Cách để Làm cho anh em trai ngừng chọc tức bạn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Anh chị em ruột có thể trở thành một người bạn thân hoàn hảo cả đời người, nhưng đôi khi bạn và anh/em trai của mình lại bất hòa với nhau. Điều quan trọng là hãy xác định vấn đề với anh chị em của mình theo cách điềm tĩnh và hợp lý, bởi vì cư xử thô lỗ sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng. Việc học cách để khiến anh/em trai ngừng làm phiền có thể giúp bạn và anh/em của mình hòa thuận hơn và có mối quan hệ thân thiết hơn.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Xoa dịu căng thẳng với anh/em trai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Phớt lờ anh/em trai thay vì đáp trả.
    Nếu anh/em trai của bạn cư xử khó ưa, bạn có thể thử tạm thời mặc kệ họ. Đây không phải là một chiến thuật thật sự hiệu quả cho mối quan hệ anh chị em về lâu dài, tuy nhiên nếu muốn tránh nổi giận, cách phản ứng tốt nhất là chỉ cần đừng quan tâm đến họ.[1]
    • Không đáp trả không phải là dấu hiệu của sự nhu nhược. Bạn sẽ cần nhiều can đảm và sức mạnh ý chí hơn để kiềm chế nổi giận với anh/em trai hoặc đánh mất mình theo trò hề của họ.
    • Hãy nhớ rằng bạn phải lựa chọn cách đối đầu. Đừng tranh cãi mỗi khi anh/em trai làm bạn bực mình, nhất là khi họ không cởi mở để trò chuyện lắm.
    • Nếu bạn không phản hồi theo ý muốn của họ (buồn bực hoặc tức giận), sau cùng họ sẽ nản chí và bỏ cuộc.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ bình tĩnh nếu bạn quyết định phản ứng.
    Nếu anh/em trai làm bạn khó chịu, bạn thường sẽ phát cáu hoặc đáp trả bằng hành vi chọc tức tương ứng. Tuy nhiên, kiểu phản ứng này sẽ chỉ khiến tình hình thêm căng thẳng. Bất cứ khi nào bạn thấy mình bị kích động nói ra những lời khó nghe hoặc có hành vi chọc tức, hãy nhớ rằng giữ bình tĩnh và tiếp thu sẽ có hiệu quả hơn trong việc chấm dứt hành động chọc phá so với nổi giận.[2]
    • Hít một hơi thật sâu và thở ra chậm rãi. Tập trung vào việc hít thở để bạn có thể bình tĩnh lại một cách nhanh chóng.[3]
    • Thử đếm đến 10 trước khi phản ứng. Hít thở sâu trong 10 giây, và cố gắng suy nghĩ về cách để phản ứng một cách bình tĩnh và có lý lẽ.
    • Đi dạo một lát hoặc rời khỏi phòng vài phút nếu bạn cần hơn 10 giây để bình tĩnh lại. Bạn có thể cho anh/em trai biết là bạn sẽ quay lại ngay, và hãy suy nghĩ về những gì bạn muốn nói và cách tốt nhất để diễn đạt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thỏa hiệp với anh/em trai.
    Bất cứ khi nào có thể thương lượng để đi đến một giải pháp hòa bình với anh/em trai, bạn nên cố gắng làm vậy. Đôi khi bạn cần thỏa hiệp một vài khía cạnh, hoặc thậm chí ưu tiên lợi ích của họ hơn trong một khoảng thời gian ngắn. Dù vậy, sau cùng cách này sẽ giúp xoa dịu tình hình và có thể ngăn chặn xung đột trong tương lai.[4]
    • Hỏi trực tiếp anh/em trai của bạn xem họ muốn trao đổi gì với bạn.
    • Để anh/em trai cảm thấy rằng họ được lắng nghe và thấu hiểu, và cố gắng nhắc lại những gì họ nói. Bạn có thể nói như thế này, "Anh nghĩ là mình hiểu vì sao em làm như vậy. Em nói rằng em cảm thấy ____ khi anh _____, đó là nguyên nhân của vấn đề".
    • Cố gắng tìm ra một giải pháp có lợi cho cả hai. Hãy hỏi ý kiến của anh/em trai và nỗ lực thỏa hiệp.
    • Nhận ra rằng không phải lúc nào bạn cũng có thể làm theo ý của mình. Mục tiêu là bạn cần chấp nhận một giải pháp mà cả bạn và anh/em trai của mình cảm thấy hài lòng, cho dù đó không phải là giải pháp mà bạn mong muốn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Quan tâm đến anh/em trai.
    Một nguyên nhân phổ biến dẫn đến hành vi chọc tức giữa anh chị em ruột là do sự nhàm chán. Có lẽ anh/em trai của bạn cảm thấy buồn chán, hoặc cảm thấy như thể bạn không quan tâm đến họ. Thay vì phản ứng tiêu cực bằng cách đánh trả hoặc có hành vi khiến họ tức giận, bạn nên thử cùng anh em trai của mình làm gì đó vui vẻ và có ích.
    • Vui chơi cùng nhau sẽ là cách giúp anh/em trai của bạn nhanh chóng chấm dứt hành vi khiến bạn khó chịu, và mang lại cho hai anh em trải nghiệm gắn bó với nhau.
    • Thử đi dạo hoặc đạp xe cùng nhau (nếu bạn còn trẻ, và trước tiên phải đảm bảo rằng bố mẹ bạn cho phép), hoặc chơi gì đó trong nhà, chẳng hạn như xem phim, giải câu đố, hoặc chơi video game (mặc dù chơi game có thể gây ra nhiều trận chiến hơn).
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cố gắng không để bụng những lời khó nghe hay chọc tức.
    Thật khó để không cảm thấy mình bị xúc phạm trước những hành vi xấc xược hoặc cố tình trêu tức. Tuy nhiên, sau cùng thì anh/em trai vẫn là người thân của bạn, và họ thật sự quan tâm đến bạn. Hãy cho họ biết rằng họ đang khiến bạn khó chịu và cố gắng tìm ra một giải pháp, nhưng đừng để trong lòng. [5]
    • Có lẽ anh/em trai bạn không cố ý tổn thương bạn. Một số người (nhất là người nhỏ tuổi hơn) không biết hành động của họ là sai.
    • Có lẽ chỉ một lát sau, anh/em trai của bạn không nhớ những điều mà họ đã làm khiến bạn khó chịu hoặc tổn thương, vì thế đừng phí thời gian oán giận họ.
    • Nhớ rằng, khi ban bực tức vì hành vì quấy rầy của anh/em trai thì nghĩa là bạn đang để họ kiểm soát mình. Nếu biết rằng họ đang chọc tức được bạn, khả năng cao là họ sẽ tiếp tục có hành vi làm cho bạn khó chịu hoặc tổn thương.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Đối mặt với sự đố kỵ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận ra rằng sự đố kỵ có thể là nguyên nhân gây ra hành vi chọc tức.
    Nếu anh/em trai ganh tị với một vài mặt nào đó trong cuộc sống của bạn, họ sẽ gây gổ để thể hiện sự bực bội. Nếu nghĩ rằng đây chính là nguyên nhân, ít nhất bạn có thể nỗ lực để có một cuộc trò chuyện thẳng thắn và chân thành để chỉ ra rằng sự đố kỵ của họ làm bạn tổn thương và khiến mối quan hệ anh em trở nên tồi tệ.[6]
    • Suy nghĩ về cuộc sống của bạn và những lúc mà anh/em trai có hành vi đả kích bạn. Có phải họ đố kỵ với điểm số, tài sản, hoặc lối sống của bạn không?
    • Có lẽ anh/em trai của bạn chỉ bị tác động bởi thôi thúc muốn giải tỏa sự ghen tỵ của họ.
    • Nếu anh/em trai bạn ghen tỵ bởi vì bạn đang làm việc gì đó chiếm mất thời gian mà hai anh em đã từng vui chơi cùng nhau, cách tốt nhất để xoa dịu cảm xúc của họ là hãy dành nhiều thời gian hơn cho họ. Tuy nhiên, điều quan trọng là hãy thiết lập các giới hạn và ranh giới riêng của bạn, và yêu cầu họ tôn trọng các giới hạn đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm cách để làm cho anh/em trai vui vẻ.
    Sự đố kỵ của anh em trai bạn có thể là do họ không được quan tâm đầy đủ. Nếu bạn giúp họ cảm thấy dễ chịu hơn với bản thân bằng cách nhận ra những ưu điểm ở mình, điều này sẽ giúp họ khắc phục tính đố kỵ.[7]
    • Cho dù bạn không thể cho họ điều tương tự mà họ ghen tị với bạn, hãy giúp họ tìm niềm vui ở cái gì đó khác. Điều đó ít nhất có thể giúp tạm thời kiềm chế hành vi quấy rầy của họ.
    • Khen ngợi những ưu điểm của anh/em trai. Nếu họ ghen tị thành tích của bạn trong đội bóng, hãy nhắc họ nhớ rằng họ cũng giỏi trong những hoạt động khác, hoặc tán dương kết quả học tập tốt của họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khích lệ anh/em trai để đạt được những thành công như bạn.
    Nếu sự đố kỵ là nguyên dân dẫn đến hành vi quấy rầy của họ, giải pháp cho tình huống này là hãy giúp đỡ họ đạt được cái gì đó mà bạn có (hoặc điều tương tự). Rõ ràng việc này không phải lúc nào cũng dễ dàng, tuy nhiên trong một số trường hợp, nó có thể giúp xoa dịu một người anh/chị/em có tính đố kỵ. Bên cạnh đó, nếu họ nhận ra rằng bạn đang cố gắng để hỗ trợ họ, có lẽ họ sẽ bớt ghen ghét bạn.[8]
    • Nếu anh/em trai đố kỵ với điểm số tốt của bạn, hãy ngỏ ý giúp họ học tập.
    • Nếu họ ghen tị vì bạn thật sự chơi thể thao giỏi hơn họ, hãy dành thời gian chơi đuổi bắt hoặc rèn luyện để giúp họ chơi tốt hơn.
    • Nếu họ đố kỵ vì bạn có người yêu, còn họ thì vẫn lẻ bóng, hãy gợi ý giúp họ mời ai đó đi chơi (nếu anh/em của bạn đủ tuổi hẹn hò).
    • Bất kể anh/em trai của bạn đố kỵ vì cái gì đi chăng nữa, bạn cần khích lệ rằng họ luôn có thể thành công hơn hiện tại. Nếu bạn ngỏ ý giúp đỡ họ đạt được những điều họ mong muốn, họ sẽ cởi mở hơn để cải thiện tình hình hiện tại.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Nhờ bố mẹ can thiệp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định hành vi cần bố mẹ can thiệp.
    Vì bạn và anh/em trai lớn lên cùng nhau, có lẽ bạn cũng góp phần gây ra các cuộc tranh cãi. Tuy nhiên, đôi khi các cuộc tranh cãi vượt quá giới hạn và trở thành hành vi thù địch hoặc thậm chí mang tính bạo lực. Trong những trường hợp này, cách tốt nhất là hãy nhờ bố mẹ can thiệp, họ có thể làm trung gian hòa giải và có hành động nếu cần thiết.[9]
    • Chọc tức anh/chị/em là việc bình thường. Tuy nhiên, nếu họ liên tục quấy rầy bạn về một việc trong vài ngày hoặc vài tuần, đó có thể là hành vi bắt nạt.
    • Nếu anh/em trai của bạn không xin lỗi hoặc không cố gắng để làm lành với bạn sau khi cãi nhau, hoặc lúc nào cũng thể hiện sự thù địch, đó là dấu hiệu của sự dọa dẫm.
    • Việc sở hữu một lợi thế nào đó, chẳng hạn như to con hơn/lớn tuổi hơn/nổi tiếng hơn có thể nhanh chóng biến sự cạnh tranh giữa anh/chị/em trở thành tình huống bắt nạt.
    • Nếu nghĩ rằng anh/em trai của bạn đang thật sự bắt nạt mình, hãy nói chuyện với bố mẹ ngay lập tức.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhờ bố mẹ làm trung gian dàn xếp cuộc trò chuyện.
    Nếu bạn tin rằng tình hình vượt ngoài tầm kiểm soát và bạn không thể tự mình đạt được thỏa thuận, hãy bạn nhờ bố hoặc mẹ hoặc cả hai người dàn xếp một cuộc trò chuyện. Điều này sẽ giúp bạn và anh/em trai của mình bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc về cuộc xung đột trong một môi trường an toàn và được hỗ trợ. Bố mẹ bạn cũng có thể giúp duy trì hòa bình nếu sự bất đồng ý kiến xảy ra, và sau cùng họ sẽ đưa ra mệnh lệnh về cách để xử lý.[10]
    • Nhờ bố mẹ cùng ngồi xuống bên cạnh hai anh em, sau đó có một cuộc thảo luận gia đình.
    • Khuyến khích bố mẹ tìm ra một giải pháp làm cho mọi người đều vui vẻ. Tốt nhất là bạn nên chấp nhận tình huống đôi bên đều có lợi.
    • Nếu bạn thất bại trong việc thỏa hiệp với anh/em trai, kết luận cuối cùng của bố mẹ sẽ giải quyết xung đột.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Khuyến khích bố mẹ bạn áp dụng những quy định.
    Nếu bố mẹ phớt lờ hành vi gây hấn, chọc tức, hoặc bất ổn của anh/em trai, bạn sẽ cần nói cho họ biết. Hãy yêu cầu bố mẹ cư xử công bằng và áp dụng các quy định tương tự cho cả bạn và anh/em trai phải tuân thủ nhằm duy trì trật tự trong gia đình.[11]
    • Có lẽ bố mẹ bạn không biết về tình hình, hoặc không nhận ra mức độ của sự việc.
    • Bố mẹ thường dễ bị phân tâm giữa công việc và gia đình. Bạn cần báo cho họ biết về vấn đề khi bạn không thể tự mình giải quyết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cố gắng lên kế hoạch cho các hoạt động gia đình mang mọi người lại gần nhau hơn.
    Có lẽ điều này không thể khiến anh/em trai ngừng quấy rầy bạn, tuy nhiên nó có thể giúp bạn xây dựng mối quan hệ anh em thân thiết hơn. Nó cũng tạo ra khoảng lặng cần thiết để tránh căng thẳng có thể gia tăng giữa hai anh em khi ở nhà.[12]
    • Đôi khi việc rời khỏi nhà và cùng nhau có trải nghiệm vui vẻ có thể giúp bạn gắn bó với anh chị em.
    • Ít nhất thì đi chơi gia đình sẽ giúp anh/em trai tạm ngừng hành vi bất ổn của họ.
    • Bạn có thể sử dụng thời gian với gia đình để nghĩ ra những hoạt động làm cho mọi người vui vẻ, và cố gắng kết hợp chúng vào cuộc sống hằng ngày.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Thiết lập ranh giới giữa bạn và anh/em trai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành nhiều thời gian ở riêng hơn.
    Dù bạn là anh hoặc em trai, thật khó chịu khi phải dành nhiều thời gian ở cạnh người anh/em trai của mình nếu như họ có hành vi chọc tức bạn. Nếu bố mẹ yêu cầu bạn phải để mắt tới anh/em trai hoặc dẫn họ theo khi bạn ra ngoài, hãy nói với bố mẹ rằng bạn muốn có thêm thời gian để ở một mình hoặc đi chơi riêng với bạn bè.[13]
    • Tăng cường ý thức độc lập và tính cá nhân là một trong những lý do tốt nhất giúp anh chị em ngừng cãi nhau khi họ có thời gian bên nhau.
    • Hãy nói cho bố mẹ biết rằng bạn trân trọng thời gian ở bên gia đình, tuy nhiên bạn thật sự cần nhiều thời gian hơn cho bản thân hoặc bạn bè.
    • Nhắc bố mẹ nhớ rằng bạn và anh/em trai vẫn có thể thân thiết với nhau khi cả hai có thời gian ở riêng. Có thể, điều này sẽ làm cho thời gian mà hai anh em ở gần nhau có ý nghĩa hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh phải “giữ trẻ”.
    Tùy theo độ tuổi và hoàn cảnh sống của gia đình bạn, có thể bố mẹ thường xuyên yêu cầu bạn phải chăm nom em trai. Nếu đúng vậy, thật khó để bạn có không gian riêng cũng như thời gian ở một mình. Hãy nói chuyện với bố mẹ để tìm ra giải pháp thay thế hoặc một sự thỏa hiệp.
    • Đề nghị thuê người giữ trẻ. Nếu bố mẹ phản đối ý kiến này, ít nhất bạn có thể yêu cầu thêm một ít tiền tiêu vặt hoặc tiền thưởng cho việc chăm sóc trẻ.
    • Bạn có thể thử đề xuất rằng mình có thể tiếp tục giữ em trai 1 hoặc 2 lần một tuần nếu bạn muốn dành những ngày cuối tuần cho riêng mình.
    • Tốt nhất là bạn nên thảo luận chuyện này khi em trai vắng mặt, bởi vì có thể em ấy sẽ cảm thấy tổn thương hoặc lên tiếng phản đối. Những người nhỏ tuổi thường thấy thật khó để hiểu được lý do mà người lớn lại có trách nhiệm hơn hoặc muốn được tự do hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu sự riêng tư khi có bạn có khách đến thăm.
    Nếu bạn bè hoặc người yêu của bạn đến nhà chơi, bạn cần thiết lập các ranh giới với anh/em trai. Đừng để những vị khách này bị ảnh hưởng bởi hành vi chọc phá của anh/em trai, nhất là nếu họ cố ý cư xử khó chịu với bạn bè của bạn.
    • Yêu cầu anh/em trai của bạn phải dừng lại. Nếu họ không nghe lời bạn, thử nhờ bố mẹ can thiệp.
    • Thử mời bạn bè đến chơi khi bạn biết rằng anh/em trai sẽ vắng nhà hoặc bận rộn với bạn bè riêng của họ.
    • Nếu họ không dừng lại và bố mẹ không thể can thiệp, có lẽ khóa cửa là cách duy nhất để bắt họ tôn trọng sự riêng tư khi bạn bè của bạn đến chơi.
    • Xin phép bố mẹ trước khi bạn cài ổ khóa, nếu không họ sẽ khó chịu hoặc nghi ngờ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Xin bố mẹ cho bạn ở phòng riêng.
    Ở chung phòng có thể là một trải nghiệm gắn kết nếu hai anh em hòa thuận với nhau. Nhưng nếu không thể hòa thuận hoặc chỉ đơn giản là bạn cần không gian riêng, hãy xin phép bố mẹ để sắp xếp lại nhà cửa cho phù hợp với mong muốn của bạn. Chẳng hạn như, một căn phòng dư đang được dùng làm phòng thủ công hoặc văn phòng làm việc ở nhà có thể trở thành một phòng ngủ. Bạn cũng có thể dùng phòng này làm phòng giải trí.[14]
    • Tùy vào hoàn cảnh sống của bạn, có lẽ một căn phòng riêng không phải là chuyện đơn giản. Có thể diện tích nhà bị giới hạn, không có đủ không gian để bạn và anh/em trai có phòng ngủ riêng.
    • Nếu không gian sống của gia đình bị giới hạn, bạn có thể bố trí lại một căn phòng để có không gian riêng. Hãy trò chuyện với bố mẹ về việc chuyển phòng làm việc thành phòng ngủ, hoặc sử dụng một phần căn hầm hoặc gác xếp.
    • Khi trò chuyện với bố mẹ và đưa ra lời thỉnh cầu, hãy trình bày vấn đề là do bạn cần sự riêng tư. Sẽ dễ dàng hơn để bố mẹ sắp xếp lại nhà cửa để đảm bảo sự riêng tư của bạn, thay vì chỉ nhằm giải quyết cuộc tranh cãi tạm thời.
    • Bạn có thể nói như thế này, "Bố mẹ ơi, con biết là nhà mình không dư nhiều không gian. Nhưng mà con ngày càng lớn, và con thật sự thích nếu bố mẹ có thể tìm cách cho con một căn phòng riêng để con có nhiều sự riêng tư hơn".
    • Nếu bố mẹ bạn đang có kế hoạch chuyển nhà, hãy để họ biết rằng bạn thật sự muốn có phòng riêng trong trường hợp các căn phòng riêng là một yếu tố để chọn nhà mới.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Cho anh/em trai thứ gì đó khiến họ bận tâm thay vì làm phiền bạn.
  • Đừng tranh cãi. Tất cả những gì họ muốn là khiến bạn nổi giận, vì thế sao bạn lại phải bực mình? Nếu gặp khó khăn trong việc kiểm soát tâm trạng của mình, hãy hít thở sau vài lần và nhẹ nhàng nói với họ rằng bạn muốn ở một mình một lát.
  • Thử làm những việc mà họ thích và khi hai anh em làm xong, hãy nói với anh/em trai rằng bạn muốn có thời gian ở một mình. Hy vọng là họ sẽ cho bạn có không gian riêng.
  • Cố gắng đối xử tốt với anh/em trai. Nhắc họ nhớ rằng một ngày nào đó có lẽ bạn là gia đình duy nhất của họ.
  • Thử nhẹ nhàng nói với anh/em trai rằng họ sẽ khó chịu nếu như ai đó làm với họ những việc mà họ đang làm với bạn. Có lẽ họ không nhận ra hành vi của mình tệ hại như thế nào.
  • Trở thành người chín chắn hơn và làm gương để em trai noi theo. Đừng lên lớp họ, tuy vậy hãy hành động tử tế và trở thành một tấm gương sáng.
  • Nếu tất cả mọi cách đều không có hiệu quả, bạn chỉ cần phớt lờ họ. Họ sẽ chán và ngừng làm phiền bạn.
  • Làm cho anh/em trai hứng thú với những sở thích giống như bạn. Hai anh em sẽ gắn bó hơn.
  • Thể hiện rằng bạn ủng hộ họ. Nếu họ có một sự kiện quan trọng, hãy tham gia và chúc mừng họ!
  • Bất cứ khi nào họ chọc tức bạn, có lẽ là bởi vì họ đang đố kỵ với điều gì đó.
  • Đừng làm theo tính xấu của anh/em trai - hãy chia sẻ với một người lớn đáng tin cậy về vấn đề của bạn nếu cần thiết. Nếu họ phủ nhận hành vi làm tổn thương bạn, hãy chụp một bức ảnh mà họ đang chọc phá bạn để mọi người tin vào những gì bạn nói.
  • Cố gắng chấm dứt hành vi của họ bằng cách cùng nhau giải trí. Có lẽ anh/em trai của bạn có hứng thú với hoạt động tiêu khiển.

Cảnh báo

  • Đừng bao giờ chửi thề, bởi vì bố mẹ sẽ trách phạt bạn đấy.
  • Nếu họ bắt đầu đánh bạn, hãy yêu cầu họ dừng lại, sau đó báo cho bố mẹ biết. Đánh trả sẽ chỉ gây ra thêm thù hận và oán giận.
  • Khi họ bắt đầu đánh bạn, hãy báo cho bố mẹ nhưng đừng đánh trả. Nếu bạn làm họ bị thương, khả năng cao là họ sẽ mách với bố mẹ và bạn sẽ bị trách mắng.
  • Đừng có hành vi tiêu cực. Nếu anh/em trai cố xúc phạm bạn, hãy báo cho một người lớn biết hoặc rời đi.
  • Đừng bao giờ réo đủ các thứ tên ra mà chửi rủa anh/em trai hoặc đánh họ.
  • Nếu không có ai giúp đỡ bạn thoát khỏi sự tra tấn của anh/em trai, hãy gọi cho đường dây nóng giúp đỡ trẻ em hoặc gọi điện báo cảnh sát hoặc nhờ giúp đỡ qua các trang mạng xã hội.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Nhân viên của How.com.vn
Cùng viết bởi:
Người viết bài của How.com.vn
Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của How.com.vn luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 18.648 lần.
Chuyên mục: Giới trẻ
Trang này đã được đọc 18.648 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo