Cách để Nói chuyện với người lạ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có lẽ bạn từng được dạy là không nói chuyện với người lạ, nhưng việc giao tiếp với những người chưa quen biết có thể rất thú vị. Có thể thoạt đầu bạn cảm thấy không biết phải nói gì, nhưng có nhiều cách để giúp bạn trò chuyện xã giao với bất cứ người nào bạn gặp. Chúng tôi sẽ bắt đầu với một số lời khuyên về ngôn ngữ cơ thể thân thiện, tiếp đó là các đề tài mà bạn có thể đem ra để bắt chuyện và khích lệ họ tiếp tục câu chuyện!

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 15:

Tìm một người có vẻ sẵn sàng trò chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có thân thiện và cởi mở không.
    Trước khi tiến đến gần một người lạ để nói chuyện, bạn hãy chờ xem họ có mỉm cười hoặc giao tiếp ánh mắt với mọi người không. Nếu họ đã nói chuyện với ai đó, hãy để ý xem họ có ra điệu bộ bằng tay hoặc lắng nghe người kia không. Nếu trông họ có vẻ thoải mái trong giao tiếp, có lẽ họ là người dễ nói chuyện và sẽ không phiền khi bạn muốn bắt chuyện với họ.[1]
    • Một người khoanh tay trước ngực hoặc lảng tránh mọi người có lẽ đang không có tâm trạng trò chuyện với bất cứ ai.
    • Chỉ tiếp cận với người lạ nếu bạn cảm thấy an toàn khi ở bên họ. Nếu bạn cảm thấy căng thẳng hoặc nguy hiểm, hãy tin vào linh cảm của mình và tránh xa người đó.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 15:

Giao tiếp bằng ánh mắt và mỉm cười

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngay cả một biểu cảm thân thiện cũng có thể giúp bạn cảm thấy muốn giao tiếp.
    Người ta sẽ dễ bắt chuyện với bạn hơn nếu họ cảm thấy bạn đáng tin. Hãy liếc nhanh về phía họ và cố gắng bắt ánh mắt của họ, dù chỉ một giây. Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi sợ, nhưng hãy cố gắng nở nụ cười ấm áp và chờ xem người kia phản ứng ra sao.[2] Nếu họ mỉm cười lại, đó là một dấu hiệu tốt cho thấy họ sẵn sàng dừng lại và trò chuyện vài câu với bạn.[3]
    • Nụ cười cũng tạo nên bầu không khí tích cực, giúp cho cuộc trò chuyện nhẹ nhàng và vui vẻ.
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 15:

Sử dụng ngôn ngữ cơ thể cởi mở và thu hút

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Điều chỉnh dáng điệu sao cho có vẻ dễ gần.
    Đừng khoanh tay để có vẻ cởi mở và dễ nói chuyện. Xoay người về phía người đó và hơi nghiêng tới trước để thể hiện rằng bạn muốn trò chuyện với họ. Nếu cần, bạn có thể tưởng tượng đối phương là một người bạn đáng mến để dễ thư giãn hơn nữa khi ở bên cạnh họ.[4]
    • Tập thể hiện ngôn ngữ cơ thể trước gương để xem bạn cần phải thay đổi điều gì.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 15:

Tôn trọng khoảng cách cá nhân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Người ta có thể không thoải mái nếu bạn tiến đến quá gần.
    Mỗi người đều có một ranh giới cá nhân riêng, do đó bạn nhớ đừng bước qua ranh giới của họ. Để ý ngôn ngữ cơ thể của người đó xem họ có quay đi hoặc thường nhìn đi chỗ khác không, vì đó có thể là dấu hiệu cho biết họ đang căng thẳng. Nếu người ta có vẻ không thoải mái, bạn nên lùi lại và tôn trọng phản ứng của họ.[5]
    • Có thể người kia cũng căng thẳng và e sợ giống như bạn. Bằng cách tỏ thái độ thân thiện, bạn có thể giúp đối phương thư giãn hơn.
    • Việc tôn trọng không gian cá nhân phải đến từ cả hai phía, thế nên bạn cũng đừng ngại lên tiếng nếu ai đó khiến bạn cảm thấy không thoải mái. Ví dụ, nếu có người tiến đến định ôm, bạn có thể nói “Ồ, cảm ơn anh, nhưng tôi không quen ôm lắm”.
Phương pháp 5
Phương pháp 5 của 15:

Nói lời chào

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Một câu chào đơn giản có thể khởi đầu cho cả cuộc trò chuyện.
    Khi bạn đi qua một nhóm người, hãy thử nói một câu nào đó ngắn gọn với tất cả những người bạn gặp. Ban đầu có lẽ hơi sợ một chút, nhưng bạn có thể thử chào “Xin chào”, hoặc “Rất vui khi gặp bạn” để tạo không khí thân thiện và cho biết là bạn sẵn sàng trò chuyện với họ. Ngay cả khi bạn không có nhiều thời gian cho một cuộc trò chuyện dài, chào hỏi cũng vẫn là một hành động đáng mến và khiến bạn có vẻ thân thiện hơn. [6]
    • Mặc dù cũng có người không thoải mái, nhưng nhiều người sẽ chào lại bạn và tiếp tục cuộc trò chuyện.
    • Nếu bạn cảm thấy hơi lo lắng khi chào hỏi những người khác một mình, hãy rủ một người bạn hoặc người quen đi cùng bạn.
    Quảng cáo
Phương pháp 6
Phương pháp 6 của 15:

Giới thiệu bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bắt chuyện bằng lời giới thiệu bản thân ngắn gọn và thân thiện.
    Vì hai bên chưa quen biết nhau, bạn không cần phải kể hết lý lịch của mình. Bạn chỉ cần chỉ cung cấp những thông tin cá nhân mà bạn thấy thoải mái, cho dù chỉ là tên gọi. Nếu là trong môi trường làm việc, bạn có thể nêu chức danh nghề nghiệp nếu có liên quan đến cuộc trò chuyện.[7]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Chào anh. Tôi là Liên. Tôi làm việc ở nhà xuất bản XYZ.”
    • Chú ý hoàn cảnh xã hội khi bạn chào hỏi người khác. Ví dụ, nếu bạn gặp một người nào đó trong buổi họp phụ huynh ở trường, bạn có thể nói “Chào anh. Tôi là Hoàng. Tôi có con gái đang học lớp 3”.
    • Bạn hoàn toàn có thể kể thêm các thông tin về bản thân nếu cuộc trò chuyện bắt đầu đi sâu hơn.
Phương pháp 7
Phương pháp 7 của 15:

Tìm hiểu và gọi tên của người đang nói chuyện

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Gọi tên của người đang nói chuyện để tạo sự kết nối thân mật hơn.
    Người ta thường thích nghe âm thanh tên gọi của mình, do đó bạn nên hỏi tên của người đó ngay. Khi đến lúc thích hợp, hãy gọi tên của họ vài lần khi hai người trò chuyện. Đối phương sẽ cảm nhận được mối gắn kết thân tình với bạn và cũng sẽ thân thiện hơn.[8]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Thế bạn sống bằng nghề gì vậy Quân?”
    • Nhắc đến tên của họ vài lần cũng là cách để giúp bạn ghi nhớ và không dễ quên nếu lần sau bạn tình cờ gặp lại họ.
    Quảng cáo
Phương pháp 8
Phương pháp 8 của 15:

Nhắc đến các sự vật xung quanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn một sự việc hay hay gần đó để bắt chuyện.
    Nếu bạn không hề quen biết người đó, hãy nhìn xung quanh và nói về điều gì đó mà bạn trông thấy. Có lẽ bạn đã từng bắt đầu những câu chuyện xã giao về thời tiết, nhưng bạn cũng có thể nói về chủ nhân của buổi tiệc, về các món ăn hoặc khách dự tiệc. Khi nói chuyện với một người tình cờ gặp trên phố, bạn có thể đề cập đến một cửa hàng gần đó hoặc tình trạng giao thông trên đường.[9]
    • Ví dụ, nếu định bắt chuyện với một người đang chờ đèn xanh để qua đường, bạn có thể nói “Đường xá hôm nay khủng khiếp quá. Anh đã bao giờ thấy xe cộ chen chúc như thế này chưa?”
    • Một ví dụ khác, nếu đang ở siêu thị, bạn có thể hỏi “Chị đã ăn sốt mì hiệu này bao giờ chưa? Trông có vẻ hấp dẫn, nhưng tôi chưa thử bao giờ.”
Phương pháp 9
Phương pháp 9 của 15:

Đề cập đến các chủ đề chung chung

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mở đầu vài câu chuyện phiếm về văn hoá đại chúng hoặc các sự kiện thời sự.
    Các tin tức nóng hoặc một sự việc mà mọi người cùng trải qua thường là điểm khởi đầu tuyệt vời cho cuộc trò chuyện nếu hai bên hoàn toàn chưa quen biết nhau. Nếu bạn có hơi e sợ một chút thì cũng đừng lo; bạn có thể đưa ra các chủ đề dễ nói như một chương trình truyền hình hoặc một bộ phim mà bạn vừa xem, một cuốn sách bạn mới đọc xong hoặc một meme trên mạng. Khi cảm thấy thoải mái hơn một chút, bạn có thể thăm dò bằng cách nêu ra các đề tài như gia đình, công việc và hẹn hò xem họ có cởi mở hơn nữa không.[10]
    • Một ví dụ khác, bạn có thể nói “Bạn có theo dõi tập mới của chương trình “Ai là triệu phú” không? Có mấy câu hỏi khó thật đấy.”
    • Nếu người kia có vẻ không quan tâm lắm đến chủ đề đó, bạn hãy chuyển sang chuyện khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 10
Phương pháp 10 của 15:

Nói lời khen

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Khen ngợi là một cách tự nhiên và đáng yêu để xua đi không khí e dè lúc ban đầu.
    Hãy đề cập đến điều gì đó đặc biệt mà bạn thích ở người đó để lời khen có vẻ chân thành.[11] Bạn có thể nói về trrang phục hoặc thứ gì đó người kia đang mang trên người hoặc bất cứ thứ gì của họ mà bạn thích. Sau câu làm quen ban đầu, bạn có thể tiếp tục trò chuyện để tìm hiểu thêm về người đó.[12]
    • Ví dụ, bạn có thể nói một câu đại loại như “Mình thích đôi giày của bạn! Bạn mua nó ở đâu vậy?” hoặc “Bạn mặc màu áo này trông đẹp lắm!”
    • Ví dụ khác, bạn có thể nói “Phần tranh luận của cô rất thuyết phục.”
    • Tránh bình luận quá nhiều về vẻ ngoài của người đó, vì một số người có thể không thoải mái.
Phương pháp 11
Phương pháp 11 của 15:

Đặt những câu hỏi mở

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu thêm về người kia để bạn có thể biết thêm về họ.
    Người ta thường thích nói chuyện về mình, thế nên bạn hãy hỏi về đam mê của họ, về những gì họ muốn làm trong cuộc sống và những trải nghiệm trong đời họ. Cố gắng đặt các câu hỏi mở để đối phương phải trả lời chi tiết hơn và câu chuyện được tiếp diễn.[13] Một số câu hỏi làm quen mà bạn có thể hỏi bao gồm:[14]
    • Bạn thích làm gì để tiêu khiển?
    • Điều tốt đẹp nhất đã đến với bạn trong năm nay là gì?
    • Bạn đang mong chờ điều gì?
    • Bạn quen thế nào với chủ nhân buổi tiệc?
    Quảng cáo
Phương pháp 12
Phương pháp 12 của 15:

Chia sẻ câu chuyện của bạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sự cởi mở của bạn cũng sẽ khuyến khích đối phương nói chuyện.
    Nếu người kia không chia sẻ nhiều khi bắt đầu cuộc trò chuyện, bạn hãy nhân lúc này kể về những câu chuyện trong cuộc sống của bạn hoặc những điều mà bạn quan tâm. Bạn có thể nói đến công việc, sở thích, các dự án đã làm hoặc bạn quen chủ nhà như thế nào. Khi bạn nói nhiều hơn, người kia có thể cũng cảm thấy thoải mái kể về bản thân họ hơn.[15]
    • Bạn có thể giữ lại một số thông tin cá nhân. Chỉ đưa ra các chủ đề mà bạn cảm thấy thoải mái để chia sẻ.
Phương pháp 13
Phương pháp 13 của 15:

Nói về những mối quan tâm chung

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm một vài điểm chung để đưa vào cuộc trò chuyện.
    Nếu người kia hào hứng hẳn lên khi bạn nhắc đến sở thích, đội thể thao hoặc những thứ khác mà bạn yêu thích, hãy khai thác thêm về chủ đề đó. Hãy kể với họ rằng vì sao bạn thích và hỏi xem họ nghĩ thế nào. Đừng phán xét hoặc chỉ trích nếu họ có ý kiến khác với bạn. Hãy nghĩ thoáng và tiếp thu ý kiến của họ.[16]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Mình thấy bạn mặc áo của đội bóng mà mình cũng là fan hâm mộ. Bạn có xem trận đấu cuồi tuần vừa rồi không?”
    • Một ví dụ khác, bạn có thể nói “Ồ, mình cũng thích môn lặn với bình khí lắm đó! Bạn thích lặn ở đâu?”
    Quảng cáo
Phương pháp 14
Phương pháp 14 của 15:

Lắng nghe chủ động

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú tâm khi trò chuyện để người kia cảm thấy họ được lắng nghe.
    Hãy giao tiếp bằng mắt với người kia và gật đầu theo những gì họ nói. Tránh xem điện thoại hoặc bị phân tâm vì những thứ khác để không mất tập trung. Thỉnh thoảng “ừm” hoặc “à” để tỏ ra rằng bạn đang nghe.[17]
    • Chú ý đến các biểu cảm trên gương mặt, và cẩn thận với cử chỉ như cau mày hoặc tỏ ra ghê tởm, vì điều này có thể khiến người kia mất hứng.
Phương pháp 15
Phương pháp 15 của 15:

Kết thúc cuộc trò chuyện sau 5-10 phút

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Quan sát các dấu hiệu cho thấy đối phương muốn kết thúc cuộc trò chuyện.
    Một cuộc nói chuyện xã giao thông thường chỉ kéo dài vài phút trước khi có người muốn rời đi. Nếu bạn đã nói chuyện 5-10 phút, người kia có thể muốn ngừng nói chuyện và rời khỏi. Nếu không, bạn hãy để ý xem họ có ngọ ngoạy, kiểm tra điện thoại hoặc nhìn đồng hồ không. Bảo rằng cuộc nói chuyện vừa rồi rất vui, và đã đến giờ bạn phải đi. Nếu bạn thích trò chuyện với người đó, hãy hỏi họ có muốn giữ liên lạc không.[18]
    • Ví dụ, bạn có thể nói “Nói chuyện với bạn hôm nay rất vui. Bạn có muốn trao đổi số điện thoại để sau này chúng ta nói chuyện nữa không?”
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tập nói chuyện với người thu ngân hoặc nhân viên đứng quầy để củng cố sự tự tin và thoải mái hơn khi mở lòng với những người khác.[19]
  • Cất điện thoại đi để dễ tập trung vào việc tương tác với mọi người.[20]
  • Thử đặt mục tiêu trò chuyện với vài người lạ mỗi tuần.

Cảnh báo

  • Nếu một người lạ khiến bạn cảm thấy không thoải mái hoặc nếu bạn cảm thấy không an toàn khi ở bên cạnh họ, hãy tránh nói chuyện với người đó.[21]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Donna Novak, Psy.D
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Donna Novak, Psy.D. Donna Novak là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép tại Simi Valley, California. Với hơn mười năm kinh nghiệm, tiến sĩ Novak chuyên điều trị chứng lo âu, các vấn đề trong quan hệ tình cảm và tình dục. Cô có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học California, Los Angeles (UCLA) và bằng tiến sĩ về tâm lý học lâm sàng của Đại học Quốc tế Alliant-Los Angeles. Novak sử dụng mô hình khác biệt hóa trong điều trị vốn tập trung vào sự phát triển cá nhân bằng cách tăng cường nhận thức về bản thân, động lực cá nhân và sự tự tin. Bài viết này đã được xem 100.656 lần.
Chuyên mục: Quan hệ xã hội
Trang này đã được đọc 100.656 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo