Cách để Nhận biết dấu hiệu bị sốt

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với vi-rút, nhiễm trùng hoặc các bệnh khác; sốt tạo ra môi trường không thuận lợi cho vi-rút, khiến chúng chết đi trong vài ngày. Đôi khi, cơn sốt rất khó xác định, chúng là những thách thức lớn khi nguyên nhân gây sốt là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng. Bài viết này sẽ giúp bạn tự xác định cơn sốt và đưa ra một số lời khuyên về cách theo dõi nếu cơn sốt là dấu hiệu của một vấn đề nào đó nghiêm trọng hơn.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Chẩn đoán cơn sốt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi nhiệt độ cơ thể nếu có nhiệt kế.
    Nếu nhiệt độ cơ thể là 39,4 độ C hoặc thấp hơn, bạn có thể thử điều trị sốt tại nhà để xem cơn sốt có phản ứng với phương pháp chăm sóc này không.[1] Nếu sốt cao hơn 40 độ C, bạn nên gọi cấp cứu hoặc nhập viện cấp cứu vì cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử tự cảm nhận làn da nếu nghi ngờ.
    Khi cố tự chẩn đoán cơn sốt, bạn sẽ khó biết được nhiệt độ cơ thể là 37 độ C hay 38,4 độ C. Vì vậy, tốt hơn hết bạn nên quan sát các dấu hiệu khác của cơn sốt (như hướng dẫn ở dưới).
    • Nếu chẩn đoán cơn sốt cho người khác, bạn có thể thử cảm nhận nhiệt độ của da mình, sau đó nhanh chóng kiểm tra nhiệt độ da của người đó. Cách này giúp bạn dễ so sánh xem người đó có bị sốt không. Nếu da bạn mát hơn nhiều nghĩa là người đó đang bị sốt.
    • Cách chẩn đoán cơn sốt này chính xác đến mức độ nào? Một nghiên cứu nhận thấy người chẩn đoán cơn sốt bằng cách chạm vào da thường "đánh giá quá mức mức độ nghiêm trọng" của tỉ lệ sốt, đôi khi lên đến 40%.[2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra dấu hiệu mất nước.
    Sốt là khi cơ thể thiết lập nhiệt độ bên trong cao hơn để chống lại tác nhân nhiễm trùng gây hại, vi-rút hoặc các bệnh ác tính khác.[3] Đây là cơ chế tự vệ tự nhiên. Một kết quả dễ nhận thấy khi cơ thể “bật công tắc” tăng nhiệt đó là người bệnh trở nên hoặc cảm thấy mất nước.
    • Dấu hiệu [4] mất nước bao gồm:
      • Khô miệng
      • Khát nước
      • Đau đầu và mệt mỏi
      • Da khô
      • Táo bón
    • Mất nước có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu đi kèm triệu chứng nôn mửa hoặc tiêu chảy.[5] Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào như vậy, bạn cần uống thật nhiều nước để bù lại lượng nước mất đi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra dấu hiệu đau cơ.
    Trong nhiều trường hợp, đau cơ có liên quan đến dấu hiệu mất nước và đặc biệt trầm trọng hơn ở bệnh nhân bị sốt. Lưu ý: nếu cơn sốt đi kèm triệu chứng cứng cơ lưng, bạn cần đến bác sĩ khám ngay vì tình trạng này có thể liên quan đến viêm màng não nhiễm khuẩn, có thể tiềm ẩn nguy cơ gây thương tổn não.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Kiểm tra dấu hiệu đặc biệt tồi tệ của cơn sốt.
    Nếu sốt 40 độ C hoặc cao hơn, bạn có thể gặp một vài trong số các triệu chứng như nóng bừng, mất nước, đau đầu, đau cơ và yếu người. Nếu mắc bất kỳ triệu chứng nào dưới đây hoặc có nguyên nhân khiến bạn nghi ngờ rằng bị sốt trên 40 độ C, bạn cần đến khám bác sĩ ngay lập tức[7]:
    • Gặp ảo giác
    • Lú lẫn hoặc bực bội
    • Co giật
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đến bác sĩ khám nếu nghi ngờ.
    Nếu người bị sốt là trẻ nhỏ hoặc nhiệt độ cơ thể cao hơn 39,4 độ C, bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Trong hầu hết các trường hợp, việc điều trị sốt nhẹ hoặc mức tại nhà là hoàn toàn chấp nhận được. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, nguyên nhân tiềm ẩn gây sốt có thể cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Phương pháp điều trị sốt cơ bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rằng đối...
    Hiểu rằng đối với sốt mức độ thấp (sốt nhẹ), một số bác sĩ thường khuyến nghị để cơ thể tự hết sốt. Sốt là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhân tố lạ. Can thiệp vào phản ứng sốt trước khi cơ thể có thời gian tấn công nhân tố lạ có thể kéo dài thời gian bị bệnh hoặc khiến bạn khó nhận biết các triệu chứng khác đi kèm sốt.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc giảm đau không kê đơn.
    Thuốc giảm đau không kê đơn, ví dụ như thuốc NSAID (thuốc kháng viêm không steroid), có thể giúp điều trị một số triệu chứng khó chịu do sốt. Thông thường, thuốc NSAID liều thấp có thể mang đến kết quả tốt.
    • Thuốc Aspirin chỉ dành cho người lớn. Cho trẻ nhỏ uống Aspirin có thể dẫn đến một tình trạng nguy hiểm gọi là Hội chứng Reye.[9] Vì vậy, Aspirin chỉ được khuyên dùng cho người lớn.
    • Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil) là thuốc có thể dùng cho mọi lứa tuổi. Nếu nhiệt độ cơ thể vẫn cao sau khi dùng liều thuốc được khuyến nghị, bạn không nên uống thêm mà nên tham khảo ý kiến bác sĩ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều nước.
    [10] Nước cần thiết cho người bị sốt vì nước làm giảm nguy cơ mất nước, một mối lo nghiêm trọng trong khi bị sốt. Bạn nên uống chủ yếu là nước lọc khi bị sốt. Soda và trà (ở mức điều độ) có thể giúp xoa dịu dạ dày. Thử ăn súp hoặc nước hầm dạng lỏng kèm theo khi ăn thức ăn khô, cứng.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cảm giác nóng bừng rồi lại ớn lạnh thường có nghĩa là bạn đang bị cảm cúm nhưng cũng chưa chắc chắn.
  • Nếu cảm thấy hai má nóng bừng và chuyển màu đỏ thì đó có thể là chỉ là do nhiệt độ cao. Nếu có sẵn túi chườm lạnh, bạn có thể chườm lên mặt/trán để làm mát một chút.
  • Ớn lạnh thường là triệu chứng của sốt nhưng cũng có thể là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn, ví dụ như hạ thân nhiệt hoặc viêm màng não. Nếu bị ớn lạnh, bạn nên đến bác sĩ khám để được chẩn đoán đúng nguyên nhân tiềm ẩn. Trường hợp ớn lạnh nghiêm trọng có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng như tổn thương não, mất nước, co giật và sốc.
  • Cần đảm bảo uống nhiều nước nóng và nước lạnh suốt cả ngày để giúp xoa dịu cơ thể đồng thời bù nước.
  • Uống vitamin. Vitamin C là vitamin tốt nhất chống lại cảm lạnh nên bạn có thể uống ngay cả khi không bị bệnh. Cách này giúp giảm nguy cơ bị bệnh.
  • Cảm nhận vùng má. Hai má nóng bừng thường có nghĩa là bạn bị sốt.
  • Nếu bạn còn trẻ, dùng thuốc Paracetamol có thể hiệu quả.

Cảnh báo

  • Nếu sốt kéo dài hơn 48 tiếng (nói chung) mà không có dấu hiệu giảm, bạn cần đến bác sĩ khám ngay.
  • Nếu có nhiệt kế, tốt nhất bạn nên dùng để biết cơn sốt nghiêm trọng đến đâu. Nếu sốt 39,4 độ C hoặc cao hơn trong vòng 24 tiếng và không giảm, bạn nên đến bác sĩ khám.
  • Nếu cảm thấy chóng mặt và không thể đứng dậy, bạn nên chờ đến khi thấy khỏe hơn rồi mới đi lại.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 33 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 79.564 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 79.564 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo