Cách để Làm Da mặt Sạch sâu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chăm sóc da tại spa là cách giúp bạn thư giãn nhưng cũng rất đắt đỏ. May mắn thay, bạn vẫn có thể làm cho da mịn hơn, mềm hơn và ít bị kích ứng hơn bằng cách tự chăm sóc da với trải nghiệm như ở spa ngay tại nhà. Bạn có thể dùng sản phẩm bày bán sẵn, hỗn hợp tự làm hoặc kết hợp cả hai để làm nên quy trình chăm sóc dễ chịu trong chính ngôi nhà của mình.

Phần 1
Phần 1 của 5:

Rửa mặt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu tầm quan trọng của việc rửa mặt.
    Đây là bước làm sạch dầu, kem chống nắng và bụi bẩn bám trên da mỗi ngày. Ngoài ra, da mặt sạch cũng giúp cho lỗ chân lông thông thoáng, giảm nguy cơ nổi mụn. Cuối cùng, rửa mặt là bước chuẩn bị để da thẩm thấu các sản phẩm dưỡng da.
    • Rửa mặt là việc bạn nên làm ít nhất hai lần mỗi ngày, kể cả khi bạn không có ý định thực hiện quy trình chăm sóc da toàn diện.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Vén tóc ra sau đầu và cột gọn gàng.
    Rửa tay sạch sẽ và làm sạch lớp trang điểm trên da.
    • Sử dụng sản phẩm tẩy trang thông thường để làm sạch các loại mỹ phẩm trên da.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng sản phẩm rửa mặt có bán ở cửa hàng.
    Sản phẩm rửa mặt rất đa dạng, từ loại vài chục nghìn đồng đến vài trăm nghìn đồng. Tuy nhiên, các chuyên gia về sắc đẹp khuyên rằng không nên chi quá nhiều tiền cho sản phẩm rửa mặt vì chọn sản phẩm phù hợp với da vẫn là quan trọng nhất.[1]
    • Theo quy tắc chung thì sản phẩm rửa mặt dạng gel và bọt thích hợp hơn cho da dầu/hỗn hợp, còn sản phẩm dạng kem thích hợp hơn cho da thường/khô vì có hiệu quả cấp nước cho da.
    • Nếu da có nổi một ít mụn, bạn nên dùng sản phẩm rửa mặt chứa salicylic acid. Salicylic acid làm thông thoáng lỗ chân lông để hoàn thiện và ngăn ngừa tổn thương trên da. Một lựa chọn hiệu quả là sản phẩm rửa mặt Neutrogena ngăn ngừa dầu kiểm soát mụn dạng kem hoặc dạng bọt (Neutrogena’s Oil-Free Acne Stress Control Power-Cream hoặc Power-Foam).[2]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tự làm sản phẩm rửa mặt tại nhà.
    Bạn cũng có thể tự làm sản phẩm rửa mặt bằng cách dùng một vài nguyên liệu có sẵn. Sau đây là một số lựa chọn dành cho bạn:
    • Khuấy 3 thìa canh nước ép táo tươi, 6 thìa canh sữa nguyên kem và 2 thìa canh mật ong. Nếu muốn tạo hỗn hợp hơi ấm, bạn làm nóng mật ong bằng lò vi sóng trong khoảng 10 giây trước khi kết hợp với các nguyên liệu khác.
    • Xay 1/2 thìa canh yến mạch bằng máy xay đa năng đến khi có bột mịn. Tiếp theo, thêm 1 thìa canh hạnh nhân và cũng xay thành bột. Cuối cùng, khuấy thêm 1/4 thìa cà phê mật ong và 1/4 thìa sữa đậu nành.[3]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rửa mặt với sản phẩm đã chọn hoặc tự làm.
    Trước tiên, làm ướt da mặt bằng nước ấm. Tiếp theo, mát xa lượng sản phẩm rửa mặt bằng đồng xu nhỏ lên mặt theo chuyển động tròn từ trong ra ngoài.
    • Cuối cùng, rửa mặt với nước ấm và dùng khăn thấm khô nước trên da. Việc dùng lực mạnh sẽ khiến da ửng đỏ và kích ứng.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng sản phẩm trị mụn.
    Thoa sản phẩm trị mụn mà bạn đã mua hoặc có sẵn tại nhà. Salicylic acid là một trong những sản phẩm trị mụn phổ biến vì hiệu quả làm sạch lỗ chân lông và tế bào da chết, giúp giảm tình trạng mụn. Benzoyl peroxide là một sản phẩm trị mụn phổ biến khác, có khả năng diệt vi khuẩn gây mụn, đồng thời làm dịu tình trạng viêm gây ra bởi vi khuẩn.[4]
    • Một số sản phẩm trị mụn được khuyên dùng bao gồm Malin+Goetz Acne Treatment với lưu huỳnh hoạt tính cùng với salicylic acid, và Clean and Clear Persa-Gel 10 với 10% dung dịch benzoyl peroxide.[5]
    • Bạn có thể sử dụng sản phẩm trị mụn của riêng mình bằng cách thoa dầu tràm trà hoặc kem đánh răng vào vùng da bị mụn. Dầu tràm trà là loại dầu kháng khuẩn và kháng viêm, thích hợp cho việc chăm sóc da tại nhà dành cho người sở hữu làn da nhạy cảm vì không gây khô da hoặc ửng đỏ như benzoyl peroxide và salicylic acid.[6]
    • Tuy nhiên, chuyên gia da liễu khuyên chỉ nên dùng sản phẩm trị mụn ở mức vừa phải để tránh lạm dụng các sản phẩm này dẫn đến tình trạng da ửng đỏ, khô và bong tróc. Bạn cần đảm bảo dùng sản phẩm trị mụn với lượng bằng hạt đậu.[7]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 5:

Tẩy tế bào chết

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu lợi ích của việc tẩy tế bào chết.
    Đây là cách giúp bạn làm sạch tế bào da chết gây bít lỗ chân lông và gây mụn. Bên cạnh đó, việc tẩy tế bào chết giúp da sáng màu và rạng rỡ, trái ngược với làn da "sạm" khi chưa tẩy tế bào chết.[8]
    • Việc tẩy tế bào chết thường xuyên và đúng cách cũng giúp bạn trông trẻ hơn vì lớp da tươi mới hình thành thay thế cho lớp da cũ.[9]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn sản phẩm tẩy tế bào chết.
    Bạn có thể tìm mua rất nhiều sản phẩm chăm sóc da tại cửa hàng để tẩy tế bào da chết. Hãy tìm sản phẩm dành cho việc tẩy tế bào chết (exfoliation) hoặc sản phẩm được gọi là "scrub" (có nghĩa là "tẩy" sạch tế bào chết). Nếu da đổ nhiều dầu hoặc nổi mụn, bạn có thể dùng sản phẩm tẩy tế bào chết với salicylic acid.
    • Bạn cũng có thể mua sản phẩm với nguyên liệu tẩy rửa nhẹ như hạt jojoba, cám gạo hoặc bột ngô thô. Những nguyên liệu này rất hiệu quả trong việc tẩy tế bào chết. Một số sản phẩm còn có các hạt sắc hơn như hạt mơ và vỏ sò. Nếu bạn có da nhạy cảm thì rất dễ bị dị ứng nên tốt nhất là hãy tránh loại sản phẩm tẩy tế bào chết này.[10]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự làm sản phẩm tẩy tế bào chết.
    Có rất nhiều cách để bạn tự làm hỗn hợp tẩy tế bào chết tại nhà. Hãy xem vài lựa chọn sau đây:
    • Kết hợp 1 quả chuối nghiền, 1/4 cốc đường cát trắng, 1/4 cốc đường nâu mịn, 1 thìa canh nước cốt chanh và 1/4 thìa cà phê vitamin E. Đường là thành phần tẩy tế bào chết vì có kết cấu hạt nhỏ.
    • Xay nhuyễn 6 quả dâu tây với 1/4 cốc sữa. Enzyme trong dâu tây sẽ hòa tan tế bào chết và sữa giúp làm dịu vùng da vừa tẩy.[11]
    • Kết hợp 1 thìa cà phê mật ong và 1 thìa cà phê dầu ô liu. Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm 1 gói yến mạch nguyên chất. Thêm một ít nước để yến mạch trở thành hỗn hợp đặc. Tiếp theo, thêm dầu ô liu và mật ong vào yến mạch. Yến mạch sẽ tẩy tế bào chết, còn hỗn hợp dầu ô liu và mật ong sẽ cấp ẩm cho da.[12]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thoa sản phẩm tẩy tế bào chết.
    Hãy luôn nhẹ tay. Bạn chỉ cần mát xa hỗn hợp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn để tẩy tế bào chết. Nếu bạn dùng lực mạnh, da sẽ bị ửng đỏ và kích ứng.[13] Cuối cùng, rửa sạch mặt với nước ấm và dùng khăn thấm khô nước.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tẩy tế bào chết cho môi.
    Dùng sản phẩm tẩy tế bào chết dành riêng cho môi để thực hiện việc này. Hoặc, bạn có thể tự tẩy tế bào chết tại nhà bằng cách dùng bàn chải đánh răng ẩm chà nhẹ lên môi theo vòng tròn hoặc kết hợp đường với bất kỳ loại dầu nào mà bạn thích để có hỗn hợp đặc sệt.
    • Nhớ thoa son dưỡng để cấp ẩm cho môi sau khi tẩy tế bào chết. Bạn cũng có thể tự làm son dưỡng môi ngay tại nhà.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 5:

Xông hơi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu lợi ích của việc xông da mặt.
    Xông da mặt sẽ giúp làm sạch sâu lỗ chân lông vì mồ hôi đổ ra trong quá trình xông sẽ lấy đi bụi bẩn, bao gồm mụn cám, mụn đầu đen,v.v. Hơn nữa, hơi nước sẽ cấp ẩm cho lớp bên trong và bên ngoài của da mặt và giảm kích thước lỗ chân lông.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đun nước.
    Việc xông hơi chỉ đạt hiệu quả khi bạn dùng nước nóng, nên hãy đun sôi một ít nước. Tiếp theo, cho nước vào một bát to hoặc bồn rửa mặt trong phòng tắm. Đợi ít phút cho nước nguội dần để không làm bỏng da.[14]
    • Nếu chọn dùng bát, bạn nên dùng loại có thể chịu nhiệt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xông da mặt.
    Cúi đầu trên bát trong khoảng 2-5 phút. Để giữ cho hơi nước hướng trực tiếp vào da giúp lỗ chân lông mở ra, bạn nên trùm khăn để giữ hơi nóng.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bổ sung nguyên liệu.
    Để tăng hiệu quả của hơi nước, hãy cắt một gói trà xanh túi lọc và cho trà vào nước. Ngoài ra, bạn có thể thêm vài giọt tinh dầu như oải hương.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 5:

Đắp mặt nạ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hiểu tầm quan trọng của việc đắp mặt nạ.
    Mặt nạ sẽ làm sạch lỗ chân lông và bụi bẩn trên da. Bạn có thể dùng mặt nạ cấp nước giúp dưỡng ẩm cho da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn mặt nạ phù hợp.
    Nếu có da dầu hoặc da mụn, bạn nên dùng mặt nạ đất sét hoặc lưu huỳnh để làm sạch bụi bẩn, chẳng hạn như mặt nạ đất sét làm sạch sâu lỗ chân lông của Kiehl (Kiehl's Rare Earth Deep Pore Cleansing Mask). Nếu da bị khô, bạn dùng mặt nạ dưỡng ẩm, như mặt nạ cấp ẩm của Nügg (Nügg Hydrating Face Mask).[16]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tự làm mặt nạ.
    Nếu không muốn mua mặt nạ, bạn có thể tự làm tại nhà. Cho 1/2 thìa cà phê bơ, 1/2 thìa cà phê mật ong, 1/2 thìa cà phê sữa chua, 1/8 thìa cà phê men (Brewer's Yeast) và 1/2 thìa cà phê nước ép nam việt quất và táo hoặc trà nấm kombucha vào máy xay đến khi có hỗn hợp đặc hòa quyện vào nhau.[17]Sau đây là một số lựa chọn cho các loại da khác nhau:
    • Với da thường hoặc da khô: Kết hợp 1/3 cốc bột ca cao, 1/2 cốc mật ong, 3 thìa canh kem và 3 thìa canh yến mạch.
    • Với da thường hoặc da dầu: Trộn 1/2 cốc quả mâm xôi xay nhuyễn, 1/2 cốc yến mạch và 1/4 cốc mật ong.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đắp mặt nạ.
    Thoa hỗn hợp mặt nạ lên da, tránh vùng mắt và miệng. Chờ mặt nạ khô sau khoảng 10-15 phút. Tuy nhiên, đừng để mặt nạ trở nên quá khô và vụn nát. Rửa sạch mặt nạ bằng nước ấm và khăn mềm.[18]
    • Nếu cảm thấy da mặt nóng lên trong khi chờ mặt nạ khô, bạn cần rửa mặt ngay. Da của bạn có thể đã bị kích ứng.
    • Khi rửa mặt nạ, bạn không nên chà mạnh tay mà hãy để nước ấm làm mềm và làm trôi lớp mặt nạ trên da.
    Quảng cáo
Phần 5
Phần 5 của 5:

Dưỡng ẩm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu tầm quan trọng của việc dưỡng ẩm.
    Dưỡng ẩm là bước quan trọng trong mọi quy trình chăm sóc da. Vì sản phẩm dưỡng ẩm cung cấp nước cho da, nên da sẽ trông khỏe mạnh, mịn màng và rạng rỡ.[19]
    • Việc dưỡng ẩm cũng có nhiều lợi ích lâu dài. Khi được cung cấp đủ độ ẩm, da sẽ đạt đến tình trạng tốt nhất, có nghĩa là tế bào da sẽ phục hồi nhanh chóng và hình thành lớp da mới tươi khỏe. Da cũng đạt được hiệu quả chống lão hóa về lâu dài. Các nghiên cứu cho biết người sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm sẽ có ít nếp nhăn hơn người để cho da bị khô.[20]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn sản phẩm dưỡng ẩm.
    Bạn cần chọn sản phẩm dưỡng ẩm phù hợp với da của mình. Nếu có da dầu, bạn nên dùng sản phẩm dạng lotion hoặc gel thay cho kem. Nếu da khô, bạn nên chọn sản phẩm dạng kem vì có nhiều dầu. Dầu càng nhiều thì sản phẩm dưỡng ẩm càng thẩm thấu tốt hơn vào da để cấp ẩm cho lớp mô. Nếu sở hữu loại da hỗn hợp, bạn thử dùng sản phẩm dạng lotion không axit, như Cetaphil, Aveeno, Neutrogena hoặc Lubriderm.[21]
    • Tránh chọn sản phẩm dưỡng ẩm quá nhẹ sau quá trình chăm sóc da chuyên sâu. Da của bạn vừa được làm sạch sâu và sẽ cần bổ sung độ ẩm. Nếu không, việc thiếu độ ẩm sẽ khiến da sản sinh nhiều dầu và bịt kín lỗ chân lông dẫn đến tình trạng mụn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng.
    [22] Ánh nắng mặt trời sẽ phá hủy tế bào da, và một trong những bí quyết giúp cho da tươi trẻ là dùng sản phẩm dưỡng ẩm kết hợp chống nắng trong quy trình chăm sóc da hằng ngày.[23]
    • Chọn sản phẩm dưỡng ẩm có chỉ số chống nắng SPF từ 15 đến 30. Các nghiên cứu gần đây cho biết sản phẩm có chỉ số chống nắng cao hơn không có nghĩa là sẽ hiệu quả hơn; bên cạnh đó, các sản phẩm này có thể không có chỉ số cao như được quảng cáo.[24]
    • Bạn có thể chọn sản phẩm Dưỡng ẩm Không Dầu với chỉ số SPF 15 của Neutrogena (Neutrogena's Oil Free Facial Moisturizer) hoặc Dưỡng ẩm Chuyên sâu Hằng ngày của Clinique (Clinique's Superdefense Daily Dense Moisturizer) với chỉ số SPF 25.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thoa sản phẩm dưỡng ẩm.
    Nhẹ nhàng dùng các đầu ngón tay mát xa sản phẩm dưỡng ẩm lên mặt, bao gồm các vết nứt nẻ và những vùng da khó thấy.
    • Nhớ dùng sản phẩm dưỡng ẩm cho cổ - đây là vùng da cũng cần được chăm sóc!
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Zora Degrandpre, ND
Cùng viết bởi:
Bác sĩ liệu pháp thiên nhiên
Bài viết này đã được cùng viết bởi Zora Degrandpre, ND. Tiến sĩ Degrandpre là bác sĩ chuyên về liệu pháp thiên nhiên được cấp phép tại Washington. Cô đã nhận bằng ND của Đại học Y khoa Quốc gia năm 2007. Bài viết này đã được xem 36.717 lần.
Trang này đã được đọc 36.717 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo