Cách để Dạy trẻ tập đi

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Vào một lúc nào đó trong độ tuổi 10 đến 18 tháng, đa số các bé sẽ bắt đầu bước đi.[1] Theo thứ tự thông thường, trẻ sẽ bò trước, sau đó đến giai đoạn vịn một đồ vật nào đó để đứng lên và đi men theo. Tuy nhiên, mọi em bé đều khác nhau, vì thế, có thể con bạn sẽ tập tễnh học cách đi, hoặc đột ngột đứng dậy và bước đi trong sự ngỡ ngàng của bố mẹ. Mấu chốt của vấn đề là bạn phải khuyến khích và tập luyện cho con để bé có thể thoải mái với việc bước đi.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Giúp bé tập đứng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho bé đứng trên đùi bạn và nhảy lên trong lòng bạn.
    Bài tập này sẽ giúp cơ bắp ở chân trẻ mạnh lên, đặc biệt là nếu bé nhà bạn vẫn còn đang bò hay mới bắt đầu níu vật gì đó để đứng dậy.[2]
    • Bạn cần chỉ cho con cách gập đầu gối và luyện tập thao tác gập gối nhằm phát triển kỹ năng vận động để bé có thể đứng lên, ngồi xuống.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Mua cho bé một chiếc ghế gật gù (ghế rung).
    Khi bé được 5 đến 6 tháng tuổi, cho bé nằm ghế gật gù để bắt đầu hình thành cơ bắp ở chân.[3]
    • Không nên cho bé sử dụng khung tập đi. Tổ chức AAP (The American Academy of Pediatrics - Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ) không khuyến cáo sử dụng khung tập đi cho trẻ nhỏ. Các nghiên cứu đã chứng minh những loại khung hoặc xe này thật sự làm chậm quá trình phát triển khả năng vận động và gây ra các tật về xương sống cho trẻ nhỏ. Chúng cũng tiềm ẩn những nguy cơ về sự an toàn, vì xe tập đi có thể bị lật hoặc lăn tròn xuống cầu thang.[4]
    • Khung tập đi bị cấm sử dụng tại Canada và tổ chức AAP cũng đang khuyến cáo Hoa Kỳ áp dụng giải pháp hạn chế tương tự để các bậc phụ huynh ngừng sử dụng khung tập đi cho trẻ.[5]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Dùng đồ chơi để khuyến khích bé đứng dậy.
    Đặt đồ chơi phía trên, ngoài tầm tay bé, hoặc ở một vị trí mà bé phải đứng lên mới lấy được.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giúp trẻ ngồi xuống mỗi khi trẻ tự mình đứng lên.
    Đa số em bé bắt đầu tự đứng lên trước khi biết cách ngồi xuống, vì thế bạn đừng hoảng hốt nếu bé khóc và tìm sự giúp đỡ khi đang trong tư thế đứng.[7]
    • Khi trẻ bắt đầu quấy, thay vì bế con lên, hãy giúp trẻ ngồi xuống bằng cách nhẹ nhàng gập đầu gối của bé lại và đỡ cho đến khi bé ngồi xuống sàn nhà một cách an toàn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Giúp bé đi men theo đồ vật

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sắp xếp đồ đạc trong nhà thẳng hàng để bé có thể men theo đó dễ dàng hơn.
    Bé sẽ sử dụng đồ nội thất và các bề mặt/vật thể như điểm tựa để có thể đi vòng quanh. Di chuyển đồ nội thất thành một đường thẳng vững chãi, đảm bảo rằng toàn bộ đồ đạc đã được thiết kế an toàn cho trẻ nhỏ để bé yêu có thể tự mình đi tập tễnh quanh nhà.[8]
    • Trên thực tế, một khi trẻ bắt đầu vịn vào thứ gì đó và đi, bạn cần sắp xếp lại ngôi nhà để mọi thứ trở nên an toàn đối với trẻ nhỏ, vì khi trẻ bắt đầu với đến một tầm cao mới, đồng nghĩa với việc bé sẽ tiếp cận với nhiều mối nguy hiểm tiềm tàng hơn.[9]
    • Giúp bé không tiếp tục vịn vào bàn ghế bằng cách chìa tay bạn ra và cho bé nắm chặt lấy tay ngón tay bạn bằng cả hai tay. Đến một lúc nào đó, bé sẽ nắm lấy bạn chỉ bằng một tay hoặc thậm chí là không cần nắm nữa.[10]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cho bé một món đồ chơi đẩy.
    Đồ chơi đẩy như một xe siêu thị nhỏ, hay máy cắt cỏ đồ chơi sẽ giúp bé luyện tập việc vừa vịn vừa chập chững đi. Đồ chơi này cũng giúp bé tập điều khiển trong khi học đi, cải thiện khả năng giữ thăng bằng và thúc đẩy sự tự tin cho trẻ.[11]
    • Nếu con của bạn chỉ mới bắt đầu tập vịn và đi chập chững, cho bé loại đồ chơi không có bánh xe. Khi bạn đã tự tin rằng bé đủ mạnh thì hãy giới thiệu cho bé loại đồ chơi đẩy có bánh xe.[12]
    • Luôn kiểm tra xem món đồ chơi có chắc chắn, có thanh nắm hoặc tay cầm tốt hay không, bên cạnh đó, bánh xe phải to vì như vậy đồ chơi sẽ khó bị lật hơn.[13]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kéo bé đứng dậy.
    Để bé nắm lấy ngón tay bạn và kéo trẻ đứng lên, như vậy về cơ bản là bé đang tự kiểm soát trọng lượng của mình. Cho bé đi vòng quanh trong khi hỗ trợ bên dưới cánh tay bé.[14]
    • Trẻ càng dành nhiều thời gian để tập chân thì càng sớm chuyển sang giai đoạn tập đi.
    • Việc bạn đỡ bé trong lúc bé đứng sẽ giúp cho chân trẻ duỗi thẳng và không bị cong sau này. Tật chân vòng kiềng thường tự khỏi khi trẻ được 18 tháng tuổi, nhưng cũng có thể kéo dài đến khi trẻ 3 tuổi.[15]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Khen ngợi nỗ lực của bé.
    Hầu hết các em bé đều có mong muốn cố hữu là làm vui lòng cha mẹ và được nghe khen ngợi, vỗ tay cùng tiếng hò reo cổ vũ. Vì thế hãy cho bé yêu của bạn biết mỗi khi bé đứng hay vừa vịn vừa đi giỏi bằng những lời động viên và tán thưởng rõ ràng.[16]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đừng mua giày đi trong nhà cho bé.
    Không cần thiết phải đầu tư một bộ sưu tập giày cho bé yêu của bạn, đôi giày tốt nhất đối với trẻ chính là đôi chân trần.[17]
    • Miễn là bề mặt trong nhà sạch sẽ và an toàn đối với trẻ đang tập đi, khi ấy, bạn nên để bé tự chập chững và trải nghiệm bằng đôi bàn chân của mình (hoặc cho bé mang vớ chống trượt nếu như bạn muốn) càng nhiều càng tốt, điều này giúp xây dựng cơ bắp ở bàn chân và mắt cá chân, làm cho gan bàn chân phát triển cũng như giúp trẻ học cách phối hợp và giữ thăng bằng.
    • Nếu bé đi ngoài trời, hãy đảm bảo rằng giày của trẻ nhẹ và linh hoạt. Tránh mang cho trẻ giày bốt hoặc giày thể thao cao quá mắt cá, con bạn có thể bị chậm lại vì những loại giày vướng víu này gây hạn chế cử động cho bé.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Không nên buộc con đứng hay đi với sự hỗ trợ của bạn nếu bé không muốn.
    Điều này có thể làm trẻ sợ và trì hoãn lại quá trình đứng hoặc đi của trẻ.[18]
    • Nhiều em bé sẽ đi khi đã sẵn sàng, vì vậy đừng quá lo lắng nếu con bạn không bắt đầu tập đi cho đến khi bé được 18 tháng tuổi, hay có thể là lớn hơn 18 tháng tuổi.[19]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Giúp bé tập đi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Biến việc giữ thăng bằng thành một trò chơi.
    Nhằm khuyến khích bé tập quen với việc giữ thằng bằng trên hai chân, bố mẹ nên biến điều đó thành một trò chơi vui nhộn với nhiều lời động viên và khen ngợi.[20]
    • Ngồi trên sàn với con bạn và giúp bé đứng lên. Sau đó, đếm to xem bé có thể đứng vững trong bao lâu trước khi bé khuỵu gối xuống. Vỗ tay và khen ngợi sau mỗi nỗ lực giữ thăng bằng của trẻ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khuyến khích bé tập đi thay vì ngồi.
    Đặt bé xuống mặt phẳng trong tư thế đứng thay vì tư thế ngồi bằng mông.[21]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đứng ở phía bên kia căn phòng và khuyến khích bé đi về phía bạn.
    Điều này sẽ giúp con bạn có đủ tự tin và động lực để cất bước đi đầu tiên.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm cho bước đi đầu tiên của bé trở thành một sự kiện trọng đại.
    Những bước chập chững đầu đời là một khoảnh khắc lớn lao đối với bé yêu của bạn, vì thế hãy tỏ ra thích thú và cổ vũ bé hết mức có thể khi bé bắt đầu bước đi.[22]
    • Cổ vũ mỗi khi bé tập đi nhằm cho bé biết mình đang làm điều đúng và có thêm tự tin để tiếp tục bước đi.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Mong đợi một số điểm dừng và bắt đầu.
    Đừng quá lo lắng nếu thiên thần đang chập chững của bạn trở lại với việc bò sau một cú ngã đau hay một trận ốm. Con bạn vẫn đang trong quá trình phát triển những khía cạnh khác chẳng hạn như gọi những cái tên hay bốc thức ăn bằng tay, vì thế, có thể bé sẽ mất vài tuần, thậm chí cả tháng tạm hoãn việc tập đi.[23]
    • Một số em bé có thể thấy thoải mái hơn khi bắt đầu với việc bò nên bé có thể bò trườn/chập chững trước khi nắm bắt trọn vẹn quá trình bước đi.[24]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Để trẻ ngã trong phạm vi an toàn.
    Khi tập đi, trẻ có thể lắc lư, đung đưa, thậm chí bổ nhào nhằm cải thiện kỹ năng đi đứng của mình. Bên cạnh đó, đa số trẻ nhỏ chưa có chiều sâu nhận thức tốt, vì thế trẻ có xu hướng va phải hay ngã vào các đồ vật thay vì bước qua chúng.[25]
    • Miễn là nhà bạn được bố trí an toàn cho trẻ đang tập đi và bạn giám sát bé cẩn thận mọi lúc thì đừng căng thẳng vì những điều biết chắc sẽ xảy ra và nhiều cú ngã của bé. Bé có thể sẽ khóc khi bị ngã, nhưng vấn đề là do bé sợ hơn là đau.
    • Bỉm và tã lót cũng là một vật liệu đệm tốt cho mọi cú ngã và bé sẽ quên ngay những lần vướng hay té ngã còn nhanh hơn cả người lớn. Vì vây, tránh tỏ ra quan trọng hóa vấn đề mỗi khi bé gặp phải những cú ngã không đáng kể trong quá trình học đi.
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Hỗ trợ khi bé bước đi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Không nên so sánh sự phát triển của con bạn với những em bé khác.
    Không phải em bé nào cũng giống nhau, vì vậy, đừng cuống lên khi bé nhà bạn không bắt đầu đi khi đến độ tuổi nhất định. Thời gian mà trẻ cần để đạt đến một giai đoạn quan trọng đặc biệt, chẳng hạn như tập đi, có thể khác nhau do sự khác biệt về trọng lượng cơ thể, thậm chí là tính cách cá nhân. Nên nhớ rằng cột mốc bước đi chỉ mang tính tương đối, không phải là một thời điểm bất biến hay một yêu cầu tuyệt đối đối với mỗi trẻ em.[26]
    • Một số em bé sinh thiếu tháng có thể chậm đạt đến những mốc giai đoạn quan trọng hơn so với những bé khác sinh đủ tháng.[27]
    • Ngoài ra, đôi khi chỉ là bé sợ phải bỏ ngón tay của bạn ra và thực hiện những bước đi đầu đời. Vì vậy, điều quan trọng là bố mẹ phải cổ vũ và hỗ trợ khi con học đi và không đặt quá nhiều áp lực hay căng thẳng lên trẻ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đừng quá lo lắng nếu bạn thấy chân bé trông như bị tật bàn chân phẳng.
    Trên thực tế, chỉ là do em bé quá bụ bẫm nên bàn chân đầy lên. Khoảng từ 2 đến 3 tuổi, phần thịt “thừa” trên chân bé sẽ biến mất dần và bạn sẽ thấy gan bàn chân bé trở nên bình thường.[28]
    • Chân bé cũng có thể cong vào trong, trông như nửa vầng trăng, đây là dấu vết còn lại của giai đoạn sơ sinh. Theo thời gian, chân trẻ sẽ tự thẳng ra.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chắc rằng bàn chân quặp vào trong của bé sẽ tự ngay ngắn lại.
    Tình trạng bàn chân quặp vào trong, hay còn gọi là “bàn chân khoèo”, là do hiện tượng xoắn xương chày bên trong cơ thể, nói cách khác là xương ống chân của trẻ bị xoắn vào trong.[29]
    • Tình trạng này sẽ tự khắc phục trong vòng sáu tháng sau những bước đi đầu tiên của trẻ.
    • Nếu sau sáu tháng mà bàn chân bé vẫn còn quặp vào trong, hãy trao đổi với bác sỹ khoa nhi về những bài tập kéo chân nhằm khắc phục tình trạng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Kiểm tra chân bé để chắc rằng chúng thẳng.
    Một số trẻ có mong muốn tự nhiên là đi vòng quanh bằng đầu ngón chân của mình, điều này thật sự giúp trẻ phát triển cảm giác về sự cân bằng. Đây hầu như là một tật sẽ luôn tự khỏi, nhưng đôi khi dù rất hiếm, nó có thể là một dấu hiệu cho thấy cơ gót chân hay bàn chân của trẻ quá căng.[30]
    • Nếu chân của bé nhà bạn không thể thẳng lại một cách tự nhiên, hay nếu con bạn cứ đi bằng mũi chân cho đến khi hơn 3 tuổi, hãy cho bác sỹ nhi khoa biết vì đó có thể là dấu hiệu của vấn đề phát triển.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trao đổi với...
    Trao đổi với bác sỹ nhi khoa nếu con bạn ngã nhiều hơn bình thường, chân trẻ có vẻ khó uốn hay bé cứ bị ngã về một phía. Đây có thể là những dấu hiệu về thần kinh, khớp, hoặc vấn đề cột sống.[31]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Để trẻ khám phá dần khi đã bắt đầu thoải mái hơn với việc đi.
    Khi bé bắt đầu có được sự tự tin và trở nên thoải mái hơn với việc đi lại trên bề mặt phẳng, mịn, cho bé thử đi trên một bề mặt dốc hoặc không bằng phẳng. Những môi trường mới này sẽ giúp trẻ phát triển cảm giác về sự cân bằng.[32]
    Quảng cáo
  1. http://www.brillbaby.com/teaching-baby/physical-development/baby-crawling-walking/learning-to-walk.php
  2. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  3. http://www.healthguidance.org/entry/15090/1/How-to-Teach-a-Child-to-Walk.html
  4. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  5. http://www.healthguidance.org/entry/15090/1/How-to-Teach-a-Child-to-Walk.html
  6. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  7. http://www.healthguidance.org/entry/15090/1/How-to-Teach-a-Child-to-Walk.html
  8. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  9. http://www.babycentre.co.uk/x556547/how-can-i-encourage-my-14-month-old-to-walk
  10. http://www.babycentre.co.uk/x556547/how-can-i-encourage-my-14-month-old-to-walk
  11. http://www.parents.com/baby/development/walking/help-baby-learn-to-walk/#page=8
  12. http://www.parents.com/baby/development/walking/help-baby-learn-to-walk/#page=9
  13. http://www.parents.com/baby/development/walking/help-baby-learn-to-walk/#page=9
  14. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  15. http://www.parents.com/baby/development/walking/help-baby-learn-to-walk/#page=10
  16. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  17. http://www.babble.com/baby/teaching-baby-walk/
  18. http://www.healthguidance.org/entry/15090/1/How-to-Teach-a-Child-to-Walk.html
  19. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  20. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  21. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  22. http://www.whattoexpect.com/first-year/first-steps/
  23. http://www.brillbaby.com/teaching-baby/physical-development/baby-crawling-walking/enjoying-the-journey.php

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kylee Money
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn kỹ năng làm cha mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kylee Money. Kylee Money là chuyên gia tư vấn kỹ năng làm cha mẹ, CEO và người sáng lập của Parenting Made Joyful. Từ năm 2001, Kylee đã làm việc với hơn 1.000 bậc phụ huynh và gia đình về huấn luyện giấc ngủ, quản lý hành vi, huấn luyện đi vệ sinh và v.v... Cô là người đóng góp bài viết và thành viên tư vấn của trang Pampers.com, chuyên gia tư vấn kỹ năng làm cha mẹ của kênh CBS News và từng được giới thiệu trên các chương trình Fox and Friends và Buy Buy Baby. Kylee cũng diễn thuyết trên các diễn đàn về kỹ năng làm cha mẹ với chủ đề huấn luyện giấc ngủ. Bài viết này đã được xem 32.662 lần.
Chuyên mục: Con cái
Trang này đã được đọc 32.662 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo