Tải về bản PDFTải về bản PDF

Người ta thường làm khô lá cây để làm vật trang trí cho các món đồ thủ công mỹ nghệ hoặc bảo quản thảo mộc để nấu nướng. Có nhiều cách để làm khô lá cây, vì vậy bạn nên dành thời gian thử và chọn những cách nào phù hợp nhất với mục đích của mình. May mắn là phần lớn các phương pháp xử lý chỉ cần các vật liệu dễ tìm hoặc có sẵn trong nhà.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Làm khô lá cây để làm vật trang trí đồ thủ công

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phơi khô lá cây nếu bạn không cần ép phẳng lá.
    Cho lá cây vào một vật đựng nông hoặc buộc lại thành bó. Phơi dưới nắng mặt trời vài ngày, kiểm tra mỗi ngày hoặc cách ngày để xem lá có đang khô dần không. Lá cây sẽ khô đi dưới nắng, nhưng các mép lá có thể quăn lên. Những chiếc lá quăn có thể khó dùng trong một số món đồ thủ công, nhưng để cắm chung với hoa khô thì đẹp.
    • Không phơi lá dưới nắng trực tiếp nếu bạn muốn giữ màu xanh tự nhiên của lá. Lá cây sẽ bị bạc màu và mất đi sắc rực rỡ khi bị phơi dưới nắng mặt trời trực tiếp.
    • Gió thổi ra từ quạt hay từ cửa sổ vào sẽ giúp lá khô nhanh hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ép lá cây là phương pháp làm khô chậm nhưng đơn giản.
    Kẹp một hoặc nhiều lá nhỏ giữa 2 tờ khăn giấy, đảm bảo không lá nào chồng lên nhau, sau đó ép trong một quyển sách to, chẳng hạn như quyển bách khoa toàn thư. Đóng quyển sách lại và để sách nằm gọn ở đâu đó. Chặn thêm một chồng sách hoặc một vật nặng vững chắc lên trên. Kiểm tra mỗi tuần một lần để xem lá cây có khô không và thay khăn giấy nếu bị ẩm.
    • Nếu lá cây bị ướt vì nước mưa, bạn phải dùng khăn giấy thấm khô trước. Kẹp thêm vài lớp khăn giấy nữa nếu lá cây quá ướt hoặc nếu bạn sợ sách bị ổ bẩn.[1]
    • Nếu muốn ép nhều lá trong cùng một quyển sách, bạn nhớ kẹp những chiếc lá cách nhau nhiều trang sách với độ dày khoảng 3mm cho đủ nặng để ép từng chiếc lá.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng dụng cụ ép khô hoa nếu muốn nhanh hơn.
    Bạn có thể mua dụng cụ ép hoa loại lớn để có thể ép lá hoặc tự làm bằng ván ép và bìa các-tông. Cách này tốn kém hơn và phải dùng nhiều vật liệu hơn là chỉ đơn giản ép trong sách, nhưng không khí lưu thông tốt hơn có thể giúp lá khô nhanh hơn vài ngày.
    • Rải lá cây giữa 2 tờ khăn giấy, sau đó kẹp giữa 2 tờ giấy thấm hoặc vài lớp khăn giấy nữa. Mở dụng cụ ép hoa ra, đặt cả chồng khăn giấy vào và đóng chặt lại. Cách vài ngày kiểm tra một lần để thay khăn giấy ẩm và xem lá khô chưa.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Sấy khô nhanh lá cây to và dày trong lò vi sóng.
    Kẹp một chiếc lá dày giữa hai lớp khăn giấy và đặt trên đĩa dùng được trong lò vi sóng. Cho chiếc đĩa này một cốc nước nhỏ vào lò vi sóng, sau đó bật lò vi sóng trong 30 giây.[2]. Nếu chiếc lá chưa khô, bạn cứ tiếp tục sấy từng đợt 10 giây nữa. Lấy lá ra kiểm tra sau mỗi đợt.[3]
    • Cảnh báo: Lá cây có thể dễ dàng bốc cháy trong lò vi sóng, do đó bạn chỉ nên dùng phương pháp này với những chiếc lá to, dày. Một cốc nước có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ này vì một phần năng lượng của lò vi sóng được dùng để đun nóng nước.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Là những chiếc lá tươi bằng bàn là để bảo quản màu sắc của lá.
    Phương pháp này công hiệu nhất với những chiếc lá tươi chưa ngả màu hoặc chưa bắt đầu khô, nhưng bạn nên lau khô lá bằng khăn giấy trước nếu lá bị ướt. Đặt một chiếc lá vào giữa 2 tờ giấy sáp, sau đó trải khăn lên trên. Chờ cho bàn là nóng và là trên khăn, vừa là vừa ấn xuống trong 2-5 phút hoặc cho đến khi một mặt đã khô. Lật xấp giấy sáp lại, trải lại khăn lên trên và lặp lại thao tác.
    • Cảnh báo: Bàn là sẽ rất nóng và gây nguy hiểm, do đó trẻ em cần nhờ người lớn làm giúp ở bước này.
    • Nhớ đừng để bàn là ở chế độ là hơi nước.
    • Sau khi là xong, bạn hãy cắt tờ giấy sáp xung quanh chiếc lá và bóc hai lớp giấy ra. Lớp sáp còn lại trên lá cây sẽ bảo quản màu sắc của lá.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Bảo quản kết cấu của lá bằng glycerine.
    Cách này chỉ có tác dụng với lá cây thường xanh và rộng như lá mộc lan, chanh vàng và lá bạch đàn.[4] Phương pháp này sẽ khiến lá cây chuyển màu nâu nhưng vẫn giữ được độ mềm và dẻo của lá. Pha 1 phần glycerine với 2 phần nước trong một chiếc đĩa nông, chỉ rót dung dịch đủ để ngập lá. Bạn có thể dùng những chiếc lá này làm thủ công sau khoảng 4 ngày, hoặc ngâm vài tuần để bảo quản lâu dài.[5]
    • Phương pháp này có tác dụng là nhờ nó thay thế nước trong lá cây bằng glycerine vốn không bay hơi như nước.
    • Nếu chiếc lá nổi lên, bạn hãy đặt một chiếc đĩa giấy hoặc một vật mà bạn không sợ bị ướt lên trên chiếc lá để cho nó chìm dưới dung dịch.
    • Rót thêm dung dịch nếu lá chưa ngập hoàn toàn.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Làm khô thảo mộc hoặc lá trà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa sạch đất cát trong lá thảo mộc mới hái.
    Nếu bạn có một bó thảo mộc tươi có vẻ sạch và không có bụi thì không cần rửa, nhưng nếu bạn vừa mới hái ngoài vườn vào thì thường là nó có bám bụi đất và phải rửa cho sạch. Rửa lá thảo mộc dưới vòi nước chảy chậm và vẩy cho ráo nước.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rải thảo mộc ra cho nước bay hơi trước khi dùng bất cứ phương pháp để làm khô.
    Dù vừa rửa xong hay lá đã ướt sẵn, bạn cũng phải làm khô nước đọng trên lá cây. Rải những chiếc lá trên khăn giấy hoặc khăn lau bát cho đến khi không còn các giọt nước trên bề mặt lá.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Sấy khô nhanh thảo mộc hoặc lá trà với số lượng nhỏ trong lò vi sóng.
    Nếu muốn sử dụng thảo mộc ngay, bạn có thể dùng phương pháp này để sấy khô mỗi lần một nắm nhỏ. Phương pháp này cũng phù hợp với bã trà vừa mới pha. Rải những chiếc lá nhỏ hoặc thảo mộc vào giữa 2 tờ khăn giấy khô. Sấy trong lò vì sóng trong 30 giây mỗi lần cho đến khi chúng khô giòn, để ý các dấu hiệu sắp cháy.[6]
    • Các loại thảo mộc tươi và dày như lá bạc hà và húng quế không dễ sấy khô trong lò vi sóng, trừ khi nó đã khô trước một phần.[7]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Phơi khô thảo mộc dày và cứng bằng cách treo trong nhà.
    Một số loại thảo mộc không có hàm lượng nước cao và có thể phơi khô trong vài tuần bằng cách buộc các cuống lá thành bó và treo ngược lên. Treo trong nhà ở nơi tối nếu có thể, vì ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng màu sắc và hương vị của thảo mộc.[8]
    • Thảo mộc thuộc loại này thường có lá cứng hoặc dày. Trong số đó có hương thảo, mùi tây, xô thơm, và cỏ xạ hương.
    • Nếu muốn phơi khô các loại thảo mộc mềm và chứa nhiều nước hơn bằng cáchh này, bạn hãy buộc thành từng bó nhỏ ở trong túi giấy. Chọc vài lỗ dưới đáy túi giấy và treo ở nơi thoáng gió để lá khô nhanh hơn và ngăn ngừa lên mốc.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Sấy khô thảo mộc mềm và ẩm trong lò nướng ở nhiệt độ thấp.
    Các loại thảo mộc mềm và mọng nước cần phải sấy khô nhanh để tránh lên mốc. Bứt lá khỏi cuống và rải giữa hai tờ khăn giấy sao cho không chạm nhau. Nếu cần, bạn có thể xếp đến 5 lớp khăn giấy chồng lên nhau, xen kẽ giữa mỗi lớp khăn giấy là một lớp thảo mộc. Cho tất cả vào đĩa dùng được trong lò nướng và đặt vào lò ở mức nhiệt thấp nhất.[10] Thời gian sấy khô có thể đến 8 tiếng.
    • Bật lò nướng ở mức chỉ đủ để đèn tín hiệu sáng lên.
    • Các loại thảo mộc có thể sấy khô hiệu quả bằng cách này bao gồm húng quế, xô thơm, lá nguyệt quếbạc hà.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Khi lá thảo mộc đã giòn và dễ vụn, bạn có thể bảo quản trong lọ đậy kín.
    Bóp vụn thảo mộc trên các đầu ngón tay trước khi cất trữ hoặc nêm vào thức ăn. Đựng thảo mộc khô trong lọ đậy kín và để nơi mát, tối và khô ráo để giữ hương vị càng lâu càng tốt.[11]
    • Thảo mộc khô có hương vị đậm hơn thảo mộc tươi. Khi dùng thảo mộc khô thay cho thảo mộc tươi, bạn chỉ nên dùng một lượng bằng 1/3 ghi trong công thức; hoặc bằng 1/2 nếu là húng quế.[12]
    • Lá trà có thể sấy khô ngay sau khi pha trà. Phương pháp dùng lò vi sóng là hiệu quả nhất, vì thường thì bạn chỉ sấy một lượng nhỏ. Dùng lá trà sấy khô như dùng các loại thảo mộc khác hoặc để khử mùi khó chịu trong nhà.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Làm gân lá

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn những chiếc lá dày và có đường gân nổi rõ.
    Với phương pháp này, bạn sẽ loại bỏ phần lớn lá, chỉ để lại mạng lưới gân lá. Một chiếc lá cứng không dễ bị gãy và bị quăn là lựa chọn tốt. Những chiếc lá phong hoặc lá sồi mới rụng rất phù hợp để làm gân lá, loại lá sáp như thường xuân hay mộc lan cũng vậy.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đổ 1 lít nước vào nồi.
    Bạn có thể dùng chiếc xoong nhỏ hơn nếu chỉ có vài chiếc lá. Nhớ giảm các nguyên liệu khác theo tỷ lệ, hoặc chỉ cần dùng một nửa số lượng theo công thức bên dưới.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đeo găng tay.
    Hỗn hợp bạn đang dùng có thể làm hại da, do đó bạn hãy đeo găng tay latex hoặc găng tay cao su trước khi chạm vào hoá chất. Sau khi làm xong, bạn nhớ rửa sạch tất cả dụng cụ dưới vòi nước chảy khi vẫn đeo găng tay.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho một chút muối nở hoặc washing soda.
    Các hoá chất này thường có bán ở cửa hàng thực phẩm hoặc hoá chất. Dù dùng lại nào, bạn chỉ cần 2 thìa canh (30 g) là đủ.[14] Các hoá chất này sẽ dần dần biến lá cây thành bột, chỉ để lại cuống và gân lá.[15]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cho lá cây vào nồi.
    Bạn có thể cho 2 nắm lá hoặc nhiều hơn, miễn là có thể dễ dàng khuấy lá trong nồi mà nước không tràn ra ngoài.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đun cho nước sôi liu riu.
    Bạn có thể vặn nhỏ lửa cho đến khi nước sủi bong bóng hoặc đun sôi và giảm nhỏ lửa. Hỗn hợp gần như sôi hoặc thỉnh thoảng nổi bong bóng.
    • Nếu có thể đo nhiệt độ, bạn nên cố gắng đun đến khoảng 80ºC.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Đun nhỏ lửa cho đến khi lá rã ra, thỉnh thoảng khuấy lên.
    Tuỳ vào độ dày của lá, có khi bạn phải đun cả ngày, nhưng thường thi chỉ vài ba tiếng. Thỉnh thoảng khuấy nhẹ và kiểm tra xem lá có mềm và rã ra không.
    • Bạn sẽ cần cho thêm nước khi nước cạn bớt. Bạn cũng có thể thay dung dịch nước và muối nở mới sau mỗi 4 tiếng.[16]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Chuyển lá đã rã vào trong khay nước lạnh.
    Khay nướng thuỷ tinh sẽ thích hợp trong bước này, vì nó sẽ giúp bạn nhìn rõ thao tác.[17] Cẩn thận dùng phới hoặc một dụng cụ khác lấy từng chiếc lá cho vào khay nướng mà không chồng lên nhau.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Dùng cọ cứng, nhỏ để khều phần bột còn lại trên lá.
    Chiếc lá sẽ mỏng đi với một lớp bột dính trên lá. Bạn sẽ phải kiên nhẫn và nhẹ nhàng để loại bỏ lớp bột này, chỉ để lại mạng lưới gân lá hoặc một lớp lá mỏng trong mờ, tuỳ vào loại lá.
    • Có thể bạn cần rửa lá dưới dòng nước lạnh chảy nhỏ để loại bỏ dần dần bột trên lá cây.
  10. How.com.vn Tiếng Việt: Step 10 Rửa sạch mọi dụng cụ khi vẫn đeo găng tay.
    Rửa nồi, đũa khuấy và các vật khác tiếp xúc với hỗn hợp. Nhớ đeo găng tay, dùng xà phòng và nước ấm.
  11. How.com.vn Tiếng Việt: Step 11 Hong khô lá.
    Bạn có thể hong lá trên khăn giấy cho khô hoặc thấm nhẹ cho khô và ép trong sách hoặc dụng cụ ép hoa. Sau 1 hoặc 2 ngày, bạn sẽ có một phiên bản độc đáo của những chiếc lá khô để làm thủ công. Vì có độ trong mờ, những chiếc gân lá trông rất tuyệt vời khi đặt trên bề mặt kính.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khi ép lá bằng bàn là, bạn cần dùng một vật liệu nào đó để chắn giữa bàn là và lớp giấy sáp. Khăn lau bát có tác dụng tốt, vì nó không ngăn nhiệt tạo một lớp bao bọc bên ngoài chiếc lá và ép lá rất phẳng. Chiếc khăn cũng ngăn sáp dính vào bề mặt nóng của bàn là.
  • Bạn có thể mua glycerine, muối nở hoặc washing soda ở các cửa hàng thực phẩm và hoá chất.

Cảnh báo

  • Luôn trông chừng sát sao khi sấy lá trong lò vi sóng. Nếu thấy lá bắt đầu bốc khói hoặc chuyển màu đen, bạn phải tắt lò ngay. Nếu các phần khác cũa lá chưa khô, bạn có thể dùng các phương pháp khác để xử lý, chẳng hạn như ép để hoàn tất quá trình làm khô lá.

Những thứ bạn cần

  • Khăn giấy
  • Sách nặng hoặc
  • Glycerine và nước hoặc
  • Lò vi sóng hoặc
  • Bàn là và giấy sáp hoặc

Làm gân lá

  • Nồi
  • Nước
  • Muối nở hoặc washing soda
  • Khay nướng thuỷ tinh
  • Phới và/hoặc dụng cụ khuấy
  • Cọ vẽ nhỏ

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Ben Barkan
Cùng viết bởi:
Chuyên gia thiết kế vườn & cảnh quan
Bài viết này đã được cùng viết bởi Ben Barkan. Ben Barkan là chuyên gia thiết kế vườn và cảnh quan, chủ sở hữu và người sáng lập của HomeHarvest LLC, một doanh nghiệp xây dựng và thiết kế cảnh quan tại Boston, Massachusetts. Ben có hơn 12 năm kinh nghiệm thiết kế vườn hữu cơ, chuyên thiết kế và xây dựng cảnh quan với kết cấu tùy biến và kết hợp trồng cây một cách sáng tạo. Anh là chuyên gia thiết kế nông nghiệp bền vững, được cấp phép giám sát xây dựng tại Massachusetts và được cấp phép làm nhà thầu cải tiến nhà ở. Anh có bằng cấp về nông nghiệp bền vững của Đại học Massachusetts Amherst. Bài viết này đã được xem 24.041 lần.
Trang này đã được đọc 24.041 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo