Cách để Nhận biết dấu hiệu viêm khớp gối

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các chuyên gia cho rằng dấu hiệu phổ biến nhất của viêm khớp gối là đau, sưng và căng cứng trong khớp gối.[1] Nghiên cứu cho thấy các dạng viêm khớp phổ biến nhất là viêm xương khớp và viêm khớp dạng thấp. Với viêm xương khớp, lớp sụn trong đầu gối mòn dần theo thời gian, trong khi viêm khớp dạng thấp là tình trạng rối loạn miễn dịch mãn tính tập trung ở lớp lót trong khớp xương.[2] Nếu bạn nghi ngờ mình bị viêm khớp gối, bạn sẽ muốn điều trị triệu chứng nhanh chóng. Mặc dù bạn nên đi khám bệnh nhưng có một số dấu hiệu để bạn có thể tự nhận biết.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Nhận biết dấu hiệu viêm khớp gối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đánh giá yếu tố nguy cơ.
    Tùy vào loại viêm khớp mà có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp khối. Một vài trong số các yếu tố này là không thể điều chỉnh được nhưng cũng có các yếu tố khác mà bạn có thể thay đổi để giảm nguy cơ viêm khớp gối.[3]
    • Di truyền. Yếu tố di truyền có thể khiến bạn dễ mắc một số loại viêm khớp (ví dụ như viêm khớp dạng thấp hay lupus ban đỏ hệ thống). Nếu có tiền sử gia đình bị viêm khớp, bạn có thể mang nguy cơ viêm khớp gối cao hơn.[4]
    • Giới tính. Nam giới dễ bị gút - một dạng viêm khớp do nồng độ axit uric trong máu cao, còn nữ giới dễ bị viêm khớp dạng thấp.[5][6]
    • Tuổi tác. Càng lớn tuổi thì nguy cơ viêm khớp càng cao.
    • Béo phì. Thừa cân sẽ tăng thêm áp lực lên khớp đầu gối và có thể làm tăng nguy cơ viêm khớp.
    • Tiền sử chấn thương khớp. Thương tổn ở khớp gối có thể một phần dẫn đến thoái hóa khớp.
    • Nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng khớp và có thể khiến nhiều loại bệnh viêm khớp khác nhau tiến triển thêm.
    • Nghề nghiệp. Một số công việc yêu cầu bạn gập và/hoặc chùng đầu gối liên tục có thể làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp gối.
    • Nếu mang một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ mắc viêm khớp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về các bước phòng ngừa cần tiến hành (hoặc xem cách phòng ngừa bên dưới)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhận biết triệu chứng viêm khớp gối.
    Các triệu chứng viêm khớp gối phổ biến nhất là đau khớp và căng cứng ở đầu gối. Tuy nhiên, tùy vào loại viêm khớp (ví dụ như viêm khớp dạng thấp hoặc thoái hóa khớp) mà bạn có thể gặp nhiều triệu chứng khác. Để nhận biết triệu chứng viêm khớp, bạn cần lưu ý nếu thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:[7]
    • Cơn đau trở nặng khi hoạt động.
    • Giảm hoặc hạn chế phạm vi vận động.
    • Căng cứng đầu gối.
    • Sưng và đau khớp gối.
    • Cảm giác khớp "không còn sức lực".
    • Mệt mỏi và khó chịu (thường xuất hiện trong giai đoạn viêm khớp dạng thấp bùng phát)
    • Sốt và ớn lạnh mức độ nhẹ (thường xuất hiện trong giai đoạn viêm khớp dạng thấp bùng phát).
    • Biến dạng khớp (đầu gối khuỳnh vào trong hoặc chân vòng kiềng) thường là triệu chứng nặng hơn của viêm khớp không được điều trị.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Theo dõi cơn đau.
    Không phải lúc nào đau khớp gối cũng là dấu hiệu viêm khớp. Đau do viêm khớp thường là ở bên trong đầu gối, trong một số trường hợp là ở phía trước hoặc sau đầu gối.[9]
    • Các hoạt động tạo áp lực lên khớp gối như đi bộ quãng đường dài, leo cầu thang bộ hoặc đứng lâu có thể khiến cơn đau do viêm khớp gối trở nặng.
    • Trong trường hợp viêm khớp gối nghiêm trọng, cơn đau có thể xuất hiện khi bạn ngồi hoặc nằm xuống.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đánh giá phạm vi vận động và cảm giác căng cứng.
    Bên cạnh cảm giác đau thì viêm khớp còn làm giảm phạm vi vận động ở đầu gối. Theo thời gian, do bề mặt trượt của xương giảm dần mà bạn có thể cảm thấy đầu gối cứng và chuyển động bị giới hạn.[10]
    • Khi sụn một bên đầu gối mòn đi, bạn có thể thấy đầu gối khuỳnh vào trong hoặc thành chân vòng kiềng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi dấu hiệu sưng hoặc tiếng cọt kẹt.
    Sưng là một dấu hiệu khác của viêm (bên cạnh dấu hiệu đau, ấm và đỏ) và là triệu chứng phổ biến của viêm khớp gối. Bên cạnh đó, người bệnh viêm khớp gối thực tế có thể cảm thấy hoặc nghe thấy tiếng cọt kẹt hoặc kẽo kẹt bên trong khớp gối.[11]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lưu ý nếu triệu chứng thay đổi hoặc trở nặng.
    Triệu chứng viêm khớp có thể xuất hiện từ từ và thường tiến triển khi bệnh trở nặng. Học cách nhận biết sự tiến triển của triệu chứng viêm khớp có thể giúp phân biệt viêm khớp với các cơn đau khác ở đầu gối.
    • Người bị viêm khớp dạng thấp thường cảm nhận được từng đợt triệu chứng trở nặng gọi là “bùng phát”. Trong các giai đoạn này, triệu chứng trở nặng, đạt đến đỉnh rồi giảm dần.[12]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tìm sự tư vấn y tế.
    Nếu gặp một hoặc nhiều hơn các triệu chứng kể trên, bạn nên hỏi bác sĩ xem liệu mình có bị viêm khớp gối hay không.
    • Bác sĩ sẽ kiểm tra xem đầu gối có sưng, đỏ và ấm không, đồng thời đánh giá phạm vi vận động. Nếu nghi ngờ bạn bị viêm khớp, bác sĩ có thể đề nghị tiến hành một vài trong số các xét nghiệm sau để xác nhận kết quả chẩn đoán:[13]
      • Xét nghiệm để phân tích dấu vết viêm khớp trong máu, nước tiểu và/hoặc dịch khớp. Dịch khớp được lấy bằng cách đâm kim vào khoảng trống trong khớp và hút ra.
      • Siêu âm hình ảnh các mô mềm, sụn và cấu trúc chứa dịch trong đầu gối. Siêu âm cũng có thể dùng để hướng dẫn đưa kim vào trong quá trình hút dịch khớp.
      • X-quang hình ảnh tình trạng mất sụn khớp, tổn thương xương và/hoặc gai xương.
      • Chụp cắt lớp vi tính (CT) để hình dung các xương trong đầu gối. Hình ảnh chụp CT được chụp từ nhiều góc độ khác nhau của khớp rồi kết hợp với nhau để tạo các mặt cắt ngang của cấu trúc bên trong.
      • Hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) có thể được dùng để tạo ra hình ảnh cắt ngang chi tiết hơn về các mô mêm xung quanh khớp như sụn, gân và dây chằng đầu gối.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Ngăn ngừa viêm khớp gối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giảm cân.
    Mặc dù nhiều người thấy khó nhưng giảm cân có lẽ là một trong những bước quan trọng nhất để điều trị viêm khớp. Việc giảm trọng lượng mà đầu gối phải chịu, giảm áp lực và thương tổn lên khớp có thể giúp giảm nguy cơ thoái hóa khớp.[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Điều chỉnh hoạt động.
    Có thể bạn cần hạn chế một số hoạt động và học các phương pháp tập thể dục mới để ngăn ngừa hoặc giảm thương tổn cho khớp.[15]
    • Tập thể dục dưới nước là lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh mắc các vấn đề về khớp.
    • Chống nạng hoặc gậy bên chân đối diện đầu gối bị viêm sẽ giúp giảm áp lực lên khớp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thực phẩm chức năng bổ khớp.
    Nhiều sản phẩm thực phẩm chức năng bổ khớp có chứa các phân tử được sản sinh tự nhiên trong cơ thể, ví dụ như glucosamine và chondroitin sulfate, rất quan trọng để duy trì sụn khớp gối khỏe mạnh.[16]
    • Mặc dù có thể kiểm soát cơn đau nhưng thực phẩm chức năng bổ khớp không giúp tái tạo sụn. Các nghiên cứu đáng tin cậy cho thấy thực phẩm chức năng không tốt hơn giả dược nhưng rủi ro là thấp nhất (nhưng giá thành cao hơn). Vì vậy, hầu hết các chuyên gia chỉnh hình đều tư vấn dùng thử.
    • Một số bác sĩ khuyến nghị uống thực phẩm chức năng bổ khớp trong vòng 3 tháng để xem có giúp ích hay không.
    • Thực phẩm chức năng bổ khớp không kê đơn thường không được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) quản lý. Vì vậy, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Điều trị viêm khớp gối

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều trị vật lý trị liệu.
    Tăng cường sức mạnh cơ quanh khớp gối có thể giúp giảm áp lực lên đầu gối. Ngăn chứng teo cơ là một phần quan trọng trong việc duy trì chức năng của đầu gối và giảm thương tổn thêm cho khớp.[17]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc kháng viêm.
    Thuốc giảm đau kháng viêm kê đơn và không kê đơn (ví dụ như thuốc kháng viêm không steroid hay NSAID) là thuốc giúp điều trị cơn đau và viêm trong khớp.[18]
    • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn điều trị viêm khớp bằng thuốc không kê đơn, đặc biệt là nếu đang uống các thuốc khác trị viêm khớp.
    • Tuyệt đối không dùng thuốc quá liều khuyến nghị, bao gồm thuốc kháng viêm không kê đơn. Dùng thuốc NSAID quá liều có thể đe dọa đến tính mạng.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tiêm axit hyaluronic vào đầu gối.
    Axit hyaluronic giúp bôi trơn khớp và có tự nhiên trong dịch của khớp gối. Nếu bạn bị viêm khớp, axit hyaluronic trong đầu gối trở nên loãng hơn và kém hiệu quả hơn.[20]
    • Bác sĩ có thể khuyến nghị tiêm axit hyaluronic (hay còn gọi là dịch khớp nhân tạo hoặc chất nhờn tiêm khớp) vào khớp đầu gối.
    • Mặc dù không phải luôn mang lại hiệu quả, nhưng tiêm axit hyaluronic có thể giúp giảm triệu chứng trong vòng 3-6 tháng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi bác sĩ xem có nên uống corticosteroid hoặc thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm không.
    Có một số thuốc kê đơn dùng để điều trị viêm khớp. Tham khảo ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có thể dùng các thuốc này để điều trị viêm khớp hay không.[21]
    • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (ví dụ như Methotrexate hoặc Hydroxychloroquine) làm chậm hoặc ngăn hệ miễn dịch tấn công khớp.
    • Các chế phẩm sinh học (ví dụ như Etanercept và Infliximab) tấn công nhiều phân tử protein tham gia vào phản ứng miễn dịch dẫn đến viêm khớp.
    • Thuốc corticosteroid (ví dụ như Prednisone và Cortisone) giảm viêm và ức chế hệ miễn dịch. Thuốc có thể ở dạng thuốc uống hoặc tiêm trực tiếp vào khớp đau.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Hỏi ý kiến bác sĩ xem có cần phẫu thuật không.
    Nếu phương pháp điều trị truyền thống không giảm đau khớp hoặc không đủ để ngăn ngừa thương tổn thêm, có thể bạn cần được phẫu thuật, ví dụ như chỉnh trục khớp hoặc thay khớp.[22]
    • Trong phẫu thuật nối khớp xương, bác sĩ sẽ loại bỏ các đầu của hai xương trong khớp, sau đó khóa các đầu xương với nhau cho đến khi chúng lành lại thành một đoạn xương cứng.
    • Trong phẫu thuật thay khớp, bác sĩ sẽ loại bỏ khớp bị thương tổn và thay bằng khớp nhân tạo.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu nghi ngờ bản thân đang có dấu hiệu sớm của viêm khớp, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Điều trị sớm có thể thay đổi quá trình tiến triển của một số dạng viêm khớp.
  • Quy trình điều trị viêm khớp gối nên bắt đầu bằng các bước cơ bản nhất rồi tiến đến các bước phức tạp hơn, có thể bao gồm phẫu thuật.
  • Không phải mọi phương pháp điều trị đều phù hợp với mọi bệnh nhân nên bạn cần trao đổi với bác sĩ để xác định xem cách điều trị nào là phù hợp.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Troy A. Miles, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình
Bài viết này đã được cùng viết bởi Troy A. Miles, MD. Bác sĩ Miles là bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình chuyên về Tái tạo khớp cho người lớn tại California. Ông đã nhận bằng MD của Đại học Y khoa Albert Einstein vào năm 2010, sau đó ông tham gia chương trình nội trú tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon và nghiên cứu sinh tại UC Davis. Bài viết này đã được xem 6.463 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 6.463 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo