Cách để Dỗ dành người khác khi bạn không thể làm gì ngoài việc an ủi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Một trong những cảm giác tồi tệ nhất trên đời là biết rõ một người nào đó mà bạn yêu thương đang cảm thấy đau đớn nhưng bạn lại không thể làm được gì cho họ. Bạn sẽ nói gì khi bạn chỉ có thể đứng nhìn một cách bất lực vào lúc người bạn yêu thương đang ôm đầu và chống chọi với gánh nặng của cuộc sống? Có lẽ bạn sẽ không thể nào loại bỏ nỗi đau hoặc nỗi thất vọng của họ. Nhưng bạn có thể bày tỏ sự quan tâm và sự cảm thông. Không bao giờ được suy nghĩ rằng bạn không thể làm gì – đôi khi, một hành động nhỏ của tình bạn cũng sẽ giúp ích khá nhiều.

Phần 1
Phần 1 của 3:

An ủi trực tiếp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Ôm người đó, nếu có thể.
    Tiếp xúc cơ thể là ngôn ngữ phổ biến và cũng là ngôn ngữ đầu tiên của nhân loại. Nếu người bạn yêu thương đang phải trải qua giai đoạn khó khăn, bạn có thể đem lại cho họ một cái ôm thật chặt. Nghe thì có vẻ đơn giản nhưng đối với một người đang buồn bã, sợ hãi hoặc đau khổ, một hành động ấm áp sẽ khá dễ chịu và thậm chí có thể xoa dịu sự căng thẳng của hệ tim mạch.[1] Kết quả phản ứng căng thẳng sẽ giảm đi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng ôm người khác sẽ giúp giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh của người đó.[2]
    • Bạn nên xin phép trước để chắc chắn rằng ôm là hành động phù hợp để an ủi người đó; một vài người không thích tiếp xúc cơ thể kiểu này.
    • Ôm chặt người đó và xoa lưng họ. Nếu người đó khóc, hãy để họ khóc trên vai bạn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khuyến khích người đó bộc lộ cảm xúc của mình.
    Nếu bạn nhận thấy rằng người bạn yêu thương trông có vẻ như đang cố gắng kìm nén cảm xúc của bản thân, bạn nên nói rằng họ hoàn toàn có thể bày tỏ chúng. Nhiều người cảm thấy có lỗi khi thể hiện cảm xúc tiêu cực. Vài người khác lại sợ bị xem như người “yếu đuối”. Bạn nên cho người đó biết rằng bạn muốn họ sống thực với cảm giác của mình, và rằng bạn sẽ không phán xét họ.
    • Hãy nói một điều gì đó như "Có lẽ lúc này bạn đang phải trải qua giai đoạn khó khăn, và mình muốn bạn biết rằng mình luôn sẵn sàng lắng nghe nếu bạn muốn trút bầu tâm sự", hoặc "Nếu bạn muốn khóc, hãy cứ khóc".
    • Các nhà tâm lý học khẳng định rằng trải nghiệm cảm xúc tiêu cực cũng quan trọng không kém cảm giác tích cực. Cảm xúc tiêu cực dạy cho chúng ta hiểu biết nhiều điều về sự thăng trầm tự nhiên của cuộc sống. Vì vậy, bộc lộ cảm giác tiêu cực, trái ngược với việc kìm nén chúng, sẽ là công cụ hữu ích cho sức khỏe tinh thần tổng thể.[3]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đề nghị cùng nhau thực hiện bất kỳ điều gì.
    Bạn của bạn có thể sẽ muốn nằm ườn cả ngày để xem chương trình truyền hình thực tế hoặc đọc lướt qua các tạp chí lá cải. Người đó cũng sẽ muốn chia sẻ về vấn đề đang làm phiền họ, hoặc trò chuyện về bất kỳ một chủ đề nào khác ngoại trừ nó. Có lẽ họ sẽ muốn đi mua sắm, hoặc chỉ đơn giản là ngủ trưa. Bạn nên dành một vài giờ rảnh rỗi để tập trung hoàn toàn vào người bạn đang bị tổn thương của bạn.
    • Không nên thiết lập lịch làm việc cụ thể; chỉ cần có mặt. Có lẽ người đó sẽ không muốn làm gì hoặc cảm thấy rối ren khi phải đưa ra quyết định. Tuy nhiên, bạn nên chuẩn bị sẵn một vài ý tưởng phòng khi họ muốn thực hiện một hoạt động nào đó.[4]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Mang tới sự động viên.
    Nếu bạn biết rõ một vài điều sẽ đem lại nụ cười trên khuôn mặt của người đó, bạn nên sử dụng chúng để khích lệ tinh thần họ.[5] Bạn cần phải hiểu rằng phương pháp này có thể sẽ không khiến họ khá hơn, nhưng chắc chắc họ sẽ nhận thức được rằng bạn đang cố gắng giúp họ cảm thấy tốt hơn và sẽ cảm kích trước cử chỉ của bạn.
    • Ví dụ, bạn có thể mang một chiếc chăn ấm đến cho người bạn đó để họ vùi mình trong đó, hoặc đem đến cho họ bộ băng đĩa DVD mà bạn yêu thích (nếu người đó muốn xem), hoặc chia sẻ với người đó một hộp kem to mà họ thích khi họ đang trút bầu tâm sự.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Biết giúp đỡ.
    Khi người bạn đó đang đau buồn hoặc khó chịu, họ sẽ không có năng lượng để dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, hoặc dắt chó đi dạo. Bạn nên xung phong làm việc nhà hoặc hoàn thành công việc lặt vặt tương tự, và như vậy, bạn sẽ có thể giúp người đó loại bỏ một chút căng thẳng. Ngoài ra, bạn nên suy nghĩ một cách thiết thực và cung cấp vật dụng cần thiết mà bạn bè và/hoặc gia đình của họ sẽ cần đến trong khoảng thời gian này.[6]
    • Hoặc, bạn có thể gọi điện cho họ và hỏi rằng "Mình biết rằng trong hoàn cảnh như thế này, bạn sẽ không có thời gian để đi chợ hoặc mua đồ dùng trong nhà. Bạn có muốn mình mua hộ bạn thứ gì không?".
    • Danh sách mặt hàng cần thiết bao gồm đĩa dùng một lần và khăn ăn nếu khách khứa sẽ đến nhà họ cũng như khăn giấy lau mặt và trà thảo mộc như trà hoa cúc.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

An ủi từ xa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Liên lạc với họ.
    Bạn nên gọi điện cho người bạn đó và bày tỏ sự đau buồn trước mọi việc mà họ đang phải trải qua. Không nên khó chịu nếu người đó không trả lời cuộc gọi của bạn ngay lập tức. Có lẽ họ không muốn trò chuyện, hoặc có thể họ đang phải an ủi người thân của họ. Họ sẽ gọi lại cho bạn khi có thể. Trong khi đó, bạn chỉ cần gửi lời hỏi thăm vào hộp thư thoại của họ.
    • Bạn có thể nói rằng "Này, X, mình rất tiếc về chuyện đã xảy ra. Mình biết rằng bạn đang bận hoặc không muốn nói chuyện vào lúc này. Nhưng mình muốn gọi điện cho bạn để nói rằng mình đang suy nghĩ về bạn và mình sẽ luôn có mặt nếu bạn cần".
    • Nhiều người không biết phải nói gì với người đang đau buồn hoặc thất vọng, vì vậy, họ lựa chọn không nói gì cả.[7] Ngay cả khi bạn không biết phải nói gì, người đó sẽ rất biết ơn vì bạn đã quan tâm đến họ và nhận thức được mức độ quan trọng của vấn đề mà họ đang gặp phải.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đề nghị được gọi điện hỏi thăm.
    Thông thường, khi một người nào đó đang đau buồn, người khác sẽ nói rằng “hãy gọi cho tôi nếu bạn cần”. Nếu người đó gọi điện, họ sẽ cảm thấy như thể họ là gánh nặng cho bạn, và vì vậy, họ sẽ không bao giờ gọi điện. Phương pháp tốt hơn là bạn nên nêu lên thời điểm cụ thể mà bạn sẽ gọi điện để người đó biết rằng họ có thể trông cậy ở bạn.
    • Gửi lời nhắn hoặc khẳng định với người đó rằng bạn sẽ thường xuyên gọi điện hỏi thăm. Ví dụ, bạn có thể nói một điều gì đó như “Mình sẽ gọi lại vào ngày thứ Ba sau giờ làm để hỏi thăm bạn”.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Rèn luyện cách lắng nghe tích cực.
    [8] Thỉnh thoảng, tất cả những gì mà mọi người cần là một người biết lắng nghe họ. Bạn nên trao món quà của sự lắng nghe này cho người bạn của mình. Thật sự lắng nghe mọi điều mà người đó đang nói – giọng điệu, từ ngữ, và điều mà họ chưa nói ra. Bạn nên tập trung và không nên suy nghĩ vẩn vơ. Đưa ra câu hỏi để làm rõ vấn đề khi người đó tạm ngừng nói để cho họ thấy rằng bạn đang theo dõi câu chuyện.
    • Sau khi người đó nói xong, bạn nên tóm tắt lại mọi thông tin mà bạn đã nghe và sau đó, nêu lên câu nói có thể trấn an họ rằng mặc dù bạn không thể vẩy đũa phép và chữa lành mọi thứ, bạn đã lắng nghe và sẽ có mặt vì người đó. Ngay cả lời nói có ý phản ánh lại mọi thứ, ví dụ như "Mình nghe nói rằng bạn rất buồn về ___. Mình cảm thấy rất buồn vì điều này xảy đến cho bạn, nhưng mình hy vọng bạn biết rằng mình sẽ luôn ở bên bạn", có thể giúp ích khá nhiều cho người đó.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Gửi đến người đó yếu tố thể hiện sự quan tâm.
    [9] Nếu bạn không thể sang nhà người ta nhưng vẫn muốn cố gắng giúp họ phấn chấn hơn – hoặc ít ra là khiến mọi việc dễ dàng hơn với họ - bằng cách gửi đến cho họ vật dụng mà họ cần. Bạn nên gửi gì là tùy thuộc vào tình huống và vào người đó.
    • Ví dụ, nếu người đó vừa mới chia tay, bạn có thể gửi cho họ một vài loại thực phẩm có thể đem lại sự thoải mái cho họ và một vài quyển tạp chí lá cải để giúp người đó ngừng suy nghĩ về chuyện đã qua. Nếu người đó vừa mất đi người thân yêu, bạn nên gửi một bộ sưu tập lời trích dẫn hoặc đoạn Kinh Thánh giúp nâng cao tinh thần hoặc một quyển sách về việc tìm kiếm niềm hy vọng sau mất mát.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Tránh gây khó chịu cho họ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nên giả vờ rằng bạn hiểu rõ mọi việc.
    Bạn nên biết rằng mỗi người khác nhau sẽ phản ứng khác nhau với tình huống trong cuộc sống. Ngay cả khi bạn đã từng trải qua vấn đề tương tự như người bạn này, bạn nên tránh nói theo kiểu “Ồ, sau một thời gian thì mình hoàn toàn không còn cảm thấy quá tồi tệ. Khi mình gặp phải điều này trước đây, mình ___”. Người ấy muốn bạn nhìn nhận cảm giác của họ chứ không phải là giảm thiểu nó. Thay vào đó, bạn nên bộc lộ sự đồng cảm.
    • Đồng cảm bao gồm thừa nhận cảm giác đau đớn của đối phương bằng cách đặt mình vào vị trí của họ.[10] Thậm chí nếu bạn nghĩ rằng bạn biết rõ cảm giác đó, bạn nên tránh khái quát hóa vấn đề. Đối với người đó, đây là trải nghiệm khá mới mẻ, không công bằng, và khá đau đớn. Để cung cấp sự hỗ trợ và sự cảm thông, bạn nên nói rằng “Mình thấy rằng bạn đang đau khổ. Ước gì mình có thể làm gì đó cho bạn”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Không nên cung cấp lời khuyên.
    Khi chúng ta nhận thấy người mà chúng ta yêu thương đang đau khổ, phản ứng thông thường sẽ là tìm kiếm giải pháp. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, nhân tố duy nhất có thể giảm thiểu nỗi đau là thời gian hoặc niềm hy vọng. Tất nhiên, có thể bạn sẽ cảm thấy bất lực về việc không thể giúp đỡ bạn mình một cách thiết thực, nhưng họ sẽ trân trọng sự hiện diện hơn là lời khuyên của bạn.[11]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Không đưa ra lời nói sáo rỗng.
    [12] Trong thời điểm khó khăn, con người thường tìm kiếm câu nói vô vị không cung cấp bất kỳ sự an ủi nào mà chỉ khiến tình huống trở nên tồi tệ hơn. Bạn nên tránh nói những lời không có tính hỗ trợ, sao chép chính xác như khuôn mẫu của tấm thiệp chúc mừng:[13]
    • Mọi việc xảy ra đều có lý do
    • Thời gian sẽ chữa lành mọi vết thương
    • Chuyện này bắt buộc phải xảy ra
    • Mọi chuyện có thể đã trở nên tồi tệ hơn
    • Chuyện gì đã qua thì hãy để nó trôi qua
    • Mọi thứ thay đổi càng nhiều thì sẽ lại càng trở về như cũ
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm hiểu xem liệu người đó sẽ chấp nhận sự an ủi về mặt tinh thần như thế nào.
    Đề nghị được cầu nguyện cho người đó hoặc khuyên người đó cầu nguyện trông có vẻ như là cử chỉ vô hại. Tuy nhiên, nếu bạn của bạn là người theo thuyết vô thần hoặc bất khả tri, họ có thể sẽ không cảm thấy thoải mái với hoạt động mang tính tôn giáo. Bạn nên tìm hiểu về niềm tin của người đó và cung cấp cho họ sự hiện diện và sự an ủi theo cách đem lại sự thoải mái cho họ.[14]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Không nên nản lòng. Hãy mạnh mẽ vì người đó – bạn sẽ không thể giúp ích được gì cho họ nếu bạn cũng cảm thấy chán nản.
  • Tránh ôm đồm quá nhiều công việc. Nếu bạn không chăm sóc bản thân, bạn sẽ không thể chăm sóc cho bất kỳ ai. Không nên làm bản thân buồn lòng hoặc mệt mỏi với cuộc sống của người khác. Bạn nên giữ cân bằng để vẫn có thể tích cực giúp đỡ họ và vẫn cho phép họ hồi phục theo cách riêng.
  • Cẩn thận với từ ngữ mà bạn sử dụng vì người đang gặp phải tình huống như thế này sẽ khá nhạy cảm. Hành động mà bạn cần tránh là gạt bỏ cảm giác hoặc khó khăn của họ, trở nên quá cứng nhắc, quá thẳng thắn hoặc không biết lắng nghe.
  • Trấn an và nói cho người đó biết về sự yêu thương mà mọi người dành cho họ.
  • Không nên phán xét người đó. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng vấn đề này không có gì "to tát". Bạn nên cho phép người đó có thời gian để phục hồi theo cách riêng của họ.

Cảnh báo

  • Đôi khi, con người không muốn ôm ấp, trò chuyện hoặc ở gần người khác. Trong trường hợp này, hãy để người đó bình tĩnh lại và suy nghĩ về biện pháp tốt nhất để tiếp cận họ.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP
Cùng viết bởi:
Chuyên gia trị liệu lâm sàng & Giáo sư thỉnh giảng
Bài viết này đã được cùng viết bởi Rebecca Tenzer, MAT, MA, LCSW, CCTP, CGCS, CCATP, CCFP. Rebecca Tenzer là chủ sở hữu và bác sĩ lâm sàng chính của Astute Counseling Services, một doanh nghiệp tư nhân tại Chicago, Illinois. Với hơn 18 năm kinh nghiệm lâm sàng và giảng dạy trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, Rebecca chuyên điều trị trầm cảm, lo âu, chứng sợ hãi, chấn thương tâm lý, tư vấn về mối quan hệ giữa người với người bằng cách kết hợp liệu pháp hành vi nhận thức, liệu pháp tâm động học và các phương pháp điều trị có bằng chứng. Rebecca có bằng cử nhân về xã hội học và nhân chủng học của Đại học DePauw, bằng thạc sĩ phương pháp giảng dạy của Đại học Dominican và bằng thạc sĩ về công tác xã hội của Đại học Chicago. Rebecca là thành viên của AmeriCorps và cũng là giáo sư tâm lý học giảng dạy tại cấp đại học. Rebecca được đào tạo làm chuyên gia trị liệu hành vi nhận thức (CBT), chuyên gia điều trị sang chấn tâm lý lâm sàng (CCTP) và chuyên gia tư vấn khủng hoảng (CGCS). Rebecca là thành viên của Hội Liệu pháp Hành vi Nhận thức Hoa Kỳ và Hiệp hội Nhân viên Xã hội Quốc gia. Bài viết này đã được xem 350.408 lần.
Chuyên mục: Tình bạn
Trang này đã được đọc 350.408 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo