Cách để Chọn Chủ đề cho Bài phát biểu

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chọn chủ đề cho bài phát biểu là việc quá sức với bạn? Bạn gặp rắc rối vì có quá nhiều chủ đề, tuy nhiên có một vài chiến thuật giúp bạn có thể thu hẹp lựa chọn. Để chọn được chủ đề thích hợp, bạn cần xem xét hiểu biết và sở thích của bản thân cũng như đối tượng khán giả. Nếu bạn muốn chọn được một chủ đề phát biểu khiến mọi người hoan nghênh nhiệt liệt, hãy làm theo bài hướng dẫn sau.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Cân nhắc Mục tiêu của Bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc sự kiện.
    Sự kiện bạn phát biểu chính là yếu tố quyết định giúp bạn chọn chủ đề. Đề tài bài phát biểu sẽ phụ thuộc vào nơi tổ chức sự kiện, không khí vui vẻ, trang trọng hay chuyên nghiệp. Sau đây là một vài cách chọn chủ đề phát biểu dựa theo sự kiện:[1]
    • Nếu đó là dịp trang trọng như lễ tang hay lễ tưởng niệm, nội dung bài phát biểu cần nghiêm túc và liên quan tới dịp đó.
    • Nếu đó là một dịp vui vẻ như bữa tiệc tốt nghiệp, thì đây chính là lúc để kể những câu chuyện hài hước khiến mọi người vui vẻ, đừng nói về đam mê làm giàu hay thứ gì đó tương tự vậy.
    • Nếu là một lễ kỷ niệm như đám cưới, nội dung bài phát biểu có thể mang tính hài hước nhẹ nhàng, một chút nghiêm túc xen lẫn tình cảm.
    • Nếu đây là một dịp mang tính chuyên nghiệp, bạn cần chuẩn bị một chủ đề chuyên nghiệp, chẳng hạn như thiết kế web và đừng chỉ tập trung vào kinh nghiệm cá nhân.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc mục đích của bạn.
    Nếu mục đích của bạn liên quan tới một dịp cụ thể, và chính là thành tựu bạn muốn gặt hái được thông qua bài phát biểu. Mục đích có thể là thông báo, thuyết phục hay đơn giản chỉ giúp mọi người giải trí. Bài phát biểu có thể bao gồm nhiều mục đích, nhưng điều quan trọng là phải nắm được những mục đích phổ biến nhất:[2]
    • Để thông báo. Để thông báo tới khán giả, bạn cung cấp những thông tin hay sự thật về một chủ đề quen thuộc nào đó khiến người nghe nhìn nó theo một khía cạnh khác, hoặc để tìm hiểu về một chủ đề hoàn toàn mới lạ.
    • Để thuyết phục. Để thuyết phục người nghe, bạn cần dùng phép tu từ, ẩn dụ và đưa ra bằng chứng thuyết phục từ các chuyên gia để chứng minh cho mọi người thấy rằng họ nên hành động, chẳng hạn như đi bầu cử, tái chế nhiều hơn hoặc dành nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng.
    • Để giải trí. Để giúp người nghe giải trí, bạn cần kể những câu chuyện cá nhân, giai thoại hài hước, cần thể hiện được sự dí dỏm của bản thân và giúp mọi người vui vẻ, ngay cả khi bạn muốn truyền tải một thông điệp nghiêm túc.
    • Để kỷ niệm. Nếu là bài phát biểu để tưởng niệm một người hay sự kiện nào đó, bạn cần cho mọi người thấy tầm quan trọng của nhân vật và sự kiện này để thu hút sự quan tâm của mọi người.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tránh những chủ đề không phù hợp.
    Nếu bạn muốn chọn chủ đề phù hợp với mục tiêu của bản thân nhưng vẫn liên quan tới sự kiện, bạn cần phải sàng lọc chủ đề trước khi bắt đầu động não suy nghĩ. Điều này sẽ giúp bạn tránh những tình huống xúc phạm hay làm người nghe chán nản với bài phát biểu. Sau đây là một số điều bạn nên cân nhắc trước khi lên danh sách chủ đề:
    • Đừng chọn những chủ đề quá phức tạp mà bạn không thể truyền tải tới người nghe. Nếu bạn chọn thứ gì đó quá phức tạp và không thể giải thích trong khoảng thời gian ngắn, hay không thể diễn đạt bằng lời mà cần dùng biểu đồ và đồ thị thì bạn sẽ khiến người nghe nhàm chán.
    • Đừng chọn chủ đề quá đơn giản mà người nghe có thể hiểu ngay trong 1-2 phút đầu. Nếu chủ đề bạn chọn quá cơ bản thì bạn sẽ chỉ nói đi nói lại vài câu trong bài phát biểu, điều này cũng khiến người nghe cảm thấy nhàm chán. Bạn muốn người nghe tập trung và tò mò về những gì bạn chuẩn bị nói phải không nào.
    • Đừng chọn những chủ đề gây tranh cãi. Trừ khi đã có quy ước, nếu không hãy tránh chọn chủ đề gây tranh cãi như phá thai hay kiểm soát vũ khí. Đương nhiên nếu mục tiêu của bạn là thuyết phục người nghe chấp thuận ý kiến về những vấn đề trên, bạn có thể chọn chúng, nhưng có thể rất nhiều người không hào hứng với mấy chủ đề này ngay từ đầu.
    • Đừng chọn chủ đề không hợp với tâm trạng của người nghe. Nếu đây là dịp lễ kỷ niệm, đừng chọn một bài phát biểu khô khan về điện nước; nếu là một dịp chuyên ngành, đừng kể lể về tình yêu của bạn dành cho mẹ.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Cân nhắc Đối tượng Khán giả

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cân nhắc hiểu biết của khán giả.
    Nếu bạn muốn kết nối với khán giả, bạn cần nắm được tầm hiểu biết của họ trước khi chọn chủ đề. Nếu bạn phát biểu trước một nhóm nhà văn tham vọng, bạn có thể thoải mái tham khảo những tác giả khác về các thuật ngữ văn học; nếu bạn phát biểu với những người không hiểu mấy về văn học thì không nên lạm dụng thuật ngữ mơ hồ.
    • Nếu bạn phát biểu trước một nhóm người hiểu rõ về chủ đề của bạn, bạn không cần tốn thời gian giải thích các khía cạnh cơ bản của nó.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc mức độ giáo dục của khán giả.
    Nếu bạn phát biểu trong một buổi họp báo của những chuyên gia trẻ, bạn có thể dùng những thuật ngữ phức tạp và từ ngữ mang tính xây dựng, nếu nói với học sinh trung học, bạn cần sửa đổi ngôn từ sao cho phù hợp với các em.
    • Bạn sẽ không muốn mất khán giả chỉ vì chọn một chủ đề quá tầm hiểu biết của họ, hay truyền đạt thông tin theo cách cơ bản như thể bạn đang đánh giá thấp họ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cân nhắc nhu cầu và thị hiếu của khán giả.
    Khán giả muốn biết gì, thích tìm hiểu điều gì? Hãy đặt mình vào vị trí của khán giả và lập một danh sách những điều khán giả quan tâm; khán giả trẻ sẽ có mối quan tâm hoàn toàn khác với khán giả độ tuổi trưởng thành.
    • Tưởng tượng mình là một trong những khán giả. Nếu họ là thiếu niên, hãy nhập tâm vào độ tuổi của họ. Hãy thử chọn chủ đề theo quan điểm của họ. Nếu bạn cảm thấy nhàm chán hay quá sức thì đó không phải lựa chọn chính xác.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc vấn đề nhân khẩu học của khán giả.
    Nắm được độ tuổi, giới tính và chủng tộc của khán giả có thể giúp bạn chọn chủ đề. Nếu hầu hết khán giả trên 65 tuổi, bạn hoàn toàn không nên bàn luận về xu hướng thời trang gần đây trên sàn diễn; nếu khán giả dưới 20 tuuổi, đừng nói về vấn đề tiết kiệm lương hưu.
    • Nếu có nhiều khán giả nam hơn nữ, thì tốt hơn hết bạn nên chọn một chủ đề của nam giới hoặc dành cho cả hai giới.
    • Nắm được chủng tộc của họ cũng giúp bạn chọn chủ đề. Nếu khán giả thuộc nhiều chủng tộc khác nhau thì những chủ đề về quan hệ chủng tộc hay sự đa dạng có thể thu hút họ, nhưng nếu bạn nói về cuộc sống hôn nhân, hay nạn phân biệt đối với một chủng tộc không liên quan tới những khán giả ngồi dưới thì có thể họ sẽ không quan tâm.
    • Bạn nên cân nhắc xem khán giả tới từ đâu. Một chủ đề chính xác có thể sẽ thu hút những khán giả tới từ Hà Nội hơn Hồ Chí Minh và ngược lại.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Cân nhắc về mối quan hệ giữa bạn và khán giả.
    Nếu bạn gửi bài phát biểu tới bạn bè và gia đình, bạn có thể nói những thứ cá nhân hơn so với khi phát biểu trước người lạ. Khi phát biểu trước nhân viên thì giọng điệu cũng khác khi nói với cấp trên. Hãy điều chỉnh giọng điệu và nội dung bài phát biểu sao cho phù hợp.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Cân nhắc Hiểu biết và Sở thích của Bản thân

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn một chủ đề bạn yêu thích.
    Nếu bạn chọn chủ đề mình thích thì khán giả cũng có thể thấy và cảm nhận được đam mê của bạn. Điều này sẽ giúp bạn phấn khích hơn khi bày tỏ quan điểm và truyền đạt thông điệp.
    • Nếu chủ đề bị giới hạn và bạn không thể chọn chủ đề mình thích, thì ít nhất hãy chọn thứ gì đó làm bạn hứng thú, như vậy thì việc chuẩn bị cũng dễ dàng hơn và khi phát biểu bạn cũng cảm thấy vui vẻ.[3]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn chủ đề trong tầm hiểu biết của bản thân.
    Nếu bạn phát biểu trước một hội thảo của các chuyên gia, đương nhiên phải chọn chủ đề mà bạn nắm rõ trong lòng bàn tay, khi đó bạn sẽ có bài phát biểu xuất sắc. Ngay cả khi bạn không phát biểu về chuyên ngành hay chủ đề phức tạp, bạn vẫn nên chọn thứ gì mình hiểu rõ, như là về môn thể thao bạn thích hay khu vực lân cận nơi bạn sống. Bạn có thể lên danh sách những thứ bạn hiểu rõ: gia đình bạn, sự nghiệp, chính trị, làm vườn, thú cảnh, hay du lịch.
    • Bạn không cần biết mọi thứ về chủ đề đó để có một bài phát biểu hay. Bạn chỉ cần chọn chủ đề bạn hiểu, rồi bạn có thể tìm hiểu thêm về nó.
    • Nếu chọn chủ đề bạn hiểu nhưng vẫn cần nghiên cứu sâu hơn, thì hãy chắc chắn rằng chủ đề này dễ nghiên cứu. Nếu chủ đề đó khá mơ hồ thì sẽ khó để tìm thêm thông tin.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn chủ đề liên quan đến sở thích của bạn.
    Có thể là văn học, phim ảnh, thể thao, ngoại ngữ hay mối quan hệ về giới. Dù là bất cứ thứ gì, bạn có thể chọn chủ đề để nói về các lĩnh vực đó, ví dụ như "bóng đá". Lên danh sách sở thích của bạn thân và chọn xem nên phát biểu về điều gì.[4]
    • Bạn sẽ thấy một sự trùng hợp lớn giữa danh sách những thứ bạn thích và biết.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn thứ gì đó hợp thời.
    Nếu chủ đề đó xuất hiện liên tục trên tin tức, bạn có thể chọn nó để phát biểu. Đó có thể là một chủ đề gây tranh cãi như hôn nhân đồng tính hay kiểm soát vũ khí, nếu thích hợp thì bạn có thể phát biểu về nó và đưa ra quan điểm cá nhân.
    • Đọc những trang tin địa phương và quốc gia, nghe đài, và xem tin tức để tìm hiểu ý kiến của mọi người và phản ứng của dư luận với sự kiện này.
    • Bạn có thể chọn chủ đề liên quan tới khu vực bạn sống. Nếu có sự tranh cãi trong chính sách mới của trường công lập trong khu bạn sống, bạn có thể nhân cơ hội này để nói về nó.
    • Bạn có thể chọn chủ đề liên quan tới khán giả. Nếu bạn phát biểu tại trường cấp 3, bạn có thể nói về giai đoạn sau tốt nghiệp, và có thể nói thêm thông tin gần đây trên tin tức.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chọn thứ gì đó liên quan tới kinh nghiệm cá nhân.
    Nếu thấy phù hợp bạn có thể phát biểu về một khía cạnh cá nhân trong cuộc sống. Có thể là chia sẻ kinh nghiệm khi ở cùng bố mẹ, anh em, bạn bè, khó khăn của cá nhân, hay một giai đoạn trong cuộc đời. Chỉ cần đảm bảo không nói gì đó quá riêng tư khiến người nghe khó chịu, hoặc chủ đề đó quá cá nhân, không thể nói mà không xúc động.[5]
    • Hãy nhớ bạn có thể thêm thông tin cá nhân vào chủ đề không mang tính cá nhân, bạn có thể bàn luận về một khía cạnh của sự nghiệp, kiểu như thi thoảng hãy thêm vào một vài ví dụ về cá nhân bạn.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chọn chủ đề bạn có khả năng nói về nó.
    Bạn phải có khả năng phát biểu về chủ đề đó một cách rõ ràng và thuyết phục. Điều này có nghĩa là bạn cần phải nắm rõ chủ đề đó đủ để thông báo, thuyết phục hay giải trí cho khán giả. Đồng thời, khán giả phải tin tưởng bạn; nếu bạn là con một, bạn không nên nói về tầm quan trọng khi có anh chị em; nếu bạn chưa vào đại học thì rất khó để nói về việc chọn chuyên ngành.[6]
    • Chủ đề nào cũng vậy, bạn cần phải kết nối với khán giả. Ở giữa hoặc cuối bài phát biểu, bạn có thể mời khán giả chia sẻ hiểu biết về chủ đề bạn vừa bàn luận. Nếu bạn không thể kết nối với họ, hãy chọn một chủ đề khác
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Một nguồn thông tin hữu dụng là "how-to guides and lists of ideas of Speech Topics Help" (Cách làm và lên danh sách ý tưởng của Trợ giúp tìm Đề tài Phát biểu).
  • Một nguồn nhân lực tuyệt vời để phát biểu trước công chúng là Toastmasters International. Có rất nhiều câu lập bộ trên thế giới và chỉ với một khoản tiền nhỏ, bạn có thể phát triển kỹ năng thuyết trình trong một môi trường thân thiện và bổ ích.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Gale McCreary
Cùng viết bởi:
Người sáng lập SpeechStory
Bài viết này đã được cùng viết bởi Gale McCreary. Gale McCreary là người sáng lập SpeechStory, một tổ chức phi lợi nhuận tập trung vào việc cải thiện kỹ năng giao tiếp cho giới trẻ. Trước đây, cô là giám đốc điều hành của Thung lũng Silicon và chủ tịch của một hội thuộc Toastmasters International. Bài viết này đã được xem 11.505 lần.
Trang này đã được đọc 11.505 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo