Cách để Chữa lành vết rách âm đạo

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Các vết rách trong âm đạo thường gây đau và khó chịu. Âm đạo có thể bị rách trong khi quan hệ tình dục, trong quá trình chuyển dạ, do dùng tampon hoặc do các bệnh tiềm ẩn. Phần lớn các vết rách âm đạo là nhẹ và có thể tự lành, ngoại trừ các vết rách do sinh nở đòi hỏi phải khâu. Nhiều vết rách âm đạo sẽ lành nếu bạn giữ vệ sinh sạch sẽ, tránh quan hệ tình dục và tránh gây kích ứng. Đối với các vết rách sâu hơn, bạn cần đến bác sĩ để khâu vết thương.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Điều trị rách âm đạo do sinh nở

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Xác định mức độ của vết rách âm đạo.
    Có 4 mức độ rách âm đạo có thể xảy ra trong khi chuyển dạ. Ở mức độ 1 là các vết rách mỏng trên da. Vết rách ở mức độ 2 bao gồm cả da và cơ. Đây là các vết rách âm đạo ít nghiêm trọng nhất.[1]
    • Vết rách mức độ 3 đi xuống tầng sinh môn và vào ống hậu môn. Vết rách mức độ 4 vào cả ống hậu môn và trực tràng.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Khâu vết thương.
    Bất cứ vết rách âm đạo nào xảy ra trong quá trình chuyển dạ cũng cần phải khâu. Bác sĩ sẽ khâu dọc theo các vết rách độ 1 và độ 2. Các vết rách độ 3 và độ 4 cần phải khâu tỉ mỉ hơn. Mỗi lớp da và cơ cần phải được khâu riêng.[2]
    • Đối với các vết rách độ 4, bác sĩ sẽ tập trung khâu dính các cơ nâng đỡ hậu môn và trực tràng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giữ sạch vết thương.
    Bất kể vết rách ở mức độ nào, bạn cũng cần giữ vệ sinh vết thương để giảm vi khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng. Rửa âm đạo và tầng sinh môn mỗi ngày nhiều lần.[3]
    • Thấm khô vết thương bằng khăn sạch. Nhớ lau từ trước ra sau để không đưa vi khuẩn từ trực tràng vào âm đạo.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Thay băng thường xuyên.
    Bạn cần thay băng gạc hoặc băng vệ sinh cách 4-6 tiếng một lần. Điều này sẽ giữ cho vết thương sạch và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn.[4]
  5. 5
    Ngăn ngừa táo bón để giảm áp lực lên vết thương. Táo bón có thể làm tăng mức độ đau hoặc mức độ tổn thương. Để ngăn ngừa tình trạng này, bạn có thể uống thuốc làm mềm phân. Nhớ uống nhiều chất lỏng và ăn chế độ ăn nhiều chất xơ.
  6. 6
    Tập bài tập Kegel để tăng độ chắc khoẻ sàn chậu. Một động tác dễ thực hiện là siết chặt các cơ dùng để đi tiểu. Giữ như vậy 5 phút trước khi thả lỏng. Lặp lại 10 lần trong cả ngày.
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Giảm đau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử chườm lạnh.
    Liệu pháp chườm lạnh có thể giúp giảm đau và viêm xung quanh vết thương. Đừng đặt nước đá hoặc túi chườm lạnh trực tiếp lên da. Bạn cần dùng khăn bọc đá hoặc túi chườm lạnh để bảo vệ da khỏi bỏng lạnh. Chườm lên da khoảng 10 phút.[5]
    • Chườm lạnh ở vùng chậu cách vài tiếng một lần.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc giảm đau không kê toa.
    Nếu vết rách gây đau, bạn có thể thử uống thuốc giảm đau không kê toa. Nhóm thuốc acetaminophen như Tylenol, nhóm ibuprofen như Advil, và các thuốc kháng viêm không steroid như Aleve có thể giúp giảm đau và đỡ khó chịu.[6]
    • Nhớ đọc kỹ nhãn thuốc và sử dụng theo hướng dẫn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nằm nghỉ sau mỗi giờ.
    Bạn nên nghỉ ngơi khi bị rách âm đạo, đặc biệt là sau khi sinh. Nếu có các vết rách sâu, bạn cần hạn chế đứng hoặc ngồi, vì các tư thế này sẽ tạo áp lực lên vùng âm đạo.[7]
    • Cứ mỗi giờ, bạn nên nằm xuống 20-40 phút. Cố gắng nghỉ ngơi như vậy trong 2-4 ngày sau khi sinh.
  4. 4
    Tắm ngồi mỗi ngày tối đa 3 lần. Tắm ngồi là phương pháp ngâm vùng kín trong nước. Liệu pháp này có thể vừa giúp chữa lành các vết rách âm đạo vừa giảm đau. Bạn nên ngồi ngâm trong nước ấm 10 phút, sau đó dùng khăn sạch thấm khô.[8]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thoa dầu dưỡng làm dịu da.
    Bạn có thể thử dùng một số loại dầu dưỡng tự nhiên thoa ngoài da ở vùng âm đạo. Thử dùng một giọt nhỏ gel lô hội, dầu vitamin E hoặc dầu làm dịu da không chứa chất kháng khuẩn. Đừng dùng kem kháng khuẩn ở vùng âm đạo, vì nó làm xáo trộn sự cân bằng của các lợi khuẩn tự nhiên.[9]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Ngâm bồn tắm yến mạch.
    Bạn có thể bị ngứa khi vết thương bắt đầu lành. Các vết rách cũng khiến vùng âm đạo đau hoặc khô. Nếu tình trạng này xảy ra, bạn có thể làm dịu âm đạo bằng cách tắm bồn yến mạch. Tích nước ấm vào bồn và hoà bột yến mạch vào nước. Thư giãn trong bồn tắm và để cho yến mạch làm dịu ngứa và viêm.[10]
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Chữa lành các vết rách nhẹ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chú ý cảm giác đau.
    Các vết rách âm đạo sẽ gây đau nhẹ ở vùng kín. Bạn có thể cảm thấy đau khi ngồi, khi đi lại hoặc khi mặc quần áo bó sát. Các vết rách nhỏ cũng có thể gây chảy máu nhẹ, ngứa hoặc khó chịu.[11]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Xác định độ sâu của vết rách.
    Cách chữa trị sẽ tùy thuộc vào độ nghiêm trọng của vết rách. Nếu không chắc vết thương ở mức độ nào, bạn có thể quan sát qua gương. Nếu vết rách ở vị trí không thấy được, có lẽ bạn cần đi khám.[12]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Để các vết rách nhẹ tự lành.
    Các vết rách nhẹ sẽ tự lành mà không cần điều trị. Các vết rách này nhỏ và trông như vết cắt do giấy cứa hoặc vết trầy xước. Bạn có thể bị chảy máu lúc ban đầu, có thể bị xót, khó chịu và ngứa. Thường thì bạn có thể biết nguyên nhân gây ra các vết rách nhẹ, chẳng hạn như quan hệ tình dục hoặc dùng tampon.[13]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Rửa âm đạo mỗi ngày 2 lần.
    Nếu có vết rách hoặc vết cắt ở âm đạo, bạn cần rửa vùng bị thương mỗi ngày bằng xà phòng nhẹ dịu. Rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh. Dùng xà phòng ít gây dị ứng. Cố gắng đừng rửa trôi lớp bảo vệ tự nhiên của âm đạo, vì nó có vai trò bảo vệ và chữa lành âm đạo.[14]
    • Đừng rửa bên trong cửa âm đạo. Chỉ rửa các vùng da bên ngoài.
    • Tránh thụt rửa khi đang bị rách âm đạo. Điều này có thể làm xáo trộn độ pH tự nhiên vốn giúp cơ thể khoẻ mạnh.
  5. 5
    Mặc đồ lót sạch và thoải mái. Chất liệu cotton thoáng khí là lựa chọn tốt nhất khi bạn có các vết rách ở âm đạo. Một chiếc quần lót hơi rộng và thoải mái sẽ giúp bạn dễ chịu hơn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tránh hoạt động tình dục.
    Khi có vết rách trong âm đạo, bạn nên tránh mọi hoạt động tình dục, dù là một mình hay với bạn tình. Bất cứ hành vi tình dục nào đụng đến vết rách đều có thể khiến vết thương hở trở lại. Sự tiếp xúc với các bộ phận khác của cơ thể cũng có thể khiến vi khuẩn xâm nhập vào vết thương.[15]
    • Sau khi vết rách lành, bạn cần hết sức nhẹ nhàng khi quan hệ tình dục trong vài lần đầu để đảm bảo không làm rách lại các phần nhạy cảm.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Tránh đặt tampon hoặc các vật khác vào trong hoặc gần âm đạo.
    Trong thời gian vết thương bình phục, bạn cần tránh gây kích ứng âm đạo bằng cách không đặt bất cứ thứ gì vào trong hoặc sát âm đạo. Không dùng tampon, bao cao su, màng chắn âm đạo hoặc các sản phẩm khác. Bạn cũng nên tránh sử dụng các chất bôi trơn hoặc lotion gây kích ứng.[16]
    • Mặc quần lót cotton không bó sát và ép vào âm đạo.
  8. 8
    Đến gặp bác sĩ nếu vết thương trở nặng. Nếu tình trạng vết rách xấu đi, bạn nên đến bác sĩ để kiểm tra. Ngoài ra, nếu bạn thấy chảy máu, có mùi khó chịu hoặc tiết dịch, sốt, chóng mặt, hãy tìm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.[17]
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đến gặp bác sĩ.
    Nếu vết rách âm đạo gây đau nhiều, vết thương lớn hơn vết cắt hoặc xước, hoặc tình trạng kéo dài không khỏi, bạn cần phải đi khám. Bác sĩ sẽ kiểm tra và đánh giá tổn thương ở âm đạo của bạn và quyết định liệu trình điều trị tốt nhất.
    • Bác sĩ cũng sẽ xác định xem liệu bạn có bệnh lý tiềm ẩn nào dẫn đến rách âm đạo không.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống thuốc theo toa.
    Nếu bạn có vết rách trong âm đạo, bác sĩ có thể kê toa thuốc chống nhiễm trùng hoặc chữa lành vết thương. Thuốc có thể có dạng kem, gel hoặc thuốc viên.[18]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng nồng độ estrogen.
    Nồng độ estrogen thấp cũng có thể dẫn đến viêm teo âm đạo. Tình trạng này có thể làm khô âm đạo, khiến cho âm đạo dễ bị rách. Các bệnh khác như ung thư hoặc mất cân bằng hoóc môn cũng có thể khiến nồng độ estrogen sụt giảm. Bác sĩ có thể kê toa kem bôi có chứa estrogen để điều chỉnh. Bạn cũng được hướng dẫn thay đổi chế độ ăn để tăng lượng estrogen hấp thụ từ thực phẩm.[19]
    • Bạn đừng bao giờ tự ý bổ sung estrogen mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Việc này có thể làm xáo trộn sự cân bằng hoá học của cơ thể.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Điều chỉnh chế độ ăn.
    Một số phụ nữ dễ bị rách âm đạo do thiếu các dưỡng chất nhất định. Sự thiếu hụt này gây tổn thương ở da và niêm mạc âm đạo. Hãy trao đổi với bác sĩ về chế độ ăn nếu bạn thường có các vết rách âm đạo không lành. Bác sĩ dinh dưỡng có thể giúp xác định bạn thiếu các dưỡng chất nào và cách bổ sung các dưỡng chất đó một cách an toàn.[20]
    • Thiếu kẽm là nguyên nhân phổ biến gây rách âm đạo. Sự thiếu hụt các dưỡng chất khác như vitamin A, axit béo omega-3, canxi và vitamin C cũng có thể dẫn đến tình trạng này.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đến gặp bác sĩ ngay lập tức khi âm đạo bị rách sâu.
    Một số vết rách ở âm đạo ở mức sâu và nghiêm trọng. Các vết rách này có thể chảy máu nhiều, có mủ, có mùi hôi, có phần thịt rời ra hoặc gây đau dữ dội. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào như trên, bạn nên ngay lập tức đến gặp bác sĩ để được điều trị. Các vết rách như vậy thường xảy ra do sinh nở, chấn thương hoặc tai nạn khi quan hệ tình dục.[21]
    • Đây là các vết thương nghiêm trọng và cần được điều trị.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Khâu vết thương.
    Nhiều vết rách âm đạo cần phải khâu, thường là các vết dài hơn 2,5 cm. Bác sĩ sẽ khâu liền các mép da với nhau. Thủ thuật được tiến hành ở cơ sở y tế hoặc bệnh viện. Thông thường, các vết thương này sẽ bình phục tốt. Trong khi chờ hồi phục, bạn nên giữ cho vết thương sạch sẽ và khô ráo. Nhớ mặc quần áo rộng rãi.[22]
    • Tránh mọi hoạt động có thể làm bục các mũi khâu hoặc vết thương.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Cindy Basinski, MD
Cùng viết bởi:
Cindy Basinski, MD
Bài viết này có đồng tác giả là Cindy Basinski, MD, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của How.com.vn phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 24.850 lần.
Trang này đã được đọc 24.850 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?