Cách để Chinh phục lại bạn gái sau khi chia tay

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Cuộc chia tay nào mà chẳng gây tổn thương, thậm chí còn khiến người trong cuộc vô cùng đau khổ. Nếu bạn vừa chia tay nhưng lại cảm thấy muốn quay trở lại với bạn gái cũ, ở đây có một số bước mà bạn có thể cân nhắc để giải quyết vấn đề. Đáng tiếc là không phải bước nào cũng dễ dàng. Tuy nhiên điều đó không phải là bất khả thi. Bạn hãy đọc tiếp để khám phá thêm.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Dành thời gian suy ngẫm

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xem xét động lực của bạn.
    Chia tay là một trải nghiệm đầy khó khăn. Sau khi chia tay một người, việc bạn nhớ nhung sự hiện diện của người đó bên cạnh, nhớ cảm giác an toàn mà mối quan hệ đó có thể đã đem đến cho bạn cũng là lẽ thường tình. Hơn thế nữa, khi chỉ còn một mình sau khi cuộc tình tan vỡ, bạn sẽ cảm thấy cô đơn với nỗi đau mà bạn không mong muốn chút nào. Do đó, phản xạ tự nhiên của bạn lúc này là chỉ muốn mọi thứ quay trở lại như cũ, ít ra cũng đem lại cảm giác quen thuộc và dễ chịu theo cách nào đó.[1]
    • Trước khi tiếp cận người yêu cũ, đầu tiên bạn hãy ngồi xuống, tỉnh táo và trung thực suy xét xem tại sao mối tình của bạn lại tan vỡ và động lực thúc đẩy bạn quay trở lại với người ấy có thực sự xứng đáng không, hay đó chỉ là một phản xạ tự nhiên.
    • Nếu động lực của bạn trong việc nối lại cuộc tình bắt nguồn từ phản xạ hoặc cảm xúc mềm yếu, vậy thì bạn đừng tiến xa hơn. Thay vì thế, hãy tập trung chăm sóc bản thân, lắng lòng lại và đương đầu với cảm giác đau đớn không thể tránh khỏi sau khi chia tay như một người trưởng thành.
    • Nếu động lực của bạn trong việc quay trở lại với người yêu cũ là để giữ thể diện với bạn bè và gia đình, để chứng tỏ cho mọi người thấy rằng bạn có thể chinh phục lại cô ấy nếu muốn, hoặc để có cơ hội trả đũa cô ấy, bạn hãy ngừng lại. Đó không phải là những động lực tốt đẹp để theo đuổi mối quan hệ với bất cứ ai, và lại càng không phải với người yêu cũ. Bạn sẽ chỉ càng gây thêm đau đớn và tổn thương cảm xúc cho cả hai. Thay vì thế, bạn hãy nghiến răng và quyết định đối mặt với những cảm giác của mình một cách chín chắn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Suy nghĩ thật kỹ về điều gì đã khiến mối tình của bạn kết thúc.
    Bước này rất quan trọng vì hai lý do: một, bạn nên suy xét thật cẩn thận rằng tại sao bạn muốn quay trở lại; và hai, mối quan hệ của bạn tan vỡ là có nguyên nhân, và nếu muốn nối lại tình cảm, bạn phải chuẩn bị để xử trí vấn đề đó.[2]
    • Việc tỏ cho cô ấy thấy rằng bạn đã ngẫm nghĩ về mối quan hệ của hai người và rút kinh nghiệm từ các lỗi lầm trước đây sẽ chứng minh rằng bạn nghiêm túc và sẵn sàng thay đổi. Nếu bạn tiếp cận người yêu cũ với suy nghĩ sâu sắc về những vấn đề trong quá khứ và tinh thần sẵn sàng thay đổi, khả năng cô ấy sẽ cân nhắc về mối quan hệ giữa hai người sẽ cao hơn. Bạn có thể nói những điều như, “Anh đã suy nghĩ về nguyên nhân khiến chúng ta chia tay, có lẽ một phần là vì anh đã không hiểu được rằng em rất thất vọng khi anh đến muộn, em cảm thấy như anh không coi trọng em, và anh muốn thay đổi điều đó.”
    • Việc thừa nhận bản thân có thể đã làm sai chứng tỏ rằng bạn quý trọng mối quan hệ này đến mức sẵn sàng nhận trách nhiệm, và bạn không cố gắng quay lại chỉ vì cảm xúc nông nổi nhất thời.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ khoảng cách.
    Bạn càng theo đuổi cô ấy, nhất là ngay sau khi chia tay, khi cô ấy đang cần không gian riêng, cơ hội bạn nối lại với cô ấy càng xa vời.[3]
    • Nhắn tin, gọi điện, gửi email hay mọi sự cố gắng khác nhằm chen vào cuộc sống của cô ấy ngay sau khi hai người nói lời chia tay không những chỉ gây phiền nhiễu, mà những hành động đó còn cho thấy bạn quá tuyệt vọng. Khi bạn đeo bám và hành xử ấu trĩ như vậy, cô ấy càng thấy rằng quyết định chia tay là sáng suốt.
    • Cố gắng chờ đợi cô ấy tự đến với bạn. Việc để cô ấy đến với bạn trước có ưu điểm là bạn có thể giành quyền chủ động về mình, đồng thời bạn cũng có không gian để mở lại cuộc trò chuyện về mối quan hệ giữa hai người. Nếu bạn cứ cố gắng ép người yêu cũ nói chuyện trước khi cô ấy sẵn sàng, nhiều khả năng nàng sẽ rút lui, có lẽ là mãi mãi.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tập trung vào bản thân một thời gian.
    Đừng mãi ám ảnh về sự tan vỡ hay đầu óc lúc nào cũng luẩn quẩn về việc nối lại tình cảm. Thay vì thế, bạn hãy dành thời gian cho mình. Quay trở lại với những hoạt động ưa thích của bạn, đi chơi cùng bạn bè và làm quen lại với con người của chính mình khi bạn trở lại là người tự do.
    • Có thể bạn sẽ nhận thấy rằng thực ra bạn không mất mát gì nhiều, và rằng khao khát ban đầu của bạn về việc nối lại mối quan hệ chỉ là do cảm xúc thay vì dựa vào lý trí.
    • Đừng sợ sống một mình. Một trong những lý do tệ nhất khiến bạn muốn quay trở lại mối tình cũ là vì bạn sợ cô đơn. Điều đó sẽ đem đến thảm họa cho cả bạn và người ấy, cũng như mối quan hệ giữa hai người.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiếp cận người yêu cũ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hành động đúng đắn.
    Trước khi có động thái tiếp cận người yêu cũ, bạn cần đảm bảo rằng cô ấy chưa có ai khác, và rằng bạn vẫn chiếm được sự quan tâm nhiều nhất của nàng.
    • Nếu cô ấy đang hẹn hò với người khác, bạn đừng cố gắng phá hoại mối quan hệ của họ. Hãy chờ cho đến khi nàng không còn gặp ai khác.
    • Nếu thực sự quan tâm đến người yêu cũ và hạnh phúc của cô ấy, bạn hãy gạt qua cảm giác ghen tuông, oán giận hay cay đắng trước khi tiếp cận nàng lần nữa.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tận dụng mạng lưới hỗ trợ.
    Nếu bạn chắc rằng ý định của mình là đúng đắn, và nếu có quan hệ tốt với bạn bè của cô ấy, bạn có thể cân nhắc huy động sự giúp đỡ của họ.
    • Nhưng hãy thận trọng – điều này có thể phản tác dụng nếu bạn bè của cô ấy quyết định chống lại bạn thay vì ủng hộ.[4]
    • Tuy nhiên, nếu có được sự giúp đỡ của bạn bè của cô ấy, họ có thể là những đồng minh đáng tin cậy hỗ trợ cho mục đích của bạn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bắt đầu từ từ.
    Khi đã dành đủ thời gian xa cách và sẵn sàng liên lạc với cô ấy, bạn hãy tiến tới một cách tự nhiên và không gây áp lực.
    • Đừng khởi đầu đầy cảm xúc như, “Anh thực sự mong muốn chúng ta quay lại với nhau”, hay nghiêm trọng như “Chúng ta cần nói chuyện”.
    • Tỏ ra rằng bạn chỉ muốn gặp lại cô ấy như gặp một người bạn để biết cuộc sống của người kia ra sao, không phải là để cố gắng hàn gắn hoặc khơi lại nỗi đau trong quá khứ.
    • Sắp xếp cuộc gặp gỡ ở nơi trung gian và không áp lực. Gợi ý mời cô ấy đi ăn trưa hoặc uống cà phê. Tránh chọn những nơi khơi gợi cảm xúc cho cả hai, chẳng hạn như quán cà phê mà hai bạn thường ghé hoặc nhà hàng nơi hai người hò hẹn lần đầu. Nghe thì có vẻ khôn ngoan, nhưng điều đó sẽ chỉ làm hỏng cuộc gặp gỡ và sẽ khiến cô ấy cảnh giác ngay từ đầu.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Giữ cho mọi việc tự nhiên.
    Nếu cuộc gặp đầu tiên suôn sẻ và cả hai bạn cùng đồng ý gặp lại, bạn hãy nhắm tới một tình huống nhẹ nhàng tương tự như vậy. Nói rằng bạn mong muốn kết nối lại với cô ấy như hai người bạn tại thời điểm này, và bạn không trông đợi rằng như vậy nghĩa là hai người đã nối lại mối tình cũ.
    • Nếu sau một thời gian gặp gỡ trong không khí nhẹ nhàng và cả hai đều cảm thấy mối gắn kết giữa hai người vẫn còn bền chặt, bạn có thể đặt vấn đề về mối quan hệ, và liệu hai bạn có muốn thăm dò cơ hội quay lại với nhau không. Bạn có thể nói đại loại như, “Anh luôn suy nghĩ về chuyện chúng ta chia tay, và anh nghĩ rằng anh đã hiểu nguyên nhân. Em có muốn nói chuyện về việc này không?”
    • Nếu cô ấy phản ứng tiêu cực với đề nghị của bạn, bạn hãy lùi lại. Càng cố thúc ép khi cô ấy chưa chấp nhận, bạn càng làm hỏng mục đích của mình. Hãy chờ thêm một thời gian và đặt lại vấn đề khi cô ấy có vẻ dễ chấp nhận hơn. Nếu cô ấy vẫn không quan tâm, bạn đành phải tự thỏa hiệp với mình rằng điều đó có thể không bao giờ xảy ra.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Bắt đầu lại mối quan hệ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận trách nhiệm.
    Nếu muốn bắt đầu lại mối quan hệ, trước tiên bạn cần phải nhận trách nhiệm về những sai lầm mà có thể bạn đã phạm phải trước kia.[5]
    • Ngồi lại với nhau và đồng ý đối thoại một cách bình tĩnh, chín chắn về những chuyện bất hòa trước kia.
    • Nhận trách nhiệm cho những lỗi lầm của bạn và thừa nhận một cách thẳng thắn. Đừng cố gắng giảm nhẹ hoặc phủ nhận những gì bạn đã làm sai; thay vào đó, hãy tỏ ra rằng bạn đã nhận ra mình đã sai ở chỗ nào, và sau này bạn sẽ tránh những lỗi như thế. Ví dụ, bạn có thể nói những câu như, “Anh biết rằng anh không phải là người biết lắng nghe, và đó là lỗi của anh. Anh quá lo lắng đến công việc (hoặc học hành, hoặc chuyện gì đó), và anh không quan tâm đến em đúng mức. Anh xin lỗi em, bây giờ anh rất muốn thay đổi.”
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung tiến về phía trước.
    Điều này tùy thuộc vào việc bạn có muốn quay trở lại với người yêu cũ hay không.[6]
    • Nếu đã quay lại với người yêu cũ, bạn đừng nghiền ngẫm mãi những sai lầm trong quá khứ hoặc mất thì giờ đổ lỗi cho nhau về những gì đã xảy ra. Thay vì thế, hãy tập trung thảo luận về việc mỗi người mong mỏi điều gì trong mối quan hệ và phải làm gì để giúp đỡ nhau đạt được ước muốn đó. Tập trung vào điều mà hai bạn muốn trong tương lai thay vì những việc đã làm hoặc không làm trong quá khứ. Ví dụ, bạn có thể giải thích, “Anh thấy em có vẻ bực mình khi anh đi chơi với bạn bè, anh nghĩ có lẽ là vì anh báo trước gấp quá phải không?” Sau đó bạn đưa ra cách giải quyết vấn đề trong thời gian sắp tới, ví dụ như báo trước ít nhất năm tiếng khi ra ngoài chơi, v.v…
    • Nếu không thành công trong việc nối lại tình cũ, bạn cũng đừng mãi ám ảnh về thất bại của mình hoặc việc cô ấy đối xử bất công với bạn. Rút kinh nghiệm về những điều có lợi và không có lợi trong mối quan hệ và bắt đầu cuộc sống mới.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lập kế hoạch.
    Nếu hai bạn quyết định cho nhau một cơ hội, hãy đặt ra một kế hoạch hành động để tiến về phía trước.
    • Xác định cụ thể mỗi người cần gì và mong muốn gì ở mối quan hệ. Hỏi cô ấy, “Em mong muốn điều gì mà trước kia em không có?” và “Hai đứa mình cần làm gì để giúp em có được điều đó?” Tương tự như vậy, bạn hãy nói với cô ấy điều bạn cần – nhưng không kết tội cô ấy – và tìm ra cách để cả hai cùng giúp bạn đạt được điều đó.
    • Đặt ra những mong đợi hợp lý liên quan đến trách nhiệm của bạn để đáp ứng những nhu cầu và mong muốn đó.
    • Đồng thuận giao tiếp thường xuyên. Thỉnh thoảng hai bạn nên nói chuyện với nhau về mối quan hệ giữa hai người và mức độ hài lòng của cả hai. Việc xử lý các vấn đề một cách thẳng thắn là rất quan trọng trong một mối quan hệ trước đó đã có vấn đề.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Biết rằng đôi khi việc để cho người yêu cũ ở yên trong dĩ vãng lại là lựa chọn thích hợp nhất. Dẫu rằng sự tan vỡ có thể đau đớn, nhưng đôi khi việc quay lại với nhau có thể còn tồi tệ hơn. Hãy suy nghĩ thật kỹ xem liệu bạn có thực sự muốn quay lại không, và nếu thất bại, hãy hiểu rằng biết đâu như vậy bạn có thể thoát khỏi nhiều khổ đau.[7]
  • Nếu người yêu cũ của bạn có tính bạo hành dưới bất cứ hình thức nào – thể xác, cảm xúc hay tinh thần – đừng bao giờ cố gắng quay lại với người đó. Tuyệt đối không bao giờ.[8]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Kelli Miller, LCSW, MSW
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tâm lý trị liệu
Bài viết này đã được cùng viết bởi Kelli Miller, LCSW, MSW. Kelli Miller là chuyên gia tâm lý trị liệu, tác giả và người dẫn chương trình TV/radio tại Los Angeles, California. Kelli hiện tại hành nghề tư nhân và chuyên về các mối quan hệ gia đình, tình yêu hôn nhân, trầm cảm, lo âu, giới tính, chức năng làm cha mẹ và v.v... Kelli cũng đang điều hành các nhóm tại The Villa Treatment Center dành cho những người đang cai nghiện rượu và ma túy. Trong vai trò tác giả, cô nhận được giải thưởng Next Generation Indie Book Award cho cuốn sách “Sống chung với ADHD: Sách thực thành dành cho trẻ” và cô cũng là tác giả của cuốn “Hướng dẫn của Giáo sư Kelli để Tìm Chồng”. Kelli là người dẫn chương trình "The Dr. Debra and Therapist Kelli Show” trên LA Talk Radio. Bạn có thể xem tác phẩm của cô trên Instagram @kellimillertherapy và trang web www.kellimillertherapy.com. Cô đã nhận bằng Thạc sĩ Công tác Xã hội của Đại học Pennsylvania và bằng cử nhân về xã hội học/y tế của Đại học Florida. Bài viết này đã được xem 98.703 lần.

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế

Nội dung của bài viết này không nhằm mục đích thay thế cho các lời khuyên, kiểm tra, xét nghiệm hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn luôn luôn cần liên hệ với bác sĩ hoặc các chuyên gia y tế trước khi bắt đầu, thay đổi hoặc ngừng thực hiện bất kỳ phương pháp điều trị nào.

Trang này đã được đọc 98.703 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo