Nhận biết kính chống ánh sáng xanh: 8 cách thử dễ dàng tại nhà

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mắt kính chống ánh sáng xanh đang rất được ưa chuộng và có hàng trăm nhãn hiệu để bạn chọn lựa. Nhưng làm sao để biết kính của bạn có thực sự chống được ánh sáng xanh hay không? May mắn là bạn không cần phải là chuyên viên đo thị lực mới biết - có những cách thử tại nhà để đánh giá chất lượng tròng kính. Chúng tôi đã tập hợp ở đây một số phép thử để xác định kính của bạn có thực sự chặn được ánh sáng xanh hay không. Nếu bạn muốn biết làm thế nào thì đọc tiếp nhé!

1

Kiểm tra ánh sáng chiếu qua tròng kính trắng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Ánh sáng phản chiếu từ tròng kính sẽ cho thấy các màu sắc bị chặn.
    Cầm tròng kính của bạn trước nguồn ánh sáng và kiểm tra màu sắc phản chiếu từ tròng kính. Nếu bạn nhìn thấy màu xanh thì nghĩa là kính của bạn có tác dụng chống ánh sáng xanh ở mức độ nào đó.[1]
    • Phép thử này có hiệu quả với tròng kính trắng đeo ban ngày và kính chuyên dùng cho máy tính.
    • Đây là cách thử đơn giản nhất có thể thực hiện tại nhà, nhưng nó không cho bạn biết kính chặn được bao nhiêu ánh sáng xanh (lý tưởng là phải chặn được 30%).
    Quảng cáo
2

Soi tròng kính trắng lên bầu trời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Màu xanh của bầu trời khi nhìn qua tròng kính trắng chống ánh sáng xanh sẽ chuyển thành màu hơi vàng.
    Kính trắng có sắc vàng sẽ không thấy rõ khi bạn đeo lên mắt. Để kiểm tra xem kính có sắc vàng không, bạn hãy ra ngoài và cầm kính soi lên bầu trời xanh vào ngày trời sáng sủa và quang đãng. Nếu bạn thấy bầu trời qua mắt kính có màu ấm hơn hoặc màu vàng thì kính của bạn có thể chặn được ít nhất là một phần ánh sáng xanh.
3

Nhìn vào nền màu trắng qua tròng kính trắng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu kính của bạn chống ánh sáng xanh, màu trắng của tròng kính sẽ ngả sang màu hơi vàng.
    Với cách thử này, bạn chỉ cần một nền trắng (màn hình vi tính hoặc một tờ giấy trắng là đủ). Cầm mắt kính bên trên nền trắng và nhìn qua kính để kiểm tra sắc vàng.[2]
    • Màu của nền trắng sẽ ấm lên một chút, vì có các sắc tố đặc biệt trong tròng kính được thiết kế để hấp thụ ánh sáng xanh đi qua.
    • Nếu tròng kính trắng và màu nền không ấm lên thì nghĩa là nó chỉ có một lớp chống lóa đơn giản, lọc được tối đa khoảng 5-20% ánh sáng xanh.
    Quảng cáo
4

So sánh tròng kính màu cam với màn hình ở “chế độ ban đêm”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Màn hình ở “chế độ ban đêm” trông giống như được nhìn qua tròng kính màu cam.
    Nhiều thiết bị có “chế độ ban đêm” chặn được ánh sáng xanh trên màn hình. Đầu tiên, bạn hãy nhìn vào điện thoại hoặc máy tính ở “chế độ ban đêm” mà không đeo kính; sau đó tắt chế độ ban đêm và đeo kính để nhìn vào màn hình. Tùy vào độ mạnh của chế độ ban đêm, bạn sẽ thấy hình ảnh sẽ có độ ấm hoặc màu vàng cam khá giống nhau.[3]
    • Trên các thiết bị Apple, cài đặt này được gọi là “night shift”. Trên Android gọi là bộ lọc ánh sáng xanh.
    • Cài đặt chế độ ban đêm về cơ bản cũng có hiệu quả tương tự như kính chống ánh sáng xanh, nhưng không phải thiết bị nào cũng có phần mềm này.
    • Có nhiều loại phần mềm chống ánh sáng xanh miễn phí dành cho máy tính và các thiết bị khác không tích hợp chế độ ban đêm.
5

Kiểm tra bằng phép thử hình vuông màu đen và màu xanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Màu xanh sẽ chuyển thành màu đen khi nhìn qua tròng kính màu cam đậm hoặc màu đỏ.
    Kính ban đêm đậm màu hơn có thể chặn được hầu hết (nếu không phải là tất cả) ánh sáng xanh. Bạn có thể lên mạng tìm “black and blue square test” (phép thử hình vuông màu đen và màu xanh) để lấy hình ảnh của một ô vuông màu đen nằm cạnh ô vuông màu xanh. Đeo kính vào và xem ô vuông màu xanh thay đổi ra sao để kiểm tra kính.[4]
    • Nếu kính của bạn lọc được ánh sáng xanh, ô vuông màu xanh sẽ chuyển thành màu đen hoặc xám đậm.
    • Nếu ô vuông màu xanh vẫn có màu xanh thì nghĩa là kính của bạn không thể chặn đủ lượng ánh sáng xanh.
    Quảng cáo
6

Nhìn vào biểu đồ màu RGB

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Kính màu cam và đỏ sẽ làm cho phần màu xanh đậm lên trong biểu đồ màu RGB.
    “RGB” là viết tắt của “red, green, blue” (đỏ, xanh lục, xanh lam), và sẽ cho bạn thấy tất cả các màu mà mắt người có thể nhìn thấy. Hãy tìm “RGB color chart” (biểu đồ màu RGB) hoặc “RGB color wheel” (bánh xe màu RGB) và nhìn vào biểu đồ qua mắt kính để kiểm tra khả năng chống ánh sáng xanh của kính.[5]
    • Phần màu xanh lam của biểu đồ hoặc bánh xe sẽ biến thành màu xám hoặc đen nếu kính của bạn chống được ánh sáng xanh. Phần màu xanh lục sẽ đậm màu hơn.
    • Màu xanh lục càng đậm màu thì càng tốt (đặc biệt là kính màu cam và đỏ được thiết kể để dùng ban đêm).
7

Yêu cầu nhà sản xuất cung cấp bản báo cáo quang phổ.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bản báo cáo quang phổ sẽ cho thấy toàn bộ phổ ánh sáng bị tròng kính chặn lại.
    Nếu là nhà sản xuất có uy tín, họ sẽ không do dự gửi cho bạn bản báo cáo (nếu họ khăng khăng bảo rằng bạn cứ tin họ thì đây là dấu hiệu cảnh báo). Với kính trắng chuyên dùng cho máy tính, bạn hãy kiểm tra để đảm bảo kính lọc được ít nhất 30% ánh sáng xanh trước khi mua.[6]
    • Kính màu vàng đeo vào buổi tối hoặc kính lái xe cần phải chặn được khoảng 65-70% ánh sáng xanh.
    • Kính màu cam và đỏ đeo ban đêm được thiết kế để ngủ cần phải chặn được 95-100% ánh sáng xanh.
    • Bất kể là kính màu nào - màu trắng, vàng, cam hoặc đỏ thì báo cáo quang phổ đều hữu ích.
    Quảng cáo
8

Đeo thử kính trong vài ngày

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Thử đeo kính vài ngày và chú ý xem bạn có cải thiện được giấc ngủ không.
    Nếu kính của bạn chặn đủ lượng ánh sáng xanh, bạn sẽ thấy rằng thời gian và chất lượng giấc ngủ của bạn sẽ tốt hơn, giúp bạn có thêm năng lượng vào ban ngày và tăng hiệu suất làm việc. Đeo mắt kính chống ánh sáng xanh thì không có hại gì, cho dù kính không phản xạ ánh sáng xanh.[7]
    • Nhiều nhà sản xuất mời khách hàng dùng thử một thời gian để thử xem có hiệu quả không.
    • Việc dùng thử có hiệu quả cho bất cứ màu kính nào, nhưng màu cam hoặc đỏ sẽ có tác động lớn hơn đến giấc ngủ so với kính trắng.
    • Hiệu quả đặc biệt dễ nhận thấy đối với những người thuộc loại “cú đêm” thường xuyên thức khuya.
    • Kính chống ánh sáng xanh không giúp giảm mỏi mắt. Nó chỉ giúp bạn ngủ ngon giấc hơn, vì ánh sáng xanh làm rối loạn nhịp sinh học của bạn (cảm giác đã đến giờ đi ngủ).[8]

Lời khuyên

  • Giá của kính chống ánh sáng xanh không phải lúc nào cũng tương ứng với hiệu quả của nó. Tuy nhiên, kính chặn được tối thiểu 30% ánh sáng xanh và có lớp chống lóa hiếm khi nào có giá thấp hơn 40 USD (900 ngàn đồng).
  • Nếu nhà sản xuất không chịu cung cấp báo cáo hoặc bạn nghi ngờ về độ chính xác của nó, hãy đem kính đến bác sĩ nhãn khoa hoặc một công ty độc lập có quang phổ kế phòng thí nghiệm. Họ có thể cho bạn biết lượng ánh sáng xanh bị chặn là bao nhiêu và ở tần số nào.[9]

Cảnh báo

  • Một số công ty cung cấp “bút ánh sáng xanh” (đèn pin nhỏ chiếu ánh sáng xanh) mà bạn có thể chiếu qua tròng kính để chứng minh rằng kính của họ chống được ánh sáng xanh. Tuy nhiên, loại bút này thường phát ánh sáng tím (nằm ngay cạnh màu xanh trên quang phổ) chứ không phải là màu xanh. Chiêu thức tiếp thị này thường được xem là lừa bịp.[10]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kara Hartl, MD, FACS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ nhãn khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kara Hartl, MD, FACS. Kara Hartl là bác sĩ nhãn khoa, CEO và người sáng lập của Mountain View Eye Center tại Fairbanks, Alaska. Hartl là chuyên gia về ánh sáng xanh, chuyên nghiên cứu ảnh hưởng của ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo đối với mắt và cơ thể con người. Cô có bằng cử nhân sinh học của Đại học Harvard và bằng tiến sĩ y khoa (MD) của Trường Y thuộc Đại học California - San Diego. Tiến sĩ Hartl cũng được đào tạo tại Viện Mắt Bascom Palmer nổi tiếng thế giới. Cô rất đam mê với việc kết hợp công nghệ vào tương lai của ngành chăm sóc mắt và đã bắt đầu triển khai một sáng kiến ​​giáo dục cộng đồng để giáo dục người dùng màn hình LED về các ảnh hưởng này và các cách dễ dàng để bảo vệ bản thân trong khi sử dụng thiết bị điện tử. Hartl cũng thành lập một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có tên Gift of Sight, chuyên điều trị bệnh mù trên toàn cầu. Bài viết này đã được xem 1.472 lần.
Trang này đã được đọc 1.472 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo