Cách để Làm tan tinh thể axit uric

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn đột ngột bị đau dữ dội trong khớp và sau đó là cảm giác khó chịu dai dẳng, có thể là bạn mắc một căn bệnh viêm khớp gọi là bệnh gút. Nồng độ axit uric cao có thể là nguyên nhân gây bệnh gút. Axit uric, một loại tinh thể hỗn hợp, thường được lọc qua thận và đào thải khỏi cơ thể theo nước tiểu. Tuy nhiên, nếu nồng độ axit uric trong cơ thể ở mức cao, các tinh thể có thể hình thành và gây ra các căn bệnh như bệnh gút. Đó là lý do tại sao việc hạ mức axit uric và làm tan các tinh thể này là điều quan trọng. Bạn có thể thực hiện việc này bằng cách dùng thuốc, thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Đừng quên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều chỉnh chế độ ăn hoặc bắt đầu sử dụng thuốc.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Sử dụng thuốc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biết về các yếu tố nguy cơ gây bệnh gút.
    Khi bạn mắc bệnh gút, một dạng bệnh viêm khớp do nồng độ axit uric cao gây ra, các tinh thể có thể hình thành trong chất dịch xung quanh các khớp. Mặc dù nam giới lớn tuổi là đối tượng có nhiều nguy cơ hơn, nhưng bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh. Nguyên nhân thực sự của bệnh gút vẫn chưa được biết rõ, nhưng một số yếu tố nguy cơ bao gồm: chế độ ăn nhiều thịt và hải sản, béo phì, các bệnh mãn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử gia đình có người mắc bệnh gút, hoặc đang dùng một số loại thuốc nào đó.[1]
    • Bệnh gút gây viêm và đau khớp (thường xảy ra vào ban đêm ở ngón chân cái), kèm theo hiện tượng đỏ, sưng, ấm và đau ở khớp. Cảm giác khó chịu dai dẳng nhiều ngày đến nhiều tuần sau khi hết cơn và có thể tiến triển thành bệnh gút mãn tính, dẫn đến tình trạng giảm khả năng vận động.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đến gặp bác sĩ để kiểm tra.
    Nếu bạn mắc bệnh gút mãn tính, các cơn gút diễn ra thường xuyên hoặc đau đớn, hãy trao đổi với bác sĩ về việc điều trị bằng thuốc. Bác sĩ có thể làm nhiều xét nghiệm để chẩn đoán bệnh gút, bao gồm xét nghiệm máu để đo nồng độ axit uric, xét nghiệm dịch khớp (dịch được rút ra từ khớp bằng kim) hoặc chụp CT để phát hiện các tinh thể urat. Dựa vào kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ quyết định liệu bạn có nên dùng thuốc không và dùng loại thuốc nào.
    • Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc như thuốc ức chế xanthine oxidase, thuốc uricosuric, và các loại thuốc ít thông dụng hơn như colchicine, thuốc dùng để điều trị các đợt gút cấp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng thuốc ức chế xanthine oxidase.
    Nhóm thuốc này có tác dụng giảm lượng axit uric do cơ thể sản xuất, từ đó giúp hạ mức axit uric trong máu.[2] Bác sĩ thường sẽ chỉ định thuốc này như một phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh gút mãn tính. Thuốc ức chế xanthine oxidase gồm allopurinol (Aloprim, Zyloprim) và febuxostat (Uloric). Các thuốc này ban đầu có thể làm gia tăng các cơn gút, nhưng cuối cùng sẽ ngăn ngừa được chúng. [3]
    • Các tác dụng phụ của allopurinol bao gồm: tiêu chảy, buồn ngủ, phát ban và giảm lượng huyết cầu. Bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước (cốc 240 ml) mỗi ngày trong thời gian uống thuốc allopurinol.
    • Các tác dụng phụ của febuxostat gồm có: phát ban, buồn nôn, đau khớp và suy giảm chức năng gan.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống thuốc uricosuric.
    Các loại thuốc này giúp cơ thể đào thải nhiều axit uric hơn qua nước tiểu. Thuốc uricosuric ngăn chặn urat (tinh thể uric) tái hấp thu vào máu, từ đó giảm nồng độ axit uric trong máu.[4] Có lẽ bạn sẽ được bác sĩ kê toa thuốc probenecid, nhưng thuốc này không được khuyên dùng nếu bạn có vấn đề về thận. Liều dùng khi mới bắt đầu là 250 mg trong mỗi 12 giờ trong tuần đầu. Bác sĩ có thể chỉ định tăng liều dùng dần dần, nhưng không bao giờ vượt quá 2 gram.
    • Các tác dụng phụ của thuốc probenecid gồm có: phát ban, đau dạ dày, sỏi thận, chóng mặt và đau đầu. Để ngăn ngừa sỏi thận, bạn nên uống ít nhất 6-8 cốc nước đầy mỗi ngày khi uống probenecid.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tránh uống một số loại thuốc.
    Tránh uống một số thuốc như thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide), và thuốc lợi tiểu quai (như furosemide hoặc Lasix), vì các loại thuốc này có thể làm bệnh nặng thêm. Bạn cũng nên tránh uống aspirin và niacin liều thấp, vì các thuốc này cũng có thể làm tăng nồng độ uric acid trong cơ thể.
    • Không được ngừng uống thuốc trước khi hỏi ý kiến bác sĩ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc thay thế.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Điều chỉnh chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Áp dụng chế độ ăn lành mạnh và cân bằng.
    Bạn nên cố gắng ăn các thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ và protein nạc.[5] Các thức ăn giàu chất xơ hòa tan có thể làm tan các tinh thể axit uric. Chất xơ giúp hấp thụ các tinh thể, đưa ra khỏi các khớp và đào thải khỏi thận. Bạn cũng nên tránh các chất béo bão hòa như phô mai, bơ và bơ thực vật. Giảm tiêu thụ đường, bao gồm xi rô ngô có hàm lượng đường fructose cao và các loại nước ngọt, vì tất cả những thực phẩm trên đều có thể gây ra các cơn gút. Thay vào đó, bạn nên ăn các thức ăn như:[6]
    • Yến mạch
    • Rau bina
    • Bông cải xanh
    • Quả mâm xôi
    • Thực phẩm làm từ lúa mì nguyên hạt
    • Gạo lứt
    • Đậu đen
    • Quả anh đào (Anh đào có thể giảm các cơn gút.[7] Một nghiên cứu đã cho thấy, những người ăn 10 quả anh đào một ngày có thể ngăn ngừa bùng phát các cơn gút.[8])
    • Sữa tách béo hoặc ít béo
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh các thức ăn có thể làm tăng nồng độ axit uric.
    Purin là các chất vốn hiện diện trong thức ăn sẽ được cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng các thức ăn chứa hàm lượng cao purin có thể dẫn đến cơn gút trong vòng vài ngày sau khi ăn.[9][10] Các thức ăn có hàm lượng cao purin nên tránh bao gồm:[11]
    • Thịt: thịt đỏ và nội tạng động vật (gan, thận và lá lách)
    • Hải sản: cá ngừ, tôm hùm, tôm, trai, cá trống, cá trích, cá mòi, sò điệp, cá hồi, cá tuyết, cá thu
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cung cấp nước cho cơ thể và cẩn thận với các thức uống.
    Người ta đã chứng minh rằng 6-8 cốc nước (240 ml) uống vào mỗi ngày có thể giúp giảm các cơn gút.[12] Bạn nên uống các thức uống chứa nhiều nước, nhưng tốt nhất vẫn nên uống nước. Bạn cũng nên giảm hoặc cắt hẳn các thức uống chứa cồn, vì cồn có thể chuyển hóa và làm tăng nồng độ axit uric.[13] Nếu thích uống thứ gì đó ngoài nước, bạn nên tìm những thức uống không chứa nhiều đường. Không uống xi rô ngô chứa nhiều đường fructose hoặc các thức uống có caffeine. Đường có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh gút, còn caffeine có thể dẫn đến mất nước.[14]
    • Bạn vẫn có thể uống cà phê với lượng vừa phải (2 hoặc 3 cốc mỗi ngày). Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà phê có khả năng giảm nồng độ axit uric trong máu, dù không cho thấy khả năng giảm các cơn gút.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nạp thêm vitamin C.
    Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vitamin C có thể giảm nồng độ axit uric trong máu, dù không chứng minh được khả năng giảm các cơn gút của vitamin C.[16] Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vitaminn C có thể giúp thận đào thải axit uric.[17] Bạn nên cân nhắc uống 500 mg thực phẩm bổ sung vitamin C mỗi ngày sau khi tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu thích nạp vitamin C qua chế độ ăn hơn, bạn hãy thử ăn các thức ăn như sau:[18]
    • Hoa quả: dưa lưới, hoa quả họ cam quýt, kiwi, xoài, đu đủ, dứa, dâu tây, quả mâm xôi, việt quất, nam việt quất, dưa hấu
    • Rau củ: bông cải xanh, rau mầm brussel, súp lơ, ớt chuông xanh và đỏ, cải bắp, lá củ cải, khoai lang, khoai tây, cà chua, bí mùa đông
    • Ngũ cốc tăng cường vitamin C
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập thể dục.
    Bạn hãy cố gắng tập thể dục mỗi ngày ít nhất 30 phút. Một nghiên cứu đã cho thấy thời gian tập thể dục 150 phút mỗi tuần có tác dụng hạ mức axit uric. Hoạt động này cũng giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và giảm cân. Bạn có thể giảm nồng độ axit uric trong cơ thể nhờ giảm cân.[19]
    • Ngay cả các hoạt động thể chất cường độ nhẹ cũng có khả năng giảm nồng độ axit uric. Ví dụ, nếu không thể chạy bộ 30 phút, bạn có thể thử đi bộ nhanh ít nhất 15 phút.[20]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không phải lúc nào nồng độ axit uric trong cơ thể cũng tương quan với bệnh gút. Một số người có thể có mức axit uric cao nhưng không bị gút, hoặc mắc bệnh gút nhưng lại có mức axit uric bình thường.[21]
  • Hiên tại chưa có bằng chứng chắc chắn hoặc nghiên cứu khoa học nào cho thấy các liệu pháp dân gian thông dụng khác hoặc các loại thực phẩm bổ sung tự nhiên (cây móng quỷ) là an toàn và hiệu quả trong việc điều trị bệnh gút.

Cảnh báo

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống các loại thuốc mới hoặc thay đổi chế độ ăn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Scott Tobis, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa niệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Scott Tobis, MD. Scott Tobis là bác sĩ chuyên khoa niệu được ủy ban y khoa chứng nhận. Với hơn bảy năm kinh nghiệm, anh chuyên điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh ở hệ tiết niệu, như ung thư hệ tiết niệu, phình tuyến tiền liệt, phẫu thuật thắt ống dẫn tinh, sỏi thận, tiểu nhiều/tiểu gấp, rối loạn cương cứng, són tiểu và máu trong nước tiểu. Tobis có bằng cử nhân về sinh học tế bào và sinh học phát triển của Đại học California, Santa Barbara và bằng tiến sĩ y khoa của Trường Y khoa Dartmouth. Anh hoàn thành khóa thực tập về phẫu thuật tổng quát và chương trình bác sĩ nội trú về phẫu thuật hệ tiết niệu tại Trường Y khoa và Nha khoa thuộc Đại học Rochester, hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ về ung thư hệ tiết niệu và phẫu thuật bằng rô-bốt tại Trung tâm Y tế Quốc gia City of Hope. Tobis được nhận chứng chỉ của Ủy ban Tiết niệu Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 3.948 lần.
Trang này đã được đọc 3.948 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo