Cách để Cho ai đó biết là họ nói quá nhiều

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ở bên cạnh những người nói nhiều đôi khi thật mệt mỏi. Nói điều này ra thì có hơi ngại một chút cả cho bạn lẫn người đó, nhưng xét cho cùng thì họ có lẽ cũng không hề nhận ra là mình đang làm phiền người khác và sẽ biết ơn bạn vì đã nhắc nhở. Nếu bạn muốn báo hiệu cho ai đó rằng họ đang nói quá nhiều, hãy đọc một số mẹo hay của chúng tôi dưới đây!

1

Vạch trước ranh giới.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đây có thể là một cách khéo léo để chặn trước vấn đề ngay từ đầu.
    Không phải lúc nào bạn cũng có thể chọn cách này, nhưng nếu bạn sắp có cuộc họp hoặc nói chuyện với một người nói quá nhiều, hãy thử áp dụng các nguyên tắc cơ bản dưới đây. Ví dụ, khi ở trong nhóm, bạn có thể mở đầu bằng cách yêu cầu mọi người giơ tay trước khi phát biểu và chỉ nói ngắn gọn.[1]
    • Bạn có thể nói những câu như “Chúng ta có nhiều vấn đề cần bàn trong cuộc họp, do đó tôi đề nghị mọi người chỉ nêu thắc mắc vào cuối buổi họp."[2]
    Quảng cáo
2

Thử gợi ý bằng cử chỉ trước.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Hy vọng là họ sẽ hiểu ý và tự kết thúc cuộc trò chuyện.
    Nếu bạn cảm thấy ngại nói thẳng với người đó, hãy cân nhắc dùng các biện pháp ngăn chặn trước. Ví dụ, nếu một người đồng nghiệp hay bạn học thích tán gẫu bước đến bàn của bạn và bắt đầu nói chuyện, bạn cứ tiếp tục làm việc như không nhận thấy họ. Tiếp theo, hãy hắng giọng vài tiếng, tỏ vẻ lơ đãng và liên tục nhìn đồng hồ.[3]
    • Nếu bạn nghĩ họ có thể đến bất cứ lúc nào, hãy đeo tai nghe vào.
    • Nếu đang ở văn phòng làm việc, bạn có thể treo ngoài cửa bảng “Xin đừng làm phiền” hoặc “Đang họp”.
3

Nhắc nhở họ ở nơi riêng tư.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu ở trong một nhóm, bạn đừng nói với người đó ở trước mặt mọi người.
    Cuộc đối thoại này có thể hơi khó nói, thế nên tốt hơn cả là bạn nên kéo người đó ra ngoài và nói riêng với họ. Nói chuyện với người đó vài phút ở nơi riêng tư hoặc đóng cửa trao đổi vài câu với họ. Tỏ ra bình thường để những người trong nhóm không biết.[4]
    • Bạn có thể nói “Ý kiến của em cũng hay, nhưng em nên dừng lại ở đây. Chúng ta có thể nói chuyện về vấn đề này sau buổi họp.”[5]
    • Nếu đang ăn trưa cùng một nhóm bạn mà có một người liên tục “chiếm diễn đàn”, bạn có thể nói “Khanh ơi, để lát nữa ăn xong mình nói được không. Bạn cũng muốn nghe kể về kỳ nghỉ của Hạnh nữa mà?”
    Quảng cáo
4

Ngắt lời họ một cách lịch sự nhất có thể.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cố gắng chen vào khi họ nói hết câu thay vì cắt ngang.
    Đành rằng người đó có gây phiền toái thật, nhưng cắt ngang khi họ đang nói thì hơi mất lịch sự. Bạn nên cố gắng chờ cho họ nói hết câu hoặc hết một ý rồi hẵng chen vào. Thậm chí bạn có thể xin lỗi vì đã ngắt lời, nhưng hãy tỏ ra quả quyết.[6] Ví dụ, bạn có thể nói:
    • "Tôi có thể ngắt lời anh ở đây được không? Tôi có điều cần nói.”
    • "Xin lỗi vì đã ngắt lời chị, nhưng tôi muốn nói với chị một việc mà tôi vừa nhận ra.”
5

Nói rằng bạn cần phải cắt ngắn cuộc trò chuyện.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cách này có thể hữu ích nếu bạn đang có việc phải đi đâu đó.
    Nếu bạn đang vội hoặc không có hứng thú nghe tâm sự vào lúc này, hãy bảo rằng bạn đang trên đường đi dự cuộc họp hoặc cuộc hẹn nào đó. Sau đó, hãy rút lui cho nhanh. Bạn vẫn cần trao đổi với họ về họ việc nói nhiều – đây chỉ là giải pháp tình thế. Tuy nhiên, cách này cũng rất hiệu nghiệm![7] Bạn có thể nói:
    • "Mình không muốn phải ngắt lời bạn, nhưng mình mới bước ra khỏi cửa. Mình đang vội. Chúng mình liên lạc sau nhé?"
    • "5 phút nữa tôi có hẹn rồi – chúng ta phải nói nhanh, chứ không thì tôi trễ hẹn mất.”
    • "Tớ chỉ có vài phút thôi; tớ vừa mới ra ngoài.”
    Quảng cáo
6

Xử trí vấn đề với thái độ rõ ràng và trung hòa.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dùng giọng điệu bình thản và nói cụ thể để họ hiểu ý bạn.
    Hẳn là bạn không muốn phải nói chuyện lần nữa, thế nên đừng rào đón quanh co! Tuy vậy, bạn vẫn phải ứng xử lịch sự. Cố gắng giữ vẻ mặt bình thản và tránh chèn cảm xúc vào những lời phê bình.[8] Ví dụ, bạn có thể nói:
    • "Hôm nay ở câu lạc bộ cậu không cho tớ cơ hội để nói gì cả. Cứ mỗi khi tớ định lên tiếng thì cậu lại nói át đi.”
    • "Cậu có những ý kiến rất hay trong cuộc họp hôm nay, nhưng phần phát biểu của cậu mất khá nhiều thời gian. Tôi sợ là các đồng nghiệp của cậu bị xao lãng và không nắm được những điểm hữu ích.”
    • "Phương biết không, tớ rất vui khi cậu gọi điện, nhưng khi cậu nói chuyện thì tớ đợi mãi không có lúc nào để nói cả! Tớ rất muốn kể cho cậu nghe về kỳ nghỉ vừa rồi của tớ. Cậu sẽ rất thích đến nơi đó đấy.”
7

Thử bông đùa nếu bạn quen thân người đó.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Mỉm cười và dùng giọng nói nhẹ nhàng để họ biết là bạn đang đùa.
    Đôi khi những người bạn thích trò chuyện hào hứng với chủ đề nào đó và bắt đầu nói huyên thuyên. Ai mà chẳng mến một người bạn như vậy! Một câu đùa hóm hỉnh trong trường hợp này sẽ giúp cho người bạn đó biết là họ đang lấn át cuộc trò chuyện.[9] Bạn có thể nói:
    • "Này, xin chào, quên tớ rồi hả? Tớ vẫn ngồi đây nè.”
    • "Chầm chậm chút nào, bạn yêu! Thỉnh thoảng cho mình nói chen vào có được không?”
    • Chỉ vào đồng hồ đeo trên tay rồi bảo “Quên mất thời gian rồi hả cô nương? Cho tớ nói nữa với chứ? Cậu sẽ sốc khi tớ nói cho cậu biết chuyện Tiến đã làm vừa rồi cho mà xem.”
    Quảng cáo
8

Hiểu rằng họ không cố ý làm như vậy.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nhiều người không nhận ra là họ đang nói quá nhiều.
    Nếu bạn chưa bao giờ nói với người đó về việc này, hãy xem như họ không biết. Có thể họ hoàn toàn không nhận ra là mình đang huyên thuyên. Ngay cả khi họ có biết đi nữa, có lẽ họ cũng không có ý gì xấu. Cuộc trò chuyện có thể sẽ tiếp diễn trôi chảy nếu bạn hiểu điều đó.[10] Ví dụ, bạn có thể nói:
    • "Bình này, tôi không tin là cậu cố tình nói át mọi người. Tôi nghĩ đây chỉ là lỗi vô tình thôi.”
    • "Đăng à, tôi hiểu là anh không có ý chiếm cả cuộc trò chuyện."
    • Cố gắng tránh những lời phàn nàn và những câu khái quát chung như: “Ai cũng khó chịu vì cô nói quá nhiều” hoặc “Anh chẳng bao giờ để cho ai nói hết cả!”
9

Làm cho lời góp ý nghe hòa dịu hơn bằng cách dùng những câu có chủ ngữ là “Tôi”.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Những lời phê bình sẽ dễ nghe hơn khi bạn nói theo kiểu này.
    Phê bình người khác là một nghệ thuật! “Những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ hai nghe như kết tội vậy. Thay vào đó, bạn hãy thử dùng những câu có chủ ngữ ở ngôi thứ nhất để truyền đạt sự việc. Phản hồi của bạn sẽ có vẻ ít phán xét hơn và người nghe cũng ít thủ thế hơn.[11] Ví dụ như:
    • "Em cảm thấy như anh không quan tâm em muốn nói gì."
    • "Đôi khi tớ sợ là mình không muốn chơi với cậu nữa vì tớ chẳng có cơ hội nào để chia sẻ suy nghĩ khi chúng mình nói chuyện.”
    • "Mình đang lo việc tham gia của các thành viên nhóm trong các cuộc họp. Mình chịu trách nhiệm đảm bảo cho các nhân viên được góp ý kiến, nhưng dạo này phần đông trong nhóm không có cơ hội nào để nói."
    Quảng cáo
10

Nêu đề nghị hoặc gợi ý về giải pháp.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Điều này có thể khiến người đó cảm thấy bạn thành thật muốn giúp họ.
    Cố gắng xử trí vấn đề với thiện chí xây dựng. Nếu bạn có giải pháp nào khả dĩ, hãy nêu ra! Nếu không, bạn chỉ cần hỏi xem bạn có thể làm gì để giúp họ không.[12] Ví dụ:
    • "Cậu có thích cách tiếp cận khác trong các buổi họp không? Chúng ta có thể đặt ra quy tắc là mỗi người có 1-2 phút để phát biểu."
    • "Cậu có muốn tôi lắng nghe hay ủng hộ cậu như một người bạn theo một cách khác không?”
    • "Nếu cậu thích, tôi có thể giúp cậu học cách trình bày cô động hơn. Chúng ta có thể tập luyện riêng trong văn phòng của tôi. Mọi người không cần phải biết chuyện này."[13]
11

Cho họ cơ hội phản hồi ngắn gọn.

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Họ sẽ cảm thấy được lắng nghe và có thể có lý do chính đáng.
    Có nhiều lý do khiến người ta nói quá nhiều. Có thể họ đang có nhiều lo âu hoặc đang che đậy sự tự ti của mình. Hãy cho họ một cơ hội để phản hồi và nghe họ nói vài phút. Nhưng nhớ đừng để họ nói quá nhiều![14]
    • Ví dụ, nếu người đó bảo họ đang hồi hộp, bạn hãy nói câu gì đó như “Dễ hiểu thôi mà. Chúng ta vẫn còn phải luyện tập thêm, nhưng tôi mừng là mình đã hiểu thêm về vấn đề. Tôi sẽ cố gắng giúp cậu trong cuộc họp lần tới."
    • Nếu bạn của bạn nói rằng lúc đó họ không biết mình đã làm gì và nói lời xin lỗi, bạn hãy nói câu nào đó như “Không sao đâu Giang! Chuyện nhỏ mà. Tuần tới mình nói chuyện cũng được, mình đi cà phê và nói chuyện nhé?”
    • Nhớ rằng thói quen nói nhiều có thể bắt nguồn từ một bệnh lý hoặc rối loạn (như bệnh tăng động giảm chú ý).[15]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Supatra Tovar, PsyD, RD
Cùng viết bởi:
Nhà tâm lý học lâm sàng (PSY #31949)
Bài viết này đã được cùng viết bởi Supatra Tovar, PsyD, RD. Tiến sĩ Supatra Tovar là nhà tâm lý học lâm sàng được cấp phép (PSY #31949), chuyên gia dinh dưỡng có giấy phép hành nghề, chuyên gia thể hình kiêm chủ sở hữu Dr. Supatra Tovar and Associates. Tiến sĩ Tovar đã công tác trong lĩnh vực giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng lâm sàng và tâm lý học. Với hơn 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sức khỏe tổng thể, bà chuyên áp dụng Liệu pháp Tâm lý Sức khỏe Toàn diện. Bà kết hợp kiến thức tâm lý học, dinh dưỡng và hình thể để hỗ trợ khách hàng trong các vấn đề như trầm cảm, tăng cân quá đà, rối loạn ăn uống, chuyển đổi cuộc sống và mối quan hệ. Tiến sĩ Tovar có bằng cử nhân Sinh học môi trường của Đại học Colorado Boulder, bằng thạc sĩ Khoa học dinh dưỡng của Đại học bang California, Los Angeles, và bằng tiến sĩ tâm lý học chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng của Đại học quốc tế Alliant, Los Angeles.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 659 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo