Cách để Nhận biết Bệnh thủy đậu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thủy đậu là bệnh do vi rút Varicella Zoster thuộc nhóm vi rút Herpes gây ra. Thủy đậu từng được xem là một trong những căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng từ khi vắc-xin thủy đậu được sản xuất, tỉ lệ lây nhiễm đã giảm đáng kể. Mặc dù vậy, bạn hoặc con bạn vẫn có thể bị thủy đậu bất cứ lúc nào. Để xác định bệnh thủy đậu, bạn cần phải biết những triệu chứng liên quan tới căn bệnh này.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Nhận biết bệnh thủy đậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát triệu chứng trên da.
    Sau khi bị sổ mũi và hắt hơi khoảng 1 hoặc 2 ngày, bạn có thể thấy những chấm đỏ xuất hiện trên da. Những chấm này thường bắt đầu xuất hiện ở ngực, mặt và lưng, thường ngứa và có thể lan nhanh sang bộ phận khác. [1]
    • Những chấm đỏ sẽ biến thành mụn đỏ và sau đó sẽ thành mụn nước. Chấm đỏ này chứa vi rút và rất dễ lây lan. Mụn nước sẽ đóng vảy sau vài ngày. Sau khi mụn nước đóng vảy, bệnh nhân sẽ không lây nhiễm nữa.[2][3]
    • Vết côn trùng cắn, ghẻ, các bệnh phát ban do vi rút khác, chốc lở và giang mai có thể giống với bệnh thủy đậu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cẩn trọng với triệu chứng cảm lạnh.
    Dấu hiệu đầu tiên của thủy đậu là cảm lạnh nhẹ kèm với chảy nước mũi, hắt hơi và ho. Bạn thậm chí có thể bị sốt lên tới 39 độ. Nếu người bệnh tiếp xúc với người bệnh thủy đậu hoặc nhiễm lại thủy đậu (một dạng nhẹ hơn ở những người đã tiêm vắc-xin), triệu chứng cảm lạnh nhẹ có thể được xem là triệu chứng ban đầu của bệnh.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Phát hiện triệu chứng sớm để tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh.
    Thủy đậu rất dễ lây và gây nguy hiểm cho người có vấn đề với hệ miễn dịch, chẳng hạn như người trải qua hóa trị liệu bệnh ung thư hoặc người mắc HIV/AIDS và hầu hết trẻ nhỏ, vì trẻ em chưa được tiêm chủng ngừa thủy đậu cho đến khi ít nhất 12 tháng tuổi.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Hiểu rõ vi rút thủy đậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ cách vi rút lây truyền.
    Vi rút thủy đậu lây lan qua không khí hoặc tiếp xúc trực tiếp, thường là thông qua vật chất bắn ra khi hắt hơi hoặc ho. Vi rút này được vận chuyển trong chất lỏng (ví dụ: nước bọt hoặc chất nhầy).
    • Chạm vào vết thương hở do vi rút gây ra hoặc hít phải vi rút (ví dụ như khi hôn người bị bệnh thủy đậu) cũng sẽ bị lây nhiễm thủy đậu. [6]
    • Nếu đã từng gặp người bị thủy đậu, bạn sẽ dễ xác định được triệu chứng của mình.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Biết thời gian ủ bệnh.
    Vi rút thủy đậu không gây ra triệu chứng ngay lập tức. Nói chung, có thể sẽ mất 10-21 ngày sau khi tiếp xúc thì triệu chứng đáng chú ý mới xuất hiện. Các vết phát ban dát-sần sẽ tiếp tục xuất hiện trong vài ngày và mụn nước sẽ biến mất sau vài ngày. Điều này có nghĩa là bạn có thể bị phát ban sần ở da, mụn nước và mụn nước hở đóng vảy cùng một lúc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhận thức rằng thanh niên và người lớn sẽ gặp nhiều biến chứng hơn.
    Mặc dù không nghiêm trọng, nhưng bệnh thủy đậu vẫn gây ra nhiều ca nhập viện, tử vong và biến chứng ở thanh niên và người lớn. Nốt phát ban và mụn nước có thể xuất hiện trong miệng, hậu môn và âm đạo.[8]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gọi cho bác sĩ nếu người bệnh có nguy cơ cao bị bệnh nặng.
    Trẻ em trên 12 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người có vấn đề với hệ miễn dịch (bao gồm việc sử dụng Steroid làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch) hoặc người bị bệnh hen suyễn hoặc bệnh chàm đều có nguy cơ cao mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Gọi ngay cho bác sĩ nếu người bệnh thủy đậu có triệu chứng:
    • Sốt kéo dài hơn 4 ngày hoặc cao hơn 39 độ F[10]
    • Có vùng phát ban trở nên ấm, đỏ, đau khi hoặc bắt đầu chảy mủ, vì đó là dấu hiệu nhiễm khuẩn thứ phát
    • Khó thức dậy hoặc trở nên lú lẫn
    • Cứng cổ hoặc đi lại khó khăn
    • Thường xuyên nôn mửa
    • Ho nặng
    • Khó thở[11]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Điều trị Thủy đậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi khám để được kê thuốc nếu bệnh phát triển theo chiều hướng xấu hoặc có nguy cơ nặng hơn.
    Không phải ai cũng được kê toa thuốc trị bệnh thủy đậu. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ không kê toa thuốc mạnh cho trẻ em, trừ khi tình trạng nhiễm trùng có thể dẫn đến viêm phổi hoặc vấn đề nghiêm trọng khác.[12]
    • Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh nên dùng thuốc kháng vi rút trong vòng 24 giờ đầu kể từ khi xuất hiện phát ban.
    • Nếu bạn bị bệnh về da như chàm, bệnh về phổi như hen suyễn, được điều trị gần đây bằng Steroid hoặc có vấn đề về hệ miễn dịch, thuốc kháng vi rút sẽ được xem xét để trị thủy đậu.
    • Trong một số trường hợp, phụ nữ đang mang thai cũng có thể dùng thuốc kháng vi rút.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không dùng aspirin hoặc ibuprofen.
    Đặc biệt không cho trẻ em dùng 2 loại thuốc này và không cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dùng ibuprofen. Aspirin có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng khác gọi là hội chứng Reye, và ibuprofen có thể dẫn đến các bệnh nhiễm trùng thứ cấp khác. Thay vào đó, hãy dùng acetaminophen (Tylenol) để điều trị đau đầu hoặc đau nhức hoặc sốt do bệnh thủy đậu.[14]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không gãi mụn nước hoặc gỡ vảy.
    Mặc dù mụn nước và vảy rất ngứa, nhưng bạn không nên gỡ vảy hoặc làm xước vết phát ban. Gỡ vảy mụn nước sẽ để lại sẹo, và gãi làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Cắt móng tay cho con bạn nếu trẻ gãi mụn nước.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm mát mụn nước.
    Đặt gạc lạnh lên mụn nước. Tắm nước mát. Nhiệt độ lạnh sẽ giúp giảm ngứa và sốt do bệnh thủy đậu.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sử dụng kem dưỡng calamine để giảm ngứa.
    Tắm nước mát với muối nở hoặc keo yến mạch hoặc thoa kem dưỡng calamine để giảm ngứa. Nếu cách này không giúp giảm ngứa, bạn hãy gọi bác sĩ để được kê thuốc. Nước mát và kem dưỡng calamine sẽ giúp giảm ngứa (giảm mức độ nghiêm trọng) nhưng không có nghĩa là hết ngứa hoàn toàn cho đến khi mụn nước lành. [17]
    • Kem dưỡng calamine được bán ở cửa hàng tạp hóa hoặc tiệm thuốc tây.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Phòng ngừa thủy đậu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy hỏi bác sĩ về vắc-xin ngừa thủy đậu.
    Vắc-xin này có thể an toàn và được tiêm cho trẻ em trước khi tiếp xúc với bệnh. Liều đầu tiên được tiêm lúc 15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4-6 tuổi.[18]
    • Tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu an toàn hơn nhiều so với bị bệnh thủy đậu. Hầu hết những người được tiêm vắc-xin ngừa thủy đậu không gặp bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, cũng giống như bất kỳ loại thuốc nào, vắc xin có thể gây ra vấn đề nghiêm trọng như phản ứng dị ứng. Nguy cơ gây ra tình trạng nghiêm trọng hơn hoặc tử vong do vắc-xin ngừa thủy đậu là cực kỳ nhỏ.[19]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho trẻ nhiễm bệnh thủy đậu nếu không tiêm vắc-xin.
    Đảm bảo trao đổi với bác sĩ về quyết định này. Tiêm vắc-xin ngừa là quyết định cá nhân của các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, càng lớn thì trẻ sẽ càng mệt mỏi hơn khi bị bệnh. Nếu quyết định không cho trẻ tiêm chủng, hoặc nếu trẻ bị hoặc có thể bị dị ứng với vắc-xin, hãy cố gắng để trẻ nhiễm thủy đậu sau 3 tuổi và trước 10 tuổi để giảm triệu chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cẩn thận với trường hợp bệnh thủy đậu tái phát.
    Trẻ em đã được tiêm vắc-xin có thể mắc một dạng nhẹ hơn của bệnh. Có thể trên cơ thể trẻ chỉ xuất hiện khoảng 50 vết phát ban và mụn nước. Điều này khiến việc chẩn đoán bệnh khó hơn. Tuy nhiên, bệnh cũng lây lan nhanh nếu phát triển mạnh. [20]
    • Người lớn có nguy cơ mắc bệnh nặng hơn và tỉ lệ biến chứng cao hơn.
    • Cho đến nay, việc tiêm phòng được nhiều người lựa chọn hơn so với "chiến dịch thủy đậu", nghĩa là cha mẹ cố ý cho trẻ nhiễm bệnh. Tiêm phòng có thể gây ra triệu chứng nhẹ của bệnh, còn tham gia chiến dịch thủy đậu rất có thể sẽ khiến bạn hoặc con bạn mắc bệnh nặng hơn, có thể dẫn đến viêm phổi và tai họa khủng khiếp khác. Chính vì lý do đó nên bạn sẽ không muốn tham gia chiến dịch thủy đậu.[21]
    Quảng cáo
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Cẩn thận với các Biến chứng Khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy cảnh giác với trẻ có vấn đề về da, chẳng hạn như bệnh chàm.
    Trẻ có tiền sử bệnh về da có thể xuất hiện rất nhiều mụn nước. Tình trạng này sẽ gây đau đớn và làm tăng nguy cơ để lại sẹo. Bạn nên sử dụng các phương pháp điều trị được mô tả ở trên để giảm ngứa và nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc bôi và uống khác để giảm cảm giác khó chịu, đau đớn.[22]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cẩn thận với tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.
    Khu vực bị mụn nước có thể bị nhiễm vi khuẩn. Mụn nước sẽ trở nên ấm, đỏ, đau khi chạm vào và có thể chảy mủ. Mủ có màu đậm và không trong như chất dịch chảy ra từ mụn nước. Bạn hãy gọi cho bác sĩ nếu thấy những thay đổi này trên da. Nhiễm khuẩn thứ phát cần được điều trị bằng thuốc kháng sinh.[23]
    • Nhiễm khuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến các mô, xương, khớp và thậm chí đến mạch máu, gọi là nhiễm trùng máu.
    • Bệnh nhiễm trùng rất nguy hiểm và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.
    • Triệu chứng của nhiễm khuẩn thứ phát đến xương, khớp hoặc máu bao gồm:
    • Sốt trên 39 độ
    • Vùng nhiễm khuẩn ấm và đau khi chạm vào (xương, khớp, các mô)
    • Khớp đau khi hoạt động
    • Khó thở
    • Tức ngực
    • Ho ngày càng nặng
    • Cảm giác mệt mỏi. Hầu hết trẻ đều sốt khi bị thủy đậu nhưng chóng khỏi. Và mặc dù có triệu chứng của cảm lạnh, trẻ vẫn chơi, cười đùa và muốn đi ra ngoài. Còn trẻ bị nhiễm trùng huyết (nhiễm trùng trong máu) sẽ yên lặng, muốn ngủ nhiều hơn, sốt hơn 39 độ, nhịp tim tăng và tần số hô hấp tăng (hơn 20 nhịp mỗi phút).[24]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cẩn thận với biến chứng nghiêm trọng khác từ bệnh thủy đậu.
    Mặc dù không phổ biến, nhưng biến chứng thủy đậu rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. [25]
    • Mất nước khiến cơ thể không có đủ nước để hoạt động. Mất nước sẽ ảnh hưởng đến não, máu và thận đầu tiên. Dấu hiệu mất nước bao gồm: nước tiểu ít hoặc đặc, mệt mỏi, yếu hoặc chóng mặt, hoặc tim đập nhanh [26]
    • Viêm phổi với triệu chứng là ho nhiều, thở gấp hoặc khó thở, hoặc đau tức ngực
    • Xảy ra các vấn đề về xuất huyết
    • Nhiễm trùng hoặc viêm não. Trẻ sẽ trở nên yên lặng, buồn ngủ và kêu đau đầu. Trẻ có thể bị lú lẫn hoặc khó đánh thức.
    • Hội chứng sốc nhiễm độc[27]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cẩn thận với...
    Cẩn thận với bệnh giời leo (bệnh Zona) ở người lớn, đặc biệt khi đã qua tuổi 40, nếu bạn từng bị thủy đậu khi còn nhỏ. Giời leo là tình trạng phát ban phồng rộp, đau đớn, xuất hiện ở một bên cơ thể, thân hoặc mặt, có thể gây tê bì và cũng do vi rút Varicella Zoster gây ra. Vi rút này sinh sôi nhiều trong cơ thể cho đến khi hệ miễn dịch bị yếu đi (khi ta càng lớn tuổi). Cơn đau, thường là đau rát, và cảm giác tê bì thường hết trong vòng vài tuần, nhưng thương tổn lâu dài khác có thể xảy ra ở mắt và các bộ phận khác của cơ thể. Bệnh đau dây thần kinh sau khi bị giời leo là bệnh thần kinh gây đau đớn, khó điều trị và có thể là do bệnh giời leo gây ra.[28]
    • Gọi ngay cho bác sĩ nếu bạn nghĩ rằng mình mắc bệnh giời leo để được kê thuốc kháng vi rút, đặc biệt là khi bệnh được phát hiện sớm. Người lớn có thể được tiêm vắc-xin để phòng bệnh giời leo.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 8.708 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 8.708 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo