Cách để Phá thai ở tuổi vị thành niên

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chắc là bạn hoảng sợ lắm khi biết mình có thai ngoài ý muốn. Có lẽ bạn chưa sẵn sàng để làm mẹ, hoặc sức khỏe của bạn không đảm bảo để có một thai kỳ khỏe mạnh. Nếu cần phải chấm dứt thai kỳ, bạn có thể cân nhắc phương án phá thai. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý về các ảnh hưởng có thể xảy ra, và nhớ đặt sức khỏe cũng như sự an toàn của bạn lên hàng đầu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cân nhắc các lựa chọn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định rằng bạn đã có thai.
    Mất kinh nguyệt là một triệu chứng phổ biến của thai nghén, nhưng đây cũng chưa phải là dấu hiệu chắc chắn. Có thể bạn nghi ngờ mình mang thai khi thấy chậm kinh, đặc biệt nếu còn kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn hoặc đau tức vú. Nếu nghĩ rằng mình có thai, bạn nên thử thai bằng que thử tại nhà. Nhiều bộ thử thai được cho là rất chính xác và có bán rộng rãi ở các hiệu thuốc.[1]
    • Nếu bạn còn đi học, phòng y tế của trường có thể cung cấp que thử thai cho bạn.
    • Nếu que thử thai cho kết quả dương tính, bạn nên đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác. Các bộ thử thai tại nhà có độ tin cậy khá cao, nhưng các xét nghiệm do bác sĩ tiến hành ở phòng khám mới là cách tốt nhất để xác định chắc chắn bạn có mang thai hay không. Bạn hãy đi khám càng sớm càng tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Suy xét xem liệu có an toàn không khi tiết lộ mình có thai.
    Nếu gia đình của bạn hoặc cộng đồng nơi bạn sinh sống cực kỳ bảo thủ, có lẽ bạn sẽ gặp nguy hiểm khi để cho mọi người biết bạn có thai, nhất là khi bạn đang cân nhắc phá thai. Đừng đẩy mình vào nguy cơ bị bạo hành thân thể, bạo hành lời nói hoặc bị đuổi khỏi nhà nếu bạn nghĩ rằng những chuyện này có thể xảy ra.
    • Nếu thấy e sợ khi nói cho người nhà biết, bạn có thể giả vờ đi “cắm trại” hoặc “du lịch” và bí mật đi phá thai. (Nghĩ xem có người bạn nào đáng tin cậy để có thể đi cùng và làm chứng cho bạn). Cẩn thận trong việc ký giấy tờ, và nên nói rõ với bệnh viện rằng bạn không muốn cho người nhà và bác sĩ gia đình của bạn biết.
    • Có thể bạn sẽ không khỏe sau khi phá thai. Những người bên cạnh bạn có thể nghĩ là bạn bị cảm lạnh hoặc cúm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy an toàn.
    Khi đã được bác sĩ chẩn đoán là có thai, có lẽ bạn sẽ có nhiều điều muốn hỏi. Bác sĩ là nguồn hỗ trợ rất hữu ích của bạn. Cơ thể bạn sẽ thay đổi đáng kể khi mang thai, vì vậy bạn nên hỏi bác sĩ về những gì mình có thể trải qua dù không có ý định giữ thai.[2]
    • Bác sĩ sẽ khám và có thể làm một số xét nghiệm máu hoặc siêu âm.
    • Nhờ bác sĩ ước tính xem bạn đã mang thai được bao lâu. Nhiều nơi có luật cho phép hoặc không cho phép phá thai dựa vào tuổi thai. Thông thường, việc phá thai sẽ an toàn nhất trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Suy xét các phương án.
    Có lẽ bạn rất sợ hãi và hoang mang khi biết mình có thai vào lúc không ngờ tới. Hãy dành ra vài ngày để suy nghĩ về các lựa chọn. Nếu có bạn thân hoặc người thân nào tin cậy được, bạn đừng ngại ngần tìm đến họ để xin lời khuyên. Quan trọng nhất là bạn cần cân nhắc và ra quyết định tối ưu cho bạn và sức khỏe của bạn.[3]
    • Về cơ bản, bạn có ba lựa chọn chính: làm mẹ, cho đứa bé làm con nuôi, và phá thai.
    • Cho dù bạn đã biết mình muốn xử lý như thế nào thì việc nói chuyện với chuyên gia tư vấn vẫn là ý hay. Họ có thể giúp bạn chuẩn bị cho những khả năng có thể xảy ra. Các bệnh viên phụ sản cũng có bộ phận tư vấn cho những người đang phân vân không biết có nên phá thai hay không, đồng thời có thể cung cấp các nguồn hỗ trợ nếu bạn muốn giữ thai nhưng thiếu tiền hoặc thiếu sự hỗ trợ.
    • Nếu có thể, bạn cũng nên nói chuyện với bạn tình và hai bạn cùng cân nhắc các lựa chọn. Tuy nhiên, quyền quyết định vẫn là ở bạn.[4]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tiến hành làm thủ thuật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một cơ sở y tế phù hợp.
    Một khi đã quyết định phá thai, bạn cần đảm bảo làm thủ thuật này ở một cơ sở y tế an toàn và đảm bảo vệ sinh. Bác sĩ phụ khoa của bạn có thể tiến hành thủ thuật này, nhưng nếu không, bạn hãy nhờ bác sĩ giới thiệu một nơi mà bạn có thể đến để làm thủ thuật.[5]
    • Tại Mỹ, bạn có thể tìm đến Planned Parenthood (tổ chức kế hoạch hóa gia đình). Tổ chức này cung cấp các dịch vụ sinh sản ở mức độ toàn diện và sẽ là nguồn hỗ trợ tuyệt vời cho bạn (ngay cả khi bạn quyết định giữ thai).
    • Nhớ tìm hiểu xem cơ sở y tế mà bạn gọi đến thực sự có dịch vụ phá thai không. Một số tổ chức kế hoạch hóa gia đình có thực hiện thủ thuật này, nhưng có nhiều trung tâm “giúp đỡ phụ nữ mang thai ngoài ý muốn” thường tìm cách làm cho bạn sợ hãi và lừa gạt để bạn không thể phá thai. Chỉ cần một câu hỏi đơn giản qua điện thoại là bạn sẽ có được câu trả lời.
    • Có hai cách phá thai. Một là làm phẫu thuật ở cơ sở y tế, và hai là uống thuốc do bác sĩ kê toa. Khi tìm được bệnh viện có dịch vụ phá thai, bạn hãy thảo luận với họ về hai lựa chọn này.
    • Hỏi bệnh viện về luật phá thai trong vùng bạn đang sống. Một số cơ sở đòi hỏi trẻ vị thành niên phải được phép của cha mẹ hoặc người giám hộ trước khi thực hiện thủ thuật phá thai. Tuy nhiên, đôi khi bạn có thể xin tòa án cho phép miễn trừ yêu cầu này. Bạn hãy hỏi cơ sở y tế về các quy định trong vùng bạn sống.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nói chuyện với bố mẹ.
    Nếu dưới 18 tuổi, có thể bạn cần phải được sự cho phép của cha mẹ để làm thủ thuật phá thai, tùy vào vùng bạn đang sống. Bạn có thể tìm thông tin bằng cách hỏi trung tâm y tế về luật này. Dù sao thì có lẽ bạn vẫn nên bàn bạc với bố mẹ. Hy vọng là bố mẹ bạn sẽ là nguồn hỗ trợ hữu ích cho bạn.[6]
    • Chọn thời gian và địa điểm thích hợp để nói chuyện với bố mẹ. Bạn cần nói chuyện ở nơi riêng tư và không bị xen ngang. Hãy hỏi bố mẹ xem liệu lúc này nói chuyện có tiện không để đảm bảo bố mẹ bạn không bị phân tâm.
    • Cố gắng giữ bình tĩnh và trung thực. Diễn đạt cảm giác và nhu cầu của bạn một cách rõ ràng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thu xếp làm thủ thuật mà không có sự đồng ý của cha mẹ.
    Nhiều nơi đòi hỏi phải có bảo lãnh của cha mẹ, nhưng bạn vẫn có thể làm thủ thuật phá thai hợp pháp mà không cần có sự đồng ý của cha mẹ. Nếu bố mẹ bạn không ký giấy bảo lãnh, hoặc nếu bạn lo sợ hoặc không thể nói với bố mẹ, bạn cần có quyết định miễn trừ của tòa án. Trong trường hợp này, tòa án sẽ cấp giấy chấp thuận thay cho cha mẹ.[7]
    • Trung tâm kế hoạch hóa gia đình có các thông tin về việc xin giấy chấp thuận của tòa án và có thể giúp bạn làm thủ tục. Bạn cũng có thể gọi cho đường dây nóng quốc gia tư vấn về việc phá thai. Họ có thể giúp bạn tìm hiểu các bước cần thiết.
    • Quy định về giấy bảo lãnh của cha mẹ không áp dụng nếu bạn đã kết hôn, có con hoặc trong trường hợp cấp cứu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm một người hỗ trợ.
    Nếu cảm thấy không thể nói chuyện với bố mẹ, bạn nên tìm ai đó mà bạn có thể tin cậy để chia sẻ. Ngay cả khi bạn đã quyết định phá thai thì đây vẫn có thể là một trải nghiệm xáo trộn nhiều cảm xúc. Sẽ rất hữu ích nếu bạn có một hệ thống hỗ trợ trong thời gian khó khăn này. Hãy bình tĩnh và lý trí khi nói chuyện, và cho họ biết rằng bạn cần sự giúp đỡ của họ.[8]
    • Cố gắng tìm một người thân hoặc người bạn đáng tin cậy và nhờ người đó cùng đi với bạn đến cơ sở y tế. Có thể bạn cần được hỗ trợ sau khi làm thủ thuật – bạn không được lái xe về nhà nếu được gây mê khi làm thủ thuật, và có lẽ bạn cũng cần một người an ủi để vượt qua chuyện buồn này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị cho thủ thuật.
    Khi chuẩn bị đến phòng khám, bạn cần biết chi phí cho thủ thuật là bao nhiêu. Ở Mỹ, chí phí trung bình cho ca phá thai là khoảng 800 USD. Chí phí làm phẫu thuật có thể lên đến 1.500 USD cho ca phá thai trong 3 tháng đầu thai kỳ. Tốt nhất là bạn nên chuẩn bị và nghĩ xem bạn sẽ lo liệu cho chi phí này bằng cách nào. Như vậy bạn sẽ giảm được căng thẳng vào ngày làm thủ thuật.[9]
    • Nhiều trung tâm y tế áp dụng biểu phí bậc thang. Điều này nghĩa là thu nhập và khả năng của bạn sẽ được cân nhắc trong việc tính phí. Thường thì chi phí phải trả sẽ được giảm đáng kể.
    • Nếu không thể thanh toán ngay một lần, bạn có thể hỏi bác sĩ xem có thể trả góp không.
    • Cố gắng thu xếp làm thủ thuật vào ngày không phải đi học hoặc đi làm, sao cho bạn có ít nhất một ngày để nghỉ ngơi và bình phục.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Biết những gì sắp xảy ra.
    Trước khi đến bệnh viện, bạn cần biết mình sẽ được uống thuốc hay làm thủ thuật phá thai. Phương pháp phá thai bằng thuốc thường được áp dụng nếu thai dưới 9 tuần tuổi và có hiệu quả đến 97%.[10]
    • Nếu làm thủ thuật nạo phá thai, bạn cũng nên biết trước về thủ thuật. Có hai loại phẫu thuật phá thai: hút chân không và D&E (nong và bài xuất). Bạn hãy hỏi bác sĩ để biết mình sẽ được làm thủ thuật nào.
    • Trước khi tiến hành cả hai thủ thuật trên, bạn có thể được uống thuốc để thư giãn. Trước khi tiến hành hút chân không, bác sĩ sẽ khám và gây tê cổ tử cung, sau đó bào thai sẽ được hút ra bằng một thiết bị hút chân không. Thủ thuật này diễn ra trong khoảng 5-10 phút. Lưu ý là bạn còn cần thêm thời gian làm thủ tục trước và sau thủ thuật để điền hồ sơ và trao đổi với bác sĩ.
    • Thủ thuật nong và bài xuất cũng bắt đầu bằng việc bác sĩ kiểm tra tử cung và gây tê cổ cử cung. Cổ tử cung sẽ được nong bằng thuốc hoặc các chất lỏng, sau đó bác sĩ sẽ dùng ống hút chân không để làm sạch tử cung. Thủ thuật này sẽ mất khoảng 20 phút vì cần thêm thời gian chuẩn bị cho tử cung.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đối phó với những tác động sau khi phá thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu về quá trình hồi phục thể chất.
    Sau phẫu thuật phá thai, bạn cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình hồi phục. Bạn có thể bị xuất huyết hoặc cảm thấy co thắt trong tử cung đến 1 tuần sau khi làm thủ thuật. Bác sĩ có thể cung cấp thuốc giảm đau để bạn đối phó với các tác động về thể chất.[11]
    • Bạn cũng sẽ được kê toa thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng.
    • Liên lạc ngay với bác sĩ nếu bạn bị chảy nhiều máu hoặc các cơn co thắt gây đau dữ dội. Bạn cũng nên gọi cho bác sĩ nếu bắt đầu bị sốt trong những ngày sau khi làm thủ thuật, hoặc có dịch tiết âm đạo rất đặc hoặc có mùi hôi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết các cảm xúc của bạn.
    Sau khi phá thai thì việc bạn có nhiều cảm xúc đan xen là điều tự nhiên. Một số người có cảm giác gần như nhẹ nhõm, số khác lại có cảm xúc phức tạp hơn, chẳng hạn như buồn bã, đau khổ hoặc bối rối.[12] Dù cảm thấy thế nào, bạn cũng hãy cho mình thời gian và không gian để cảm nhận.
    • Phá thai là một trải nghiệm rất cá nhân. Đừng xấu hổ nếu sau đó bạn trở nên quá xúc động. Hãy hiểu và chấp nhận cảm giác của mình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm sự giúp đỡ.
    Mặc dù tình trạng xúc động sau khi phá thai là bình thường, nhưng hãy đảm bảo là tinh thần của bạn đang hồi phục. Khi bạn còn ở tuổi vị thành niên thì điều này lại càng quan trọng, vì bạn vửa trải qua rất nhiều thay đổi trong cuộc đời. Nếu bạn nhận thấy các cảm giác như buồn phiền, tội lỗi hoặc giận dữ kéo dài dai dẳng, có lẽ là đã đến lúc bạn cần tìm sự giúp đỡ.[13]
    • Đôi khi bạn sẽ cảm thấy nhẹ nhõm hơn khi nói chuyện với người thân hoặc bạn bè, nhưng có những lúc vấn đề lại trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp này, bạn hãy nhờ bác sĩ giới thiệu một chuyên gia tâm lý hoặc một nhóm hỗ trợ. Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc.
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Đảm bảo rằng thủ thuật phá thai phải do bác sĩ có kinh nghiệm thực hiện.
  • Nhớ tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ trong quá trình hồi phục.
  • Với luật lệ nghiêm ngặt về phá thai tại Mỹ, có thể bạn sẽ cảm thấy tuyệt vọng, thậm chí nghĩ đến việc thử phá thai tại nhà. Đừng bao giờ đặt mình vào tình huống nguy hiểm bằng bất cứ cách nào. Phá thai tại nhà có thể gây chết người hoặc dẫn đến các biến chứng với hậu quả kéo dài cả đời. Bạn cần bác sĩ có chuyên môn thực hiện việc này.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 18.950 lần.
Chuyên mục: Giới tính | Giới trẻ
Trang này đã được đọc 18.950 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo