Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nhiều người dường như sinh ra đã là siêu sao nói chuyện vậy. Họ có thể liến thoắng kể chuyện và pha trò cứ nhẹ như không. Nhưng đối với những người trầm lặng hoặc sống hướng nội, việc lấy can đảm để nói chuyện có vẻ như không dễ chút nào. Tuy nhiên, dù thuộc tuýp người nào, bạn cũng có thể tập luyện để không chỉ nói nhiều hơn mà còn tạo được sức thu hút, và bạn sẽ trở thành người nói chuyện giỏi hơn. Hãy học cách mở đầu và duy trì cuộc trò chuyện, dù là nói chuyện với một người, một nhóm hoặc phát biểu trong lớp học.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Mở đầu cuộc trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gợi chuyện bằng sự việc gì đó mà bạn biết là cả hai đều có thể nói được.
    Trở ngại lớn nhất khiến chúng ta ngại bắt chuyện là nỗi lo rằng khi chúng ta tiếp cận ai đó, mở miệng ra và bỗng nhận thấy là chẳng có gì để nói. Thật may mắn là có vài cách đơn giản có thể giúp bạn chọn được đề tài mà cả hai bên đều có thể nói một cách thoải mái.
    • Xem xét tình huống. Nếu đang ở trong lớp cùng với người kia, bạn luôn có thể bắt đầu bằng những chuyện trong lớp. Nếu cả hai đang ở trong buổi tiệc, bạn hãy nói về buổi tiệc. Bạn không cần nói điều gì phức tạp, chỉ một câu như “Chị thấy khu phố này thế nào?” cũng là một cách để mở ra một cuộc trò chuyện.
    • Đừng bao giờ tiếp cận một người lạ và bắt chuyện với những câu tán tỉnh hoặc pha trò vụng về. Mặc dù không hẳn là "thô lỗ," nhưng câu hỏi con gấu bắc cực nặng bao nhiêu ký sẽ không trao cho bạn cơ hội để trò chuyện mà sẽ chỉ đẩy bạn vào ngõ cụt.
  2. Step 2 Nhớ nguyên tắc "FORM."
    FORM là chữ viết tắt của các từ tiếng Anh được sử dụng trong các lớp dạy kỹ năng nói chuyện, giúp bạn nhớ được các đề tài luôn luôn phù hợp để mở đầu cuộc trò chuyện và các gợi ý để nêu ra các đề tài đó, bất kể là nói chuyện với người đã quen thân hay mới gặp. Đây là nguyên tắc vàng để chọn câu mở đầu: Family (Gia đình), Occupation (Nghề nghiệp), Recreation (Thú tiêu khiển), Motivation (Động lực).[1]
    • Gia đình
      • "Mẹ em dạo này có khỏe không?” hay "Bố mẹ cậu dạo này thế nào?”
      • "Anh có bao nhiêu anh chị em?" hoặc "Anh chị em cậu có thân nhau không?”
      • "Kỳ nghỉ cùng với gia đình vui nhất/tệ nhất của bạn là gì?”
    • Nghề nghiệp
      • "Anh làm nghề gì?” hoặc "Anh có thích công việc mới không?”
      • "Điều khó khăn nhất trong công việc của chị là gì?” hoặc “Tuần vừa rồi chị đã làm việc gì thú vị nhất?”
      • "Đồng nghiệp của anh như thế nào?”
    • Thú tiêu khiển
      • "Cậu thường làm gì để tiêu khiển?" hoặc "Quanh đây có gì chơi vui không cậu?”
      • "Em sinh hoạt ở đây được bao lâu rồi?”
      • "Bạn có thường tham gia với một nhóm nào không?”
    • Động lực
      • "Sau giờ học bạn thích làm gì?” hoặc “Cậu có nghĩ sẽ làm việc đó lâu dài không? Công việc mơ ước của cậu là gì?”
      • "Sau này bạn muốn làm gì?”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đặt những câu hỏi mở.
    Điều then chốt để mở đầu cuộc trò chuyện là tạo cơ hội cho mọi người nói chuyện và đáp lại họ. Đây chính là bí quyết giúp bạn nói nhiều hơn chứ không chỉ ba hoa về bản thân. Những câu hỏi mở tạo cơ hội cho mọi người cởi mở trò chuyện, giúp bạn có nhiều ý tưởng để đáp lại và duy trì cuộc đối thoại.[2]
    • Các câu hỏi mở cũng có thể được dùng để tiếp nối những câu trả lời đóng. Nếu bạn hỏi “Dạo này cậu thế nào?”, một người ít nói có thể trả lời “Tớ nghĩ cũng ổn”, bạn hãy hỏi “Hôm nay cậu làm gì thế?”, và tiếp theo là “Việc đó diễn ra như thế nào?” Hãy khuyến khích họ nói chuyện.
    • Các câu hỏi mở thường gợi cho người ta nêu ý kiến. Bạn không thể trả lời một câu hỏi mở bằng một từ “có” hoặc “không”. Đừng đặt các câu hỏi đóng như “Bạn tên gì?” hoặc “Bạn có hay đến đây không?” Những câu hỏi như vậy sẽ không dẫn đến điều gì để nói.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nhớ lại những cuộc trò chuyện trước đây.
    Đôi khi nói chuyện với người có quen biết chút ít còn khó hơn nói chuyện với người lạ. Nếu đã biết về gia đình và vài chi tiết về ai đó, bạn có thể nhớ lại những lần trò chuyện trước đây để tìm các câu hỏi tiếp nối xem họ có gì mới:
    • "Hôm nay cậu làm gì thế?” hoặc “Từ hồi mình gặp nhau lần trước đến giờ cậu làm gì?”
    • "Dự án cậu làm ở trường sao rồi? Có thành công không?”
    • "Mấy bức ảnh kỳ nghỉ cậu đăng trên Facebook đẹp thật đó. Chuyến đi của cậu thế nào?”
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rèn luyện kỹ năng lắng nghe song song với kỹ năng nói.
    Người giỏi nói chuyện không phải là người nói huyên thuyên bất tận. Nếu muốn nói nhiều hơn, điều quan trọng là bạn phải tập lắng nghe tốt và không chỉ chờ đến lượt mình nói.
    • Giao tiếp bằng mắt với người kia và dùng ngôn ngữ cơ thể mở. Gật đầu khi bạn đồng tình và chú tâm vào cuộc trò chuyện. Tiếp nối câu chuyện với những câu như “Ồ, hay quá. Thế rồi sao nữa?” hay “Vậy cuối cùng nó là thế nào?”
    • Thực sự lắng nghe và phản hồi những gì người kia nói. Bạn nên nhắc lại lời của họ, chẳng hạn như “Tôi hiểu là…” hoặc “Hình như anh muốn nói là…”
    • Bạn đừng bao giờ cố gắng nói nhiều hơn chỉ bằng cách nói át người kia hoặc đáp lại những lời họ vừa nói bằng cách liên tục nói về bản thân. Hãy lắng nghe và phản hồi.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đọc ngôn ngữ cơ thể của người kia để tìm manh mối.
    Có những người chỉ đơn giản là không muốn nói chuyện, và sẽ chẳng ích gì nếu bạn cứ cố trò chuyện với họ. Hãy để ý đến ngôn ngữ cơ thể khép kín và xao lãng của người đó. Bạn nên tập trung kỹ năng nói chuyện của mình vào người khác thì tốt hơn.
    • Ngôn ngữ cơ thể khép kín bao gồm những cử chỉ như nhìn qua đầu người đang nói chuyện và liếc quanh phòng như thể đang tìm đường rút lui. Hai cánh tay khép hoặc khoanh lại đôi khi cũng là biểu hiện của ngôn ngữ cơ thể khép kín, tương tự như nghiêng vai về phía bạn hoặc ra xa bạn.[3]
    • Ngôn ngữ cơ thể mở bao gồm các biểu hiện như nghiêng người tới trước, giao tiếp bằng mắt và lắng nghe người kia nói.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Mỉm cười.
    Một phần quan trọng của trò chuyện biểu hiện qua ngôn ngữ không lời. Người ta thường thích nói chuyện với những người vui vẻ, cởi mở và trông có vẻ thân thiện. Bạn có thể khuyến khích người kia nói chuyện và kết nối với bạn bằng cách thể hiện ngôn ngữ cơ thể mở và mỉm cười.[4]
    • Bạn không cần phải cười toe toét như gã ngốc! Chỉ cần bạn tỏ ra vui vẻ, ngay cả khi không thấy thoải mái. Đừng cau mày hoặc nhăn mặt. Hãy nhướng chân mày, nâng cằm lên và mỉm cười.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Trò chuyện với một người

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm những cánh cửa mở trong cuộc đối thoại.
    Điều này sẽ dễ dàng nếu bạn đang đối diện với những người vui chuyện; nhưng ngay cả với những người dè dặt, bạn cũng có thể tìm ra được những cánh cửa mở ra các đề tài khác bằng cách tìm sự kết nối cá nhân có thể dẫn đến những chuyện mà cả hai đều nói được. Đây là một nghệ thuật, nhưng có một số bí quyết giúp bạn phát triển kỹ năng này.
    • Hỏi tiểu sử của họ về một đề tài cụ thể. Nếu người kia đề cập đến môn thể thao chạy bộ, bạn hãy hỏi rằng họ đã chạy bao lâu rồi, có thích bộ môn này không, họ thường tập chạy ở đâu và các câu hỏi khác liên quan đến môn chạy.
    • Hỏi ý kiến của người kia về một vấn đề nào đó. Nếu người đang nói chuyện với bạn nhắc đến việc họ làm việc ở tiệm bánh nổi tiếng khi còn học trung học, bạn hãy hỏi tiệm bánh đó thế nào. Hãy gợi ý cho họ kể chuyện.
    • Luôn tiếp nối câu chuyện. Bạn có thể tiếp nối câu trả lời ngắn gọn của người kia bằng câu hỏi “Sao lại thế?” hoặc “Nó như thế nào?” Mỉm cười để tỏ ra là bạn không tọc mạch mà chỉ là thích thú và tò mò về điều họ nói.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng ngại đi sâu vào câu chuyện.
    Người ta thường thích nói về bản thân mình, vì vậy bạn đừng ngại hỏi ý kiến của họ và tìm hiểu đôi chút về những điều họ đang nghĩ. Một số người bản tính kín đáo có thể e dè, nhưng có nhiều người lại thích chia sẻ suy nghĩ của mình với những người hiếu kỳ.
    • Bạn có thể hỏi lại những chuyện trước đó và bảo “Xin lỗi, mình không có ý xoi mói đâu, chỉ là mình tò mò thôi.”
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói ra những điều bạn đang nghĩ.
    Đừng im lặng trong lúc suy nghĩ câu trả lời. Bạn chỉ cần bắt đầu bằng cách nhắc lại những gì người kia vừa nói và đáp lại một cách tự nhiên. Nếu là người nhút nhát, có lẽ bạn thường suy nghĩ quá nhiều trước khi nói, nhưng thông thường nếu bạn bớt “kiểm duyệt” bản thân và cho phép mình nói thoải mái hơn thì kết quả cũng tương đương, thậm chí còn tốt hơn.
    • Nhiều người sợ rằng những điều mình nói ra “nghe ngớ ngẩn” hoặc “không phù hợp”, nhưng nỗi lo lắng này thường dẫn đến những cách nói không tự nhiên và tạo nên những khoảnh khắc lúng túng trong khi trò chuyện. Nếu muốn nói nhiều hơn, bạn hãy tập đối đáp nhanh, ngay cả khi bạn không chắc chắn lắm về điều sắp nói.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đừng ngại chuyển chủ đề.
    Đôi khi một đề tài nào đó nói một lúc cũng cạn, và ngay sau đó sẽ là một khoảng lặng ngượng ngập. Nếu không còn gì để nói về đề tài đó, bạn đừng ngại chuyển sang chuyện khác, ngay cả khi nó không có liên quan đến chủ đề kia.
    • Giả sử như khi hai người đang uống rượu và nói chuyện bóng đá, nhưng câu chuyện bóng đá bắt đầu hết, bạn có thể cầm ly rượu lên và hỏi “Cậu thấy rượu này thế nào? Ly rượu này pha những gì tớ quên rồi?” Nói về rượu một lúc trong khi bạn suy nghĩ về một chủ đề khác.
    • Nói về những vấn đề bạn thich thú và những thứ mà bạn am hiểu. Thường thì bạn sẽ cuốn hút được mọi người khi nói về những đề tài mà bạn sành sỏi, ít nhất là đối với những người quan tâm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Theo dõi những vấn đề thời sự.
    Khi câu chuyện sắp đi đến chỗ không còn gì để nói thì những sự kiện thời sự, các đề tài thường gặp và các vấn đề nóng mà bạn nêu ra sẽ là những đề tài mà người kia có thể đã nghe nói đến và bạn sẽ tìm được điểm chung giữa hai người.
    • Thậm chí bạn không cần phải biết nhiều về chủ đề mà hai người đang trò chuyện. Bạn có thể đặt những câu hỏi như “Cậu có nghe nói gì về vụ tranh luận trong quốc hội không? Tớ chưa nghe chi tiết.”
    • Tránh rơi vào lối nói chuyện “dạy đời” người khác. Bạn đừng bao giờ mặc nhiên cho rằng người kia không biết gì về một đề tài nào đó, dù là mơ hồ hoặc cụ thể; bằng không, hành động của bạn giống như đang hạ cố vậy.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Nói chuyện trong nhóm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nói to.
    Nếu bạn không giỏi nói chuyện với một người thì việc nói chuyện trong nhóm sẽ còn là thử thách lớn hơn. Nhưng nếu bạn muốn tiếng nói của mình được lắng nghe, một trong những điều quan trọng nhất mà bạn có thể làm là dùng âm lượng đủ để mọi người dễ dàng nghe được.
    • Người có bản tinh dè dặt cũng thường ít nói và hướng nội. Các nhóm đông người thường ưa chuộng những người hướng ngoại và nói to, điều này có nghĩa là bạn sẽ phải điều chỉnh cho phù hợp với môi trường nhóm.
    • Hãy thử dùng mẹo này: Tăng âm lượng lên ngang bằng với những tiếng nói khác trong nhóm, nhưng sau đó lại hạ xuống như lúc nói chuyện bình thường khi mọi người đang lắng nghe. Như vậy, bạn sẽ không phải cố gắng diễn xuất nữa. Hãy để họ đến với bạn chứ đừng làm ngược lại.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng chờ đến lúc mọi người im lặng.
    Đôi khi nói chuyện trong nhóm cũng giống như chơi trò Frogger: Bạn đứng giữa con đường lớn tấp nập xe cộ và cố tìm một khe hở không bao giờ xuất hiện. Nhưng bí quyết của trò chơi này là bạn phải lao tới. Những khoảnh khắc im lặng nếu có đến cũng không bao giờ rõ ràng, vì vậy quan trọng là bạn cần mạo hiểm nói chen vào lời của ai đó thay vì chờ mọi người im bặt mới lên tiếng.
    • Cố gắng đừng ngắt lời người khác bằng cách nói át đi; bạn nên bắt đầu bằng những cụm từ như “Vậy…” hoặc “Khoan đã…” hoặc thậm chí “Tôi có điều muốn nói,” và chờ họ nói dứt câu. Bạn sẽ nắm được cơ hội lên tiếng mà không phải hoàn toàn lấn át họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng ngôn ngữ cơ thể để cho thấy rằng bạn muốn nói.
    Nếu có điều muốn nói, bạn hãy nhìn vào người đang nói, nghiêng người tới trước và dùng ngôn ngữ cơ thể mở để tỏ ra bằng bạn chú tâm vào cuộc nói chuyện và muốn phát biểu. Có thể họ sẽ nhường diễn đàn cho bạn bằng cách hỏi ý kiến của bạn nếu bạn tỏ ý muốn nói.
    • Nếu cảm thấy bị choáng ngợp, đôi khi bạn có thể nản chí và rút lui, nhưng điều đó sẽ chỉ gây khó khăn cho bạn khi nói chuyện, và mọi người sẽ không nhận ra là bạn muốn nói.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nêu ý kiến khác.
    Những câu chuyện trong nhóm có thể nhanh chóng trở nên nhàm chán nếu mọi người chỉ nói cùng một điều giống nhau. Vì vậy, nếu cần thì thỉnh thoảng bạn đóng vai “phản diện” cũng hay. Nếu thấy không đồng tình với ý kiến của cả nhóm, bạn hãy thử nhẹ nhàng nêu ý kiến trái ngược.
    • Nhớ làm cho ý kiến bất đồng dịu đi với những câu mở đầu như “Cách nhìn của tôi hơi khác, nhưng…” hoặc “Ý kiến của các bạn rất hay, nhưng tôi không đồng ý lắm.”
    • Bạn không cần phải chấp nhận một ý tưởng hay quan điểm của người khác chỉ để nói, nhất là khi bạn không có lý lẽ để bảo vệ nó. Nhưng nếu không đồng ý với quan điểm nào đó, bạn cứ thoải mái lên tiếng. Các cuộc trò chuyện không phải là buổi trừng phạt những ý kiến bất đồng.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nói chuyện riêng với một người, nếu cần thiết.
    Một số người chật vật khi giao tiếp trong nhóm đông người nhưng lại rất giỏi trò chuyện riêng với một người. Điều này là rất bình thường. Một nghiên cứu về tính cách của con người đã cho thấy, dựa vào khả năng trò chuyện trong nhóm tốt hơn hay nói chuyện riêng với một người tốt hơn, người ta thường rơi vào một trong hai nhóm, đó là nhóm bộ đôi và nhóm bộ ba.[5]
    • Người thuộc nhóm bộ đôi thường cảm thấy khó nói chuyện trong một nhóm nhiều người. Nếu muốn nói chuyện với ai đó nhưng cảm thấy khó khăn khi có ba người trở lên, bạn hãy kéo họ sang một bên để nói chuyện. Sau đó, bạn có thể nói chuyện với từng người một trong nhóm. Như vậy, bạn vẫn ở trong vùng an toàn của mình và cũng không bị coi là khiếm nhã vì bạn đều dành thời gian nói chuyện với tất cả mọi người.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Phát biểu trong trường học

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị trước lời phát biểu.
    Nói trước lớp học là một chuyện hoàn toàn khác; và những điều được coi là không tự nhiên trong các cuộc trò chuyện thường ngày đôi khi lại rất phù hợp trong bối cảnh lớp học. Ví dụ điển hình là các cuộc thảo luận nhóm, trong đó việc viết ra và chuẩn bị trước những ý kiến mà bạn muốn chia sẻ với cả lớp là điều hoàn toàn nên làm.
    • Nói chung, bạn có thể khó nhớ được vấn đề mà bạn nghĩ đến trong khi đọc bài trong giờ văn hoặc những thắc mắc về bài tập về nhà trong giờ toán, vì vậy bạn hãy ghi lại và lần sau mang theo đến lớp học. Đem theo “kịch bản” đến trường thì chẳng có gì là sai cả.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đặt câu hỏi.
    Cách tốt nhất để đóng góp vào giờ học là đặt câu hỏi. Mỗi khi không hiểu điểm nào đó hoặc cảm thấy một vấn đề nào đó chưa rõ, bạn hãy giơ tay hỏi. Một quy luật chung là cứ mỗi lần có một học sinh không hiểu thì có đến năm học sinh khác không dám giơ tay hỏi. Hãy là người dũng cảm trong số đó.
    • Chỉ nên hỏi những câu có lợi cho cả nhóm hoặc liên quan đến cả nhóm. Những câu hỏi như “Tại sao bài này em chỉ được điểm B ạ?” trong trường hợp này là không phù hợp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tán thành ý kiến của học sinh khác.
    Nếu trong cuộc thảo luận nhóm mà bạn không tìm ra ý gì để nói, thế nào cũng có cơ hội để bạn “ăn theo” ý kiến của các bạn học khác, như vậy là bạn cũng có đóng góp, tuy rằng thực chất thì không.
    • Chờ ai đó phát biểu một câu nghe hay hay rồi chêm vào “Tôi đồng ý”, sau đó diễn giải lại ý đó bằng lời của bạn. Đúng là một cách dễ dàng để phát biểu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Diễn đạt lại.
    Bạn hãy tập thói quen nhắc lại những điều vừa nghe được và diễn đạt lại bằng lời của bạn. Đây là một cách tuyệt vời để đóng góp ý kiến trong lớp mà không cần có ý tưởng mới nào. Tất nhiên là sẽ tốt hơn nếu bạn thêm vào một chút ý kiến của bạn để đạt yêu cầu của giáo viên.
    • Nếu bạn nào đó phát biểu “Tôi nghĩ rằng cuốn sách này nói về mối quan hệ trong gia đình và những chuyện tồi tệ mà họ đang che giấu”, bạn hãy diễn giải lại ý đó và thêm thắt vào một chút, chẳng hạn như “Tôi đồng ý. Chúng ta có thể thấy được tính độc đoán trong quan hệ giữa người cha và con trai thể hiện trong cuốn tiểu thuyết này, đặc biệt là sự suy sụp của nhân vật chính.”
    • Nhấn mạnh bằng cách đưa ra các dẫn chứng. Tìm một câu trích dẫn hoặc những chi tiết trong cuốn sách để minh họa cho ý kiến của người khác vừa nêu ra.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt mục tiêu mỗi buổi học đóng góp tối thiểu một ý kiến.
    Nói chung, bạn không cần phải là người nói nhiều nhất trong lớp mà chỉ cần nói vừa đủ để cho mọi người biết đến sự hiện diện của bạn. Muốn vậy, thường thì bạn cần phát biểu ít nhất một lần trong mỗi buổi học. Như vậy bạn cũng tránh được việc bị giáo viên gọi đến khi cả lớp đều im lặng. Bạn hãy chuẩn bị ý tưởng, phát biểu, sau đó ngồi xuống và lắng nghe.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Làm điều gì đó giúp bạn cảm thấy dễ chịu. Ăn mặc tươm tất, trang điểm đẹp, đánh răng và nhai kẹo cao su. Xức nước hoa hoặc bất cứ thứ gì giúp bạn tự tin hơn!
  • Đừng diễn tập trước những điều định nói. Đừng viết ra những lời của mình, và đừng lo lắng từng từ mà bạn sắp nói, nếu không thì trong đầu bạn sẽ chẳng còn gì để nói.
  • Cứ để cho câu chuyện diễn ra tự nhiên. Hãy nói về những thứ xung quanh hoặc các câu chuyện thường ngày và sử dụng quyền tự do ngôn luận của bạn.
  • Cố gắng là chính mình, tỏ ra thân thiện và vui vẻ.

Cảnh báo

  • Không nói chuyện với những người có vẻ như không thân thiện chỉ để chứng tỏ mình nói hay; họ có thể tử tế nhưng cũng có thể không.
  • Nếu là người sống nội tâm, bạn hãy cứ tận hưởng cuộc sống của mình – đừng có gắng thay đổi nhiều. Hãy sống đúng với bản tính của bạn.
  • Những người trầm lặng và hướng nội không nên cố gắng thay đổi dựa trên các gợi ý trong bài viết này.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Patrick Muñoz
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên giọng nói
Bài viết này đã được cùng viết bởi Patrick Muñoz. Patrick là huấn luyện viên giọng nói & lời nói được quốc tế công nhận, tập trung về kỹ thuật nói trước công chúng, sức mạnh thanh âm, chất giọng và bản ngữ, lồng tiếng, diễn xuất và ngữ âm trị liệu. Ông đã làm việc với các khách hàng như Penelope Cruz, Eva Longoria và Roselyn Sanchez. Ông được BACKSTAGE bầu là Huấn luyện viên Giọng nói và Bản ngữ yêu thích của Los Angeles, là huấn luyện viên giọng nói và lời nói cho các bộ phim kinh điển của Disney và Turner và là thành viên của Hiệp hội Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói. Bài viết này đã được xem 34.470 lần.
Trang này đã được đọc 34.470 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo