Cách để Ngăn ngứa vùng kín

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hầu hết nữ giới đều bị ngứa vùng kín vào lúc nào đó trong cuộc đời. Đối với một số người, đây có thể là vấn đề nhỏ và tự khỏi, nhưng đối với một số khác, ngứa vùng kín có thể dai dẳng do bệnh tật hoặc dị ứng. Tùy vào nguyên nhân cụ thể gây ngứa vùng kín mà bạn có thể điều trị tại nhà hoặc tốt nhất là đến bác sĩ khám để được điều trị chuyên nghiệp.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 5:

Giảm ngứa tạm thời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chườm lạnh.
    Dù nguyên nhân gây ngứa vùng kín là gì thì bạn cũng có thể giảm cảm giác khó chịu tạm thời bằng cách chườm lạnh (ví dụ như dùng khăn) lên vùng môi âm hộ.[1]
    • Để chườm lạnh, bạn cần đặt khăn sạch dưới vòi nước lạnh đến khi khăn ướt. Sau đó, vắt bớt nước rồi chườm lên vùng kín trong vòng 5-10 phút.
    • Đảm bảo giặt sạch khăn sau khi sử dụng. Nếu muốn lặp lại việc chườm lạnh, bạn nên dùng khăn mới.
    • Bạn cũng có thể dùng túi đá viên. Đảm bảo quấn túi đá viên trong khăn giấy sạch và không chườm trên vùng kín quá 20 phút mỗi lần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Loại bỏ tác nhân kích ứng.
    Tác nhân kích ứng từ nước giặt quần áo, xà phòng hoặc các sản phẩm khác có thể gây ngứa vùng kín. Việc chuyển sang dùng nước giặt không mùi và không dùng nước xả làm mềm vải có thể giúp giảm ngứa vùng kín do dị ứng. Bạn cũng nên dùng sản phẩm vệ sinh dịu nhẹ để loại bỏ tác nhân kích ứng tiềm ẩn từ sữa tắm.
    • Ví dụ, bạn có thể dùng bánh xà phòng Dove hoặc sản phẩm vệ sinh da dịu nhẹ của Cetaphil.
    • Tránh dùng sản phẩm vệ sinh, khăn lau, bột hoặc các sản phẩm có hương thơm để tránh kích ứng vùng kín.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng dưỡng ẩm.
    Bạn có thể mua kem chứa nước hoặc thuốc mỡ nhũ tương hóa tại hầu hết các hiệu thuốc để giúp giảm ngứa vùng kín. Đảm bảo tuân thủ tất cả hướng dẫn về việc thoa kem/thuốc mỡ. Lưu ý rằng các sản phẩm này không giúp điều trị nguyên nhân tiềm ẩn gây ngứa vùng kín.[2]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh gãi.
    Gãi sẽ chỉ khiến kích ứng nặng thêm và gây ngứa hơn. Gãi thậm chí còn gây nhiễm trùng nếu gây ra vết rách, do đó bạn nên tránh gãi bằng mọi giá.[3]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Điều trị nguyên nhân.
    Một số phụ nữ có thể thỉnh thoảng bị ngứa vùng kín và không cần điều trị, nhưng nếu bạn bị ngứa nghiêm trọng hoặc dai dẳng thì có thể là do một vài nguyên nhân tiềm ẩn. Việc xác định nguyên nhân là rất quan trọng giúp điều trị nếu bị nhiễm trùng hoặc giúp tránh tiếp xúc với nguyên nhân kích ứng. [4]
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 5:

Ngăn ngứa do nhiễm trùng nấm men

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chẩn đoán nhiễm trùng nấm men.
    Nhiễm trùng nấm men đôi khi có thể khó phân biệt với các loại nhiễm trùng khác, do đó bạn nên đến bác sĩ khám ngay nếu không chắc chắn khi tự chẩn đoán. Triệu chứng thường gặp do nhiễm trùng nấm men bao gồm viêm, cảm giác bỏng rát, đau vùng kín và dịch tiết âm đạo không có mùi (có thể lỏng hoặc đặc và có màu trắng).[5]
    • Nếu dịch tiết âm đạo có dấu hiệu khác, có thể bạn mắc phải một loại nhiễm trùng khác.
    • Phụ nữ mang thai, đang dùng thuốc kháng sinh, bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch suy yếu có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nấm men.
    • Nếu đang mang thai và nghi ngờ bị nhiễm trùng, bạn nên đến bác sĩ khám để được đánh giá. Nhiễm trùng có thể gây hại cho thai nhi nếu thực chất không phải là nhiễm trùng nấm men.[6]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng sản phẩm không kê đơn.
    Nhiều loại kem và viên đặt âm hộ dùng để điều trị nhiễm trùng nấm men được bán ở hầu hết các hiệu thuốc. Các sản phẩm này hiệu quả trong việc điều trị phần lớn các trường hợp nhiễm trùng nấm men.[7]
    • Một số sản phẩm cần thời gian điều trị khác nhau. Nếu bị nhiễm trùng nấm men tái đi tái lại, bạn nên chọn sản phẩm có thể dùng trong 7 ngày.
    • Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn nên tìm sản phẩm điều trị nhiễm trùng nấm men chứa thành phần giảm ngứa.
    • Butoconazole, clotrimazole, miconazole và terconazole là một vài hoạt chất phổ biến trong các thuốc điều trị nhiễm trùng nấm men và chúng đều được chứng minh là có hiệu quả trong điều trị nhiễm trùng nấm men.[8]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc phương pháp điều trị thay thế.
    Nếu các thuốc thông thường không hiệu quả hoặc bạn muốn tìm thứ gì đó tự nhiên hơn thì có một vài lựa chọn cho bạn.[9]
    • Dùng viên đặt axit boric. Axit boric rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng nấm men. Bạn có thể mua viên đặt axit boric tại hầu hết các cửa hàng bán sản phẩm chăm sóc sức khỏe. Tuyệt đối không tự điều trị nhiễm trùng nấm men bằng bột axit boric vì bột khiến kích ứng nặng thêm. Lưu ý rằng axit boric là chất độc, do đó không nên cho người khác khẩu giao khi bạn đang dùng axit boric.
    • Dùng tinh dầu tràm trà. Bạn có thể chữa khỏi nhiễm trùng nấm men bằng cách dùng tampon (băng vệ sinh dạng ống) được ngâm trong tinh dầu tràm trà. Cẩn thận khi dùng phương pháp này và lấy tampon ra nếu thấy khó chịu. Mặc dù tinh dầu tràm trà được cho là chất kháng nấm nhưng cần kiểm tra thêm để chứng minh hiệu quả của tinh dầu trong điều trị nhiễm trùng nấm men.
    • Điều trị nhiễm trùng bằng probiotic. Có một số bằng chứng cho thấy có thể chống lại nhiễm trùng nấm men bằng cách tăng số lượng lợi khuẩn trong cơ thể. Để tăng lượng lợi khuẩn, bạn có thể đưa viên Lactobacillus (có bán ở các cửa hàng thực phẩm tự nhiên chăm sóc sức khỏe) trực tiếp vào âm đạo.[10] Thậm chí bạn có thể chữa khỏi nhiễm trùng bằng cách ăn sữa chua giàu probiotic hoặc thoa sữa chua lên vùng kín. Lưu ý rằng các phương pháp điều trị này không hiệu quả như các phương pháp thông thường và có thể tốn kém hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biết khi nào cần đến bác sĩ khám.
    Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng nấm men đều có thể được điều trị tại nhà; nhưng trong một số trường hợp, bạn cần đến bác sĩ khám. Nói chung, nên đến bác sĩ khám nếu bạn chưa từng bị nhiễm trùng nấm men vì có thể bạn tự chẩn đoán sai. Ngoài ra, bạn cũng nên đến bác sĩ khám nếu tình trạng nhiễm trùng nấm men không cải thiện sau khi điều trị.[11]
    • Nếu nhiễm trùng nấm men không phản ứng với phương pháp điều trị không kê đơn, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống.
    • Nhiễm trùng nấm men thường đi kèm với dấu hiệu có dịch tiết âm đạo đặc và màu trắng. Nếu dịch tiết màu hơi xám, hơi vàng hoặc hơi xanh, bạn nên đến bác sĩ khám vì có thể không phải bị nhiễm trùng nấm men.[12]
    • Nếu muốn xác nhận nhiễm trùng nấm men nhưng không muốn đi khám, bạn có thể mua bộ dụng cụ kiểm tra sàng lọc tại nhà, ví dụ như Vagisil Screening Test, để xác nhận kết quả chẩn đoán. Tuy nhiên, bạn vẫn cần đến bác sĩ khám nếu triệu chứng không cải thiện khi điều trị tại nhà.[13]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Ngăn ngừa nhiễm trùng nấm men về sau.
    Mặc dù không thể ngăn ngừa tất cả trường hợp nhiễm trùng nấm men tái phát, nhưng có một số cách có thể giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng nấm men.[14]
    • Không uống kháng sinh nếu không cần. Kháng sinh có thể phá vỡ sự cân bằng vi khuẩn trong âm đạo, gây ra nhiễm trùng nấm men. Mặc dù vậy, bạn vẫn cần uống thuốc kháng sinh nếu thực sự cần.
    • Mặc nội y có chất liệu vải cotton.
    • Tránh mặc quần, quần tất và nội y quá bó.
    • Giữ cho vùng kín khô thoáng hết mức có thể bằng cách cởi quần áo ẩm ướt ngay và tránh tắm bồn nước nóng.
    • Nếu đang uống thuốc tránh thai chứa estrogen và bị nhiễm trùng nấm men tái phát, bạn nên cân nhắc đổi sang thuốc chỉ chứa progestin hoặc dùng phương pháp tránh thai thay thế, vì nồng độ estrogen tăng có thể gây nhiễm trùng nấm men. [15]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 5:

Ngăn ngừa cơn ngứa do nhiễm khuẩn âm đạo

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết các triệu chứng khác.
    Các triệu chứng khác do nhiễm khuẩn âm đạo bao gồm cảm giác bỏng rát, viêm, dịch tiết lỏng có màu hơi xám-trắng và có mùi hôi tanh. Bạn có thể mắc tất cả, một vài hoặc thậm chí là không triệu chứng nào trong số được kể trên.[16]
    • Hiện nay người ta vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây nhiễm khuẩn âm đạo, nhưng một số phụ nữ dễ bị nhiễm khuẩn âm đạo hơn người khác. Nhiều người từng bị nhiễm khuẩn âm đạo sẽ tái phát ít nhất một lần trong năm. Nguyên nhân có thể là do một số phụ nữ có nồng độ lợi khuẩn tự nhiên thấp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám bệnh.
    Khác với nhiễm trùng nấm men, nhiễm khuẩn âm đạo không thể được điều trị hiệu quả tại nhà. Để chữa khỏi nhiễm khuẩn và giảm triệu chứng, bạn phải đến bác sĩ khám và dùng thuốc kê đơn. Bạn có thể được kê đơn thuốc uống, ví dụ như Metronidazole hoặc Tinidazole, hoặc dùng kem, ví dụ như Clindamycin.[17]
    • Để chẩn đoán nhiễm khuẩn âm đạo, bác sĩ cần tiến hành kiểm tra vùng chậu và phết âm đạo để kiểm tra các tế bào dưới kính hiển vi. Bác sĩ có thể dùng que để kiểm tra độ pH của âm đạo.
    • Việc điều trị bệnh kịp thời là rất quan trọng nếu bạn đang mang thai, vì nhiễm khuẩn âm đạo có thể dẫn đến biến chứng nhiễm trọng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngăn nhiễm nấm âm đạo tái phát.
    Mặc dù không có cách nào giúp ngăn ngừa tất cả các trường hợp nhiễm nấm âm đạo tái phát, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ bằng các thực hiện một vài bước đơn giản:[18]
    • Tránh thụt rửa, vì hành động này có thể phá vỡ cân bằng vi khuẩn tự nhiên trong âm đạo và dẫn đến nhiễm khuẩn.
    • Tránh các sản phẩm có mùi thơm như xà phòng, tampon và sản phẩm dạng xịt.
    • Giảm số lượng bạn tình. Mặc dù nguyên nhân chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng những phụ nữ quan hệ tình dục với nhiều người, gần đây có quan hệ tình dục với người mới hoặc quan hệ tình dục đồng tính sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn âm đạo cao hơn.
    • Lau khô khu vực âm đạo sau khi tắm và tránh tắm bồn nước nóng.
    • Luôn lau từ trước về sau sau khi đi vệ sinh để tránh đưa vi khuẩn từ phân vào âm đạo.[19]
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 5:

Ngăn cơn ngứa do bệnh lây truyền qua đường tình dục

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết dấu hiệu cảnh báo của bệnh lây truyền qua đường tình dục.
    Ngứa âm đạo có thể là triệu chứng của nhiều căn bệnh lây truyền qua đường tình dục. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, hoặc có nguyên nhân nào khác khiến bạn cho rằng bản thân đã tiếp xúc với bệnh lây truyền qua đường tình dục thì bạn nên đến bác sĩ khám ngay. Lưu ý rằng bạn có thể mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục ngay cả khi không có triệu chứng nào.[20]
    • Bệnh Trichomoniasis thường gây đỏ âm đạo, mùi nồng và dịch tiết âm đạo có màu vàng-xanh.
    • Bệnh Chlamydia thường không có triệu chứng nhưng có thể gây xuất huyết bất thường, tiết dịch âm đạo và đau bụng.
    • Bệnh lậu thường gây ra dịch tiết âm đạo có máu hoặc dịch đặc, đục màu, ngứa hậu môn và đau khi tiểu tiện.
    • Bệnh Herpes thường gây vết sưng đỏ, mụn nước hoặc lở loét quanh bộ phận sinh dục.
    • HPV hay mụn cóc sinh dục thường gây mụn cóc nhỏ, màu giống thịt gần bộ phận sinh dục, có thể xuất hiện thành cụm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ.
    Nếu mắc bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, bạn cần đến bác sĩ khám để được điều trị y tế. Nếu không được điều trị, một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bạn cần đến bác sĩ khám ngay và dùng thuốc theo hướng dẫn.[21]
    • Bệnh lậu, bệnh Chlamydia, Trichomoniasis và bệnh giang mai đều có thể được điều trị bằng kháng sinh. Tùy vào tình trạng nhiễm trùng mà bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống kháng sinh hoặc tiêm thuốc.
    • Bệnh HPV không thể chữa khỏi, nhưng bác sĩ có thể đề nghị các phương án điều trị giúp giảm sự xuất hiện của mụn cóc sinh dục.
    • Bệnh Herpes có thể được ức chế bằng thuốc kháng vi-rút để giảm bùng phát, nhưng bệnh này không thể chữa khỏi và không thể đảm bảo rằng người bệnh không lây bệnh cho người khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngăn nhiễm trùng về sau.
    Cách tốt nhất để tránh mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục đó là quan hệ tình dục an toàn.[22]
    • Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục sẽ thấp nhất nếu bạn không quan hệ tình dục hoặc nếu chỉ quan hệ tình dục với một người không mắc bệnh.
    • Nếu quan hệ tình dục với nhiều người, bạn cần bảo vệ bản thân bằng cách dùng bao cao su khi quan hệ tình dục.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 5:

Ngăn cảm giác ngứa khi viêm âm đạo không phải do nhiễm trùng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng.
    Viêm âm đạo không phải do nhiễm trùng là thuật ngữ chung để mô tả kích ứng ở âm đạo không phải do bất kỳ loại nhiễm trùng nào. Viêm âm đạo có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm phản ứng dị ứng, kích ứng da và mất cân bằng hormone.[23]
    • Có thể khó phân biệt giữa viêm âm đạo nhiễm trùng và không do nhiễm trùng. Nhiễm trùng nấm men thường bị nhầm lẫn với dị ứng do nước giặt quần áo. Vì vậy, việc đến bác sĩ khám là rất quan trọng nếu bạn không chắc chắn nguyên nhân gây ra triệu chứng là gì. Triệu chứng thường gặp bao gồm cảm giác bỏng rát ở âm đạo, tiết dịch âm đạo đi kèm đau vùng chậu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngưng dùng sản phẩm kích ứng tiềm ẩn.
    Ngứa âm đạo có thể là do dị ứng với sản phẩm mà bạn đang sử dụng, ví dụ như xà phòng hoặc chất bôi trơn.[24]
    • Tránh dùng các sản phẩm có hương thơm nếu bạn thường bị mẫn cảm.
    • Nếu thấy ngứa âm đạo một thời gian ngắn sau khi bắt đầu dùng một sản phẩm mới, bạn nên ngưng dùng ngay và tránh các sản phẩm có cùng thành phần.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm soát tình trạng thay đổi hormone.
    Một số phụ nữ bị ngứa âm đạo ngay trước và trong thời kỳ mãn kinh do giảm estrogen. Để tránh tình trạng này, bác sĩ có thể kê đơn kem estrogen, viên uống estrogen hoặc vòng estrogen đặt âm đạo.[25]
    • Nếu bị khô âm đạo trong thời kỳ mãn kinh, bạn có thể giảm khô âm đạo bằng cách dùng sản phẩm dưỡng ẩm âm đạo bán sẵn và chất bôi trơn chứa nước trong khi quan hệ tình dục.[26]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều trị các vấn đề về da.
    Trong một số trường hợp, da quanh âm đạo có thể bị kích ứng do vấn đề về da. Trong trường hợp đó, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để được điều trị.
    • Bạch biến âm hộ là tình trạng gây ra các mảng da trắng và bong vảy. Bệnh có thể được điều trị bằng kem steroid kê đơn mạnh.[27]
    • Chàm và vảy nến cũng có thể gây ngứa âm đạo. Bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc giúp kiểm soát các bệnh này.[28]
  1. http://www.prevention.com/health/yeast-infection-treatments?cid=OB-_-PVN-_-ARR
  2. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/basics/symptoms/con-20022645
  3. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/basics/symptoms/con-20022645
  4. http://www.prevention.com/health/yeast-infection-treatments?cid=OB-_-PVN-_-ARR
  5. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/yeast-infection/basics/prevention/con-20035129
  6. http://www.prevention.com/health/yeast-infection-treatments?cid=OB-_-PVN-_-ARR
  7. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bacterial-vaginosis/basics/symptoms/con-20035345
  8. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bacterial-vaginosis/basics/treatment/con-20035345
  9. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/bacterial-vaginosis/basics/risk-factors/con-20035345
  10. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/vaginitis/basics/prevention/con-20022645
  11. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/sexually-transmitted-diseases-stds/in-depth/std-symptoms/art-20047081
  12. https://www.nichd.nih.gov/health/topics/stds/conditioninfo/Pages/specific.aspx
  13. http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/sexual-health/basics/std-prevention/hlv-20049432
  14. http://www.columbiaobgyn.org/condition_treatments/noninfectious-vaginitis#.Vo686BUrK1s
  15. http://www.shape.com/lifestyle/sex-and-love/asking-friend-whats-causing-my-itchy-vagina
  16. http://www.webmd.com/women/vaginal-itching-burning-irritation?page=2
  17. http://www.webmd.com/women/guide/vaginal-dryness-causes-moisturizing-treatments?page=2
  18. http://www.webmd.com/women/vaginal-itching-burning-irritation?page=2
  19. http://www.prevention.com/health/vaginal-itching-relief

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lacy Windham, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ sản khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lacy Windham, MD. Tiến sĩ Windham là bác sĩ sản khoa & phụ khoa được chứng nhận của Hội đồng quản trị ở Tennessee. Cô theo học trường y tại Trung tâm Khoa học Y tế Đại học Tennessee ở Memphis và hoàn thành chương trình nội trú tại Trường Y Đông Virginia năm 2010 và cô được trao giải Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Y học sản khoa, Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất về Ung thư và Bác sĩ nội trú xuất sắc nhất. Bài viết này đã được xem 7.168 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 7.168 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?