Cách để Ngăn cơn cảm lạnh sắp đến

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi đến mùa lạnh, chúng ta có nhiều cách để ngăn ngừa cảm lạnh, bao gồm rửa tay thường xuyên, đảm bảo nghỉ ngơi đầy đủ, cung cấp đủ nước và ăn uống lành mạnh. Tuy nhiên, đôi khi bạn vẫn có thể bị cảm lạnh dù đã cố gắng hết sức để phòng ngừa. Không may là không có cách nào để ngăn cản hoàn toàn khi bạn cảm thấy cơn cảm lạnh sắp đến. Mặc dù vậy, có nhiều bước để ngăn cơn cảm lạnh trở nặng hơn và giảm mức độ nghiêm trọng cũng như rút ngắn thời gian xuất hiện triệu chứng cảm lạnh.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Tập các thói quen cơ bản để giảm cảm lạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghỉ ngơi nhiều.
    Cố gắng ngủ 8 tiếng trong đêm đầu tiên khi cơn cảm lạnh xuất hiện. Nghỉ ngơi nguyên đêm giúp cải thiện chức năng miễn dịch để cơ thể dễ dàng chống lại vi-rút đang xâm chiếm.[1]
    • Nếu không thể ngủ đầy đủ nguyên đêm, bạn nên chợp mắt 20-30 phút vào giữa ngày để buộc cơ thể nghỉ ngơi.
    • Nếu có thể, bạn nên nghỉ học hoặc nghỉ làm khi cơn cảm lạnh xuất hiện để được nghỉ ngơi nhiều hơn. [2] Ở nhà cũng giúp tránh lây vi-rút cho người khác.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống nhiều nước.
    [3] Nước giúp ngăn tình trạng mất nước và giữ ẩm cổ họng, giúp môi trường cổ họng giảm thu hút vi trùng. Uống nước cũng giúp giảm tắc nghẽn và xoa dịu triệu chứng.
    • Nên uống ít nhất 8-10 cốc (mỗi cốc 250 ml) nước mỗi ngày, đặc biệt là khi thấy cơn cảm lạnh sắp đến.
    • Nước lọc, trà không caffeine, thức uống thể thao, nước ép hoa quả nguyên chất, nước dùng trong, bia gừng đều dùng được và rất tốt cho người bị cảm lạnh.
    • Hạn chế thức uống chứa cồn hoặc caffeine vì chúng có tính lợi tiểu nên gây mất nước.
    • Trà xanh và trà bạc hà đều sở hữu các đặc tính giúp tăng cường cơ chế phòng vệ của cơ thể, đồng thời đẩy vi trùng ra khỏi cơ thể.[4]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ ẩm không khí.
    Không khí khô có thể khiến vi-rút gây cảm lạnh bám dai dẳng và phát triển mạnh. Vì vậy, cung cấp độ ẩm cho không khí có thể giúp rút ngắn thời gian bị cảm lạnh.[5] Tăng cường độ ẩm còn giúp xoa dịu triệu chứng bằng cách ngăn xoang mũi bị khô và đau.
    • Bật máy tạo độ ẩm trong phòng nào bạn ở nhiều nhất hoặc tắm nước nóng để tạo thêm hơi nước.
    • Hơi ẩm ấm đặc biệt có ích.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Dùng liệu pháp tự nhiên để điều trị cảm lạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ăn súp gà.
    [6] Bằng chứng cho thấy súp gà có đặc tính kháng viêm, có thể giúp giảm sưng trong mũi và giảm triệu chứng cảm lạnh. Bổ sung nguồn calo lành mạnh từ sớm cũng rất cần thiết để cơ thể có đủ năng lượng chống lại vi-rút.
    • Đảm bảo uống cả nước hầm (nước dùng). Nước hầm nóng chứa nhiều dinh dưỡng ngay từ món súp, đồng thời cung cấp nước cho cơ thể.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng thực phẩm chức năng bổ sung kẽm.
    [7] Lợi ích của kẽm vẫn chưa được xác định nhưng có các nghiên cứu cho rằng bổ sung một liều nhỏ kẽm ở dạng thực phẩm chức năng mỗi 2 tiếng khi cơn cảm lạnh bắt đầu có thể rút ngắn thời gian cảm lạnh và giảm mức độ nghiêm trọng của triệu chứng.
    • Tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm khó chịu dạ dày, buồn nôn, đau bụng và kích ứng miệng. Người bổ sung kẽm từ thuốc xịt mũi cũng có thể tạm thời mất khứu giác.[8]
    • Ở mức tối đa, kẽm chỉ có thể giúp giảm thời gian kéo dài cơn cảm lạnh xuống một ngày.
    • Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm có sẵn ở dạng giọt lỏng, viên nén, viên ngậm và thuốc xịt mũi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng chanh.
    Nước cốt chanh chứa lượng lớn vitamin C và tính axit của nước cốt chanh còn giúp xoa dịu các triệu chứng cảm lạnh ban đầu, đồng thời giảm lượng đờm.[9]
    • Nhờ việc giảm lượng đờm, bạn có thể ngăn vi-rút trú ẩn trong cơ thể và gây nhiễm trùng kéo dài.
    • Vắt một lát chanh vào trà hoặc nhâm nhi nước chanh.
    • Có thể thưởng thức trà hòa mật ong và chanh để tăng thêm lợi ích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bổ sung gừng.
    Một số nhà nghiên cứu tin rằng gừng kích thích việc đổ mồ hôi tốt cho sức khỏe để tăng cường hệ miễn dịch khi cơn cảm lạnh xuất hiện. Nhờ tác dụng kích thích đổ mồ hôi, gừng giúp thanh lọc cơ thể và hạ nhiệt độ cơ thể.[10][11]
    • Mồ hôi chứa dermcidin - một chất kháng khuẩn - có thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm lấn của vi khuẩn. Khả năng bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn đạt mức mạnh nhất khi bạn đổ một ít mồ hôi. Vì vậy, bạn nên dùng gừng để kích thích đổ mồ hôi.
    • Ủ vài lát gừng tươi trong nước nóng khoảng vài phút để làm trà thảo mộc. Hoặc bạn có thể ăn thức ăn chứa gừng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng tỏi.
    Tỏi chứa allicin - hợp chất được cho là có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng cảm lạnh. Một số nghiên cứu cho thấy tỏi thậm chí còn giúp chống lại vi-rút và ngăn ngừa cảm lạnh về sau.[12]
    • Có thể chuẩn bị "trà" tỏi bằng cách nghiền 1-2 tép tỏi rồi ủ trong nước nóng vài phút.
    • Hoặc bạn có thể bổ sung tỏi bằng cách ăn thực phẩm được chế biến cùng tỏi. Cho một ít tỏi vào súp gà hoặc làm bánh mì nướng bơ tỏi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng cúc tím Echinacea hoặc cây mao lương hoa vàng.
    [13] Giống như nhiều nguyên liệu tại nhà khác, hiện chưa có bằng chứng thống nhất về việc liệu hai thảo mộc này có hiệu quả tích cực trong việc giảm thời gian cảm lạnh hay không. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy cúc tím Echinacea và cây mao lương hoa vàng hiệu quả nhất nếu dùng ngay khi cảm thấy cơn cảm lạnh sắp đến.
    • Uống rượu ngâm cúc tím Echinacea hoặc cây mao lương hoa vàng vì rượu thuốc hiệu quả hơn so với dạng viên nang.
    • Nếu đang dùng thuốc chữa bệnh, bạn nên trao đổi với bác sĩ xem việc dùng thực phẩm chức năng bổ sung các thảo mộc này có an toàn không. Thảo mộc có thể tương tác tiêu cực với một số thuốc chữa bệnh.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Thêm một chút gia vị vào món ăn.
    Thêm ớt cay hoặc một ít tương ớt vào món ăn. Thức ăn cay giúp mở rộng xoang tạm thời để giảm triệu chứng tắc nghẽn và đẩy chất nhầy.[14]
    • Lưu ý rằng cách này hiệu quả nhất khi triệu chứng ban đầu xuất hiện ở mũi thay vì ở cổ họng. Bằng cách giữ sạch xoang hết mức có thể, bạn có thể ngăn nhiễm trùng kéo dài và kích thích đẩy vi-rút gây cảm lạnh ra ngoài.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Dùng liệu pháp y tế để ngăn ngừa cảm lạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng nước muối sinh lý để nhỏ và xịt mũi.
    [15]Các liệu pháp không kê đơn này giúp giảm tắc nghẽn và giúp mũi thông thoáng, từ đó đẩy chất nhầy, vi khuẩn và vi-rút ra ngoài. Tự tay đẩy vi trùng ra ngoài có thể giúp tăng tốc độ hồi phục.
    • Bóp bầu ống bơm để hút nước muối sinh lý vào rồi đặt đầu bơm vào lỗ mũi sâu khoảng 6-12 mm. Từ từ thả bầu ống bơm ra để bơm nước muối sinh lý vào mũi.
    • Nếu không thể đến cửa hàng mua dung dịch nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha 1/4 thìa cà phê (1,25 ml) muối với 1/4 thìa cà phê (1,25 ml) muối nở và 250 ml nước ấm. Dùng cùng với bình Neti cho hiệu quả tốt nhất và đảm bảo luôn dùng nước đã lọc, chưng cất hoặc đun sôi ít nhất một phút.
    • Đảm bảo rửa sạch ống bơm sau mỗi lần sử dụng và để khô tự nhiên. Cách này giúp bạn tránh tiếp xúc lại với cùng loại vi trùng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng thuốc chữa cảm lạnh không kê đơn.
    [16] Thuốc chữa nghẹt mũi không kê đơn giúp làm khô chất nhầy trong mũi, nhờ đó xoa dịu triệu chứng và giảm tiếp xúc với vi-rút trong niêm mạc mũi.
    • Mặc dù có thể giúp xoa dịu triệu chứng nhưng thuốc chữa nghẹt mũi cũng có thể không giúp rút ngắn thời gian cảm lạnh. Tuy nhiên, nhờ việc giảm triệu chứng, bạn có thể tăng được cơ hội nghỉ ngơi để giúp cơ thể chống lại vi-rút được nhanh hơn.
    • Lưu ý rằng thuốc chữa nghẹt mũi có thể làm tăng nhịp tim. Thuốc cũng có thể gây lo âu và mất ngủ trong một số trường hợp. Nếu đang dùng thuốc kê đơn để chữa bệnh, bạn nên trao đổi với dược sĩ trước khi mua thuốc để đảm bảo không có tương tác thuốc ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thuốc kháng histamine.
    [17] Nếu bạn bị chảy nước mũi thay vì nghẹt mũi thì dùng thuốc kháng histamine có thể giúp ích rất nhiều, đồng thời giúp giảm thiểu triệu chứng cảm lạnh.
    • Thuốc kháng histamine thường được xem là thuốc chữa dị ứng nhưng có thể giúp ngăn triệu chứng hắt hơi và giảm khô mũi hiệu quả hơn so với thuốc chữa nghẹt mũi. Bằng cách làm khô chất nhầy, thuốc kháng histamine sẽ giảm được thời gian mà vi-rút tiếp xúc với niêm mạc trong mũi, nhờ đó giảm thời gian cảm lạnh.
    • Tương tự như các phương pháp điều trị khác, uống thuốc kháng histamine càng sớm thì hiệu quả càng mạnh.
    • Lưu ý rằng thuốc kháng histamine có thể gây buồn ngủ. Tuy nhiên, thuốc chứa thành phần chữa nghẹt mũi thường giảm được nguy cơ gây buồn ngủ này. Bạn có thể tìm mua thuốc kháng histamine không gây buồn ngủ. Tránh dùng thuốc kháng histamine khi đang lái xe hoặc vận hành máy móc hạng nặng.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Tăng cường hệ miễn dịch

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi bộ.
    [18] Tập thể dục nhẹ nhàng thực chất có thể giúp tăng cường chức năng miễn dịch. Vì triệu chứng ban đầu thường nhẹ nhất nên bạn cần dành thời gian thực hiện một số bài tập thể dục nhẹ nhàng, ví dụ như đi bộ nhanh, 2-3 đợt, mỗi đợt 10 phút.
    • Bạn cũng có thể tập yoga và các bài tập nhẹ nhàng khác thay cho đi bộ. Các lựa chọn này thậm chí có thể tốt hơn nếu thời tiết quá xấu khiến bạn không thể đi bộ ngoài trời được.
    • Cẩn thận nếu thời tiết lạnh hoặc mưa. Mặc nhiều áo để giữ ẩm và giữ khô cho cơ thể.
    • Đi bộ ngoài trời vào ngày nhiều nắng có thể tăng cơ hội hấp thụ thêm vitamin D từ ánh nắng, từ đó tăng cường thêm sức mạnh cho hệ miễn dịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tăng cường bổ sung vitamin C.
    [19] Từ lâu, vitamin C đã được biết đến như một nguyên liệu chữa cảm lạnh nhưng có rất ít bằng chứng khoa học chứng minh hiệu quả. Tuy vậy, vitamin C có thể tăng cường hệ miễn dịch và một số nghiên cứu cho rằng nó có thể rút ngắn thời gian xuất hiện triệu chứng nếu bổ sung ngay khi cơn cảm lạnh bắt đầu.
    • Có thể bổ sung vitamin C ở dạng thực phẩm chức năng hoặc bổ sung tự nhiên từ thức ăn và nước uống. Hầu hết các loại hoa quả đều chứa nhiều vitamin C, đặc biệt là hoa quả họ cam chanh.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn một ít mật ong.
    [20] Mật ong được cho là có khả năng tăng cường hệ miễn dịch. Mật ong còn có đặc tính kháng khuẩn nên sẽ có ích cho việc tăng tốc độ phản ứng hồi phục của cơ thể.
    • Ăn một thìa đầy mật ong khi thấy có triệu chứng đầu tiên để tăng cường hệ miễn dịch một cách nhanh chóng.
    • Mật ong đặc biệt có khả năng xoa dịu nếu triệu chứng đầu tiên bắt đầu trong cổ họng.
    • Có thể hòa mật ong vào trà, cà phê hoặc nước lọc.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn sữa chua.
    Acidophilus và các khuẩn sống khác trong sữa chua có thể giúp cung cấp lợi khuẩn cho cơ thể để tăng cường hệ miễn dịch. Các lợi khuẩn này có thể kích thích sản sinh nhiều chất trong hệ miễn dịch để giúp cơ thể chống lại bệnh tật.[21]
    • Sữa chua đặc biệt hiệu quả trong việc bù lại lợi khuẩn cho đường tiêu hóa – là nơi chức năng miễn dịch thực hiện vai trò chính của nó.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

  • Nước lọc và các loại nước khác
  • Máy tạo độ ẩm
  • Sản phẩm nước muối sinh lý để nhỏ và xịt mũi
  • Thuốc chữa nghẹt mũi
  • Thuốc kháng histamine
  • Thực phẩm chức năng bổ sung vitamin C
  • Thực phẩm chức năng bổ sung kẽm
  • Máy tạo độ ẩm
  • Mật ong
  • Chanh
  • Gừng
  • Tỏi
  • Súp gà
  • Sữa chua
  • Hoa cúc tím Echinacea
  • Mao lương hoa vàng
  • Thức ăn cay

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: David Nazarian, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ, Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ
Bài viết này đã được cùng viết bởi David Nazarian, MD. David Nazarian là bác sĩ nội khoa đươc Ủy ban chứng nhận, chủ sở hữu của My Concierge MD, một phòng khám tại Beverly Hills California, chuyên cung cấp dịch vụ y tế trả trước, dịch vụ y tế cho cấp lãnh đạo và y học tổng hợp. Nazarian chuyên về khám sức khỏe tổng thể, liệu pháp vitamin qua đường tĩnh mạch, liệu pháp thay thế hóc môn, giảm cân, liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu. Ông có hơn 16 năm huấn luyện y khoa và có chửng chỉ của Ủy ban Y học Nội khoa Hoa Kỳ. Ông lấy được bằng cử nhân tâm lý học và sinh học của Đại học California, Los Angeles, bằng bác sĩ của Trường Y hoa Sacker và hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Bệnh viện Huntington Memorial - chi nhánh của Đại học Nam California. Bài viết này đã được xem 5.120 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 5.120 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo