Tải về bản PDFTải về bản PDF

Hiến máu chỉ là sự hy sinh nhỏ nhưng có thể tạo ra khác biệt lớn. May mắn là quá trình này diễn ra dễ dàng và bạn chỉ cần vài bước chuẩn bị đơn giản. Đầu tiên bạn cần liên hệ với bệnh viện tại địa phương hoặc một chương trình hiến máu để biết mình có đủ điều kiện hay không. Vào ngày hiến máu, bạn cần mang theo 2 bản sao CMND hợp lệ, mặc áo ngắn tay hay quần áo rộng rãi, và đảm bảo ăn uống đầy đủ. Sau khi họ rà soát nhanh thông tin y tế của bạn, bạn sẽ được đâm kim lấy máu và ra về với sự mãn nguyện khi biết rằng mình vừa cứu một mạng sống.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chuẩn bị hiến máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định xem bạn có đủ điều kiện hay không.
    Để được hiến máu, bạn phải đủ 17 tuổi và có cân nặng phù hợp, thường từ 50kg trở lên. Tại một số nơi, bạn có thể hiến máu khi mới 16 tuổi, với điều kiện bạn phải trình giấy đồng ý của bố mẹ. Gọi điện cho ngân hàng máu tại địa phương để hỏi về tiêu chuẩn của người hiến máu.[1]
    • Một số yếu tố có thể khiến bạn không đạt yêu cầu để hiến máu, bao gồm cảm lạnh, cúm, có thai, bị bệnh lây truyền qua đường tình dục, và ghép nội tạng.[2]
    • Một số thuốc như thuốc chống trầm cảm, thuốc ngừa thai bằng hóc môn và các loại thuốc giảm đau như aspirin có thể ảnh hưởng đến chất lượng máu, do đó bạn không đủ điều kiện hiến máu nếu gần đây đã uống một trong các thuốc này.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm ngân hàng máu tại địa phương hoặc chương trình hiến máu.
    Chắc chắn nhất là bạn đến chi nhánh tại khu vực của Hội Chữ Thập Đỏ Hoa Kỳ, là nơi tiếp nhận gần phân nửa lượng máu hiến tặng tại Mỹ. Một số tổ chức uy tín khác cũng nhận máu bao gồm America's Blood Centers - mạng lưới các chương trình hiến máu độc lập dựa trên cộng đồng, United Blood Services - tổ chức phi lợi nhuận phục vụ cho 18 tiểu bang, và The Armed Service Blood Program - một chương trình được quân đội tài trợ với 20 trụ sở trên toàn thế giới.[4][5][6]
    • Đăng nhập vào trang web của American Red Cross và sử dụng công cụ Blood Drive Locator (Xác định Địa điểm Hiến máu) để tìm nơi hiến máu tại khu vực của bạn.[7]
    • Nếu gần đó không có chi nhánh nào của American Red Cross hoặc một tổ chức tương tự, bạn hãy tìm các trung tâm hiến máu di động. Cơ bản đó là các chương trình hiến máu lưu động từ nơi này sang nơi khác để giúp cho việc hiến máu thuận tiện đối với những người ở nơi xa xôi.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều nước.
    Quan trọng là bạn cần có sức khỏe tốt và cơ thể đủ nước khi hiến máu, vì nước rất cần thiết cho chất lượng và sự tuần hoàn của máu. Cố gắng uống nửa lít chất lỏng trước khi hiến máu. Nước lọc, nước ép hoa quả hay trà tách caffein là tốt nhất.[8]
    • Uống nhiều nước cũng giúp bạn không cảm thấy chóng mặt khi họ lấy máu.
    • Tránh những thức uống chứa caffein như cà phê hay nước ngọt - chúng thật sự làm bạn mất nước nếu bạn uống quá nhiều.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Ăn một bữa cân đối trước khi hiến máu vài giờ.
    Bạn phải ăn một bữa đầy đủ dinh dưỡng trước khi đi hiến máu. Bữa ăn đó nên có đủ các nhóm thực phẩm chính như hoa quả, rau xanh, cacbohydrat phức hợp (như bánh mì, mì sợi hay khoai tây), chất xơ và protein gầy.[9]
    • Thêm một ít sắt vào chế độ ăn trong vài tuần trước khi hiến máu bằng cách tăng lượng thịt đỏ, bó xôi, đậu, thịt cá và gia cầm. Cơ thể bạn cần sắt để sản xuất ra hồng cầu.[10]
    • Vì chất béo có thể tích tụ trong máu và tác động đến độ tinh khiết của máu nên bạn cần hạn chế ăn chất béo.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mang theo CMND.
    Hầu hết các cơ sở khám chữa bệnh đều yêu cầu người hiến máu cung cấp 2 bản sao CMND hợp lệ. Bạn cũng có thể nộp bằng lái xe, hộ chiếu hay thẻ quân nhân, nhưng một số nơi cũng chấp nhận thẻ sinh viên hay giấy tờ chứng minh cá nhân tương tự. Khi đến nơi, bạn sẽ trình giấy CMND cho người trực tại quầy.[11]
    • Đừng quên mang theo Thẻ Hiến Máu nếu bạn đã từng hiến máu trước đây. Thẻ Hiến Máu sẽ miễn cho bạn phải thực hiện nhiều công việc giấy tờ không cần thiết.[12]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Mặc quần áo phù hợp.
    Một số loại trang phục có thể giúp quá trình hiến máu diễn ra nhanh hơn. Áo tay ngắn hay tay dài có thể vén lên nhanh chóng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để kỹ thuật viên tìm điểm phù hợp trên cánh tay. Quần áo rộng rãi càng tốt vì chúng không hạn chế sự lưu thông của máu.[13]
    • Nếu bạn phải mặc nhiều lớp áo vì thời tiết lạnh, đảm bảo lớp áo ngoài có thể cởi ra nhanh chóng.
    • Ngay cả khi thời tiết bên ngoài không lạnh, bạn vẫn nên mang theo chiếc áo len dài tay hoặc áo khoác mỏng. Thân nhiệt sẽ giảm nhẹ sau khi bạn hiến máu, do đó bạn cảm thấy hơi ớn lạnh. Tuy nhiên, nếu cánh tay bạn cảm thấy lạnh hơn đáng kể so với cánh tay không cho máu, hãy báo cho kỹ thuật viên biết vì điều này có thể nguy hiểm.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Hoàn thành quy trình hiến máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cung cấp thông tin y tế cơ bản.
    Khi kiểm tra tiếp nhận, họ sẽ đưa cho bạn vài mẫu đơn ngắn để điền. Trong đó có các câu hỏi về tiền sử bệnh liên quan của bạn, cũng như các bệnh, chấn thương hay tình trạng bất thường bạn đã trải qua gần đây. Trả lời chính xác và thành thật tối đa đối với từng câu hỏi.[14]
    • Nhớ đề cập các loại thuốc kê toa bạn đang uống, cùng với các thông tin khác liên quan đến sức khỏe mà có thể cần được chú ý.
    • Có lẽ trước tiên bạn nên viết các thông tin chính về tiền sử bệnh để đề phòng có điều gì quan trọng mà bạn có thể bỏ sót.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra sức khỏe.
    Kế tiếp, bạn sẽ trải qua bài kiểm tra sức khỏe ngắn để xác nhận nhịp tim, huyết áp và mức hemoglobin là bình thường. Kỹ thuật viên cũng có thể ghi nhận các thông số sức khỏe khác như chiều cao, cân nặng, giới tính và tuổi tác. Sau đó họ chuẩn bị cho bạn hiến máu bằng cách định vị cánh tay và sát trùng vị trí đâm kim.
    • Mục đích của việc kiểm tra nhanh sức khỏe là để đánh giá tình trạng thể chất và đảm bảo máu hiến tặng là của một người khỏe mạnh.
    • Để đo mức hemoglobin và sắt, kỹ thuật viên sẽ đâm kim lấy máu ở đầu ngón tay và phân tích mẫu máu đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ngồi hoặc nằm.
    Cho kỹ thuật viên biết bạn thích ngồi thẳng lưng hay nằm nghiêng trong khi lấy máu, cũng như bạn muốn lấy máu ở cánh tay nào. Sau khi bạn đã sẵn sàng, hãy thư giãn và thả lỏng. Bạn sẽ cảm thấy bị kim đâm nhẹ, sau đó là cảm giác hơi lạnh trong khi máy rút máu của bạn.[15]
    • Quá trình lấy máu chỉ mất khoảng 8-10 phút, trong thời gian đó gần nửa lít máu sẽ được rút ra.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giải trí trong khi kỹ thuật viên lấy máu.
    Bạn có thể đọc sách, chơi điện thoại hoặc nghe nhạc để không khó chịu trong khi cố gắng ngồi yên. Nếu không có sự chuẩn bị trước thì bạn có thể giết thời gian bằng cách tán gẫu với kỹ thuật viên hay nhẩm trong đầu những việc cần làm. 8-10 phút có vẻ là quãng thời gian dài nhưng nó sẽ qua rất nhanh.[16]
    • Đảm bảo các hoạt động giải trí trong lúc lấy máu không gây bất tiện cho bạn. Họ sẽ yêu cầu bạn giữ yên cánh tay tuyệt đối trong lúc lấy máu.
    • Nếu hình ảnh máu khiến bạn cảm thấy muốn ngất thì hãy tập trung vào chỗ khác trong phòng.[17]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Hồi phục sau khi hiến máu

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nghỉ ngơi.
    Sau khi hiến máu xong, bạn nên nghỉ ngơi ít nhất 15-20 phút. Hầu hết các chương trình hiến máu đều có khu vực riêng để người hiến máu nghỉ ngơi đến khi họ phục hồi sức khỏe. Nếu bạn cảm thấy chóng mặt trong 24 giờ sau đó, hãy nằm xuống và kê chân cao hơn tim. Cảm giác này sẽ sớm qua đi.[18]
    • Tránh các hoạt động gắng sức như tập thể dục, chơi thể thao, hoặc đẩy máy cắt cỏ tối thiểu 5 giờ sau khi hiến máu.
    • Cẩn thận khi bước đi nếu bạn dễ ngất xỉu. Huyết áp thấp có thể khiến bạn choáng váng. Tốt hơn bạn nên sử dụng tay vịn trong khi bước lên và xuống cầu thang bộ, hoặc nhờ ai đó lái xe đến khi bạn không còn choáng váng.[19]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ băng để vết thương trên cánh tay lành.
    Để nguyên băng vết thương trong khoảng 5 giờ sau đó. Khi chỗ đâm kim không còn chảy máu, bạn có thể tháo băng ra. Chỗ đâm kim có thể bị sưng, viêm hay thâm tím trong 24 giờ kế tiếp. Chườm lạnh sẽ giúp giảm các triệu chứng này.[20]
    • Nếu kỹ thuật viên sử dụng băng quấn riêng trên băng vết thương thì bạn có thể tháo nó ra sau 2 giờ để cánh tay thoáng hơn.
    • Rửa vị trí được băng theo định kỳ với xà phòng và nước để tránh nổi mẩn hay nhiễm trùng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống nhiều chất lỏng.
    Uống nhiều nước hay các thức uống tách caffein khác trong những ngày tiếp theo để đảm bảo cơ thể đủ nước. Nước rất cần thiết để tạo ra máu chất lượng tốt. Tình trạng mệt mỏi hay choáng váng trước đó sẽ hết trong vòng vài giờ.[21]
    • Cảm giác hơi mệt là bình thường sau khi hiến máu. Đó là do mức chất lỏng của cơ thể và mức ô-xy hóa máu giảm thấp hơn trạng thái thông thường.
    • Đừng uống rượu bia tối thiểu 24 giờ. Tiêu thụ rượu bia có thể làm loãng máu, kéo dài thời gian để chỗ đâm kim se miệng, điều này sẽ khiến bạn mệt hơn và tăng nguy cơ chảy máu.[22] Rượu bia cũng khiến bạn đi tiểu nhiều hơn nên cơ thể mất nước nhiều hơn.[23]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chờ tối thiểu 8 tuần trước khi hiến máu lần nữa.
    Thời gian chờ giữa các lần hiến máu là 56 ngày nếu bạn muốn hiến máu lần nữa. Đối với phụ nữ là 84 ngày do tính đến lượng sắt bị mất trong các kỳ kinh nguyệt. Đây là thời gian để tế bào máu được tái tạo đầy đủ. Sau thời gian này, nồng độ máu sẽ trở về mức bình thường và bạn đã sẵn sàng để tiếp tục hiến máu mà không cần lo lắng về bất kỳ rủi ro nào.[24]
    • Nếu bạn chỉ hiến tiểu cầu thì có thể hiến tiểu cầu lần kế tiếp sau 3 ngày hoặc hiến máu toàn phần sau một tuần.[25]
    • Không có giới hạn về số lần bạn có thể hiến máu. Thật ra, bạn hiến máu càng nhiều thì sức khỏe sẽ càng khác biệt.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Khuyến khích bạn bè và người thân đi hiến máu. Đó là một trải nghiệm rất thỏa mãn khi biết máu của hình thật sự đã cứu người khác.
  • Bạn được phép hiến máu cho dù bị bệnh tiểu đường Loại 1, miễn là mức insulin bình thường.
  • Hỏi bác sĩ hay nhân viên của chương trình hiến máu nếu bạn có thắc mắc hay câu hỏi về quy trình hiến máu. Họ sẽ luôn sẵn sàng giải thích cặn kẽ quy trình hiến máu cho bạn.

Cảnh báo

  • Nếu bạn bị viêm gan hay HIV/AIDS, hoặc có tiền sử sử dụng chất gây nghiện gần đây thì sẽ không được phép hiến máu.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 2.526 lần.
Trang này đã được đọc 2.526 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo