Cách để Hết chảy nước dãi khi ngủ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn thường bối rối vì vũng nước dãi chảy ướt gối khi tỉnh giấc, có lẽ bạn cần một số thay đổi trong thói quen ngủ. Một số người chỉ cần nằm ngửa là có thể ngừng chảy nước dãi, trong khi một số người khác có thể cần các biện pháp mạnh hơn. Hãy thử dùng một số gợi ý sau đây và đến gặp bác sĩ nếu bạn vẫn tiếp tục chảy dãi khi ngủ ban đêm.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Thay đổi thói quen ngủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nằm ngửa khi ngủ.
    Những người hay nằm nghiêng khi ngủ dễ chảy nước dãi hơn, đơn giản vì trọng lực sẽ khiến miệng mở ra và nước dãi chảy xuống gối. Thử nằm ngủ ở tư thế nằm ngửa và chèn chặn sao cho bạn không thay đổi tư thế này vào ban đêm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kê cao đầu.
    Nếu phải nằm nghiêng mới ngủ được, bạn có thể thử kê cao đầu thẳng lên một chút để giúp miệng ngậm lại và không khí lưu thông tốt hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thở bằng mũi, không thở bằng miệng.
    Nguyên nhân chính khiến người ta chảy nước dãi là các xoang mũi bị nghẹt. Vì vậy họ phải thở bằng miệng và chảy nước dãi trong quá trình thở.
    • Thử bôi các sản phẩm làm thông xoang như Vick's Vaporub và Tiger Balm trực tiếp dưới mũi để làm thông mũi.
    • Ngửi các loại tinh dầu như khuynh diệp và hoa hồng trước khi đi ngủ để thông các xoang và xoa dịu trước khi ngủ.
    • Tắm vòi sen nước nóng trước khi ngủ để hơi nước làm sạch các xoang.[1]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều trị viêm xoang và dị ứng ngay khi các chứng bệnh này xuất hiện.
    Các căn bệnh nếu không được điều trị có thể gây chảy dịch mũi sau và tăng tiết nước bọt khi ngủ.[2]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tìm hiểu xem các thuốc bạn đang uống có làm tăng tiết nước bọt không.
    Nước bọt quá nhiều có thể là dấu hiệu cho thấy tác dụng phụ của nhiều loại thuốc. Đọc cảnh báo trên nhãn thuốc và hỏi bác sĩ về các tác dụng phụ của các loại thuốc.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Chẩn đoán và điều trị chứng ngưng thở khi ngủ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm hiểu xem liệu bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ không.
    Nếu bạn bị khó ngủ, thở nặng nhọc, ngáy to, hoặc chảy nhiều nước dãi, có thể bạn mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Chứng bệnh này sẽ khiến hơi thở nông và mỏng trong giấc ngủ.
    • Một số hành vi và bệnh lý có thể tăng rủi ro mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Các yếu tố này bao gồm hút thuốc lá, huyết áp cao, người có nguy cơ cao suy tim và đột quỵ.
    • Bác sĩ có thể xác định liệu bạn có mắc chứng ngưng thở khi ngủ hay không bằng cách theo dõi giấc ngủ và xem lại lịch sử giấc ngủ của bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tìm hiểu xem liệu bạn có nguy cơ bị chặn đường thở không.
    Chảy nước dãi cũng là một triệu chứng cho thấy đường thở bị nghẹt. Đến gặp bác sĩ tai mũi họng để tìm xem liệu đường thở bị nghẹt có ảnh hưởng đến khả năng thở bằng mũi khi ngủ không.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm cân.
    Nếu thừa cân, bạn có khả năng cao mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Hơn một nửa trong số 12 triệu người Mỹ mắc chứng ngưng thở khi ngủ là người thừa cân. Bạn nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và thường xuyên tập thể dục để đạt được cân nặng khỏe mạnh và giảm số đo vòng cổ để dễ thở hơn.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều trị chứng ngưng thở khi ngủ theo cách bảo tồn.
    Chứng ngưng thở khi ngủ có thể được điều trị bằng nhiều cách khác nhau ngoài việc giảm cân. Những người được chẩn đoán ngưng thở khi ngủ không nên uống rượu, sử dụng thuốc ngủ và cố gắng tránh tình trạng mất ngủ. Các thuốc xịt mũi đơn giản và dung dịch muối cũng có thể giúp thông hốc mũi.[5]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Dùng liệu pháp cơ học để chữa chứng ngưng thở khi ngủ.
    Thở áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn đầu tiên mà bệnh nhân mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường sử dụng. Với liệu pháp CPAP, bệnh nhân sẽ đeo mặt nạ cho phép không khí đi qua mũi và miệng trong khi ngủ. Biện pháp này là để tạo áp lực đủ cho không khí đi qua hốc mũi, giúp ngăn chặn các mô tại đường thở trên khỏi ép xuống khi bệnh nhân ngủ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Dùng dụng cụ đưa hàm dưới ra trước.
    Dụng cụ này ngăn lưỡi khỏi đè xuống đường thở ở họng và giúp đưa hàm dưới ra trước để mở rộng thêm đường thở.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Phẫu thuật.
    Những người có các mô tắc nghẽn như dị hình vách ngăn mũi, a-mi-đan phì đại hoặc lưỡi quá to có thể phải viện đến các phẫu thuật khác nhau.
    • Nhiệt điện cực (somnoplasty) sử dụng tần số vô tuyến khiến ngạc mềm co khít lại ở cuống họng và mở đường thở.
    • 'Tạo hình lưỡi gà – vòm khẩu – họng (uvulopalatopharyngoplasty) hay UPPP/UP3 có thể loại bỏ mô mềm ở cuống họng bằng phẫu thuật để mở đường thở.
    • Phẫu thuật mũi (nasal surgery) bao gồm nhiều thủ thuật để sửa chữa các vật cản hoặc dị dạng như dị hình vách ngăn mũi.
    • Thủ thuật cắt a-mi-đan (tonsillectomy) có thể loại bỏ a-mi-đan phì đại cản trở đường thở.
    • Phẫu thuật đưa hàm dưới/hàm trên ra trước (mandibular/maxillary advancement surgery) là phẫu thuật di chuyển xương hàm tới trước để tạo khoảng trống trong cổ họng. Đây là một thủ thuật lớn, chỉ áp dụng cho các trường hợp ngưng thở khi ngủ nghiêm trọng nhất.[6]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không cố gắng mở miệng khi ngủ để “làm khô” nước bọt. Điều này không giúp được gì mà chỉ khiến bạn bị đau họng, đặc biệt khi ngủ trong phòng có nhiệt độ thấp.
  • Để dễ nằm ngửa khi ngủ hơn, bạn hãy mua nệm chất lượng tốt có tác dụng nâng đỡ đầu và cổ.
  • Thử dùng băng che mắt mùi oải hương và nằm ngửa khi ngủ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Alina Lane, DDS
Cùng viết bởi:
Nha sĩ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alina Lane, DDS. Alina Lane là nha sĩ điều hành All Smiles Dentistry, một phòng nha khoa tại Thành phố New York. Sau khi lấy được bằng DDS của Đại học Maryland, Lane thực tập một năm về kỹ thuật trồng răng tại Đại học Maryland, tại đây cô tập trung vào kỹ thuật phục hồi nâng cao răng được cấy. Cô tiếp tục học nâng cao thông qua chương trình bác sĩ nội trú tại Trung tâm Y tế Woodhull, một chi nhánh của Trường Y khoa thuộc Đại học NYU. Cô tốt nghiệp bác sĩ nội trú của Trung tâm Y tế Woodhull năm 2012-2013. Bài viết này đã được xem 86.422 lần.
Trang này đã được đọc 86.422 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo