Cách để Kiên nhẫn với trẻ nhỏ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cho dù bạn là bậc cha mẹ, hoặc phải chăm sóc, dạy dỗ, làm việc hoặc làm tình nguyện với đối tượng trẻ em, thì biết rằng không phải ai cũng có thể kiên nhẫn với chúng. Sự thiếu kiên nhẫn đối với trẻ sẽ làm tổn hại mối quan hệ hoặc nêu gương xấu cho chúng. Biết buông bỏ mọi xáo trộn, bực tức, và những lỗi lầm thường xuyên nảy sinh là kỹ năng quan trọng khi chăm sóc hoặc ở bên trẻ nhỏ.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Đối phó với khoảnh khắc thiếu kiên nhẫn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hít thở sâu.
    Hãy chậm rãi hít vào, thở ra để cơ thể được thư giãn và khôi phục trạng thái cân bằng nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Cách này cũng giúp bạn có thêm thời gian đánh giá tình hình và chọn cách phản ứng.[1]
    • Thực hành thiền định để học cách kiểm soát cảm xúc và trấn tĩnh khi cần.
    • Thử hít vào trong 5 giây, giữ hơi trong 5 giây, rồi từ từ thở ra khoảng hơn 5 giây. Đây là nhịp thở tiêu chuẩn nói chung, nên hãy thử làm theo và điều chỉnh thời gian cho phù hợp với bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh đi một lúc nếu có thể.
    Nếu được phép, hãy tránh xa tình huống đang xảy ra nếu bạn nghĩ phản ứng tức thời của bản thân sẽ không được xem là kiên nhẫn. Điều này giúp bạn lấy lại bình tĩnh để quay lại đối mặt với chúng.[2]
    • Khi bỏ đi, hãy cố gắng đếm từ 1 đến 10 thật chậm rãi hoặc hít thở sâu để giúp bản thân tỉnh táo trở lại.
    • Bạn cũng có thể thử quát vào một chiếc gối để xả bớt cơn giận.
    • Vẫn duy trì việc kiểm soát đám trẻ kể cả khi bạn cần ra ngoài. Dùng thiết bị theo dõi trẻ em để nhờ người lớn khác trông chừng chúng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nói những gì muốn nói bằng cách hát.
    Hát giúp bạn khó nổi nóng hay mất kiên nhẫn hơn, bởi nó khiến tình huống trở nên buồn cười. Bạn có thể nói những gì mình muốn, tuy nhiên thông điệp sẽ dễ được bọn trẻ tiếp nhận hơn, và bạn cũng không cảm thấy bản thân mất kiên nhẫn nữa.[3]
    • Hát hò có thể khiến bọn trẻ ngạc nhiên, nhưng sẽ khiến chúng chú ý lời bạn nói hơn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Trò chuyện với đám trẻ.
    Hãy luôn để kết nối và thấu hiểu là những nguyên tắc đi đầu trong tâm trí bạn. Tránh giáo huấn bọn trẻ, phản tỉnh chứ không phản ứng.[4]
    • Lắng nghe lời của trẻ trước, và trò chuyện cùng chúng chứ không chỉ nói để chúng nghe.
    • Thành thật “Các con, ta đang mất kiên nhẫn rồi đó” cũng có tác dụng, như một cách giao tiếp cởi mở với trẻ về cảm xúc của mình và để chúng phản hồi lại.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Nhẩm thần chú.
    Lặp đi lặp lại thần chú mantra vốn xoa dịu và an bình, có ích trong những tình huống khi bạn bị mất kiên nhẫn. Các câu mantra cũng giúp bạn xem xét tình huống một cách đa chiều.[6]
    • Để tăng độ kiên nhẫn, hãy thử câu “Chuyện rồi cũng sẽ qua, ta sẽ chịu đựng được”.[7]
    • Đặt thêm bối cảnh vào, ta có thể nói “Tôi thương đám trẻ hơn…” và tùy vào tình hình mà đó có thể là chiếc đĩa, bức tường, hay khu vườn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Đặt mình vào vị trí đứa trẻ.
    Hãy dành một khoảnh khắc để đánh giá tình hình qua đôi mắt của trẻ. Điều này giúp bạn hiểu ý định của chúng và có thể phản ứng theo cách trẻ có thể hiểu được.[8]
    • Bạn càng thực hành phương pháp này nhiều, thì bạn sẽ càng hiểu được quan điểm của trẻ sau này. Có nghĩa là trong tương lai, bạn sẽ kiên nhẫn với chúng hơn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Quản lý phản ứng bản thân về dài hạn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nêu gương tốt cho trẻ.
    Hãy cân nhắc hành vi, lời nói, và phản ứng đối với tình huống của bản thân những khi cảm thấy khó giữ được kiên nhẫn. Từng tương tác của bạn sẽ dạy trẻ điều gì đó về hành vi, dù là tốt hay xấu.[9]
    • Ví dụ, quát một đứa trẻ để chúng ngừng la hét không có tác dụng gì ngoài củng cố trong chúng tư tưởng rằng để đối phó với sự thiếu kiên nhẫn đó là phải thiếu kiên nhẫn hơn.
    • Cho dù không phải lúc nào cũng dễ để làm tấm gương sáng, và nhiều lúc bạn nghĩ trong tình hình như vậy bản thân làm gương tốt như vậy là đủ rồi, thì hãy nhớ dù trẻ con không phải lúc nào cũng xứng đáng với sự nhường nhịn, nhưng chúng cần điều đó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giải quyết mọi vấn đề cảm xúc tiềm ẩn với người khác.
    Sự thiếu kiên nhẫn hình thành do những cảm xúc sôi sục từ những vấn đề chưa giải quyết. Thế nên hãy trao đổi cởi mở và rõ ràng mọi chuyện, để những vấn đề bên ngoài đó không ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn đối với bọn trẻ.[10]
    • Nếu không thể đối mặt với tình hình ngay lập tức, hãy viết xuống giấy kế hoạch hành động và áp dụng chúng ngay khi có dịp.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thực hành những thói quen xây dựng lòng kiên nhẫn trong cuộc sống.
    Bạn có thể tạo ra những thay đổi lành mạnh trong đời giúp góp phần xây dựng bản tính kiên nhẫn và giữ bình tĩnh. Hãy chăm sóc bản thân và xây dựng lối sống phản ánh điều này để xây dựng tư duy lành mạnh, kiên nhẫn.[11]
    • Ngủ ít nhất 7-8 tiếng mỗi đêm. Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe thể chất và tinh thần, vốn bao gồm cả sự kiên nhẫn. Thức khuya khiến năng lượng, niềm vui và lòng kiên nhẫn cho ngày mai cạn kiệt.
    • Uống 6-8 cốc nước mỗi ngày. Một cơ thể thiếu nước sẽ khiến tâm trạng xuống dốc. Uống nước giúp bạn suy nghĩ tỉnh táo và đầy năng lượng.
    • Luôn lên kế hoạch trước. Hãy chuẩn bị cho trường hợp xấu nhất cho những ngày và nhiệm vụ căng thẳng nhất, và giữ một danh sách như vậy bên mình để cảm thấy bản thân đã được chuẩn bị ứng phó với những gì phía trước.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm gương kiên nhẫn trong mọi mặt cuộc sống.
    Bạn sẽ dễ dàng kiên nhẫn với đám trẻ hơn nếu đó đã là đức tính của bạn trong mọi mặt đời sống. Khi đức tính kiên nhẫn đã hòa vào cuộc đời bạn, thì sẽ dễ dàng làm tấm gương sáng cho trẻ.
    • Thực hành đức tính kiên nhẫn tại công ty nếu những lần tiếp xúc với sếp hay đồng nghiệp đều khiến bạn mệt mỏi. Hãy hít thở thật sáu và trao đổi thật rõ ràng.
    • Thực hành tính kiên nhẫn với người yêu và gia đình nữa. Hãy bắt đầu bằng cách giải quyết mọi mâu thuẫn cảm xúc còn tiềm ẩn để mọi người có thể hiểu và nhẫn nại với nhau hơn.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Dạy trẻ những kỹ năng hữu ích

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Giúp trẻ học cách kiểm soát bản thân và hài lòng với sự chậm trễ.
    Bản tính trẻ con đó là hay nôn nóng, vốn là điều khiến bạn mất kiên nhẫn theo, và từ đó tạo ra vòng tuần hoàn không dứt. Dạy chúng cách kiểm soát bản thân là một cách hay để trân trọng giá trị của hạnh nhẫn nại.[12]
    • Loại bỏ cám dỗ là cách hay để luyện tập tính kiên nhẫn. Hãy giấu mọi thứ có sức cám dỗ bọn trẻ, khiến chúng kiên nhẫn hơn vì không thấy những thứ mình muốn. Giữ những vật đó ngoài tầm mắt thì tức là cũng loại chúng khỏi tâm trí.
    • Dùng những cách đánh lạc hướng tích cực để trẻ tập tính nhẫn nại. Hát một bài hát, hay rủ trẻ cùng chơi lò xo để tâm trí chúng bận rộn mà chờ đợi kiên nhẫn hơn.
    • Hãy bình tĩnh ngay cả khi trẻ lên cơn cáu giận.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thiết lập ranh giới và luật lệ.
    Điều này giúp cho những kỳ vọng của bạn rõ ràng và thống nhất, giảm thiểu những tình huống thử thách sự kiên nhẫn. Luật lệ và giới hạn giúp đưa ra một trật tự ổn định để trẻ dựa vào đó mà hành động. [13]
    • Quy tắc và ranh giới giúp giới hạn bọn trẻ vào những tình huống an toàn và phù hợp, cũng như cho chúng một mục tiêu để hướng tới và sinh hoạt theo.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xin lỗi trẻ khi cần.
    Thực hành tính kiên nhẫn tạo ra khác biệt lớn trong bạn, nhưng bạn vẫn là con người và đôi khi mắc sai lầm. Bạn có thể sai, nhưng xin lỗi đám trẻ và lấy lại sự kiên nhẫn là điều khiến câu chuyện trở nên giá trị.[14]
    • Xin lỗi sẽ khiến bọn trẻ hiểu rằng bạn đã không kiểm soát được tình hình cũng như bạn có thể cố gắng và cải thiện lần sau. Điều này cũng nêu gương tốt rằng bạn biết xin lỗi khi làm sai với chúng, giúp trẻ học cách xin lỗi như bạn.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một loại kiên nhẫn khác khó mà tìm được đó là khi đối phó với một đứa trẻ ngoan cố hết thuốc chữa. Trong trường hợp đó, một mẹo hay đó là khiếu hài hước, không phải chọc cười đứa trẻ mà là chính tình huống đó. Hãy tìm những thứ tiêu khiển, buồn cười, và vui vẻ để dụ trẻ không cứng đầu nữa mà chịu hợp tác với những gì bạn đưa ra.
  • Đôi khi sự nhẫn nại sâu sắc cực kỳ cần thiết với một đứa trẻ tổn thương. Những người nhận nuôi hoặc cứu trợ trẻ em gặp hoàn cảnh khó khăn hoặc kinh hoàng, như sống trong cảnh chiến tranh, nạn đói, mọi hình thức bạo lực, thường phải chứng minh lòng kiên nhẫn của mình trong khi đứa trẻ học cách tinh tưởng trở lại, thoát ra khỏi cái kén chúng tự bọc lấy để nhận ra mọi người quan tâm và tôn trọng chúng ra sao. Loại kiên nhẫn này rất đặc biệt nhưng là điều kiện quan trọng để đứa trẻ tin tưởng con người trở lại.

Cảnh báo

  • Nếu sự thiếu nhẫn nại đang hủy hoại cuộc sống và đe dọa mối quan hệ của bạn, thì hãy cân nhắc tìm sự trợ giúp chuyên nghiệp để có cái nhìn thấu đáo hơn về nguyên nhân. Cốt lõi của sự thiếu kiên nhẫn có thể là vấn đề tâm lý vốn có thể cải thiện thành công thông qua giúp đỡ và hỗ trợ đúng cách.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Wits End Parenting
Cùng viết bởi:
Chuyên gia về kỹ năng làm cha mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Wits End Parenting. Wits End Parenting là công ty chuyên dạy kỹ năng làm cha mẹ có trụ sở tại Berkeley, California, làm việc với trẻ em có tính khí hay cảm xúc thất thường, gặp khó khăn trong việc lắng nghe và có thái độ hung hăng. Các chuyên gia của Wits End Parenting sử dụng nề nếp kỷ luật tích cực được thiết kế riêng cho tính cách của từng trẻ, mang lại kết quả lâu dài, giúp các bậc cha mẹ không còn phải nghĩ ra các chiến thuật mới để giáo dục con cái của họ. Bài viết này đã được xem 4.811 lần.
Trang này đã được đọc 4.811 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo