Cách để Chữa đau bụng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có nhiều nguyên do khiến bạn bị đau bụng nhưng có lẽ sẽ hơi ngớ ngẩn nếu bạn đến gặp bác sĩ chỉ vì thấy khó chịu ở bụng. Dưới đây là một số cách để ngăn cảm giác buồn nôn do đau bụng.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Nên ăn uống gì?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Thử ăn một chút gì đó.
    Một món ăn nhẹ, đơn giản có thể giúp xoa dịu dạ dày. Bạn có thể thử ăn sữa chua, bánh quy nhạt hoặc thực phẩm giàu chất xơ. Tránh ăn thức ăn cay, chế phẩm từ sữa động vật (trừ sữa chua vì sữa chua giàu probiotic) hoặc thức ăn có hương nồng.
    • Không nên ép bản thân khi không muốn ăn. Cố ăn sẽ chỉ khiến tình trạng trầm trọng hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Uống một thứ gì đó.
    Đau bụng có thể là do mất nước. Nếu muốn, bạn có thể thử uống trà thảo mộc thay cho nước lọc. Ngoài ra, nên thử uống nước Gatorade để bổ sung khoáng chất giúp xoa dịu dạ dày.
    • Nếu bạn nôn mửa hoặc tiêu chảy, thì việc cung cấp đủ nước cho cơ thể là một bước rất quan trọng. Nôn mửa và tiêu chảy khiến cơ thể mất nước với tốc độ đáng báo động và cần nước bù nước càng sớm càng tốt.
    • Nếu không thích uống nước lọc hoặc trà thảo mộc, bạn có thể thử uống gừng hoặc soda không ga. Nên nhớ là uống loại soda không có ga.[1]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Áp dụng chế độ ăn BRAT.
    BRAT là chế độ ăn bao gồm Banana (chuối), Rice (cơm), Applesauce (sốt táo) và Toast (bánh mì nướng). Bạn cũng có thể kết hợp các thức ăn nhạt khác với chế độ ăn BRAT. Ví dụ, có thể ăn bánh quy mặn, khoai tây luộc hoặc súp trong. Không nên ăn chế phẩm từ sữa động vật hoặc đồ ăn ngọt, nhiều dầu mỡ ngay vì chúng sẽ kích thích cảm giác buồn nôn. [2]
    • Tuy nhiên, chế độ ăn BRAT có thể không tốt cho trẻ nhỏ. Vì chế độ ăn này ít chất xơ, protein và chất béo nên có thể dẫn đến thiếu hụt dưỡng chất cần thiết để đường tiêu hóa của trẻ có thể phục hồi. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên cho trẻ ăn chế độ ăn bình thường, cân bằng, phù hợp với độ tuổi trong vòng 24 tiếng khi trẻ bị bệnh. Chế độ ăn có thể bao gồm nhiều loại rau củ quả, thịt, sữa chua và cacbon-hydrat phức hợp.[3]
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Nên làm gì?

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đi vệ sinh.
    Bạn có thể mang theo sách để đọc và quên đi cơn đau. Đáng tiếc là bạn chỉ còn cách ngồi chờ cho cơn đau thuyên giảm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nôn.
    Đôi khi cơn đau sẽ không giảm bớt cho đến khi bạn nôn ra. Vì vậy, bạn cần chuẩn bị ngay khi cơn co thắt vùng bụng bắt đầu. Tuy nhiên, bạn chỉ nên nôn nếu cơn đau không ngừng trong vòng 2-3 tiếng.
    • Mặc dù không thoải mái, nhưng bạn nên để xô hoặc vật đựng gần mình. Như vậy, bạn có thể nôn vào xô và không phải vội vã chạy vào nhà vệ sinh.
    • Đi khám ngay nếu vẫn đau bụng 5-6 tiếng sau khi nôn vài lần và ăn một chút gì đó. Kiểm tra nhiệt độ cơ thể và theo dõi các triệu chứng khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nghỉ ngơi.
    Buồn nôn khi di chuyển là vấn đề riêng biệt. Mặt khác, khi bị bệnh, bạn nên hạn chế vì di chuyển sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, bạn nên nằm xuống cho thoải mái. Nếu không thể nằm, bạn nên hạn chế di chuyển càng nhiều càng tốt.
    • Bước này cũng áp dụng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Mọi lứa tuổi khi bị bệnh đều nên hạn chế đi lại khi bị bệnh.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đi khám bệnh.
    Cơn đau bụng dai dẳng có thể là triệu chứng của vấn đề nghiêm trọng hơn. Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu triệu chứng buồn nôn kéo dài kèm các triệu chứng khác như đau, khó đi lại và phát ban.
    • Hầu hết các cơn đau bụng đều tự khỏi sau vài tiếng. Tuy nhiên, nếu đau dai dẳng, bạn cần chú ý đến các triệu chứng khác. Bạn nên đi khám nếu đau bụng có kèm triệu chứng khác.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn có thể uống nước lọc, nước Gatorade, trà, bia gừng hoặc bất kỳ chất lỏng nào giúp cung cấp điện giải và khoáng chất.
  • Uống soda chanh như Sprite để giảm đau bụng.
  • Thử nâng cao chân khi nằm xuống. Cách này được khoa học chứng minh là giúp chữa đau bụng.
    • Bánh quy khô và phở gà có thể giúp xoa dịu dạ dày.

Cảnh báo

  • Đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp thêm các triệu chứng khác ngoài đau bụng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Muhammad Khan, MD, MPH
Cùng viết bởi:
Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Muhammad Khan, MD, MPH. Muhammad Khan là bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa với hơn 10 năm kinh nghiệm. Bác sĩ Khan chuyên về tiêu hóa trẻ em, gan học và dinh dưỡng và có chuyên môn đặc biệt trong lĩnh vực nội soi. Anh nhận bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ y khoa của Đại học Utah. Khan đã hoàn thành chương trình bác sĩ nội trú tại Trường Y khoa Eastern Virginia, tại đây anh được kết nạp vào hội Alpha Omega Alpha rất có uy tín. Sau đó, anh đã hoàn thành nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Bệnh viện Nhi đồng Lucile Packard ở Đại học Stanford. Anh là thành viên của Hiệp hội Nội soi Tiêu hóa Hoa Kỳ (ASGE) và Hiệp hội Tiêu hóa, Gan học và Dinh dưỡng Trẻ em Khu vực Bắc Mỹ (NASPGHAN). Bài viết này đã được xem 9.435 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 9.435 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo