Cách để Nhận diện Trẻ có Tài năng Bẩm sinh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Trường học thường có một số chương trình đặc biệt đặc biệt dành cho học sinh tài năng và có thể nhận diện học sinh tài năng dựa trên chỉ số IQ cùng với các bài kiểm tra chuẩn hóa. Tuy nhiên, bạn không nên hoàn toàn tin tưởng vào trường học trong việc khám phá tài năng của con cái. Có rất nhiều yếu tố bạn có thể áp dụng để nhận diện một đứa trẻ tài năng nhưng một vài trong số đó không được chú ý tới trong hệ thống giáo dục truyền thống. Nếu con bạn tài năng, bạn cần đảm bảo rằng bé sẽ nhận được sự chú ý đặc biệt cần thiết để phát triển. Bạn có thể nhận ra một đứa trẻ tài năng qua lực học vượt trội, kỹ năng giao tiếp tuyệt vời, suy nghĩ thấu đáo và năng lực thấu cảm cao.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Kiểm chứng Khả năng Học hỏi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý đến trí nhớ của trẻ.
    Trẻ tài năng thường có trí nhớ tốt hơn trẻ em bình thường khác. Thường thì bạn sẽ nhận ra điều đặc biệt về trí nhớ của bé trong trường hợp ít ngờ nhất. Hãy lưu ý dấu hiệu cho thấy trẻ sở hữu trí nhớ siêu phàm.[1]
    • Trẻ sẽ nhớ thông tin tốt hơn người khác. Trẻ tài năng thường nhớ thông tin mà trẻ được biết từ khi còn nhỏ, chủ yếu là do sự tò mò muốn tìm hiểu của bản thân. Trẻ sẽ nhớ bài thơ mà mình thích hoặc một phần trong quyển sách nào đó. Ngoài ra, trẻ còn nhớ được thủ đô của các nước và tên một số loài chim.
    • Lưu ý dấu hiệu cho thấy trẻ có trí nhớ siêu phàm trong hoạt động thường ngày. Bạn sẽ thấy trẻ dễ dàng nhớ thông tin trong sách hoặc trên truyền hình. Ngoài ra, trẻ cũng nhớ đầy đủ chi tiết của một sự kiện. Ví dụ, trẻ nhớ hết tên tất cả mọi người có mặt trong bữa ăn tối, kể cả người chưa gặp bao giờ và có thể nhớ đặc điểm ngoại hình của từng thành viên trong gia đình như màu tóc, màu mắt và trang phục.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý kỹ năng đọc.
    Khả năng đọc sớm thường là dấu hiệu cho thấy tài năng của trẻ, đặc biệt là khi trẻ tự học đọc và viết. Nếu con bạn có thể đọc trước khi đi học thì đây là dấu hiệu của sự tài năng. Bạn cũng sẽ thấy trẻ có khả năng đọc tốt hơn trẻ cùng trang lứa. Trẻ đạt được điểm cao trong bài kiểm trả chuẩn hóa về đọc hiểu và giáo viên cũng thấy trẻ đọc thường xuyên trên lớp. Trẻ sẽ thích đọc sách hơn các hoạt động thể chất khác.[2]
    • Tuy nhiên, nên nhớ rằng khả năng đọc chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy tài năng của trẻ. Một số trẻ thông minh gặp khó khăn với việc đọc khi còn nhỏ vì trẻ chỉ sống trong thế giới của riêng mình. Ví dụ, như bạn biết Albert Einstein không biết đọc cho đến khi 7 tuổi. Nếu con bạn không có khả năng đọc vượt trội nhưng có dấu hiệu khác của sự tài giỏi thì vẫn là một đứa trẻ tài giỏi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá khả năng toán học.
    Trẻ tài giỏi thường có kỹ năng vượt trội trong một số lĩnh vực. Một số trẻ rất giỏi Toán. Cũng như với khả năng đọc, hãy để ý điểm kiểm tra và kết quả học tập của trẻ ở môn Toán. Ngoài ra, ở nhà thì trẻ thích chơi xếp hình và trò chơi trí óc khi có thời gian rảnh.[3]
    • Lưu ý rằng, cũng như khả năng đọc, không phải trẻ tài năng nào cũng giỏi Toán. Tuy nhiên, trẻ sẽ có sở thích và kỹ năng khác nhau với từng lĩnh vực. Mặc dù trẻ tài năng thường hứng thú với Toán nhưng trẻ gặp khó với việc học Toán không có nghĩa là kém tài giỏi hơn.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem xét sự phát triển ở giai đoạn đầu của trẻ.
    Trẻ thông minh có xu hướng đạt đến mốc phát triển sớm hơn trẻ cùng trang lứa. Trẻ sẽ nói các câu hoàn chỉnh sớm hơn các bạn cùng tuổi. Ngoài ra, trẻ cũng có lượng tự vựng phong phú khi còn nhỏ và có thể tham gia cuộc hội thoại cũng như đặt câu hỏi sớm hơn các trẻ khác. Nếu trẻ phát triển sớm hơn các bạn cùng trang lứa, trẻ có thể thuộc nhóm tài năng.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiến thức về thế giới xung quanh của trẻ.
    Trẻ tài năng có đam mê đặc biệt trong việc tìm hiểu thế giới, chính trị và các sự kiện khác trong cuộc sống. Ngoài ra, trẻ cũng đặt rất nhiều câu hỏi. Trẻ sẽ hỏi về sự kiện lịch sử, truyền thống gia đình, văn hóa, v.v. Trẻ thường tò mò và thích thú học hỏi điều mới mẻ. Một đứa trẻ tài năng sẽ hiểu biết nhiều hơn về thế giới xung quanh so với các bạn khác.[6]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Đánh giá Kỹ năng Giao tiếp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá về vốn từ.
    Vì trẻ tài năng có trí nhớ tốt nên cũng sẽ có vốn từ phong phú. Ở khoảng độ tuổi 3 hoặc 4, trẻ có thể dùng một số từ phức tạp trong giao tiếp hằng ngày.[7] Trẻ tài năng cũng học từ vựng mới một cách nhanh chóng. Khi được học từ mới ở trường, trẻ sẽ nhanh chóng sử dụng chúng trong giao tiếp.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến câu hỏi của trẻ.
    Trẻ thường đặt câu hỏi nhưng câu hỏi của trẻ tài giỏi thường đặc biệt. Các em đặt câu hỏi để hiểu hơn về thế giới và con người xung quanh vì muốn học hỏi.[9]
    • Trẻ tài năng sẽ liên tục đặt câu hỏi về môi trường sống. Trẻ sẽ hỏi về những gì được nghe, thấy, cảm nhận, ngửi và nếm. Khi bạn mở một bài bát, trẻ tài năng sẽ đặt rất nhiều câu hỏi về bài hát như ý nghĩa, ai là người hát, nó được sáng tác khi nào, v.v.
    • Trẻ tài năng cũng sẽ đặt câu hỏi để hiểu rõ hơn về mọi thứ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ hỏi về cảm xúc của người khác để biết tại sao ai đó buồn, giận hoặc vui.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá cách trẻ tham gia vào cuộc hội thoại với người lớn.
    Trẻ tài năng có thể tham gia cuộc hội thoại sớm. Mặc dù nhiều trẻ có xu hướng nói về bản thân khi trò chuyện với người lớn nhưng trẻ tài giỏi sẽ biết bắt nhịp với cuộc hội thoại. Các em sẽ đặt câu hỏi, thảo luận về chủ đề đang nói và dễ dàng nắm bắt sắc thái và ý nghĩa sâu xa của cuộc hội thoại.[10]
    • Trẻ tài năng cũng sẽ thay đổi giọng điệu trong cuộc hội thoại. Bạn sẽ thấy rằng trẻ dùng vốn từ và cách nói khác nhau khi trò chuyện với bạn cùng tuổi và người lớn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Để ý tốc độ của trẻ khi nói.
    Trẻ tài năng thường nói nhanh. Các bé sẽ nói về chủ đề yêu thích với tốc độ nhanh và sẽ đột ngột đổi chủ đề. Việc này có vẻ như trẻ không tập trung. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu cho thấy trẻ thích thú và tò mò với nhiều vấn đề.[11]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem cách trẻ làm theo chỉ dẫn.
    Trong giai đoạn đầu, trẻ tài năng có thể làm theo nhiều chỉ dẫn mà không gặp vấn đề gì. Các em không cần thêm sự nhắc nhở hoặc giải thích thêm. Ví dụ, một đứa trẻ tài năng sẽ dễ dàng làm theo chỉ dẫn như "Đến phòng khách, lấy con búp bê tóc đỏ trên bàn và đặt nó vào hộp đồ chơi trên lầu. Sau đó, lấy quần áo bẩn của con xuống đây để giặt".[12]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Chú ý đến Cách Suy nghĩ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu sở thích đặc biệt của trẻ.
    Trẻ tài năng được xem là có đam mê thích thú từ rất sớm và có thể tập trung cao độ vào một chủ đề. Mặc dù các bé thường có sự quan tâm thích thú riêng biệt nhưng trẻ tài năng sẽ có hiểu biết về nhiều chủ đề.[13]
    • Trẻ tài năng thích đọc sách có thông tin về chủ đề nào đó. Nếu trẻ thích thú với cá heo thì sẽ thường tìm thông tin liên quan trong sách về cá heo. Bạn sẽ nhận ra trẻ có nhiều hiểu biết về các loài cá heo, đời sống, hành vi và những sự thật liên quan đến cá heo.
    • Trẻ đặc biệt thích tìm hiểu về chủ đề nào đó. Mặc dù nhiều trẻ phát triển thích thú với động vật nhưng một đứa trẻ tài năng sẽ thấy choáng ngợp khi xem tư liệu về thế giới hoang dã và tìm hiểu về động vật cho một hoạt động nào đó ở trường.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Quan sát sự thay đổi trong suy nghĩ.
    Trẻ tài năng có khả năng đặc biệt trong việc xử lý vấn đề. Bé có suy nghĩ linh hoạt, tìm ra phương án và sáng kiến mới. Chẳng hạn như một đứa trẻ tài năng sẽ tìm ra kẽ hở trong quy định của một trò chơi hoặc thêm vài bước và quy định vào một trò chơi nào đó để nó thú vị hơn. Ngoài ra, trẻ cũng sẽ tìm hiểu giả thiết và điều trừu tượng. Bạn sẽ nghe trẻ nói "nếu như" khi cố gắng tìm ra giải pháp cho một vấn đề.[14]
    • Do sự sống động trong suy nghĩ của trẻ tài giỏi, các em sẽ gặp khó khăn trong lớp học. Câu hỏi trong bài kiểm tra với một đáp án sẽ khiến trẻ thấy bất mãn. Trẻ tài năng thường nhìn thấy nhiều giải pháp hoặc đáp án. Nếu là một đứa trẻ tài tăng, bé sẽ làm bài luận tốt hơn bài kiểm tra điền vào chỗ trống, trắc nghiệm hoặc chọn đúng sai.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý trí tưởng tượng.
    Trẻ tài giỏi có trí tưởng tượng phong phú bẩm sinh. Trẻ sẽ thích các trò chơi nhập vai và giả tưởng. Các bé sẽ có thế giới tưởng tượng độc đáo. Trẻ tài giỏi sẽ thường hay mơ mộng và sẽ có nhiều chi tiết vô cùng đặc biệt.[16]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan sát cách trẻ tiếp cận với nghệ thuật, kịch và âm nhạc.
    Nhiều trẻ tài năng có cảm thụ đặc biệt về nghệ thuật. Trẻ tài tăng dễ dàng thể hiện bản thân qua các loại hình nghệ thuật như vẽ và âm nhạc. Bên cạnh đó, trẻ cũng có nhận thức sâu sắc hơn về nghệ thuật.[17]
    • Trẻ tài năng thích vẽ hoặc viết. Các bé cũng thường bắt chước người khác theo cách hài hước hoặc hát những bài đã được nghe ở đâu đó.
    • Trẻ tài giỏi sẽ kể những câu chuyện sinh động, kể cả thực tế hay hư cấu. Các em sẽ thích hoạt động ngoại khóa như kịch, âm nhạc và nghệ thuật vì nhu cầu tự nhiên cần được thể hiện chính mình một cách nghệ thuật.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Đánh giá Khả năng Nhận thức Cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát cách trẻ tương tác với mọi người.
    Bạn sẽ nhận biết được tài năng của trẻ dựa trên tương tác xã hội. Trẻ tài năng có khả năng đặc biệt trong việc hiểu người khác và biết cách cảm thông.[18]
    • Trẻ tài năng nhạy cảm với cảm xúc của người khác. Bé sẽ dễ dàng biết được ai đó đang buồn hoặc giận dữ và muốn biết lý do tại sao. Trẻ tài năng sẽ hiếm khi cảm thấy khác biệt trong mọi tình huống và luôn lo lắng đến sự thoải mái của mọi người xung quanh.
    • Trẻ tài năng có thể giao tiếp được với người ở mọi lứa tuổi. Vì sự vượt trội trong kiến thức, trẻ có thể giao tiếp với người lớn, trẻ vị thành niên và trẻ lớn hơn một cách thoải mái như với các bạn cùng trang lứa.
    • Tuy nhiên, một số trẻ tài năng gặp khó khăn trong việc giao tiếp. Sở thích đặc biệt của trẻ có thể gây khó khăn trong giao tiếp và đôi khi trẻ cũng bị chẩn đoán là mắc chứng tự kỷ. Mặc dù giao tiếp xã hội tích cực là dấu hiệu cho thấy trẻ tài năng nhưng nó không phải là dấu hiệu duy nhất. Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp, việc này không có nghĩa là trẻ không tài giỏi và trẻ tài năng cũng có thể bị tự kỷ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Lưu ý tố chất lãnh đạo.
    Trẻ tài giỏi có xu hướng làm lãnh đạo bẩm sinh. Các em có khả năng truyền cảm hứng, động viên người khác và thường tự nhiên rơi vào vị trí lãnh đạo. Bạn sẽ thấy trẻ thường là người đứng đầu trong một nhóm bạn hoặc trẻ sẽ nhanh chóng được đề cử vào vị trí trưởng nhóm trong các hoạt động ngoại khóa.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá cách trẻ dành thời gian ở một mình.
    Về mặt cảm xúc, trẻ tài năng cần có thời gian cho riêng mình. Trẻ vẫn sẽ dành thời gian cùng mọi người nhưng nếu ở một mình thì trẻ cũng không cảm thấy chán hoặc bối rối. Trẻ sẽ làm những việc một mình như đọc sách hoặc viết và đôi khi thích dành thời gian cho riêng mình hơn là đi chơi với một nhóm bạn.Trẻ tài năng sẽ ít phàn nàn về cảm giác buồn chán khi không có hoạt động giải trí vì sự tham học hỏi kích thích tinh thần của trẻ.[20]
    • Khi chán, trẻ tài giỏi sẽ cần một ít "lực đẩy" để bắt đầu một hoạt động mới (chẳng hạn như đưa cho trẻ vợt bắt bướm).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xem cách trẻ cảm thụ nghệ thuật và vẻ đẹp tự nhiên.
    Trẻ tài giỏi thường có khả năng cảm thụ thẩm mỹ cao. Bạn sẽ thấy trẻ thường tìm thấy vẻ đẹp của cây cối, mây, nước và các hiện tượng tự nhiên khác. Hơn nữa, trẻ cũng thích những gì liên quan đến nghệ thuật.Trẻ tài năng thích ngắm nhìn tranh ảnh và có ảnh hưởng lớn bởi âm nhạc.[21]
    • Trẻ tài năng thường chỉ vào những thứ mà các em thấy như mặt trăng trên trời hoặc một bức tranh trên tường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xem xét tình trạng khác.
    Tình trạng tự kỷ và tăng động sẽ có triệu chứng trùng với đặc điểm của trẻ tài năng. Bạn nên lưu ý triệu chứng của một số rối loạn và đừng nhầm lẫn với dấu hiệu của sự tài năng. Nếu bạn nghĩ trẻ mắc chứng tự kỷ hoặc tăng động, bạn nên tìm thêm đánh giá về y tế. Tuy nhiên, các triệu chứng này và sự tài giỏi không tồn tại riêng biệt mà trẻ có thể cùng lúc có cả hai.
    • Trẻ tăng động cũng như trẻ tài năng sẽ gặp khó khăn ở trường. Tuy nhiên, trẻ tăng động không để ý tiểu tiết. Nhóm trẻ này thường khó thực hiện theo chỉ dẫn của người lớn. Mặc dù trẻ tăng động nói nhanh như trẻ tài giỏi, nhưng các bé sẽ có thêm dấu hiệu hiếu động như đứng ngồi không yên và liên tục cử động.[22]
    • Cũng như trẻ tài năng, trẻ tự kỷ có đam mê thích thú và thích được ở một mình. Tuy nhiên, trẻ tự kỷ cũng có một số triệu chứng khác. Trẻ tự kỷ không phản ứng khi được gọi tên, gặp khó khăn trong việc hiểu cảm xúc của người khác, xưng hô không đúng cách, đưa ra câu trả lời không liên quan đến câu hỏi và phản ứng thái quá hoặc không phản ứng khi gặp tác động về cảm xúc (như tiếng ồn lớn, khi được ôm, v.v.).[23]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu bạn tin trẻ có tài, hãy tìm thêm đánh giá chuyên môn để biết rõ hơn. Bạn có thể xin cho bé làm các bài kiểm tra đặc biệt ở trường. Hơn nữa, việc quan trọng là trẻ tài giỏi cần sự chú ý đặc biệt để phát triển.

Cảnh báo

  • Sự tài năng có thể khiến trẻ gặp khó khăn. Trẻ sẽ khó hòa nhập với bạn bè. Cha mẹ nên giúp đỡ trẻ trong việc này.
  • Đừng để trẻ nghĩ rằng sẽ trở nên siêu phàm với tài năng bẩm sinh. Hãy cho trẻ biết mỗi người đều có tài năng riêng đáng ngưỡng mộ và ai cũng có những kiến thức mà trẻ cần học hỏi thêm từ họ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tasha Rube, LMSW
Cùng viết bởi:
Nhân viên công tác xã hội
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tasha Rube, LMSW. Tasha Rube là nhân viên xã hội được cấp phép tại Missouri. Cô đã nhận bằng MSW của Đại học Missouri vào năm 2014. Bài viết này đã được xem 11.220 lần.
Chuyên mục: Con cái
Trang này đã được đọc 11.220 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo