15 tin nhắn chân thành gửi cho bạn trai sau trận cãi vã

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Bạn vừa cãi nhau với bạn trai, và thay vì ngồi nghĩ xem ai là người có lỗi, bạn đã có quyết định khôn ngoan là tập trung vào việc làm lành với anh ấy. Bạn muốn gửi một tin nhắn cho chàng để mở lời, nhưng bạn nên viết gì đây? Chúng tôi đã liệt kê một loạt các tin nhắn phù hợp với các tình huống thực tế sau trận cãi vã để giúp bạn. Ngoài ra, ở cuối danh sách còn có các lời khuyên cho bạn về việc chọn thời điểm và phong cách nhắn tin phù hợp.

1

Thừa nhận lỗi của bạn trong cuộc cãi vã

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Một lời xin lỗi chân thành có thể xoa dịu tổn thương trong nhiều tình huống.
    Khi xin lỗi qua tin nhắn, bạn nên diễn đạt trực tiếp và nhận phần trách nhiệm của mình một cách công bằng (có thể nhiều hơn một chút). Hãy nói cụ thể rằng bạn xin lỗi vì điều gì nhưng cố gắng tránh các từ ngữ tiêu cực như “cãi nhau” nếu có thể.[1]
    • Nếu bạn biết lỗi chủ yếu là do bạn: “Em rất xin lỗi vì đã nối nóng khi anh bảo anh làm mất chìa khóa. Em đã làm to chuyện không đáng chỉ vì một lỗi mà anh không cố ý.”
    • Nếu bạn cảm thấy lỗi phần lớn là do bạn trai: “Em xin lỗi vì chiều nay đã xử sự không khéo. Lẽ ra em phải ra ngoài vài phút để mọi việc không xấu đi như vậy.”
    • Nếu cuộc cãi vã xảy ra là vì bạn không lắng nghe: “Em thực sự xin lỗi vì đã phớt lờ anh khi anh định nói với em một chuyện quan trọng. Em biết mình phải học cách lắng nghe tốt hơn.”
    • Nếu bạn mong bạn trai tha thứ: “Em xin lỗi. Em biết là mình đã làm rối tung mọi thứ. Em hy vọng anh có thể tha thứ cho em.”
    Quảng cáo
2

Nói rằng chàng có ý nghĩa với bạn như thế nào

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thử dùng cách này nếu bạn sợ rằng anh ấy nghĩ bạn không còn yêu anh ấy nữa.
    Khi cuộc tranh cãi căng thẳng đến mức gay gắt, bạn có thể thốt ra những lời như “Chẳng biết sao mà em có thể chịu đựng được anh nữa” hoặc “Bây giờ em đang rất ghét anh”. Nếu thế, bạn hãy thừa nhận là mình đã quá lời và nói rõ rằng bạn vẫn rất yêu anh ấy.
    • “Anh là tất cả đối với em. Em ân hận quá vì tối qua đã làm ầm cả lên.”
    • “Chuyện hôm qua thật là điên rồ, nhưng em yêu anh hơn mọi thứ trên đời. Em hy vọng là chúng ta có thể hòa thuận trở lại.”
    • “Em xin lỗi vì đã nói ra những lời làm anh đau lòng. Em yêu anh.”
3

Cho anh ấy biết rằng bạn hối tiếc vì chuyện đã xảy ra

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đưa ra lời giải thích nếu bạn đã hành xử không giống tính cách ngày thường của mình.
    Cuộc sống không thể tránh khỏi xảy ra xung đột, nhưng mong rằng đó không phải là thói quen của bạn. Trong trường hợp này, bạn hãy cho anh ấy biết bạn áy náy vì đã để cho một chuyện khác thường như vậy xảy ra. Tuy rằng không nên kiếm cớ để cớ biện bạch, nhưng bạn có thể giải thích vì sao lại xảy ra chuyện đáng tiếc này.[2]
    • Nếu có sự việc nào đó khiến bạn không giữ được bình tĩnh mà không liên quan đến anh ấy: “Em xin lỗi vì đã đem những chuyện bực dọc ở chỗ làm trút lên anh.”
    • Nếu bạn lớn lên trong gia đình thường xảy ra cãi cọ: “Em ghét cãi nhau vì hồi bé em toàn phải nghe bố mẹ cãi cọ, thế nên em rất tiếc vì đã để cho chuyện nhỏ hóa to như vậy.”
    • Nếu bạn đã mất bình tĩnh khi đang cố “sửa chữa” mối quan hệ: “Em hơi quá khích vì em lo cho mối quan hệ của chúng ta, nhưng đáng lẽ em không nên biến nó thành cuộc cãi vã.”
    • Nếu bạn lỡ nói điều gì đó gây tổn thương hoặc thiếu tế nhị: “Em không biết phải diễn tả cảm giác tiếc nuối của em bây giờ như thế nào sau khi đã lỡ lời nói anh ngu ngốc. Chưa lúc nào em thấy hối hận vì những điều mình đã nói ra như lúc này.”
    Quảng cáo
4

Xin một cơ hội để giãi bày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thử dùng cách này khi bạn có lỗi mà không muốn tìm lý do biện minh.
    Nếu bạn đi ngay vào giải thích hành vi của mình thì có vẻ như bạn đang tìm cớ để bào chữa. Thay vào đó, bạn nên xin anh ấy một cơ hội để giải thích vì sao mọi chuyện lại diễn ra như vậy. (Nếu có thể, bạn hãy đề nghị nói chuyện với anh ấy trực tiếp hoặc qua điện thoại.[3])
    • “Em thấy ân hận về việc em đã làm quá. Em thấy mình thật vô lý. Em rất muốn có cơ hội để giải thích vì sao em lại bực bội như vậy. Em có thể gọi cho anh được không?”
    • “Em rất xin lỗi vì đã nổi nóng như tối hôm qua. Em có vài chuyện rắc rối trong gia đình mà đáng lẽ phải nói với anh sớm hơn. Em có thể đến nhà anh để giải thích chuyện gì đang xảy ra không?”
5

Ngỏ lời làm việc gì đó dễ thương cho anh ấy

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tỏ ra hối lỗi bằng cách làm những việc nào đó để anh ấy cảm thấy dễ chịu hơn.
    Những cử chỉ tử tế không thể thay thế một lời xin lỗi chân thành, nhưng đó cũng là một cách cụ thể để tỏ ý rằng bạn hối hận. Đừng vì cảm giác tội lỗi mà bạn phải làm những việc mà bạn thực sự không muốn, nhưng bạn nên đưa ra các đề xuất hợp lý mà bạn biết anh ấy sẽ cảm động.
    • “Em rất muốn nói lời xin lỗi với anh… ở nhà hàng bò bít tết mà anh thích ấy. Anh có thể đến đó gặp em không? Em đặt bàn lúc 7 giờ tối nay nhé?”
    • “Em rất xin lỗi. Xin lỗi bằng cách nào? Tuần sau em sẽ rửa hết bát đĩa nhé - mà anh biết em ghét rửa bát đĩa như thế nào rồi đấy.”
    • Gửi bức ảnh chụp chiếc xe của anh ấy đã được rửa sạch bong và bạn đứng bên cạnh cầm tấm biển “Em xin lỗi!”
    Quảng cáo
6

Nói rõ rằng bạn có kế hoạch thay đổi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Để lời xin lỗi thêm thuyết phục, bạn có thể nêu ra kế hoạch cải thiện bản thân.
    Nếu lỗi chủ yếu là ở bạn thì một lời xin lỗi dù có chân thành cũng vẫn chưa đủ. Hãy nêu ra những cách cụ thể, thực tế và khả thi mà bạn định làm để anh ấy biết rằng bạn sẽ học được từ những chuyện đã xảy ra, sẽ cải thiện và đảm bảo không lặp lại sai lầm đó nữa.[4]
    • “Em rất xin lỗi vì đã không kiềm chế khi bực bội với anh. Em hứa với anh là lần sau em sẽ giữ bình tĩnh.”
    • “Em không biết nói sao để anh hiểu là em hối hận như thế nào. Đúng là chẳng hay ho gì khi em uống quá chén như vậy. Nhất định em sẽ bớt uống rượu lại.”
    • “Chính em cũng không tin được là em lại nặng lời với anh như thế. Em xin lỗi. Em biết là mình phải tiết chế nên đã đăng ký lớp học kiểm soát cơn giận rồi.”
7

Công nhận cảm xúc của anh ấy.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Gửi tin nhắn này khi bạn biết anh ấy vẫn còn giận.
    Có thể phản ứng tự nhiên của bạn là muốn giảm nhẹ cảm xúc của anh ấy bằng những câu như “Em biết là anh bực mình, nhưng rồi anh sẽ hết giận thôi mà” hoặc “Có gì nghiêm trọng lắm đâu”. Tuy nhiên, bất kể là anh ấy hối hận, khó chịu hoặc vẫn giận dữ, bạn cũng đừng cố gắng kiểm soát cảm xúc của anh ấy. Thay vào đó, hãy hỏi rằng bạn có thể làm gì để giúp anh ấy xử lý cảm xúc.
    • “Em sẵn sàng nói chuyện bất cứ khi nào anh muốn, nhưng nếu anh cần được yên tĩnh vài ngày thì cũng không sao.”
    • “Bây giờ em có thể làm gì để giúp anh không? Hôm nay chúng mình cãi nhau như vậy em thấy buồn quá.”
    • “Em biết là anh vẫn còn giận và anh có quyền như vậy. Anh nói cho em biết bây giờ em có thể làm gì được không?”
    Quảng cáo
8

Nói những câu đùa của người trong cuộc để làm dịu căng thẳng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dùng cách này...
    Dùng cách này chỉ khi bạn biết là anh ấy cũng cảm thấy bứt rứt sau trận cãi nhau chỉ vì một chuyện vặt vãnh. Có những trận cãi nhau to nổ ra chỉ vì một chuyện ngớ ngẩn nào đó, và có thể cả hai đang muốn tìm cớ để cười xòa cho qua. Nếu bạn biết chắc là anh ấy đang cảm thấy như vậy, hãy giúp chàng yên tâm bằng cách gửi một tin nhắn vui.
    • “Chuyện vừa rồi điên rồ quá! Chắc đây là lần chúng mình cãi nhau hăng nhất từ khi kết thúc show hẹn hò trên truyền hình đấy (mà em vẫn chưa xong show diễn đâu nhé!)”
    • “Trời ơi. Em thấy chúng mình giống trong đoạn phim quảng cáo bảo hiểm nhân thọ vậy, kiểu như hai ông bà già cãi nhau cả nửa tiếng đồng hồ vì một chuyện mà họ cũng chẳng nhớ là gì nữa.”
    • “Anh thấy tối qua cái gì đỏ hơn - áo của em hay mặt của em? Chắc anh nghĩ em sẽ nổ tung như quả bóng quá.”
9

Đề nghị bỏ qua cuộc cãi vã

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chiến thuật này có hiệu quả nếu cả hai cùng có lỗi bằng nhau.
    Giả sử như hai bạn cãi nhau nảy lửa chỉ vì một chuyện quá vớ vẩn. Thay vì cứ lo nghĩ vì sao một chuyện vụn vặt như vậy lại biến thành chuyện lớn, bạn hãy hỏi anh ấy xem cả hai có thể cùng tìm cách cải thiện mối quan hệ qua việc giao tiếp tốt hơn không.
    • “Em không thể tin được là chúng mình lại cãi nhau cho vì một chiếc quần! Mình có thể quên nó đi và học cách chia sẻ cởi mở với nhau hơn không?”
    • “Hãy coi như mình chưa từng cãi nhau được không? Em thấy chuyện này không đáng để mình nhắc lại.”
    • “Chúng mình chưa bao giờ cãi nhau như vậy và cũng không bao giờ muốn chuyện tương tự xảy ra lần nữa. Anh có đồng ý cùng em đi trị liệu tâm lý cặp đôi không?”
    Quảng cáo
10

Cho bạn trai biết rằng bạn sẵn sàng lắng nghe nếu anh ấy muốn nói chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dùng cách này thay vì đòi bạn trai xin lỗi nếu anh ấy là người có lỗi.
    Nếu bạn đòi hỏi bạn trai xin. lỗi, cho dù chỉ là lời nhắc nhẹ nhàng, có thể bạn chỉ khiến anh ấy phản ứng tiêu cực. Thay vào đó, bạn có thể bắt đầu bằng một lời xin lỗi ngắn gọn, hợp lý về phần lỗi của mình, sau đó mở cánh cửa cho anh ấy có thể xin lỗi.
    • “Em xin lỗi vì đã nổi giận với anh. Nếu anh muốn nói chuyện về việc đã xảy ra thì em sẵn sàng lắng nghe.”
    • “Chuyện này thật đáng tiếc. Em xin lỗi về phần của em trong đó. Bây giờ em đã bình tĩnh lại và sẽ lắng nghe bất cứ lúc nào anh muốn nói chuyện.”
    • “Em rất tiếc về việc đã xảy ra. Nói chuyện với em lúc nào anh cảm thấy thoải mái nhé. Em thực sự muốn chúng ta tìm cách vượt qua chuyện này.”
11

Đề xuất một thỏa hiệp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hãy chủ động chìa tay ra trước nếu hai bên mắc kẹt trong bất đồng.
    Nghệ thuật thỏa hiệp là rất quan trọng trong bất cứ mối quan hệ tốt đẹp nào. Thế nên, nếu cuộc cãi vã xảy ra do bất đồng ý kiến, bạn hãy đề xuất một giải pháp công bằng và cho anh ấy một cơ hội để phản hồi.
    • “Thôi mình đừng cãi nhau về chuyện đi nghỉ mát ở đâu nữa. Hay là mình chọn kiểu đi chơi khác đi- như một chuyến cắm trại chẳng hạn?”
    • “Thay vì cãi nhau rằng ai dọn đến nhà ai, sao mình không cùng nhau chọn một nơi ở khác?”
    • “Em biết anh không muốn đi dự dạ hội cuối năm, nhưng em lại rất muốn đi. Chúng ta có thể đến đó nhưng chỉ ở lại khoảng 2 tiếng thôi được không?”
    Quảng cáo
12

Đề nghị anh ấy gặp mặt nói chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dù hai bạn thường xuyên giao tiếp qua tin nhắn, có lẽ nói chuyện trực tiếp vẫn hay hơn.
    Nhắn tin thì tốt hơn là im lặng sau khi cãi nhau nhưng cũng chưa phải là cách lý tưởng để xin lỗi, giải quyết vấn đề hoặc lắng nghe nhau. Thường thì gặp mặt nói chuyện là tốt nhất vì bạn có thể đọc được ngôn ngữ cơ thể của nhau, nhưng gọi điện thì vẫn tốt hơn là nhắn tin.[5]
    • “Anh có thể gặp em ở quán cà phê để nói chuyện không? Em rất xin lỗi vì đã cư xử không đúng.”
    • “Mình bắt đầu cãi nhau qua tin nhắn, thế nên em rất muốn gặp anh để giải quyết. Đến gặp em sau giờ học nhé.”
    • “Em có thể gọi điện cho anh để nói chuyện cặn kẽ không? Nhắn tin có vẻ không tiện lắm.”
13

Đợi đến khi bình tĩnh lại mới gửi tin nhắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tình hình có thể càng xấu đi nếu bạn gửi một tin nhắn thiếu suy nghĩ.
    Nếu cuộc cãi vã chỉ vừa kết thúc hoặc nếu bạn vẫn còn tức giận vài tiếng sau đó thì đừng gửi tin nhắn. Hãy suy nghĩ chín chắn trước khi nhấn nút “gửi”- nếu không, bạn có thể nói điều gì đó gây tổn thương và khơi lại cuộc cãi vã thay vì dập tắt nó.
    • Nếu bạn vẫn còn giận, hãy thử dùng các kỹ thuật lấy lại bình tĩnh như thực hiện các bài tập hít thở sâu, đi dạo một vòng, hình dung ra khung cảnh yên vui hoặc nghe nhạc êm dịu.
    Quảng cáo
14

Gửi tin nhắn đầu tiên ngắn gọn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tập trung vào việc gặp mặt để xử lý vấn đề thay vì qua một tin nhắn dài.
    Thực ra điều mà bạn đang nhắm đến là khởi đầu cuộc trò chuyện, do đó bạn nên nhanh chóng đi thẳng vào vấn đề. Nếu bạn gửi một tin nhắn dài lê thê, bạn trai bạn có thể cảm thấy mệt mỏi và không muốn nói chuyện với bạn.
    • Thực ra ở đây không có tiêu chuẩn nào về độ dài của tin nhắn mà bạn nên làm theo cả. Bạn chỉ cần đọc kỹ tin nhắn trước khi nhấn nút “gửi” để đảm bảo vào thẳng vấn đề mà không nói lan man.
    • Bạn có thể thả một vài biểu tượng cảm xúc như 😢, 🙏, hoặc 😘, nhưng đừng dựa vào những biểu tượng đó hoặc cắt bớt từ ngữ để tin nhắn ngắn đi.
15

Thử một phương thức khác nếu anh ấy không phản hồi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đừng gửi nhiều tin nhắn liên tiếp để mong nhận được lời đáp.
    Nếu bạn trai bạn không trả lời tin nhắn, nhiều khả năng không phải là vì anh ấy chưa nhận được tin nhắn của bạn mà có lẽ anh ấy vẫn còn giận. Bạn có thể đợi vài tiếng đến một ngày và gửi lại tin nhắn hoặc chuyển sang một lựa chọn khác như sau:
    • Gọi điện.
    • Nhắn cho anh ấy trên mạng xã hội.
    • Gửi một email; trong đó bạn có thể đi vào chi tiết hơn (nhưng vẫn không nên dài dòng quá.)
    • Nhờ một người bạn chung liên lạc với anh ấy.
    • Dùng phương thức xưa cũ là viết lời nhắn hoặc viết thư.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi nói chuyện sau trận cãi vã, bạn nhớ phải lắng nghe một cách chủ động những điều anh ấy nói. Ngoài ra, hai bên nên lần lượt bày tỏ cảm xúc của mình để cả hai cùng cảm thấy được lắng nghe.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Liana Georgoulis, PsyD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học
Bài viết này đã được cùng viết bởi Liana Georgoulis, PsyD. Bác sĩ Liana Georgoulis là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép với hơn 10 năm kinh nghiệm, hiện là trưởng khoa lâm sàng của Coast Psychological Services tại Los Angeles. Cô đã nhận được bằng Bác sĩ Tâm lý của Đại học Pepperdine vào năm 2009. Phòng khám của cô cung cấp liệu pháp hành vi nhận thức và các liệu pháp dựa trên bằng chứng khác cho thanh thiếu niên, người lớn và các cặp vợ chồng. Bài viết này đã được xem 14.532 lần.
Chuyên mục: Tình yêu
Trang này đã được đọc 14.532 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo