Cách để Loại bỏ vết chai sần

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các vết chai sần là vùng da dày, cứng, thường ở trong lòng bàn tay hoặc bàn chân và hình thành khi một vùng da phải chịu quá nhiều áp lực hoặc ma sát, chẳng hạn như đi giày quá chật. Cơ thể tạo nên các vết chai như một biện pháp bảo vệ. Bên cạnh sự bất tiện, các vết chai sần còn gây khó chịu và đau, nhưng may mắn là có một số việc mà bạn có thể làm để loại bỏ các vết chai sần. Lưu ý, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn không biết vết chai hình thành do đâu hoặc nếu bạn bị tiểu đường.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Áp dụng các liệu pháp thông thường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngâm bàn tay, bàn chân hoặc khuỷu tay trong nước ấm/nóng 10 phút.
    Vùng da chai sần sẽ bắt đầu mềm sau khi ngâm nước nóng. Nếu thích, bạn có thể cho thêm muối Epsom, dầu tắm, thậm chí cả trà vào nước.[1]
    • Pha thêm 1 cốc giấm táo vào nước ngâm nếu vết chai quá cứng (Cảnh báo: không pha thêm giấm nếu bạn bị tiểu đường hoặc tuần hoàn máu kém.)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng đá bọt hoặc giũa bàn chân để chà các vết chai.
    Nhớ thỉnh thoảng rửa sạch đá bọt hoăc giũa. Đừng chà quá nhiều; chỉ cần 5 phút là đủ. Bạn nên từ từ chà cho vết chai mòn đi sau khoảng một tháng. Ngừng chà sau khi đã loại bỏ được vài lớp da hoặc nếu bạn bắt đầu thấy đau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rửa sạch bàn chân/bàn tay.
    Dùng khăn bông chà các vết chai.[3] Đảm bảo chà sạch toàn bộ lớp da chết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thấm khô bàn tay/bàn chân và thoa lotion dưỡng da.
    Bạn nên chọn lotion dưỡng da chân/tay loại đặc để tăng cường độ ẩm.[4] Các sản phẩm lotion có thành phần urê đặc biệt hiệu quả.
    • Trước khi ngủ, bạn nên mang tất hoặc găng tay để giữ lotion và độ ẩm.
    • Lặp lại toàn bộ quá trình này vào mỗi cuối tuần.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dưỡng mềm da bàn tay/bàn chân.
    Thoa lại lotion sau mỗi lần tắm. Bạn nên dùng kem đặc hơn để có kết quả tốt nhất.
    • Việc dưỡng ẩm da bàn tay bàn chân đều đặn có thể giúp ngăn ngừa khô da và các vết sần.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Thử áp dụng các liệu pháp tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng aspirin để làm mềm các vết chai.
    Nghiền 5-6 viên aspirin và trộn với ½ thìa cà phê (3g) nước cốt chanh và nước. Đắp hỗn hợp vừa trộn lên vết chai, bọc lại bằng khăn ấm và phủ ni lông bên ngoài. Để nguyên như vậy khoảng 10 phút, sau đó tháo ra và dùng đá bọt để chà vết chai.
    • Nhắc lại là bạn đừng thử liệu pháp này nếu bị tiểu đường. Cũng không dùng cách này nếu bạn bị dị ứng với aspirin.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thử dùng muối nở.
    Một trong những phương pháp hiệu quả nhất để xử lý mụn cơm và vết chai là ngâm nước ấm. Nước ấm sẽ làm bong lớp da chết và giúp da lành lại. Hoà tan 2 thìa canh muối nở vào chậu nước ấm để ngâm – muối nở có độ pH là 9, tức là có tính kiềm có thể phá vỡ lớp rào chắn tự nhiên của da.[5]
    • Bạn cũng có thể trộn hỗn hợp bột nhão với 3 phần muối nở và 1 phần nước để xoa vào vết chai.[6]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Pha trà cúc La Mã vào nước ngâm chân.
    Liệu pháp ngâm chân trong trà cúc La Mã pha loãng có thể xoa dịu và tạm thời thay đổi độ pH của da, giúp làm khô bàn chân ướt mồ hôi. Trà có thể làm ố da chân, nhưng bạn sẽ dễ dàng rửa sạch bằng xà phòng và nước.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sử dụng tinh bột ngô.
    Rắc tinh bột ngô vào kẽ các ngón chân để giữ cho chân khô ráo và ngăn ngừa da nứt nẻ. Độ ẩm có thể khiến cho mụn cơm hoặc vết chai trở nên rất khó chịu và dễ nhiễm nấm. [8]
    • Đây là phương pháp phòng ngừa rất hiệu quả và nên sử dụng để giúp giảm khó chịu.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc dùng giấm.
    Nhúng bông gòn vào giấm và dán vào mụn cơm hoặc vết chai bằng băng dính. Để miếng bông gòn nhúng giấm như vậy qua đêm, sáng hôm dùng đá bọt chà vết chai.[9]
    • Đảm bảo chỉ đắp miếng bông gọn gàng trên vết chai để tránh kích ứng vùng da xung quanh.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tận dụng lợi ích của quả dứa.
    Trong vỏ quá dứa có chứa một số enzyme có tác dụng làm mềm vết chai sần và loại bỏ khỏi da. Đắp một mảnh nhỏ vỏ dứa tươi lên vết chai và dùng vải sạch quấn lại. Thực hiện liệu pháp này mỗi đêm trong vòng 1 tuần. Bạn cũng có thể thoa nước dứa vào mụn cơm.[10]
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chọn giày phù hợp và sử dụng các sản phẩm hỗ trợ bàn chân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thay đổi giày dép.
    Một trong các nguyên nhân phổ biến nhất hình thành các vết chai chỉ đơn giản là đi giày không đúng. Nếu bạn đi giày không vừa chân, các vết chai sần sẽ rất dễ hình thành – vì vậy bạn cần chọn những đôi giày vừa vặn. Giày phải ôm sát chân (nhưng không đau), vừa với chiều rộng của bàn chân, đồng thời các ngón chân có thể cử động dễ dàng.[11]
    • Cố gắng tránh đi giày cao gót; giày cao gót dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể lên ức bàn chân khiến cho các vết chai sần xuất hiện. Bạn nên đi giày bệt bất cứ khi nào có thể; giày bệt bao giờ cũng thoải mái hơn.[12]
    • Nếu các vết chai ở bàn tay, bạn có thể đeo găng tay vừa vặn có đệm lót để giảm rủi ro hình thành các vết chai sần. Đảm bảo găng tay phải vừa khít; găng tay lỏng quá sẽ gây tác dụng ngược và càng gây kích ứng da vì liên tục bị chà xát.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sử dụng miếng lót giày.
    Các vết chai ở chân không hiếm gặp, vậy nên có một số công ty đã bắt đầu sản xuất các miếng lót giày được thiết kế để loại bỏ các vết chai.[14] Nhiều sản phẩm có chất liệu moleskin và có thể dễ dàng lót vào giày.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm hiểu các loại thuốc bôi và miếng dán dược liệu.
    Bạn không cần phải đến bác sĩ để xin toa thuốc xử lý vết chai sần. Các sản phẩm như miếng dán hoặc các loại thuốc khác có thể mua được dễ dàng mà không cần toa. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này đều chứa hoạt chất axit salicylic – vốn có thể gây kích ứng hoặc nhiễm trùng còn khó chịu hơn (hoặc nặng hơn) cả trước khi điều trị. Nếu bạn mắc phải một trong các bệnh sau thì tốt nhất là nên tránh dùng:[16]
    • Tiểu đường
    • Giảm cảm giác ở bàn chân do rối loạn tuần hoàn hoặc do tổn thương thần kinh
    • Thị lực kém hoặc kém linh hoạt và không có khả năng sử dụng sản phẩm đúng cách
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nếu tình trạng càng ngày càng tệ, hãy thử dùng nước đóng chai.
  • Đảm bảo nước sinh hoạt không chứa nhiều clo hoặc các hoá chất khác gây khô da.
  • Nếu bạn bị tiểu đường, hãy thật cẩn thận khi xử lý các vết chai sần. Các tổn thương da dù là nhỏ cũng có thể gây loét rất lâu lành và dẫn đến nhiễm trùng.
  • Thoa kem Vaseline và xoa bóp vết chai sần trong 5 phút. 5 phút sau rửa sạch bằng xà phòng dưỡng ẩm. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi da khô và lặp lại quy trình trên.

Cảnh báo

  • Đừng chà quá nhiều. Bạn có thể bị nhiễm trùng nếu da bị bong quá nhiều.
  • Không tự cắt vết chai ở nhà. Hãy đến bác sĩ chuyên khoa chân hoặc bác sĩ thẩm mỹ để nhờ họ xử lý.
  • Nếu bạn có bệnh tiểu đường, *đừng* tự mình loại bỏ vết chai! Điều này có thể khiến tình trạng kém tuần hoàn càng nặng thêm. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Không dùng thuốc loại bỏ vết chai có chứa axit; các sản phẩm này thường khiến da khô hơn. Đặc biệt cẩn thận nếu bạn dùng các sản phẩm không kê toa có chứa axit salicylic. Các sản phẩm này có thể làm rách da.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lydia Shedlofsky, DO
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa da liễu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lydia Shedlofsky, DO. Lydia Shedlofsky là bác sĩ nội trú chuyên khoa da liễu, tham gia Affiliated Dermatology vào tháng 7 năm 2019 sau khi hoàn thành chương trình thực tập xoay vòng truyền thống tại Bệnh viện Cộng đồng Larkin ở Miami, Florida. Cô có bằng cử nhân sinh học của Đại học Guilford tại Greensboro, Bắc Carolina. Sau khi tốt nghiệp, cô dọn nhà đến Beira, Mozambique, làm trợ lý nghiên cứu và thực tập sinh tại một phòng khám tự do. Cô hoàn thành chương trình văn bằng hai và sau đó học lấy bằng thạc sĩ về giáo dục y tế và bằng tiến sĩ về Y khoa Trị liệu Osteopathy của Đại học Y khoa Trị liệu Osteopathy Lake Erie. Bài viết này đã được xem 15.899 lần.
Trang này đã được đọc 15.899 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo