Cách để Loại bỏ đờm

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đờm xuất hiện khi có chất nhầy tích tụ trong mũi, họng hoặc ngực do viêm màng nhầy. Sự tích tụ chất nhầy là cách hệ miễn dịch phản ứng với nhiễm trùng. Nguyên nhân gây đờm rất khác nhau nhưng thường có thể được điều trị tại nhà. Có thể dùng các nguyên liệu như nước rửa mũi và nước lạnh để chống lại đờm. Nếu không thể tự điều trị đờm, bạn nên tìm biện pháp điều trị y tế. Bác sĩ có thể giúp xác định nguyên nhân tiềm ẩn và ngăn đờm tái phát.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Loại bỏ đờm tại nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Uống nhiều ngụm nước lạnh hoặc nước ấm.
    Mất nước có thể khiến đờm trở nặng. Bạn nên uống nước suốt cả ngày để làm loãng chất nhầy trong cổ họng, nhờ đó giảm triệu chứng. Nên chọn nước lạnh vì nước lạnh giúp làm mát cổ họng một chút để giảm thiểu kích ứng.[1]
    • Uống nước có thể giúp xoa dịu các triệu chứng như ngứa - triệu chứng thường khiến bạn muốn tằng hắng. Tằng hắng thực ra có thể khiến đờm trở nặng, do đó bạn nên uống nước mỗi khi muốn tằng hắng.
    • Mang theo chai nước lạnh bên người mọi lúc mọi nơi. Bằng cách này, khi muốn tằng hắng cổ họng, bạn có thể nhanh chóng nhấp một ngụm nước.
    • Mang theo chai nước khi đi học hoặc đi làm. Đảm bảo uống nước cùng bữa ăn.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng nước muối sinh lý rửa mũi.
    Có thể mua nước muối sinh lý để rửa mũi ở hầu hết các hiệu thuốc hoặc tại phòng khám của bác sĩ. Hoặc bạn có thể tự pha nước muối tại nhà bằng cách cho một thìa cà phê muối vào 480 ml nước. Đun sôi, để nguội rồi dùng để rửa mũi.[3]
    • Thông thường, bạn cần dùng một thiết bị hút có bóng tròn ở đuôi để hút nước muối sinh lý vào. Sau đó, đưa đầu thiết bị vào mũi rồi bóp bóng tròn để xịt nước muối ra.[4]
    • Sau đó, hít vào bằng miệng. Dung dịch muối sẽ chảy ra từ lỗ mũi bên kia. Bạn có thể xì mũi để loại bỏ dung dịch muối còn sót lại.
    • Cách này không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nếu triệu chứng trở nặng khi dùng dung dịch xịt chữa nghẹt mũi, bạn nên trao đổi với bác sĩ về việc dùng các loại thuốc khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xông hơi.
    Đun sôi nước rồi hít lấy hơi nước vì cách này giúp làm loãng chất nhầy ở sau cổ họng. Bạn có thể thêm vào nước một lượng nhỏ viên bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp. Đảm bảo không đặt gương mặt quá gần nồi nước để tránh bị bỏng.[5]
    • Không áp dụng phương pháp này cho trẻ nhỏ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thử súc miệng bằng dầu dừa.
    Súc miệng bằng dầu dừa là một trong những cách tốt nhất để loại bỏ đờm. Cách thực hiện là cho một thìa dầu dừa vào miệng rồi súc miệng khoảng 10-15 phút. Nhổ dầu ra. Lặp lại cách này một lần mỗi ngày.[6]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Súc miệng bằng nước muối.
    Hòa tan 1/4-1/2 thìa cà phê muối vào cốc đựng 240 ml nước. Sau đó, dùng nước muối để súc miệng vài giây rồi nhổ ra bồn rửa. Cách này giúp giảm các triệu chứng do đờm.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tìm biện pháp điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi dược sĩ về thuốc không kê đơn.
    Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp xoa dịu đờm. Thuốc chữa nghẹt mũi, thuốc kháng histamine và thuốc xịt mũi steroid có thể giúp ích trong trường hợp đờm không thuyên giảm khi áp dụng điều trị tại nhà.[8]
    • Không dùng thuốc không kê đơn khi chưa tham khảo ý kiến dược sĩ, đặc biệt khi bạn đang mắc các vấn đề về sức khỏe hoặc đang dùng thuốc chữa bệnh. Một số thuốc không an toàn cho một vài đối tượng.
    • Có thể thử dùng thuốc Mucinex để làm loãng chất nhầy. Đảm bảo uống nhiều nước cùng với loại thuốc này.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến bác sĩ khám trong một số trường hợp.
    Thông thường, đờm sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đờm kéo dài có thể gây khó khăn trong sinh hoạt. Nếu bị đờm nặng và bệnh không phản ứng với việc điều trị, bạn nên đến bác sĩ khám. Có thể bạn đang có vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cần được điều trị.[9]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sàng lọc và điều trị vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
    Đờm có thể là do các vấn đề như polyp mũi hoặc dị ứng. Nếu nghi ngờ một trong các vấn đề này gây đờm, bác sĩ có thể giới thiệu bạn đến gặp chuyên gia để được đánh giá.[10]
    • Có thể bạn phải trải qua xét nghiệm dị ứng để sàng lọc dị ứng.
    • Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra đờm. Ví dụ, polyp mũi có thể được điều trị bằng sản phẩm xịt mũi chứa steroid. [11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hỏi bác sĩ về các bước hỗ trợ tự điều trị.
    Đôi khi, nguyên nhân gây đờm mãn tính không được xác định. Nếu không thể tìm ra được nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể tư vấn cho bạn một số bước hỗ trợ tự điều trị. Các bước này được tư vấn cụ thể cho tình trạng của bạn. Nên cùng bác sĩ trao đổi về các bước hỗ trợ tự điều trị và hỏi kỹ nếu có thắc mắc. Luôn cẩn thận tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để giúp điều trị đờm. [12]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn đờm tái phát

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tránh các yếu tố kích ứng triệu chứng.
    Đờm, đặc biệt là đờm do dị ứng, có thể bị kích ứng do yếu tố môi trường. Cố gắng hạn chế tiếp xúc với tác nhân thường kích thích đờm bùng phát.[13]
    • Nếu biết bản thân bị dị ứng một một dị nguyên nào đó, ví dụ như phấn hoa, bạn nên hạn chế tiếp xúc với chúng trong ngày.
    • Nơi nhiều khói thường kích thích đờm nên bạn cần tránh xa nhưng nơi dễ tụ khói.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh dùng máy điều hòa không khí và máy sưởi.
    Máy điều hòa không khí và máy sưởi thường làm khô không khí, khiến đờm trở nặng hoặc tái phát sau khi hết. Cố gắng tránh xa những nơi có máy điều hòa không khí hoặc máy sưởi.[14]
    • Nếu nơi làm việc có bật máy điều hòa không khí hoặc máy sưởi, bạn nên yêu cầu được ngồi xa máy để tránh kích thích đờm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng cường độ ẩm cho không khí trong nhà.
    Không khí khô có thể khiến bạn dễ bị đờm. Mua máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà. Cách này có thể ngăn đờm tái phát.[15]
    • Có thể mua máy tạo độ ẩm trực tuyến hoặc tại trung tâm thương mại.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 8.312 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 8.312 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo