biết điều gì cho bạn kết quả tốt nhất.[1]
    • Ví dụ, nếu bạn nhận lời mời uống rượu bia khi chưa đủ tuổi quy định, tất nhiên bạn sẽ không mất tiền và được nhập hội với người mời, nhưng rủi ro ở đây là bạn có thể gặp rắc rối với quy định của pháp luật. Quyết định tốt nhất và hợp lý nhất là từ chối lời mời đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tin vào cảm giác ban đầu để bạn không phải phân tích quá nhiều.
    Đôi khi trực giác của bạn sẽ cho bạn biết điều gì là tốt nhất. Mỗi khi bạn phải đưa ra quyết định, hãy để ý linh cảm hoặc câu trả lời đầu tiên xuất hiện trong bạn. Nghĩ về kết quả tốt hoặc xấu mà bạn nhận được từ quyết định đó, và đưa ra quyết định mà bạn cảm thấy tốt nhất.[2]
    • Ví dụ, khi ai đó mời bạn uống rượu bia và bạn chưa đủ tuổi quy định, điều đầu tiên xuất hiện trong đầu bạn là không nên nhận lời vì bạn sẽ gặp rắc rối nếu bị phát hiện.

    Cảnh báo: Nói như vậy không có nghĩa là bạn nên quyết định một cách vội vàng. Bạn vẫn cần dành thời gian cân nhắc hậu quả tiêu cực có thể xảy ra từ quyết định mình.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét tình huống từ góc nhìn khác để có thể suy nghĩ kỹ càng.
    Có lẽ bạn cũng nhận ra rằng việc cho bạn bè lời khuyên thường dễ dàng hơn khuyên chính mình. Khi bạn gặp phải một quyết định khó khăn, hãy dừng suy nghĩ trong chốc lát và vờ như bạn đang quan sát một người khác trong tình huống đó. Thử nghĩ xem bạn sẽ nói gì với người đó để họ có thể đưa ra quyết định sáng suốt và tốt nhất. Đừng chọn giải pháp mà bạn không muốn gợi ý cho bạn bè của mình.[3]
    • Ví dụ, nếu bạn nhặt được áo khoác của ai đó ở trường và bạn muốn giữ lại, hãy thử nghĩ xem bạn sẽ nói gì với một người bạn nếu họ nhặt được chiếc áo khoác đó. Chắc hẳn bạn sẽ khuyên họ đem áo đến văn phòng trường, và đó cũng là giải pháp mà bạn nên chọn trong tình huống của mình.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi ý kiến của người đáng tin cậy nếu bạn chưa tự tin với quyết định của mình.
    Không sao cả nếu bạn không biết nên làm gì khi đối mặt với quyết định khó khăn. Hãy kể với cha mẹ/người giám hộ, cố vấn học tập hoặc một người bạn đáng tin cậy về tình huống mà bạn gặp phải. Trao đổi với họ về những lựa chọn khả thi để bạn có có thêm thông tin hữu ích vì họ có nhiều trải nghiệm sống và có thể đã từng trải qua tình huống tương tự.[4]
    • Ví dụ, bạn có thể hỏi “Mẹ ơi, con đang phân vân không biết đâu là quyết định đúng. Con có thể trao đổi với mẹ một chút được không ạ?”
    • Chỉ xin lời khuyên từ những người có ảnh hưởng tốt đến bạn, vì những người đưa ra quyết định tồi tệ sẽ khó mà cho bạn lời khuyên phù hợp với lẽ thường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Không sao cả nếu thỉnh thoảng bạn có đưa ra quyết định sai lầm.
    Ai cũng mắc lỗi và đưa ra những quyết định khiến họ hối hận, nhưng điều đó không có nghĩa là mọi thứ đều sụp đổ. Nếu bạn đưa ra quyết định sai lầm, hãy dành thời gian suy ngẫm và tìm hiểu xem bạn nên thay đổi thế nào để đạt được kết quả tốt nhất. Nếu gặp lại tình huống tương tự trong tương lai, bạn nhớ đưa ra lựa chọn tốt hơn trước đó.[5]
    • Ví dụ, nếu bạn đã mang giày thể thao ra biển khiến giày bám đầy cát, lần sau hãy mang dép kẹp.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Thực hành áp dụng nhận thức căn bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đừng làm những việc mà bạn biết không tốt cho mình.
    Người có nhận thức căn bản đưa ra quyết định dựa trên những gì tạo ra kết quả tốt nhất và tích cực nhất. Nếu bạn biết điều gì đó không tốt, chẳng hạn như hút thuốc hoặc lái xe sau khi uống rượu bia, đừng làm việc đó để tránh nhận về hậu quả tiêu cực. Hãy cân nhắc ưu và nhược điểm trong mỗi lựa chọn để bạn có thể đưa ra quyết định tốt nhất.[6]
    • Ví dụ, nhận thức căn bản cho bạn biết việc mua thứ gì đó mà túi tiền không cho phép là một quyết định tồi tệ vì bạn sẽ gặp khó khăn về mặt tài chính.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý quan sát xung quanh.
    Luôn để mắt đến những gì diễn ra quanh bạn và chú ý phản ứng của người khác trước hành động của bạn. Dùng nhận thức căn bản để đưa ra quyết định dựa trên sự việc diễn ra trước mắt bạn. Ví dụ, khi muốn qua đường, bạn sẽ chờ đến khi không có nhiều xe qua lại để giữ an toàn cho chính mình.[7]
    • Quan sát biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể của người khác khi bạn ở gần họ để biết phản ứng của họ. Ví dụ, nếu ai đó không nhìn vào mắt bạn khi trò chuyện hoặc xoay người sang hướng khác, theo nhận thức căn bản thì bạn nên kết thúc cuộc trò chuyện vì họ không có nhã hứng tiếp chuyện.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn lựa chọn thiết thực nhất trong một tình huống.
    Khi bạn phải đưa ra quyết định, hãy cân nhắc những điều được và mất của mỗi lựa chọn để xác định điều thiết thực nhất. Suy ngẫm về các lựa chọn trước khi bạn phản ứng để có thể đưa ra quyết định phù hợp. Vận dụng hết khả năng đánh giá của bạn khi phải đưa ra quyết định để tránh gặp phải hậu quả tiêu cực.[8]
    • Ví dụ, nếu bạn đang phải lựa chọn giữa nấu hoặc đặt thức ăn, lựa chọn thiết thực nhất có lẽ là nấu ăn vì bạn có sẵn thực phẩm ở nhà và không cần phải tiêu thêm tiền.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy nghĩ trước khi nói để bạn không phải hối hận.
    Trước khi bạn nói điều gì đó khiến người khác cảm thấy bị xúc phạm hoặc tổn thương, hãy thử nghĩ xem bạn sẽ cảm thấy thế nào khi ai đó nói điều tương tự với bạn. Nếu cảm thấy điều gì đó không tích cực, theo lẽ thường bạn nên tránh nói lời gây tổn thương hoặc tốt nhất là giữ im lặng. Luôn “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” để có thể diễn đạt tốt nhất những gì bạn muốn nói.[9]
    • Đừng quên thực hiện điều này khi bạn nhắn tin, gửi email hoặc viết thư. Luôn đọc lại những gì bạn đã viết để đảm bảo nội dung được diễn đạt theo đúng ý của bạn và không khiến người khác hiểu lầm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chấp nhận rằng bạn không thể thay đổi một số điều.
    Nhận thức căn bản cho biết bạn không thể thay đổi kết quả của sự việc đã xảy ra, nhưng đừng để điều đó ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của bạn. Hãy học cách chấp nhận kết quả bằng việc nhìn nhận điều tích cực trong sự việc đó để bạn có thể thấy mặt tươi sáng và đi trên con đường tốt nhất.[10]
    • Ví dụ, bạn cảm thấy buồn vì không làm tốt bài kiểm tra, nhưng trên thực tế thì bạn vẫn còn nhiều bài kiểm tra khác trong quá trình học và vẫn còn cơ hội cải thiện kết quả. Hãy ôn tập và chuẩn bị cho bài kiểm tra tiếp theo để bạn có thể làm tốt hơn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Mỗi người sẽ có nhận thức căn bản khác nhau dựa trên trải nghiệm và tuổi đời của họ.
  • Luôn chuẩn bị trước. Ví dụ, nếu bạn biết trời sẽ trở lạnh, hãy đem theo áo len hoặc áo khoác khi bạn ra khỏi nhà.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 9.157 lần.
Trang này đã được đọc 9.157 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo