Cách để Làm giảm Nhịp tim

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Những người có nhịp tim lúc nghỉ trên 100 nhịp/phút có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn người bình thường đến 78%. Nếu tim của bạn đập quá nhanh khi nghỉ ngơi, có thể đó là dấu hiệu cho biết bạn có thể trạng kém hoặc đang quá căng thẳng. Nếu có nhịp tim quá nhanh, bạn buộc phải thực hiện các bước giúp tim đập chậm lại! Bạn có thể làm theo các phương pháp sau để tạm thời giảm nhịp "cao" hoặc "rất cao". Bước tiếp theo là cải thiện nhịp tim lâu dài bằng cách luyện tập.

Hết sức thận trọng: Tình trạng này có thể là chứng tim đập nhanh có liên quan đến bệnh nhồi máu cơ tim cần phải được cấp cứu kịp thời.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Làm giảm nhịp tim đập rất nhanh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tập hít thở chậm và sâu.
    Điều này nghe có vẻ khó, nhưng việc giảm nhịp thở cũng sẽ giúp tim đập chậm lại. Hãy hít vào trong 5-8 giây, nín thở trong 3-5 giây, sau đó chầm chậm thở ra trong 5-8 giây. Cố gắng thở ra hoàn toàn để giảm nhịp tim.[1]
    • Thử áp dụng kỹ thuật thở 4-7-8. Kỹ thuật này được thực hiện như sau: hít vào trong khi đếm đến 4, nín thở trong 7 tiếng đếm và thở ra trong 8 tiếng đếm, đồng thời phát ra âm thanh “phù”. Lặp lại bài tập này 3 lần hoặc nhiều hơn.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kích thích dây thần kinh phế vị.
    Đây là phương pháp kích thích dây thần kinh phế vị có trách nhiệm kiểm soát nhịp tim. Để thực hiện phương pháp này, bạn sẽ làm nghiệm pháp Valsalva. Sau khi hít vào một hơi sâu, hãy căng các cơ bụng như rặn khi đi tiêu. Giữ như vậy trong 5 giây, sau đó thả lỏng. Bạn có thể thực hiện nhiều lần để đạt kết quả mong muốn. Các cách khác để kích thích dây thần kinh phế vị bao gồm:[3]
    • Ho
    • Kích thích nôn khan bằng ngón tay
    • Ép đầu gối sát vào ngực
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thực hiện nghiệm pháp xoa xoang cảnh.
    Động mạch cảnh chạy dọc xuống cổ họng, cạnh dây thần kinh phế vị. Bạn có thể dùng các ngón tay mát-xa nhẹ nhàng để kích thích các dây thần kinh xung quanh làm giảm nhịp tim.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vỗ nước lạnh lên mặt.
    Giội nước đá lên mặt để kích thích phản xạ lặn, vốn giữ vai trò làm chậm quá trình trao đổi chất. Tiếp tục vỗ nước đá lên mặt cho đến khi bạn nhận thấy nhịp tim giảm xuống.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống thuốc ức chế beta.
    Trường hợp thường xuyên có nhịp tim nhanh quá mức, bạn có thể đến gặp bác sĩ để được kê toa thuốc làm giảm nhịp tim, chẳng hạn như thuốc ức chế beta. Bạn nên sắp xếp đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân tăng nhịp tim. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn phương án điều trị tốt nhất và xác định liệu thuốc có phù hợp với bạn không.[6]
    • Thuốc ức chế beta có nhiều tác dụng phụ tiềm tàng, bao gồm chóng mặt, mệt mỏi và suy nhược. Những người mắc bệnh hen suyễn không nên sử dụng thuốc ức chế beta.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Cải thiện nhịp tim lâu dài

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hỏi ý kiến bác sĩ để biết bạn có thể tập thể dục đến cường độ nào.
    Các bài tập nặng không phải là lựa chọn thích hợp khi bạn mới bắt đầu tập luyện. Thay vào đó, bạn nên dần dần từng bước cường độ tập luyện. Các bài tập gắng sức trong thời gian ngắn, chẳng hạn như chạy nước rút xen kẽ với thả lỏng để không bị hụt hơi (còn gọi là luyện tập ngắt quãng), có thể giúp cải thiện hiệu suất của tim cao hơn 10% so với các bài tập aerobic thông thường có nhịp điệu ổn định.
    • Tăng dần khối lượng bài tập cho đến khi bạn đạt đến nhịp tim tối đa an toàn trong đợt tập cuối cùng, sau đó thả lỏng. Thay đổi lịch tập luân phiên - chạy bộ, tập với máy, đi lên dốc, leo cầu thang, nâng tạ, khiêu vũ, đi dưới nước, trên đường, trên đồi – để luyện cho tim bơm máu hiệu quả hơn với ít nhịp đập hơn.
    • Chạy bộ: Nếu bạn tập trên máy chạy bộ, hãy để chế độ chạy ngắt quãng. Nếu chạy ngoài trời hoặc trên đường chạy trong nhà, bạn cần phải khởi động trước trong 5 phút. Chạy nhanh 1 phút, sau đó chạy chậm 1 phút. Lặp lại các đợt như vậy 6 hoặc 8 lần trước khi thả lỏng trong 5 phút.
    • Bơi lội: Bơi tự do 10 vòng, mỗi vòng 45 m, nghỉ 15 giây sau mỗi 2 vòng bơi. Thở trong khi bơi, tăng nhịp tim nhưng không tăng quá cao, không bơi quá gắng sức đến mức hụt hơi.[7]
    • Đạp xe: Khởi động trong 90 giây. Bắt đầu đạp xe ở cường độ trung bình 30 giây. Tiếp theo, đạp chậm lại bằng với nhịp tim trong 90 giây, sau đó đạp xe gắng sức ở cường độ cao trong 30 giây nữa. Tăng dần cường độ sau mỗi đợt đạp gắng sức 30 giây.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Ngủ ngon và đủ giấc.
    Sử dụng nút bịt tai nếu bạn cần giảm tiếng ồn trong phòng ngủ. Sự xáo trộn giấc ngủ do tiếng ồn có thể làm tăng nhịp tim thêm 13 nhịp/phút.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thường xuyên đi tiểu.
    Những người nhịn tiểu đến mức bàng quang đầy ắp có nhịp tim tăng thêm 9 nhịp/phút. Bàng quang quá đầy sẽ làm tăng mức hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, dẫn đến co mạch máu và buộc tim phải đập nhanh hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Uống viên dầu cá.
    Tốt hơn nữa, bạn nên tìm loại dầu nhuyễn thể (mực) vốn rất giàu DHA, một dạng quan trọng nhất của omega-3. Tiến sĩ Oz khuyến nghị uống "viên dầu cá hàng ngày hoặc một số nguồn cung cấp omega-3 có ít nhất 600mg DHA". Một viên dầu cá uống hàng ngày có thể giảm nhịp tim đến 6 nhịp/phút trong vòng 2 tuần. Các nhà nghiên cứu cho rằng dầu cá giúp cho tim phản hồi tốt hơn với dây thần kinh phế vị, từ đó giúp điều hoà nhịp tim.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Điều chỉnh chế độ ăn.
    Ăn các loại thực phẩm tốt cho tim mạch để giúp cơ thể điều hoà nhịp tim. Thử ăn cá hồi, cá mòi hoặc cá thu, ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh, quả hạch và thực phẩm giàu kali như chuối và quả bơ.[10]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ôm nhau nhiều hơn!
    Những cái ôm thường xuyên có thể giảm huyết áp và tăng mức oxytocin, từ đó giúp giảm nhịp tim. Hãy trao cái ôm cho những người thân yêu để tận dụng các lợi ích về sức khoẻ của nó![11]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dành nhiều thời gian sống giữa thiên nhiên.
    Việc ở ngoài trời trong không gian xanh chẳng những có thể giúp bạn giảm được nhịp tim và huyết áp mà còn đem đến cho bạn nhiều lợi ích khác về sức khoẻ, chẳng hạn như giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ miễn dịch. Ngay cả khi bạn chỉ có thể ra ngoài trời trong 5 phút, điều này cũng có thể giúp bạn cải thiện sức khoẻ.[12]
    • Thử đi bộ nhanh trong công viên hoặc đi bộ đường dài vào những ngày cuối tuần.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Làm chậm nhịp tim nhanh mãn tính

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nằm xuống và thư giãn.
    Nằm xuống một mặt phẳng thoải mái như giường hoặc ghế xô pha. Nếu không có mặt phẳng nào thoải mái để nằm, bạn hãy thử ngồi ở tư thế thư giãn.
    • Nhớ rằng căn phòng phải yên tĩnh và dễ chịu. Nếu khung cảnh bên ngoài cửa sổ quá lộn xộn, bạn hãy buông rèm cửa hoặc kéo mành cửa xuống.
    • Thả lỏng các cơ bắp. Giữ nguyên tư thế và để nhịp tim giảm theo tốc độ của nó.
    • Nếu bạn giữ một tư thế đã lâu, hãy thay đổi! Thử ngồi hoặc nằm xuống nếu bạn đang đứng. Huyết áp sẽ thay đổi khi bạn chuyển tư thế, và điều này cũng có thể tác động đến nhịp tim của bạn.[13]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung vào...
    Tập trung vào các hình ảnh dễ chịu trong tâm trí. Làm dịu tâm trí và cơ thể bằng cách sử dụng kỹ thuật hình dung và tưởng tượng những nơi chốn đem lại cho bạn cảm giác hạnh phúc. Ví dụ, bạn có thể nghĩ về một bức bích hoạ đẹp, một cảnh thiên nhiên hoặc một khung cảnh mơ mộng mà bạn thấy dễ chịu.
    • Tìm một bức tranh hoặc ảnh chụp thứ gì đó giúp bạn cảm thấy thư thái. Bạn có thể ngồi trên giường trong tư thế thiền và nhìn vào bức tranh để làm dịu tâm trí và cơ thể.
    • Viết nhật ký về một nơi mà bạn thường thích đến hoặc một nơi cho bạn cảm giác bình yên. Gấp nhật ký lại, hình dung ra khung cảnh đó và để cho tâm trí lắng dịu trong thanh bình.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập thiền....
    Tập thiền. Đặt tiêu điểm nội tâm vào nhịp đập của tim. Cố gắng sử dụng năng lực tập trung của bạn để làm chậm nhip tim.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hít-thở...
    Hít-thở chậm rãi. Thử áp dụng một số kỹ thuật dưới đây để làm giảm nhip tim:
    • Thở bụng: Ngồi xuống, đặt một bàn tay lên bụng, ngay dưới lồng ngực. Hít vào qua mũi, để cho bụng đẩy bàn tay lên và giữ yên ngực. Tiếp theo, thở ra qua miệng trong khi chúm môi như huýt sáo, dùng bàn tay đẩy không khí ra khỏi bụng. Lặp lại theo nhu cầu.[14]
    • Hít thở luân phiên từng lỗ mũi: Bắt đầu hít vào qua lỗ mũi bên trái, dùng ngón tay cái bịt lỗ mũi bên phải trong 4 tiếng đếm. Bịt cả hai lỗ mũi và nín thở trong 16 tiếng đếm. Thở ra bằng lỗ mũi phải trong 8 tiếng đếm, sau đó hít vào qua lỗ mũi phải trong 4 tiếng đếm. Nín thở lần nữa trong 16 giây và thở ra qua lỗ mũi trái trong 8 tiếng đếm. Những người tập luyện yoga tin rằng phương pháp này có thể giúp cân bằng hai bán cầu não và làm dịu tâm trí cũng như cơ thể.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mát-xa.
    Liệu pháp mát-xa và bấm huyệt bàn chân đều đặn có thể giúp giảm nhịp tim đến 8 nhịp/phút. Bạn có thể sử dụng dịch vụ mát-xa chuyên nghiệp hoặc nhờ người thân mát-xa cho bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Loại bỏ caffeine khỏi thói quen hàng ngày.
    Caffeine làm tăng huyết áp và nhịp tim. Dù hiện tượng này chỉ là tạm thời, nhưng mức độ tăng có thể rất cao, tuỳ thuộc vào lượng caffeine mà bạn nạp vào. Nếu đang phải đối phó với tình trạng cao huyết áp, bạn nên kiêng uống caffeine hoàn toàn.[15]
    • Nếu bạn có thói quen uống cà phê mỗi sáng, hãy thử đổi sang uống cà phê hoặc trà đã tách caffeine.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Nhớ hít vào qua mũi và thở ra qua miệng.
  • Hỏi bác sĩ về liệu pháp phản hồi sinh học trong điều trị rối loạn nhịp tim.[16] Trong buổi trị liệu, bạn sẽ được gắn với các cảm biến điện có chức năng quan sát nhịp tim. Sau đó, bạn có thể tập trung tâm trí để giảm nhịp tim, tăng dung tích phổi, hạ huyết áp và giảm căng thẳng.

Cảnh báo

  • Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh bao gồm:
    • Cao tuổi. Tim suy yếu do tuổi tác có thể dẫn đến chứng tim đập nhanh.
    • Tiền sử gia đình. Nếu bạn có tiền sử gia đình về bệnh rối loạn nhịp tim, nguy cơ bạn mắc chứng tim đập nhanh sẽ cao hơn.
  • Nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh. Bất cứ tình trạng nào gây căng thẳng hoặc tổn hại cho tim đều làm tăng nguy cơ này. Điều trị y khoa có thể giúp giảm nguy cơ mắc chứng tim đập nhanh do các yếu tố sau:[17]
    • Bệnh tim
    • Huyết áp cao
    • Hút thuốc lá
    • Tiêu thụ nhiều thức uống chứa cồn
    • Tiêu thụ nhiều caffeine
    • Sử dụng chất kích thích
    • Căng thẳng tâm lý hoặc lo âu
  • Có thể bạn không nhận biết được mình có nhịp tim nhanh lúc nghỉ, trừ khi có các biểu hiện như chóng mặt, thở hụt hơi, choáng ngất, có cảm giác hồi hộp hoặc đau trong ngực. Đó là các dấu hiệu của chứng tim đập nhanh (tachycardia.)

    Hết sức thận trọng: Nếu hiện tượng này kéo dài quá vài phút, hãy gọi dịch vụ cứu thương 115 hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

    Nếu tình trạng chỉ xảy ra trong thời gian ngắn hơn, bạn cũng cần sắp xếp đi khám bệnh càng sớm càng tốt.[18]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 30.149 lần.
Trang này đã được đọc 30.149 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo