Cách để Không ai biết bạn đã khóc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mặc dù khóc là việc lành mạnh nên làm, bạn cũng không muốn mọi người biết mình đã khóc đúng không? Bạn sợ sẽ bị đánh giá là yếu đuối hoặc chỉ đơn giản không muốn bị hỏi vì sao khóc. Dù lý do là gì, bài viết này cũng có thể giúp bạn xuất hiện trước mọi người và giải quyết các vấn đề nếu bạn đang trải qua khoảng thời gian khó khăn.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chỉnh trang ngoại hình

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ngưng khóc.
    Bạn sẽ cần chờ vài phút trước khi có thể ngừng khóc hẳn. Nước mắt rồi sẽ cạn. Khóc được vẫn tốt hơn là cố kìm nén. Chúng ta khóc để xả hết cảm xúc bị dồn nén, giúp cơ thể được giải phóng căng thẳng và phục hồi.
    • Nếu thời gian có hạn và cần phải nín khóc ngay, hãy tự nhủ: “Mày cần ngưng khóc ngay và để tâm hồn bình yên”. Lặp lại cho đến khi nín hẳn.
    • Bạn cũng có thể tự làm bản thân giật mình. Cách này giúp cảm xúc chuyển đổi nhanh chóng và ngưng khóc. Tự thốt lên “U là trời!” cũng là một mẹo.
    • Điều hướng cảm xúc bằng cách tự véo vào mình. Cách này giúp đánh lạc hướng cảm xúc và bạn sẽ nín khóc ngay.
    • Sau khi đã nín khóc rồi, hãy đánh lạc hướng suy nghĩ khỏi lý do khiến bạn khóc ban đầu. Nếu đó là do nhận được tin ai đó qua đời, hãy tập trung vào những việc cần làm ngày hôm đó.
    • Chúng ta có thể khóc vì chuyện vui cũng như vì buồn hoặc tức giận. Hãy cho phép bản thân được khóc đến hết nước mắt thì thôi.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Rửa mặt.
    Khi bạn khóc, các dây thần kinh trên mặt bị kích thích gây tăng nhiệt độ. Tạt nước lên mặt sẽ giúp hạ nhiệt. Hãy mở nước hứng vào tay và vẫy lên mặt vài lần. Nếu có sẵn khăn mặt thì dùng nó thấm nước cho khô.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xì mũi bằng khăn giấy, giấy vệ sinh hoặc khăn lau giấy.
    Bạn sẽ cần lau sạch nước mũi. Sau khi xì mũi, nhớ soi gương để kiểm tra mặt đã sạch chưa.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hít thở.
    Hãy hít thở nhẹ nhàng để giải phóng cảm xúc đọng lại và phổi được thông khí. Khóc khiến nhịp thở ngắn đi nên hít thở sâu giúp cơ thể lấy lại nhịp thở bình thường. Cơ thể sẽ phục hồi nhờ lượng oxy được cung cấp kịp lúc.
    • Tránh thở gấp, sẽ xảy ra tình trạng tăng thông khí, gây ra cơn hoảng loạn.[1]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Để ý đến tình trạng đỏ mắt, mũi và mặt.
    Khi một người khóc, máu sẽ lưu thông lên vùng mặt, mắt, mũi. Nếu bạn ngừng khóc, màu da sẽ dần trở về trạng thái bình thường.
    • Dùng một miếng gạc và chường lên mắt, mũi, mặt. Cách này giúp mặt bớt đỏ nhanh hơn.
    • Nếu đang đi làm hoặc ở nơi nào không có bông gạc, bạn có thể làm ướt khăn giấy và huơ trong không khí để làm lạnh. Đây là mẹo khá hiệu quả.
    • Quạt mát mặt bằng giấy hoặc bất cứ thứ gì thổi khí vào mặt được. Cách này giúp làm mát mặt, giảm đỏ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lau sạch dặm lại lớp trang điểm.
    Nếu bạn trang điểm, hãy lau sạch lớp trang điểm bị loang bằng khăn ướt hoặc khăn mặt. Nếu ở nhà, hãy dùng nước tẩy trang. Hãy dùng kem che khuyết điểm để che những chỗ đỏ và dặm lại bằng phấn. Thoa lại son nữa là bạn đã gần sẵn sàng rồi đấy.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Dùng thuốc nhỏ mắt để mắt bớt đỏ.
    Nếu không có ống nhỏ mắt, bạn có thể đeo kính râm để che lại.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chỉnh trang và trở lại bình thường

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra bản thân trong gương.
    Nếu muốn đảm bảo bản thân đã chỉnh tề trở lại, hãy soi gương. Nếu tóc đã gọn gàng, mặt mũi tỉnh táo, quần áo chỉnh tề như ý muốn, thì bạn đã sẵn sàng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tự nhủ bản thân sẽ ổn thôi.
    Bạn sẽ cần tự trấn an bản thân nhiều hơn để có thể bước ra ngoài gặp mọi người. Hãy thử tự động viên: “Được rồi, mày làm được. Mày sẽ trụ vững. Chúng ta phải tiến lên”. [2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập trung vào những điều tích cực.
    Cảm xúc về thứ khiến bạn khóc sẽ khiến bạn buồn lần nữa. Nếu bắt đầu thấy xúc động, hãy ngăn bản thân lại và thay thế bằng một suy nghĩ tích cực.[3] Bạn có thể chọn một chuyện gì đó không liên quan đến lý do khiến bạn khóc. Mục tiêu là chuyển sự chú ý khỏi vấn đề cũ.
    • Hãy tự nhủ với bản thân: “Mày phải nghĩ về một thứ tích cực như là mày thích được đi biển chẳng hạn. Đúng, đó là thứ mày cần tập trung bây giờ”.
    • Nghĩ về dự án bạn đang thực hiện. Hãy lập trong đầu một danh sách những việc cần làm để hoàn thành dự án. Bạn có thể hình dung cảnh mình sẽ hạnh phúc đến dường nào nếu mọi thứ hoàn thành. Điều này sẽ giúp xua tan áng mây tăm tối trong tâm hồn bạn.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tỏ ra vui vẻ cho đến khi mọi chuyện qua đi.
    Dù đời không trả cát xê, bạn cũng nên đam mê diễn. Sức mạnh liên tưởng có thể rất hiệu quả đấy.[4] Khi vừa bước ra ngoài, hãy ngẩng cao đầu, cười và tự nhủ: “Mình ổn và hạnh phúc”. Bạn cũng nên nghĩ đến những điều tích cực.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Xử lý cảm xúc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bao dung với bản thân.
    Có chuyện xảy ra mới khiến bạn khóc. Nếu đang trải qua khoảng thời gian khó khăn, bạn cần cho phép bản thân được cảm nhận cảm xúc khiến bạn khóc. Bạn cũng cần xác định mật độ và thời gian khóc có dày đặc quá không.
    • Liệu đó là vì một sự cố cụ thể hay có chuyện gì đó thường xuyên xảy ra?
    • Nếu thấy bản thân khóc không kiểm soát trong một thời gian dài, bạn cần nói chuyện với ai đó để được giúp đỡ học cách khóc có kiểm soát và lành mạnh.
    • Hãy nhân từ với bản thân vào thời gian này. Rất khó để ép bản thân không được khóc. Kìm nén cảm xúc có thể gây hậu quả tiêu cực.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chia sẻ về mối quan ngại.
    Nếu lý do khiến bạn gặp biến động cảm xúc là mối quan hệ, công việc hay sóng gió gia đình, bạn cũng cần chia sẻ những nỗi lo đó. Để giải quyết mâu thuẫn, bạn cần tìm cách để bản thân được lắng nghe.
    • Viết ra mọi lo lắng. Điều này giúp bạn tập trung vào vấn đề.
    • Tiếp theo, viết ra những giải pháp khả dĩ cho vấn đề.
    • Thực hành nói thành tiếng những lo lắng của bản thân để bình tâm, tập trung và chuẩn bị cho cuộc đối thoại thật sự.[5]
    • Trao đổi với ai đó để trình bày các mối quan ngại. Bạn có thể khơi chuyện: “Tôi đã nghĩ rất nhiều về chuyện vừa qua và muốn giải quyết nó. Bạn có muốn nghe thử không?”. Đây là cách mở đầu để bạn xử lý các mối lo.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm giúp đỡ nếu thấy chật vật.
    Biết nhờ giúp đỡ là dũng cảm và cam đảm. Nếu cảm thấy chật vật với chuyện trường lớp, gia đình hoặc cuộc sống nói chung, hãy liên lạc với một phương án tin cậy để nhờ giúp đỡ. Có nhiều phương án cho bạn ở trường hoặc đơn vị tư nhân như cố vấn hay bác sĩ. Trò chuyện với ai đó sẽ giúp bạn sắp xếp lại các vấn đề và phát triển cách tiếp cận hiệu quả để giải quyết chúng.[6]
    • Nếu không thể ngưng khóc và thấy mình cứ khóc cả ngày, bạn nên gọi cho một cố vấn hoặc bác sĩ để được giúp đỡ. Nếu trải qua mất mát lớn, khóc có thể xem là chuyện bình thường. Các chuyên gia cố vấn khủng hoảng sẽ giúp được bạn.[7]
    • Ngoài ra còn có loại hình trị liệu nghệ thuật cũng có thể có ích cho bạn.[8]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khóc là cách bộ lộ cảm xúc bình thường và lành mạnh.
  • Con người khóc vì nhiều chuyện và không giới hạn bất cứ lý do gì: vui, buồn, giận, xấu hổ, phấn khởi, kiệt sức và sợ hãi. Đó là phản ứng bình thường.
  • Dùng kính râm để che mắt.
  • Luôn mang theo khăn giấy khi đến một sự kiện có thể khiến bạn khóc. Ví dụ, đám cưới, đám tang, lễ tốt nghiệp, lễ trao giải.
  • Khóc đúng cách sẽ giúp giải tỏa cảm xúc và bình tâm.
  • Vài người khóc rất nhiều và có người không hay khóc. Mỗi người mỗi khác.

Cảnh báo

  • Xã hội truyền tải thông điệp sai trái rằng khóc là tiêu cực.
  • Nén khóc khi cơ thể cần được khóc sẽ rất có hại.
  • Chỉ vì ai đó không khóc, không có nghĩa là họ không có cảm xúc.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 26 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 2.696 lần.
Chuyên mục: Giới trẻ
Trang này đã được đọc 2.696 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo