Cách để Kiểm tra trực tràng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Kiểm tra trực tràng là xét nghiệm tầm soát đối với cả nam lẫn nữ để phát hiện các điểm bất thường ở trực tràng, hậu môn và tuyến tiền liệt (dành cho nam giới), như ung thư, nhiễm trùng và các tổn thương khác.[1] Xét nghiệm này nên được thực hiện định kỳ (hằng năm) trong đợt khám sức khỏe. Chỉ các chuyên gia y tế mới nên kiểm tra trực tràng vì người chưa qua đào tạo có thể làm tổn thương các mô mỏng manh ở trực tràng/hậu môn trong lúc thăm khám.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Kiểm tra trực tràng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giải thích thủ thuật này với bệnh nhân và xác nhận sự đồng ý của họ.
    Nếu bạn là chuyên gia y tế cần kiểm tra trực tràng của bệnh nhân, bước đầu tiên là phải giải thích với họ về xét nghiệm này. Sau đó, yêu cầu họ ký vào giấy xác nhận nếu họ đồng ý thực hiện.
    • Bạn có thể giải thích như sau, “Với xét nghiệm này thì tôi sẽ đeo găng tay và nhét ngón tay vào trực tràng để kiểm tra những bất thường trong đó. Bạn có thể bị thốn và/hoặc khó chịu, nhưng thời gian kiểm tra chỉ kéo dài một hay hai phút”.[2]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sát trùng tay và đeo găng tay.
    Trước khi thực hiện bất kỳ thủ thuật nào trên người bệnh nhân/người khác, bạn phải rửa và sát trùng tay để tránh làm lây vi khuẩn, vi-rút hay ký sinh vật cho họ.[3] Sử dụng nước ấm với xà phòng là đủ để sát trùng tay, nhưng bạn nên dùng gel sát trùng có chứa cồn. Lau khô tay hoàn toàn và đeo một đôi găng tay y tế mới không chứa cao su nitrile hay latex.
    • Trong lĩnh vực y tế, thăm khám trực tràng bằng ngón tay (DRE) thường được thực hiện bởi bác sĩ gia đình, bác sĩ phụ khoa, bác sĩ chuyên khoa trực tràng hoặc y tá.
    • Trực tràng học là một nhánh của y học, chuyên xử lý các vấn đề ở hậu môn, trực tràng và đại tràng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Trấn an bệnh nhân và yêu cầu họ nằm nghiêng một bên.
    Đối với cả bác sĩ và bệnh nhân, việc thăm khám trực tràng là quá trình khá ngượng ngùng hoặc xấu hổ, do đó bạn cần hành động chuyên nghiệp và trấn an họ.[4] Sau khi giải thích chung về thủ thuật, bạn hãy yêu cầu họ cởi trang phục bên dưới, nằm nghiêng (thường nghiêng sang bên trái), gập đầu gối lên và đặt hai bàn tay gần ngực - đây là tư thế thai nhi. Dùng áo choàng hay chăn phủ lên người họ để giữ ấm và đảm bảo sự riêng tư. Đặt một tấm nệm bảo vệ bên dưới mông họ.
    • DRE có thể được thực hiện ở tư thế đứng. Nữ giới có thể được khám trực tràng trong khi thăm khám sàn chậu, do đó họ sẽ nằm ngửa với hai chân giơ lên. Nam giới thường được thăm khám ở tư thế đứng, trừ khi họ thấy lo lắng thì tư thế nằm có thể giúp họ thoải mái hơn. Nằm nghiêng một bên thường tạo cảm giác thư giãn hơn, và bác sĩ cũng có thể tiếp cận ống hậu môn dễ hơn.
    • Để tránh ngại ngùng thì thủ thuật DRE nên được thực hiện bởi bác sĩ cùng giới với bệnh nhân. Nam khám cho nam, nữ khám cho nữ, hoặc yêu cầu có mặt y tá khi thăm khám.
    • Để bớt lo lắng và ngượng ngùng, bạn có thể yêu cầu có mặt một người bạn hay người thân trong lúc khám.
    • Điều chỉnh tư thế bệnh nhân và đắp chăn cho họ để giữ ấm cũng như đảm bảo sự riêng tư.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thoa chất bôi trơn ấm lên ngón tay trỏ.
    Là một phép lịch sự và để giúp bệnh nhân không bị sốc hay khó chịu, bạn cần hâm nóng chất bôi trơn một chút trước khi thoa lên ngón trỏ. Thậm chí gel ở nhiệt độ phòng cũng khiến bệnh nhân lạnh và làm ống hậu môn co lại, khiến việc thăm khám bằng ngón tay khó khăn hơn. Mục tiêu của bạn là đảm bảo mô hậu môn thả lỏng tối đa, nhằm không gây khó chịu hay đau khi nhét ngón tay vào.
    • Đôi khi việc thăm khám trực tràng được thực hiện với thuốc gây tê để làm tê vùng hậu môn và giảm cảm giác khó chịu. Điều này càng cần thiết nếu người khám có ngón tay lớn và bệnh nhân có cơ vòng hậu môn chặt.[5]
    • Thiết bị làm ấm gel không đắt tiền và có bán tại các cửa hàng bán dụng cụ y tế. Một cách khác, bạn có thể làm ấm gel và chất bôi trơn trong lò vi sóng trong 20-30 giây.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhét ngón tay vào ống hậu môn một cách nhẹ nhàng.
    Sau khi thoa chất bôi trơn lên ngón tay và hậu môn, bạn hãy tách mông bệnh nhân ra và từ từ nhét ngón trỏ vào. Tốt nhất bạn nên yêu cầu bệnh nhân hít một hơi thở sâu trong lúc nhét ngón tay để giúp họ thả lỏng và ngăn chặn cơ vòng hậu môn co lại.[6] Để nhét ngón tay vào hậu môn dễ hơn, bạn hãy xoay chậm bàn tay theo chuyển động qua lại.
    • Ngay trước khi nhét ngón tay vào, bạn hãy đánh giá nhanh những điểm bất thường ở hậu môn, như trĩ (mạch máu bị sưng), mụn cóc, ban đỏ hay vết nứt.[7][8]
    • Sau khi nhét ngón tay vào trực tràng, bạn hãy đánh giá độ chắc của hậu môn bằng cách yêu cầu bệnh nhân rặn để siết ngón tay bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Sờ tìm những chỗ bất thường.
    Khi đã nhét ngón tay vào trực tràng, hãy sờ tìm những chỗ bất thường như khối u, điểm cứng, điểm mềm, hay vết nứt.[9] Xoay ngón tay theo chiều kim đồng hồ và ngược lại để sờ toàn bộ chu vi trực tràng. Bạn cũng có thể gõ nhẹ vào tuyến tiền liệt thông qua vách trực tràng. Sờ về phía mặt trước cơ thể để tìm tuyến tiền liệt, tuyến này có hai thùy và một cái khe ở chính giữa.
    • Tuyến tiền liệt khỏe mạnh khi sờ sẽ có cảm giác bằng phẳng và không đau.[10]
    • Nếu bạn thấy đau khi nhấn vào tuyến tiền liệt, đó có thể là dấu hiệu của khối u lành tính, nhiễm trùng hoặc ung thư.
    • Khi nhấn tay hay thăm khám tuyến tiền liệt từ ống hậu môn, bạn thường có cảm giác như đang đi tiểu.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Rút ngón tay ra và vệ sinh khu vực đó sau khi thăm khám.
    Sau khi thăm khám xong, bạn hãy từ từ rút ngón tay ra và kiểm tra găng tay để tìm vết máu và/hoặc chất nhầy.[11] Vệ sinh chất bôi trơn quanh hậu môn, tháo và vứt bỏ găng tay, sau đó rửa sạch tay. Để bệnh nhân tự dùng khăn giấy mềm vệ sinh cơ thể ở chỗ riêng tư và cho họ biết họ có thể mặc quần áo lại.
    • Để tháo găng tay bẩn, bạn hãy dùng ngón trỏ của tay còn lại (là tay sạch) đặt dưới cổ găng tay, sau đó kéo găng tay về phía đầu bàn tay và tháo ra.
    • Bản thân việc thăm khám sẽ không làm chảy máu, do đó nếu bạn thấy máu trên găng tay thì đó có thể là dấu hiệu của trĩ hay các vấn đề khác.
    • Sau khi thực hiện xong thủ thuật, bạn hãy hỏi xem bệnh nhân cảm thấy thế nào, nhất là khi trước đó họ tỏ ra lo lắng. Bạn nên nhớ khi chuyển từ tư thế nằm sang tư thế đứng sẽ khiến một số người cảm thấy chóng mặt, do đó bạn nên nhắc bệnh nhân đứng dậy từ từ và theo dõi họ vài phút.
Phần 2
Phần 2 của 2:

Hiểu về việc thăm khám trực tràng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thăm khám hậu môn - trực tràng nếu bạn có máu trong phân.
    Nếu bạn thấy máu trong bồn cầu khi đi tiêu hoặc khi lau hậu môn thì hãy đi khám bệnh. Nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị chảy máu từ nơi nào đó trong đường tiêu hóa (cụ thể là ruột già hay đại tràng), họ sẽ yêu cầu thực hiện nội soi đại tràng.[12] Một số lý do phổ biến khiến máu xuất hiện trong phân là: bệnh trĩ, vết nứt nhỏ ở hậu môn và vỡ mạch máu do rặn hay lau quá mạnh.
    • Nghiêm trọng hơn, một số nguyên nhân khác có thể gây chảy máu là: ung thư hậu môn - trực tràng hoặc một dạng nào đó của hội chứng ruột kích thích, như viêm loét đại tràng hay bệnh Crohn.
    • Nếu bác sĩ không thấy dấu hiệu gì rõ ràng thì tình trạng của bạn là bình thường, nhưng thăm khám hậu môn - trực tràng không loại trừ tất cả các nguyên nhân. Bạn có thể phải thực hiện các xét nghiệm khác, như nội soi đại tràng hay x-quang.
    • DRE thường được thực hiện mà không dùng bất kỳ thuốc gì vì nó hiếm khi gây đau.[13] Việc thăm khám này chỉ kéo dài vài phút.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy đi khám bệnh nếu bạn là nam giới và gặp khó khăn khi đi tiểu.
    Một lý do phổ biến khác cần phải thăm khám hậu môn - trực tràng đó là kiểm tra tuyến tiền liệt để tìm khối u bất thường hay cảm giác đau khi sờ.[14] Tuyến tiền liệt có kích thước bằng quả óc chó, và tiết ra dịch khi bạn xuất tinh để bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào tinh trùng. Tuyến tiền liệt nằm gần bàng quang và phía trước trực tràng, do đó nó có thể được kiểm tra dễ dàng bằng xét nghiệm DRE. Tuyến tiền liệt bị sưng hay viêm có thể gây đau vùng chậu và một số vấn đề về tiểu tiện, như tiểu nhỏ giọt và khó tiểu lúc ban đầu.
    • Ở nam giới, DRE được thực hiện để kiểm tra kích thước của tuyến tiền liệt, và tìm khối u bất thường hay chỗ đau khi sờ. Khối u lành tính ở tuyến tiền liệt là rất phổ biến (nhưng không nghiêm trọng) ở nam giới người Mỹ trên 50 tuổi. Tuy nhiên, khối u ác tính thì nghiêm trọng, và việc xét nghiệm bổ sung để phát hiện sớm sẽ tăng khả năng chữa trị thành công. Bạn nên kiểm tra hằng năm hoặc thường xuyên hơn nếu nghi ngờ mình có vấn đề.
    • Nếu bác sĩ nghĩ rằng tuyến tiền liệt của bạn bất thường, họ có thể sẽ yêu cầu làm xét nghiệm máu để tìm kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt (PSA). Nồng độ PSA cao đôi khi là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
    • Một xét nghiệm khác dùng để chấn đoán vấn đề ở tuyến tiền liệt là siêu âm (siêu âm xuyên trực tràng) và thường được thực hiện cùng với xét nghiệm sinh thiết tuyến tiền liệt (lấy mẫu mô).
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Yêu cầu thăm khám hậu môn - trực tràng trong đợt khám sức khỏe định kỳ.
    Bạn nên thăm khám hậu môn - trực tràng định kỳ thay vì chờ cho triệu chứng xuất hiện ở đường dạ dày - ruột. Đa số các bác sĩ đều khuyên bổ sung xét nghiệm DRE vào đợt khám sức khỏe hằng năm, bất kể bạn là phụ nữ hay nam giới.[15] Nam giới nên cân nhắc làm DRE khi tầm soát bệnh ở tuyến tiền liệt hằng năm, nhất là khi họ trên 40 tuổi. Thăm khám bằng ngón tay và xét nghiệm tìm máu trong phân (lấy mẫu phân) được khuyến nghị nếu bạn trên 40 tuổi. Nữ giới nên thực hiện các xét nghiệm này cùng với đợt khám phụ khoa hằng năm.
    • Đối với nam giới, DRE được thực hiện ở tư thế đứng gập người tại eo vì tư thế này giúp tiếp cận tuyến tiền liệt dễ hơn.
    • Đối với nữ giới, ung thư buồng trứng và tử cung có thể được phát hiện khi bác sĩ thực hiện DRE cùng với thăm khám âm đạo.[16]
    • Ngoài triệu chứng chảy máu trực tràng và có vấn đề ở đường tiết niệu thì các lý do khác để thực hiện DRE là: thay đổi thói quen đi tiêu, đau vùng chậu và/hoặc bụng, tiết dịch hay chảy máu từ niệu đạo.

Lời khuyên

  • Không cần phải chuẩn bị gì trước khi kiểm tra hậu môn - trực tràng và bạn có thể sinh hoạt bình thường sau khi thăm khám xong. Đi tiêu trước đó có thể giúp việc thăm khám dễ chịu hơn.
  • Người ta có thể thực hiện DRE để lấy mẫu phân tầm soát ung thư hậu môn - trực tràng.
  • Dùng ngón tay thăm dò ống hậu môn có thể kích thích cảm giác đi tiêu, do đó bạn nên đi tiêu trước khi thực hiện DRE.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Gary Hoffman, MD
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Gary Hoffman, MD. Gary Hoffman là bác sĩ phẫu thuật đại trực tràng, bác sĩ lâm sàng chính của khoa phẫu thuật đại trực tràng tại Trung tâm Y tế Cedars Sinai. Với hơn 35 năm kinh nghiệm, bác sĩ Hoffman đã giúp cải tiến phương pháp phẫu thuật nội soi và tự động để điều trị ung thư đại trực tràng. Bác sĩ Hoffman có bằng cử nhân khoa học của Đại học California, Irvine và bằng tiến sĩ y khoa của Đại học Vanderbilt. Ông đã hoàn thành khóa thực tập phẫu thuật tại Trung tâm Y tế USC - Quận Los Angeles và chương trình bác sĩ phẫu thuật nội trú tại Bệnh viện Từ thiện-Đại học Bang Louisiana thuộc Trung tâm Y tế New Orleans. Hoffman là bác sĩ điều trị của Khoa Phẫu thuật Tổng quát và Phẫu thuật Đại trực tràng tại Trung tâm Y tế Cedars Sinai. Ông cũng là phó giáo sư phẫu thuật lâm sàng tại Trường Y David Geffen, Đại học California, Los Angeles. Hoffman là thành viên của Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Đại Trực tràng Hoa Kỳ, Hiệp hội Bác sĩ Phẫu thuật Đại Trực tràng Nam California, Hội Bác sĩ Phẫu thuật Hoa Kỳ và Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ. Bài viết này đã được xem 3.059 lần.
Trang này đã được đọc 3.059 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?