Cách để Khiến vảy mụn trứng cá bong nhanh

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Vảy là lớp vỏ bảo vệ trên bề mặt vết thương, được hình thành từ máu khô, huyết tương và các tế bào miễn dịch. Vì nó có chức năng bảo vệ vết thương, bạn không nên dùng lực để cạy lớp vảy này. Cạy vảy sẽ gây kích ứng, làm chậm quá trình lành vết thương và dẫn đến nguy cơ bị nhiễm trùng. Loại bỏ lớp vảy ở mụn trứng cá cũng rất khó, cố cạy cho chúng bong ra sớm sẽ làm tăng nguy cơ để lại sẹo. Điểm mấu chốt là bạn cần giữ lớp vảy mềm, ẩm và dẻo, đồng thời kích thích quá trình lên da non diễn ra bên dưới. Nếu bị sẹo do mụn, bạn có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để giúp vết thương mau lành hơn, tuy nhiên bạn lưu ý mụn trứng cá cần trải qua quá trình lành lại rồi mới biến mất.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Rửa để loại bỏ vảy

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa lớp vảy mỗi ngày.
    Bạn nên rửa vùng da đóng vảy hai lần một ngày, sử dụng sữa rửa mặt dành cho da mụn hoặc sữa rửa mặt dịu nhẹ. Sau khi rửa, bạn lau nhẹ nhàng cho khô hẳn.[1]
    • Bạn cần dùng khăn sạch mỗi lần rửa lớp vảy. Khăn dùng lại nhiều lần sẽ phát tán vi khuẩn và làm chậm quá trình lành sẹo.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa bằng dầu.
    Sau khi rửa bằng xà phòng, bạn có thể dùng thêm một loại dầu để giúp dưỡng ẩm và loại bỏ lớp lớp vảy. Bạn có thể chọn một số loại dầu như dầu hải ly, dầu dừa, dầu ô liu, dầu hạnh nhân và các loại dầu khác. Dùng một chiếc khăn mặt sạch, nhẹ nhàng thoa dầu lên lớp vảy. Bạn cố gắng nhẹ tay và chỉ tạo một chút áp lực. Rửa kỹ sau đó dưỡng ẩm thêm lần nữa.[2]
    • Rửa bằng dầu sẽ giúp loại bỏ một vài mảnh vảy nhỏ. Tuy nhiên, bạn chỉ nên loại bỏ những mảnh nhỏ có thể bong ra dễ dàng. Đừng cố gắng cạy chúng ra.
    • Lớp vảy sẽ bong ra trong vòng năm đến bảy ngày. Một số có thể bong sớm hơn hoặc muộn hơn, bạn đừng cố ép chúng bong sớm.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chườm nóng.
    Bạn nhúng một mảnh vải vào nước ấm và cuộn lại, chườm lên lớp vảy mụn hai lần một ngày, mỗi lần từ 10 đến 15 phút. Hơi nước nóng ẩm sẽ làm vảy mềm ra, do đó giúp chúng bong ra an toàn, tự nhiên, và đồng thời cũng giúp làm lành vết thương.[3]
    • Đừng cọ xát khi chườm. Bạn chỉ nên chườm và giữ khăn trên lớp vảy.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tắm với muối Epsom.
    Ngâm mình trong bồn tắm với muối Epsom giúp làm ẩm lớp vảy vết thương trên cơ thể và kích thích phục hồi vết thương. Bạn pha nước ấm và muối Epsom vào bồn tắm, ngâm vùng có vảy mụn trong khoảng một giờ.[4]
    • Lặp lại mỗi ngày cho đến khi lớp vảy bong đi.
    • Lưu ý không cho muối Epsom lên mặt.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Làm bong vảy mụn bằng lá cây mã đề

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm lá cây mã đề.
    Cây mã đề có lá phẳng, dài, bản nhỏ, và mọc ở mọi nơi kể cả trong sân nhà. Có nhiều loại mã đề khác nhau, nhưng chúng đều có gân lá thẳng đứng.[5] Nhiều người nghĩ cây mã đề là cỏ dại, tuy nhiên chúng có rất nhiều đặc tính chữa bệnh. Cây mã đề có thể được sử dụng trực tiếp lên vết thương để bảo vệ và kích thích quá trình lành da.[6] Lá mã đề cũng có tính kháng khuẩn.
    • Ở Mỹ, nhiều người không nhận ra loài cây mọc trong sân nhà mình là cây mã đề, vì cây này trùng tên với một loại quả giống như quả chuối. Lá mã đề làm dược liệu khác với loại quả cũng có tên là mã đề.[7]
    • Nếu không hái được lá mã đề tươi, bạn có thể đặt mua lá mã đề khô và thảo mộc từ các cửa hàng thuốc nam. Bạn cũng có thể mua thuốc mỡ và thuốc bôi làm từ cây mã đề đã được tinh chế sẵn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm kem bôi từ lá mã đề tươi.
    Bạn hái 10 lá mã đề tươi, đun sôi từ từ với khoảng 2,5 cm nước đến khi lá mềm. Lấy lá ra, dùng thìa nghiên nhỏ sau đó để nguội.[8]
    • Sau khi hỗn hợp đã nguội, bạn cho thêm vào vài giọt tinh dầu tùy ý. Bạn có thể chọn tinh dầu hạnh nhân, tinh dầu thầu dầu, hoặc dầu khoáng.
    • Bạn có thể dùng lá mã đề khô, trộn với tinh dầu và đun sôi để làm kem bôi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bôi kem mã đề lên lớp vảy.
    Khi đã làm xong, bạn thoa đều kem bôi lên lớp vảy, sau đó băng lại bằng gạc hoặc băng keo cá nhân.
    • Bạn có thể giữ kem bôi trên lớp vảy bao lâu cũng được, chẳng hạn như để qua đêm và rửa đi vào buổi sáng, hoặc bôi kem sau đó rửa đi khi tắm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng kem mã đề trên mặt.
    Nếu vảy mụn ở trên mặt, bạn bôi kem từ 2 đến 4 lần một ngày, mỗi lần để khoảng 10 đến 15 phút sau đó rửa sạch với nước ấm và thấm khô mặt.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Làm bong vảy mụn bằng nha đam

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng một mẩu lá nha đam tươi.
    Nếu bạn trồng cây nha đam, cắt lấy một đoạn lá nhỏ, ép lấy nước và bôi lên chỗ vảy. Để khô, không cần rửa và lặp lại 4 đến 5 lần một ngày.[9]
    • Bạn có thể mua lá nha đam ở quầy rau củ quả trong nhiều siêu thị.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng gel nha đam.
    Nếu không có lá nha đam tươi, bạn có thể mua gel nha đam. Dùng tăm bông hoặc bông gòn bôi gel nha đam lên lớp vảy, bạn có thể không cần rửa hoặc rửa đi sau 15 đến 20 phút.[10]
    • Lặp lại 4 đến 5 lần một ngày.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng kem nha đam.
    Các sản phẩm từ nha đam có rất nhiều dạng khác nhau, chẳng hạn như kem, lotion, hoặc thuốc mỡ nha đam. Bạn hãy ghé qua hiệu thuốc gần nhà và chọn một sản phẩm phù hợp .[11]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hiểu được công dụng của nha đam.
    Nha đam được sử dụng từ nhiều thế kỷ trước như một loại thuốc làm lành vết thương. Nha đam có tính kháng viêm và nhiều đặc tính giúp vết thương mau lành.[12]
    • Gel nha đam cung cấp độ ẩm cho lớp vảy, do đó giúp kích thích vết thương lành lại.
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Loại bỏ vảy mụn bằng các loại thảo mộc khác

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng nước hành hoặc tỏi.
    Bạn dùng tăm bông hoặc bông gòn bôi vài giọt nước ép hành hoặc tỏi lên lớp vảy mụn, để khô, sau đó rửa sạch bằng nước ấm nếu không thích mùi hành và tỏi. Lặp lại cách này 4 đến 5 lần một ngày.
    • Bạn cũng có thể bôi nước hành hoặc tỏi và để qua đêm.
    • Một số người bị kích ứng khi dùng nước hành và tỏi. Nếu thấy da bị kích ứng, bạn hãy dùng phương pháp khác.
    • Cả nước hành và nước tỏi đều có tính kháng khuẩn, kháng nấm và các đặc tính làm lành vết thương. Chúng đã được sử dụng từ lâu để giúp làm lành vết thương và tránh để lại sẹo, đặc biệt là sau khi phẫu thuật.[13][14]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Dùng mật ong.
    Mật ong cũng đã được dùng trong nhiều thế kỷ để hỗ trợ làm lành vết thương.[15] Bạn dùng tăm bông hoặc bông gòn bôi khoảng ½ thìa mật ong lên chỗ vảy mụn, băng lại bằng gạc hoặc băng keo cá nhân, để khoảng 20 đến 30 phút sau đó rửa sạch bằng nước ấm.
    • Áp dụng cách này bốn đến năm lần một ngày hoặc bôi mật ong và để qua đêm.
    • Các loại mật ong dùng làm thuốc, chẳng hạn như Manuka được nhiều người ưa dùng, tuy nhiên dùng mật ong tự nhiên cũng cho hiệu quả tương tự.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm hỗn hợp tinh dầu hoa cúc vạn thọ.
    Bạn trộn ba đến 4 giọt tinh dầu hoa cúc vạn thọ với một loại dầu khác, chẳng hạn như dầu hạnh nhân, dầu hải ly, dầu ô liu hoặc dầu khoáng. Dùng tăm bông hoặc bông gòn bôi hỗn hợp tinh dầu hoa cúc vạn thọ lên lớp vảy, không cần rửa lại. Bạn áp dụng cách này bốn đến năm lần một ngày.
    • Tinh dầu hoa cúc vạn thọ có đặc tính làm lành vết thương.[16]
    • Trên thị trường cũng có rất nhiều loại kem, lotion và thuốc mỡ làm từ hoa cúc vạn thọ bạn có thể dùng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Dùng giấm táo.
    Bạn trộn 5 ml giấm táo với 50 ml nước, dùng một miếng bông gòn thoa đều lên lớp vảy. Để khoảng 20 phút sau đó nhẹ nhàng rửa với nước.[17]
    • Giấm táo kích thích tế bào mới phát triển, có các đặc tính kháng khuẩn, kháng virut và kháng nấm.[18]
    Quảng cáo

Cảnh báo

  • Dù có thể rất muốn nhưng bạn tuyệt đối không được cạy vảy ở vết thương hay nốt mụn. Cạy vảy sẽ để lại sẹo và gây ra nhiễm trùng.

Tham khảo

  1. http://www.healthcare-online.org/How-to-Heal-Scabs-Fast-on-Face.html
  2. Bedi MK, Shenefelt PD. Herbal therapy in dermatology. Archives of Dermatology. 2002 Feb 1;138(2):232-42.
  3. http://www.newhealthadvisor.com/How-to-Heal-Scabs-Fast.html
  4. http://www.newhealthadvisor.com/How-to-Heal-Scabs-Fast.html
  5. http://gwens-nest.com/herb-identification-plantain/
  6. Bedi MK, Shenefelt PD. Herbal therapy in dermatology. Archives of Dermatology. 2002 Feb 1;138(2):232-42.
  7. http://www.livescience.com/15322-healthiest-backyard-weeds.html
  8. Bedi MK, Shenefelt PD. Herbal therapy in dermatology. Archives of Dermatology. 2002 Feb 1;138(2):232-42.
  9. http://www.newhealthadvisor.com/How-to-Heal-Scabs-Fast.html
  1. http://www.healthcare-online.org/How-to-Heal-Scabs-Fast-on-Face.html
  2. Davis RH, Donato JJ, Hartman GM, Haas RC. Anti-inflammatory and wound healing activity of a growth substance in Aloe vera. Journal of the American Podiatric Medical Association. 1994 Feb;84(2):77-81.
  3. Davis RH, Donato JJ, Hartman GM, Haas RC. Anti-inflammatory and wound healing activity of a growth substance in Aloe vera. Journal of the American Podiatric Medical Association. 1994 Feb;84(2):77-81.
  4. Singer AJ, Clark RA. Cutaneous wound healing. New England journal of medicine. 1999 Sep 2;341(10):738-46.
  5. Jackson BA, Shelton AJ. Pilot study evaluating topical onion extract as treatment for postsurgical scars. Dermatologic surgery. 1999 Apr 1;25(4):267-9.
  6. Lusby PE, Coombes A, Wilkinson JM. Honey: a potent agent for wound healing?. Journal of Wound Ostomy & Continence Nursing. 2002 Nov 1;29(6):295-300.
  7. Preethi KC, Kuttan R. Wound healing activity of flower extract of Calendula offlcinalis. Journal of basic and clinical physiology and pharmacology. 2009;20(1):73-80.
  8. http://www.newhealthadvisor.com/How-to-Heal-Scabs-Fast.html
  9. http://www.webmd.com/vitamins-supplements/ingredientmono-816-apple%20cider%20vinegar.aspx?activeingredientid=816&activeingredientname=apple%20cider%20vinegar

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Laura Marusinec, MD
Cùng viết bởi:
Tiến sĩ dược
Bài viết này đã được cùng viết bởi Laura Marusinec, MD. Bác sĩ Marusinec là bác sĩ nhi khoa được cấp phép hoạt động tại Bệnh viện Nhi đồng Wisconsin, cô là thành viên của Hội đồng Thực hành lâm sàng. Cô đã nhận bằng Tiến sĩ của Đại học Y khoa Wisconsin vào năm 1995 và hoàn thành chương trình nội trú tại Đại học Y khoa Wisconsin chuyên ngành Nhi khoa năm 1998. Cô là thành viên của Hiệp hội Nhà văn Y khoa Hoa Kỳ và Hiệp hội Chăm sóc Cấp cứu Trẻ em. Bài viết này đã được xem 16.105 lần.
Trang này đã được đọc 16.105 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo