Cách để Mua cổ phiếu (dành cho người mới bắt đầu)

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Khi mua cổ phiếu nghĩa là bạn đang sở hữu một phần nhỏ của công ty đó. Hai mươi năm trước, người ta chủ yếu mua cổ phiếu theo sự tư vấn của nhân viên môi giới. Ngày nay bất kì ai có máy vi tính đều có thể mua bán cổ phiếu với công ty môi giới. Nếu mới tham gia vào thị trường cổ phiếu thì có lẽ bạn sẽ thấy choáng ngợp với lượng thông tin cần tìm hiểu. Chỉ cần có chút kiến thức, bạn có thể mua cổ phiếu và kiếm tiền từ các khoản đầu tư đó.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Thiết lập khuôn khổ cho việc đầu tư

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đặt ra mục tiêu.
    Dành thời gian nghĩ về lý do vì sao bạn muốn đầu tư vào cổ phiếu. Có phải bạn muốn đầu tư để xây dựng một ngân quỹ khẩn cấp cho tương lai, để mua nhà hay thanh toán học phí? Bạn đang đầu tư cho kế hoạch nghỉ hưu?[1]
    • Nói chung bạn nên viết ra động cơ nào khiến mình muốn đầu tư vào cổ phiếu. Cố gắng quy đổi thành số tiền cụ thể, đánh giá xem bạn cần bao nhiêu tiền cho mục tiêu của mình.
    • Ví dụ, để mua nhà, bạn phải thanh toán số tiền ban đầu và số tiền cuối cùng là 1 tỷ đồng. Kế hoạch nghỉ hưu cần 2 tỷ hoặc nhiều hơn.
    • Đa số mọi người có nhiều hơn một mục tiêu đầu tư. Các mục tiêu này thường có mức độ ưu tiên và thời gian khác nhau. Ví dụ, bạn muốn mua nhà trong ba năm tới, thanh toán học phí cho con sau 15 năm và nghỉ hưu sau 35 năm nữa. Viết ra mục tiêu đầu tư sẽ giúp bạn thấy rõ vấn đề và tập trung vào thứ tự ưu tiên của chúng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định khung thời gian.
    Từ mục tiêu đầu tư, bạn sẽ xác định được thời gian cần duy trì các khoản đầu tư đó. Thời gian đầu tư càng lâu thì xác suất lợi nhuận dương càng lớn.[2]
    • Nếu mục tiêu của bạn là có tiền mua nhà trong ba năm tới thì khung thời gian đầu tư tương đối ngắn. Nếu bạn đầu tư để có tiền nghỉ hưu sau 30 năm nữa thì khung thời gian đầu tư dài hơn nhiều.
    • S&P 500 là chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu của 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất. Đối với các khoản đầu tư thời hạn 10 năm trong thời gian từ năm 1926-2011 thì có 4 lần là chỉ số S&P 500 gây ra lỗ cho nhà đầu tư. Đối với thời gian nắm giữ cổ phiếu từ 15 năm trở lên thì nhà đầu tư không bao giờ bị lỗ.[3] Nếu bạn đã mua và nắm giữ các cổ phiếu này trong thời gian dài thì chắc hẳn là đã có lời.
    • Ngược lại, việc nắm giữ cổ phiếu thuộc chỉ số S&P 500 với thời hạn chỉ một năm đã gây ra lỗ 24 lần trong 85 năm từ 1926-2014.[4] Trong thời gian ngắn, giá cổ phiếu biến động rất lớn.[5] Do đó rủi ro đối với các khoản đầu tư trong thời gian ngắn sẽ lớn hơn đầu tư trong thời gian dài. Đầu tư thông minh sẽ giúp bạn kiếm lời nhiều hơn, nếu không bạn có thể mất tất cả.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của bạn.
    Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Luôn luôn có khả năng bạn sẽ mất một phần hoặc tất cả số tiền. Cổ phiếu cũng giống như vậy. Không có gì đảm bảo chắc chắn bạn sẽ có lời từ khoản đầu tư, cũng không đảm bảo bạn có thể nhận lại số tiền đầu tư ban đầu. "Mức độ chấp nhận rủi ro" là giới hạn rủi ro mà bạn sẵn sàng chịu".[6]
    • Trước khi đầu tư bạn cần hỏi chính mình, "Tôi sẵn sàng chịu mất bao nhiêu tiền nếu có điều không may xảy ra?"
    • Thường thì khả năng chấp nhận rủi ro càng lớn thì mức lợi nhuận tiềm năng càng cao, nhưng song song đó là nguy cơ tổn thất lớn hơn.
    • Ví dụ, một khoản đầu tư dự kiến sẽ tăng gấp đôi giá trị trong một tháng sẽ rủi ro hơn khoản đầu tư tăng gấp đôi giá trị trong mười năm.
    • Không có khoản đầu tư nào đáng để bạn mất ăn mất ngủ. Nếu khoản đầu tư nào đó khiến cuộc sống của bạn khó khăn hơn thì bạn nên xem xét lại mục tiêu của mình. Khi đó bạn nên điều chỉnh khung thời gian hoặc bản thân các mục tiêu đó.
    • Ví dụ, giả sử mục tiêu của bạn là kiếm đủ tiền trả cho đợt thanh toán ban đầu là 500 triệu của ngôi nhà trị giá 2 tỷ đồng trong 3 năm. Bạn có thể điều chỉnh mục tiêu thành 350 triệu cho ngôi nhà trị giá 1,5 tỷ trong 3 năm. Thay vào đó, bạn có thể cân nhắc kéo dài khung thời gian. Kiếm 500 triệu để mua ngôi nhà 2 tỷ đồng trong 5 năm có lẽ là mục tiêu dễ đạt được hơn. Hoặc bạn vừa giảm mục tiêu vừa kéo dài khung thời gian đầu tư.
    • Một trong những nguyên tắc đầu tiên trong đầu tư là tránh tổn thất nếu được. Đừng chấp nhận rủi ro đầu tư khi việc đó là không cần thiết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tính toán các khoản đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu.
    Sử dụng một trong các ứng dụng tính toán đầu tư hay tính toán cho kế hoạch nghỉ hưu có trên internet.[7] Tính tỷ suất lợi nhuận bạn phải có và mức đầu tư cần thiết để đạt được mục tiêu.
    • Ví dụ, giả sử bạn cần có 350 triệu đồng trong ba năm, nhưng bạn chỉ có thể đầu tư 6 triệu/tháng. Bạn cần có mức lợi nhuận rất lớn là khoảng 38%/năm trong thời gian ba năm để đạt được mục tiêu này. Như vậy nghĩa là bạn phải chấp nhận mức độ rủi ro rất lớn. Đa số mọi người xem đó là một quyết định đầu tư thiếu sáng suốt.
    • Tốt hơn là bạn nên kéo dài khung thời gian đầu tư lên 4,5 năm. Khi đó yêu cầu về tỷ suất lợi nhuận sẽ thấp hơn nhiều, khoảng 4,8%.
    • Bạn cũng có thể tăng khoản đầu tư hằng tháng từ 6 lên 9 triệu đồng. Mục tiêu 350 triệu đồng của bạn sẽ đạt được với tỷ suất lợi nhuận thực tế hơn vào khoảng 5%.
    • Hoặc bạn có thể giảm mục tiêu tài chính từ 350 triệu trong 3 năm xuống 230 triệu trong 3 năm nhưng vẫn giữ mức đầu tư 6 triệu đồng/tháng. Để đạt mục tiêu này bạn chỉ cần có tỷ suất lợi nhuận 6%/năm.
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chọn kiểu đầu tư

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu các kiểu đầu tư khác nhau.
    Nhiệm vụ tiếp theo là chọn kiểu đầu tư phù hợp nhất với bạn. Bước đầu tiên là bạn phải hiểu các kiểu đầu tư có sẵn trên thị trường.
    • Bạn có thể mua cổ phần của một công ty nào đó. Mua cổ phần của công ty nghĩa là bạn đã trở thành chủ sở hữu của công ty đó. Do đó bạn sẽ được hưởng lợi nhuận như chủ sở hữu của bất kì công ty nào.[8] Nếu doanh số, lợi nhuận và thị phần của công ty tăng, giá trị của công ty đó cũng thường tăng theo. Điều này đặc biệt đúng nếu xét trên khoảng thời gian dài.
    • Trong ngắn hạn, giá thị trường của công ty phụ thuộc vào suy đoán của mọi người về tương lai của công ty đó. Cảm nghĩ, tin đồn và nhận thức của họ sẽ thúc đẩy thay đổi về giá trị.[9] Giá khi mua và bán sẽ quyết định bạn có lời hay không.
    • Bạn cũng có thể đầu tư vào quỹ tương hỗ. Quỹ tương hỗ cho phép nhiều người cùng đầu tư vào nhiều cổ phiếu khác nhau. Kết quả là rủi ro thấp hơn nhưng lợi nhuận cũng thấp hơn, đặc biệt trong ngắn hạn.[10]
    • Trong những năm gần đây, các quỹ hoán đổi danh mục (ETF) đã trở nên phổ biến. Nhiều người còn gọi chúng là "quỹ chỉ số" và cũng tương tự như quỹ tương hỗ. Quỹ hoán đổi danh mục bao gồm các danh mục cổ phiếu thường không có tổ chức quản lý giám sát. Đa số các quỹ này đều sao chép sự dao động của một chỉ số nào đó như chỉ số S&P 500, Vanguard Total Stock Market hoặc iShares Russell 2000.[11]
    • Cũng như các cổ phiếu riêng lẻ, quỹ ETF được giao dịch trên thị trường. Giá trị của quỹ ETF có thể thay đổi trong phạm vi một ngày.[12]
    • Một số quỹ ETF đầu từ vào các ngành công nghiệp, hàng hóa, trái phiếu hoặc đồng tiền cụ thể.
    • Một lợi thế của quỹ chỉ số đó là chúng đầu tư dàn trải. Quỹ chỉ số phản ánh quyền nắm giữ của nhiều loại tài sản khác nhau tạo nên chỉ số đó.[13] Bạn có thể đầu tư vào một số quỹ chỉ số với chi phí hoa hồng rất ít hoặc không có phí hoa hồng. Do đó chúng là một kênh đầu tư ít tốn kém hơn.[14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hiểu các thuật ngữ quan trọng.
    Nhiều người dựa vào tin tức tài chính để tìm hiểu cách vận hành của các cổ phiếu hoặc thị trường nói chung. Để tận dụng các nguồn thông tin này một cách hiệu quả nhất, bạn phải hiểu nhiều thuật ngữ quan trọng.
    • Lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu (EPS): một phần trong lợi nhuận của công ty được chi trả cho cổ đông. Nếu bạn hy vọng được nhận cổ tức trên khoản đầu tư thì đây là thông số quan trọng![15]
    • Vốn hóa thị trường: tổng giá trị của tất cả cổ phần của một công ty. Nó tượng trưng cho giá trị tổng quát của công ty.[16]
    • Tỷ số lợi nhuận trên vốn (ROE): thu nhập của một công ty, tương quan với số tiền đầu tư của các cổ đông. Thông tin này hữu ích để so sánh các công ty trong cùng ngành nghề, giúp bạn xác định công ty nào hoạt động hiệu quả hơn.[17]
    • Hệ số beta: Là giá trị đo lường độ biến động của cổ phiếu, tương quan với toàn bộ thị trường. Đây là thước đo hữu ích để đánh giá rủi ro.[18] Nguyên tắc chung là, hệ số beta dưới 1 tượng trưng cho mức biến động tương đối thấp. Giá trị lớn hơn 1 cho thấy mức biến động cao.
    • Trung bình động: Giá trung bình mỗi cổ phần của một công ty trong khoảng thời gian nhất định. Đây là thông tin hữu ích để xác định giá cổ phiếu hiện tại có phải là giá tốt để mua không.[19]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chú ý các nhà phân tích.
    Phân tích cổ phiếu là công việc tốn nhiều thời gian và phức tạp, đặc biệt với những người mới chơi. Do đó bạn nên sử dụng thông tin nghiên cứu của các nhà phân tích cổ phiếu. Thường thì một nhà phân tích sẽ quan sát chặt chẽ một số công ty nhất định để đánh giá hoạt động của chúng.
    • Có một số trang web uy tín và miễn phí chuyên cung cấp nội dung tóm tắt ý kiến của các nhà phân tích.[20][21]
    • Họ thường cho lời khuyên dưới dạng một hoặc hai khuyến nghị đối với từng cổ phiếu cụ thể. Một số khuyến nghị rất rõ ràng như "mua", "bán' hoặc "không bán". Hoặc họ có thể nói khó hiểu hơn như, "lĩnh vực này hoạt động không hiệu quả".[22]
    • Mỗi công ty phân tích sử dụng lời lẽ khác nhau để khuyến nghị nhà đầu tư. Các trang web tài chính thường cung cấp hướng dẫn để giải thích thuật ngữ do mỗi công ty sử dụng.[23]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xác định chiến thuật đầu tư.
    Sau khi thu thập thông tin, đã đến lúc để bạn suy nghĩ về chiến thuật đầu tư. Mỗi nhà đầu tư có cách tiếp cận khác nhau và có nhiều yếu tố để bạn xem xét.
    • Đa dạng hóa danh mục đầu tư. Đa dạng hóa là mức độ bạn dàn trải số tiền của mình cho các khoản đầu tư khác nhau. Đầu tư tất cả tiền vào một vài công ty có thể giúp bạn thu lời lớn nếu họ làm ăn phát đạt. Nhưng cách tiếp cận này cũng khiến bạn chịu rủi ro lớn hơn.[24] Đầu tư càng dàn trải thì rủi ro càng thấp.
    • Tái đầu tư. Đó là việc bạn liên tục đầu tư những khoản thu nhập kiếm được. Nếu tái đầu tư số thu nhập của mình, bạn sẽ tạo ra thu nhập lớn hơn nhờ vào số cổ tức ban đầu.[25] Một số công ty cho phép bạn làm việc này một cách tự động.[26]
    • Đầu tư và giao dịch. Đầu tư là chiến thuật dài hạn tập trung kiếm lời dựa trên mức tăng trưởng trong thời gian dài. Giá sẽ tăng và giảm, nhưng hy vọng về lâu dài là tăng. Giao dịch là quá trình diễn ra sôi nổi hơn. Bạn phải chọn được các cổ phiếu sẽ tăng giá trong thời gian ngắn và nhanh chóng bán đi.[27] Cách "mua giá thấp, bán giá cao" có thể tạo ra lợi nhuận lớn nhưng yêu cầu bạn phải quan sát liên tục, kèm theo đó là rủi ro cao hơn.
    • Người kinh doanh cổ phiếu phải dự đoán cảm nghĩ của người khác về một công ty nào đó bằng cách diễn giải các dữ liệu về giá trong quá khứ. Mục tiêu của họ là mua khi giá cổ phiếu đang tăng và bán trước khi giá bắt đầu giảm. Giao dịch ngắn hạn mang rủi ro lớn và không dành cho nhà đầu tư ít kinh nghiệm.[28]
Phần 3
Phần 3 của 3:

Bắt đầu mua cổ phiếu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc làm việc với nhà môi giới cung cấp dịch vụ toàn phần.
    Có nhiều cách để bạn mua cổ phiếu, mỗi cách có những lợi thế và bất lợi riêng. Nếu có ít hoặc không có kinh nghiệm mua cổ phiếu, ban đầu bạn nên nhờ công ty môi giới toàn phần. Các công ty môi giới dịch vụ toàn phần yêu cầu phí cao nhưng họ có những chuyên gia tư vấn giỏi.[29]
    • Ví dụ, công việc của người môi giới là hướng dẫn bạn trong quá trình mua cổ phiếu. Nhiệm vụ của họ là trả lời các câu hỏi. Chẳng hạn bạn có thể hỏi, "Theo anh tôi nên mua cổ phiếu nào dựa trên mức chấp nhận rủi ro của tôi?" và "Anh có các bài nghiên cứu về loại cổ phiếu tôi định mua không?"
    • Có nhiều công ty môi giới để bạn chọn, do đó bạn có thể nhờ người khác gợi ý một công ty nào đó. Ví dụ, bạn bè hoặc người thân của bạn có thể biết một công ty môi giới đáng tin tưởng nào đó, hoặc họ đã sử dụng dịch vụ của công ty này trong thời gian dài. Nếu không, bạn có thể tìm hiểu các công ty môi giới lớn và có uy tín. Tại Việt Nam có một số công ty như Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn, Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect và v.v...
    • Nên nhớ nếu bạn sử dụng dịch vụ của công ty môi giới toàn phần thì sẽ phải trả phí hoa hồng cao hơn. Phí hoa hồng là số tiền bạn phải trả bất kì khi nào mua hay bán cổ phiếu.[30]
    • Ví dụ, nếu bạn mua 500 triệu đồng cổ phiếu của HAGL thì công ty môi giới có thể tính phí hoa hồng là 15 triệu đồng để thực hiện giao dịch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc sử dụng công ty môi giới bán phần.
    Nếu không muốn trả phí hoa hồng cao cho hoạt động trên thị trường cổ phiếu, bạn nên sử dụng công ty môi giới bán phần hoặc môi giới trực tuyến.[31]
    • Bất lợi khi sử dụng dịch vụ môi giới bán phần là bạn không nhận được sự tư vấn tương tự như công ty môi giới toàn phần. Lợi ích đó là phí môi giới thấp hơn và bạn có thể mua cổ phiếu trực tuyến.[32]
    • Tại Mỹ có một số công ty môi giới bán phần có uy tín là Charles Schwab, TD Ameritrade, Interactive Brokers và ETrade.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu các phương án mua cổ phiếu trực tiếp.
    Các chương trình này cho phép nhà đầu tư mua cổ phiếu trực tiếp từ công ty mà họ chọn. Có hai chương trình để bạn chọn: chương trình đầu tư trực tiếp (DIP) và chương trình tái đầu tư cổ tức (DRIP).[33]
    • Các chương trình này cho phép bạn mua cổ phiếu mà không cần người môi giới.
    • Đây là những cách rẻ tiền và dễ dàng để nhà đầu tư mua cổ phiếu với số tiền ít theo định kỳ. Không phải tất cả các công ty đều cung cấp phương án này.
    • Ví dụ, Tuấn tham gia chương trình DRIP cho phép anh ấy đầu tư 1 triệu đồng vào cổ phiếu phổ thông Coca-Cola sau mỗi hai tuần. Đến cuối năm là anh ấy đã đầu tư được 24 triệu vào cổ phiếu này và không phải trả hoa hồng.
    • Điểm bất lợi khi đầu tư qua chương trình DRIP hoặc DIP có lẽ là vấn đề giấy tờ. Nếu đầu tư vào nhiều công ty, bạn sẽ phải điền thông tin vào nhiều mẫu đơn và phải kiểm tra bảng sao kê của từng công ty.
    • Ví dụ, nếu đầu tư vào 20 chương trình DRIP hoặc DIP thì bạn sẽ nhận được 20 bảng sao kê hằng quý. Mặt khác, nếu bạn đầu tư 20 triệu đồng mỗi hai tuần thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều phí hoa hồng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mở tài khoản.
    Bất kể bạn chọn phương án nào thì bước kế tiếp là phải mở tài khoản. Bạn sẽ điền vào một số mẫu đơn và có lẽ phải đặt cọc tiền.[34] Thông tin cần điền sẽ thay đổi theo phương án bạn chọn để mua cổ phiếu.
    • Nếu sử dụng công ty môi giới toàn phần, bạn nên chọn công ty mà mình không cảm thấy ngại khi chia sẻ thông tin tài chính cá nhân. Nếu được thì bạn nên gặp mặt người môi giới để giải thích nhu cầu và mục tiêu một cách chi tiết. Họ có càng nhiều thông tin thì càng dễ giải quyết mong muốn của bạn.
    • Nếu sử dụng công ty môi giới bán phần thì bạn phải điền một số mẫu đơn trực tuyến.[35] Bạn cần gửi qua bưu điện các mẫu đơn khác cần có chữ ký thật. Ngoài ra bạn cũng phải đặt cọc tiền tùy vào giá trị của lần giao dịch đầu tiên.
    • Nếu bạn đầu tư qua chương trình DRIP hoặc DIP thì phải hoàn tất các hồ sơ trực tuyến và hồ sơ cứng trước khi mua cổ phiếu. Bạn cũng phải đặt cọc tiền mặt cho bất kì giao dịch nào trước khi thực hiện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đặt lệnh mua.
    Sau khi lập tài khoản, lần mua đầu tiên sẽ diễn ra nhanh chóng và dễ dàng. Tuy nhiên, chi tiết các bước còn phụ thuộc vào hình thức bạn mua cổ phiếu.
    • Nếu sử dụng dịch vụ môi giới toàn phần thì bạn chỉ cần gọi điện cho người môi giới. Họ sẽ mua cổ phiếu cho bạn. Tài khoản của bạn đã mở nên họ sẽ hỏi bạn số tài khoản. Họ phải đảm bảo rằng bạn là một trong các chủ tài khoản. Sau đó người môi giới sẽ xác nhận lệnh mua trước khi đưa nó vào hệ thống. Hãy lắng nghe cẩn thận! Người môi giới là con người bình thường nên họ có thể mắc sai sót khi đặt lệnh.
    • Nếu sử dụng dịch vụ môi giới bán phần thì bạn phải đặt lệnh mua trực tuyến.[36] Khi làm việc này bạn phải tuân theo các hướng dẫn một cách cẩn thận. Đừng nhầm lẫn giá cổ phiếu với số tiền bạn muốn đầu tư. Ví dụ, nếu bạn muốn đầu tư 20 triệu đồng vào cổ phiếu có giá 10 nghìn đồng mỗi cổ phần thì chắc chắn bạn KHÔNG ĐƯỢC đặt lệnh mua 20 triệu cổ phiếu. Giao dịch này sẽ tốn khoảng 200 tỷ thay vì 20 triệu đồng.
    • Nếu đang tham gia chương trình DRIP hay DIP thì bạn có thể tìm thấy giấy tờ đăng ký trên trang web của công ty. Nếu không, bạn gọi điện cho phòng cổ đông của công ty để yêu cầu họ gửi các giấy tờ cho bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Theo dõi các khoản đầu tư.
    Bạn phải biết rằng cổ phiếu và thị trường chứng khoán nói chung luôn biến động. Giá cổ phiếu tăng và giảm, đặc biệt trong ngắn hạn. Nếu bạn thấy một trong các khoản đầu tư thường xuyên bị lỗ thì có lẽ đã đến lúc cần thay đổi danh mục đầu tư.
    • Giá cả phản ánh cảm nghĩ của con người. Họ sẽ phản ứng với các tin đồn, thông tin sai lệch, kỳ vọng và cả nỗi lo, cho dù có thật hay không.[37] Không có ích gì để theo dõi giá cổ phiếu trong ngày hay trong tuần nếu khung thời gian đầu tư của bạn là một năm hoặc lâu hơn.
    • Theo dõi quá sát sao dễ dẫn đến quyết định bốc đồng, và có thể gây ra khoản lỗ lớn hơn. Bạn nên theo dõi mức hiệu quả của cổ phiếu trong dài hạn.
    • Bạn cần nhận thức rằng một trong các công ty bạn sở hữu có thể gặp vấn đề trong hoạt động kinh doanh. Ví dụ, nếu công ty thua cuộc trong một vụ khởi kiện lớn hoặc phải cạnh tranh với một đối thủ mới xuất hiện trên thị trường, giá cả có thể giảm rất nhanh. Trong trường hợp này bạn nên bán cổ phiếu.

Lời khuyên

  • Có rất nhiều sách, tạp chí và trang web hữu ích về cổ phiếu và thị trường chứng khoán. Bạn nên tự nghiên cứu tài liệu trước khi mua cổ phiếu.
  • Trước khi mua cổ phiếu, bạn nên tập giao dịch giả định (paper trade) trong một thời gian. Đây là cách mô phỏng giao dịch cổ phiếu. Theo dõi giá cổ phiếu và ghi lại các quyết định mua và bán mà bạn sẽ làm nếu đang thật sự kinh doanh cổ phiếu. Sau đó kiểm tra xem quyết định đầu tư của bạn có sinh lời hay không. Khi đã quen thuộc với hoạt động của thị trường, bạn có thể mua bán cổ phiếu thật.[38]
  • Đầu tư vào công ty nào đó mà bạn cảm thấy phù hợp.

Cảnh báo

  • Tất cả các khoản đầu tư đều có rủi ro. Không đầu tư nhiều hơn số tiền mà bạn có thể chấp nhận mất.
  1. http://money.cnn.com/magazines/moneymag/money101/lesson6/index2.htm
  2. http://www.investopedia.com/terms/p/passive-etf.asp
  3. http://www.investopedia.com/terms/e/etf.asp
  4. http://www.investopedia.com/terms/e/etf.asp
  5. http://www.investopedia.com/terms/e/etf.asp
  6. http://www.investopedia.com/terms/e/eps.asp
  7. http://www.investopedia.com/ask/answers/133.asp
  8. http://www.investopedia.com/terms/r/returnonequity.asp
  9. http://www.investopedia.com/terms/b/beta.asp
  10. http://www.timothysykes.com/2013/06/trading-terms-you-need-to-know/
  11. http://finance.yahoo.com/
  12. http://www.nasdaq.com/quotes/
  13. https://secure.marketwatch.com/tools/guide.asp
  14. https://secure.marketwatch.com/tools/guide.asp
  15. http://www.investopedia.com/terms/d/diversification.asp
  16. http://www.investopedia.com/terms/c/compounding.asp
  17. http://www.investopedia.com/terms/d/dividendreinvestmentplan.asp
  18. http://www.updown.com/education/article/Investing-vs.-Trading
  19. http://investingwell.com/investing-basics/day-trading-not-for-the-beginner-investor/
  20. http://www.kiplinger.com/article/investing/T038-C000-S002-should-i-use-a-discount-broker-or-a-full-service-b.html
  21. http://www.kiplinger.com/article/investing/T038-C000-S002-should-i-use-a-discount-broker-or-a-full-service-b.html
  22. http://www.kiplinger.com/article/investing/T038-C000-S002-should-i-use-a-discount-broker-or-a-full-service-b.html
  23. http://www.kiplinger.com/article/investing/T038-C000-S002-should-i-use-a-discount-broker-or-a-full-service-b.html
  24. http://www2.thestockmarketwatch.com/learn-stock-market/stocks-basics-buying-stocks/
  25. http://www.thestreet.com/story/10356979/3/getting-started-how-to-open-a-brokerage-account.html
  26. http://www.thestreet.com/story/10356979/3/getting-started-how-to-open-a-brokerage-account.html
  27. http://www.scotiabank.com/itrade/en/0,,3971,00.html
  28. http://www.advisorperspectives.com/newsletters13/pdfs/The_Evidence_that_Emotion_Dominates_Market_Pricing.pdf
  29. http://www.investopedia.com/terms/p/papertrade.asp

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ara Oghoorian, CPA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia hoạch định tài chính & Kế toán
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ara Oghoorian, CPA. Ara Oghoorian là kế toán viên tài chính (CFA), chuyên gia hoạch định tài chính (CFP), kế toán viên công chứng (CPA) và là người sáng lập của ACap Advisors & Accountants, một công ty quản lý tài sản và kế toán trọn gói tại Los Angeles, California. Với hơn 26 năm kinh nghiệm trong ngành tài chính, Ara đã thành lập ACap Asset Management vào năm 2009. Ông trước đây làm việc cho Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco, Bộ Ngân khố Hoa Kỳ và Bộ Tài chính và Kinh tế của Cộng hòa Armenia. Ara có bằng cử nhân khoa học về kế toán và tài chính của Đại học Bang San Francisco, là một thanh tra viên ngân hàng làm việc thông qua Ban Thống đốc Dự trữ Liên bang, có bằng chuyên gia phân tích tài chính (CFA), chuyên gia hoạch định tài chính (CFP), có bằng kế toán viên công chứng (CPA) và có giấy phép Series 65. Bài viết này đã được xem 102.252 lần.
Trang này đã được đọc 102.252 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?