Cách để Chăm sóc thỏ mang thai

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Loài thỏ nối tiếng là mắn đẻ, nhưng thỏ mẹ vẫn cần được chăm sóc kỹ càng để có thể cho ra đời lứa thỏ con khoẻ mạnh. May mắn là có nhiều việc mà bạn có thể làm để giúp quá trình mang thai và sinh nở của thỏ mẹ diễn ra suôn sẻ. Hãy bắt đầu bằng việc lót ổ cho thỏ mẹ chuẩn bị sinh con được an toàn và thoải mái. Trông chừng cho thỏ mẹ được dễ chịu và ăn uống đầy đủ cho đến lúc sinh. Sau đó, bạn có thể bắt đầu chăm sóc lứa thỏ con trước khi cân nhắc xem nên giữ thỏ con lại nuôi hay tìm nhà mới cho chúng.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tạo môi trường thích hợp cho thỏ mẹ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành không gian thoải mái cho thỏ mẹ và lứa thỏ con.
    Thỏ cái có thể đẻ đến 14 thỏ con cùng một lứa, tức là nó sẽ cần không gian rộng rãi. Bạn cần sửa soạn ổ đẻ cho thỏ mẹ trong chuồng hoặc cũi có diện tích tối thiểu là 65-75 cm x 40 cm. Như vậy thỏ mẹ và lũ con của nó mới có đủ chỗ di chuyển, duỗi mình và vận động mà không gặp khó khăn.[1]
    • Nếu hiện tại diện tích chỗ ở của thỏ không đủ 65-75 cm x 40 cm, bây giờ là lúc bạn cần mua hoặc đóng chuồng mới cho thỏ.[2]
    • Lý tưởng nhất, không gian dành cho thỏ mẹ phải kín đáo một chút, càng ít ánh sáng và thiết bị phát ra tiếng ồn hoặc các yếu tố làm thỏ căng thẳng càng tốt.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm ổ đẻ lót cỏ khô đặt trong chuồng thỏ.
    Dùng cũi gỗ, hộp các-tông hoặc vật dụng nào đó tương tự đặt vào một góc chuồng. Lót cỏ khô mềm dưới đáy hộp. Nhớ rằng ổ đẻ của thỏ phải đủ rộng và thấp để thỏ mẹ có thể ra vào dễ dàng. Thỏ mẹ sẽ thơ thẩn quanh đó cho đến khi chuẩn bị trở dạ, tức là sinh con.[3]
    • Bạn cũng có thể dùng vật liệu dễ chịu khác để lót ổ đẻ cho thỏ, chẳng hạn như một lớp giẻ cũ hoặc khăn giấy và giấy báo xé vụn.
    • Lớp lót chuồng còn giữ ấm cho thỏ con mới sinh, yếu tố quan trọng để giúp chúng sống sót.
    • Nếu không biết nên chọn hộp có kích cỡ nào cho thỏ mẹ, bạn cứ cho nó vài chiếc hộp khác nhau để nó tự chọn tuỳ thích.
    • Thỏ không có chỗ tối để trú ẩn sẽ bị căng thẳng hơn vì chúng không thể giấu được lũ con.

    Lời khuyên: Hộp cát vệ sinh nhựa của mèo có thể làm ổ đẻ cho thỏ rất tốt nếu bạn không muốn phiền phức.[4]

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tạo thói quen làm vệ sinh chuồng thỏ và ổ đẻ của thỏ thường xuyên.
    Thay cỏ khô hoặc các vật liệu lót chuồng khác 3-5 ngày một lần hoặc khi cần thiết. Sau khi lấy lớp lót ra, bạn hãy kỳ cọ các vết bẩn bằng nước ấm pha với xà phòng nhẹ dịu, không độc, chẳng hạn như xà phòng lỏng castile.[5]
    • Giữ vệ sinh chuồng thỏ là điều cần thiết, nhất là khi thỏ của bạn có thói quen đi tiêu trong ổ đẻ.
    • Tránh dùng các chất khử trùng hoặc các hoá chất tẩy rửa khác dể làm sạch hộp gỗ hoặc hộp các-tông. Các hoá chất này thường độc hại với thỏ và có thể dẫn tới các vấn đề về hô hấp hoặc tiêu hoá.[6]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tránh các hoạt động có thể gây căng thẳng cho thỏ.
    Loài thỏ vốn dễ bị căng thẳng, nhưng thỏ mang thai lại càng dễ căng thẳng hơn và có thể mất toàn bộ lứa con nếu nó hoảng sợ. Bạn đừng gây tiếng động lớn và nhiễu loạn gần chuồng thỏ. Không cho các vật nuôi khác lại gần chuồng thỏ, vì thỏ mẹ có thể xem chúng là động vật săn mồi.[7]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chuẩn bị tách thỏ đực ra ngay sau khi thỏ cái đẻ.
    Tách thỏ cái và thỏ đực ra hai chuồng đặt sát nhau hoặc gắn vách ngăn mềm như lưới mắt cáo để ngăn cách. Điều này là để ngăn chúng giao phối lại. Nhớ rằng thỏ rất gắn bó với bạn tình, vì vậy chúng vẫn cần được trông thấy nhau, đụng chạm và tương tác với nhau.[8]
    • Phần lớn thỏ cái có thể mang thai lại chỉ sau khi đẻ 48-72 tiếng. Vì lý do này, bạn nên tách thỏ đực khỏi thỏ cái, trừ khi bạn muốn có thêm thỏ con.
    • Cả thỏ đực và thỏ cái có thể bị căng thắng nếu bạn không cho chúng tiếp tục ở gần nhau. Trong trường hợp tệ nhất, điều này có thể khiến thỏ lo âu, trầm cảm, chán ăn và các vấn đề khác có thể tác động tiêu cực đến khả năng nuôi con của thỏ mẹ.[9]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Cho ăn và chăm sóc thỏ mang thai

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cho thỏ ăn thức ăn chất lượng cao.
    Cho thỏ cái nhiều cỏ khô và cỏ tươi để gặm nhấm hàng ngày. Bạn cũng có thể cho thỏ ăn viên nén cỏ timothy để bổ sung cho chế độ ăn của thỏ. Thỏ có thể ăn rau xanh tuỳ thích, nhưng bạn cũng nên chia khẩu phần thức ăn viên dựa theo cân nặng của thỏ để đảm bảo thỏ không ăn quá nhiều.[10]
    • Thỏ thích ăn rau diếp, cải thìa, lá cà rốt, su hào, rau mùi, húng quế, cải xoong, cải bẹ xanh và lá củ dền.[11]
    • Nguyên tắc là cho thỏ ăn 1/4-1/8 cốc (16-32 g) thức ăn viên cho mỗi 2,3 kg trọng lượng của thỏ.
    • Tránh cho thỏ ăn quá nhiều, vì thỏ thừa cân và béo phì có nguy cơ biến chứng cao hơn trong suốt thời kỳ mang thai và sinh con.
    • Cung cấp dinh dưỡng phù hợp luôn là điều thiết yếu đối với chủ nuôi thỏ, và càng quan trọng hơn nữa khi thỏ cái mang thai, vì thỏ mẹ có thể phải ăn để nuôi đến 12 thỏ con!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cung cấp đủ nước cho thỏ.
    Rót thêm nước vào bát hoặc bình nước uống của thỏ mỗi ngày ít nhất 1 lần. Thỏ cái đang mang thai cần uống đủ nước để có đủ sữa cho con bú.[12]
    • Bạn sẽ thấy lượng nước thỏ cái uống sẽ tăng lên mỗi ngày khi nó bắt đầu tiết sữa.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhấc thỏ lên cẩn thận khi bạn muốn bế hoặc di chuyển nó.
    Dùng cẳng tay ôm chặt phần dưới ngực thỏ, ngay bên trên hai chân trước, bàn tay đỡ dưới mông thỏ và nhẹ nhàng nhấc thỏ lên. Ôm thỏ sát vào người bạn để nó cảm thấy ấm áp và chắc chắn. Nếu thấy thỏ có vẻ nhút nhát hoặc sợ sệt, bạn có thể cho nó rúc đầu dưới cánh tay cho đến khi nó bình tĩnh hơn.[13]
    • Nếu thỏ bất hợp tác khi bạn cố gắng bế nó lên, hãy thử phủ một chiếc khăn tắm rộng lên thỏ trước khi thử nhấc nó lên. Bóng tối sẽ giúp xoa dịu thỏ. Nhớ là phải đỡ toàn bộ cơ thể của thỏ khi bế thỏ lên.

    Cảnh báo: Hãy nhẹ nhàng khi bế thỏ cái. Cẩn thận đừng ép chặt thỏ hoặc ấn vào vùng bụng thỏ.

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cho thỏ chơi bên ngoài chuồng mỗi ngày ít nhất 1 tiếng.
    Mỗi ngày bạn nên cho thỏ ra ngoài 1 hoặc 2 lần, mỗi lần khoảng nửa tiếng. Thỏ có thể dành thời gian này để chơi, vận động hoặc đi lang thang khám phá môi trường mới. Nhớ trông chừng cẩn thận để đảm bảo thỏ không tự làm đau hoặc vào những nơi không được phép.[14]
    • Nếu định cho thỏ chơi trong nhà, bạn nên liếc qua một lượt để đảm bảo trong nhà không có thứ gì có thể gây nguy hiểm cho thỏ trước khi thả thỏ ra khỏi chuồng. Những thứ nguy hiểm có thể là dây điện, các vật sắc nhọn, và bất cứ vật gì đủ nhỏ khiến thỏ bị hóc.[15]
    • Vận động hàng ngày là điều cần thiết đối với thỏ mang thai, vì việc này kích thích lưu thông máu, giúp vận chuyển các dưỡng chất thiết yếu đến cho thỏ con còn trong bụng mẹ.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con sau khi sinh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Lấy thỏ con chết ra khỏi chuồng, nếu có.
    Đáng buồn là không phải tất cả thỏ con sinh ra đều sống sót. Nếu bạn thấy một con thỏ con không còn thở, hãy đem nó ra ngoài chuồng để chôn hoặc vứt ở đâu đó cách xa nơi ở của thỏ. Nếu không, nó có thể gây rủi ro cho sức khoẻ của những con còn lại.[16]
    • Kiểm tra thật kỹ thỏ con trước khi đem nó ra ngoài. Một con thỏ sơ sinh có thể chỉ bị “lạnh” tức là có thân biệt thấp bất thường.[17]
    • Thỏ mẹ đã quen hơi bạn, thế nên bạn đừng sợ thò tay vào chuồng thỏ đế lấy những con thỏ con xấu số ra ngoài.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Sưởi ấm chuồng...
    Sưởi ấm chuồng thỏ để giữ ấm cho thỏ mới sinh. Rót nước ấm (không dùng nước nóng!) vào túi chườm nóng hoặc bật tấm thảm sưởi nhỏ ở mức nhiệt thấp nhất và đặt bên dưới vật liệu lót ổ ở một bên hộp. Như vậy, thỏ con có thể di chuyển qua lại từ bên này sang bên kia trong hộp khi quá lạnh hoặc quá ấm.[18]
    • Có lẽ bạn cũng nên lót thêm vật liệu lót ổ để thỏ con không tiếp xúc trực tiếp với túi chườm nóng vốn có thể quá nóng với chúng.
    • Luôn luôn duy trì nguồn nhiệt nhẹ, cho dù chỉ là một chiếc khăn ấm. Điều này đặc biệt quan trọng nếu lũ thỏ con sinh ra vào những tháng mùa đông.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho thỏ con bú sữa dành cho mèo sơ sinh mỗi ngày 2 lần nếu thỏ mẹ không cho con bú.
    Bơm vào ống tiêm vô trùng 4-5 cc (khoảng 4-5 ml) sữa công thức hơi âm ấm. Lật ngửa từng con thỏ con và từ từ bơm một ít sữa vào miệng chúng, để cho thỏ tự mút sữa cho đến khi no hoặc khi hết sữa. Cho từng con thỏ con bú sữa như vậy mỗi ngày 2 lần đến khi thỏ mẹ bắt đầu cho con bú.[19]
    • Theo dõi lũ thỏ con trong vài ngày đầu sau khi sinh. Nếu được cho bú đầy đủ, bụng thỏ con sẽ hơi tròn; trái lại, bụng của thỏ sẽ hóp nếu chúng đói sữa hoặc thiếu dinh dưỡng. Lưu ý rằng thỏ mẹ thường cho con bú vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn, và chúng có thể bỏ lũ con một mình trong thời gian khá dài.
    • Đôi khi thỏ mẹ đẻ lứa đầu có thể thờ ơ với lũ con sau khi đẻ, có vẻ không muốn chăm con, thậm chí phớt lờ con hoàn toàn. Trong trường hợp này, tốt nhất là bạn nên đưa thỏ mẹ đến bác sĩ thú y có kinh nghiệm để kiểm tra càng sớm càng tốt.

    Lời khuyên: Bạn cũng có thể tự làm chất dinh dưỡng thay thế cho thỏ bằng cách pha 1 lít sữa dê, 1 thìa cà phê xi rô Karo, 1 lòng đỏ trứng và 1 gói gelatin không mùi vị.[20]

  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tách thỏ con khỏi thỏ mẹ sau khi sinh 8 tuần.
    Phần lớn thỏ mẹ sẽ ngừng cho con bú khi thỏ con được 5-6 tuần tuổi. Khi thỏ mẹ bắt đầu không muốn cho con bú, bạn có thể chuyển lứa thỏ con sang chuồng riêng, hoặc để cho chúng tự khám phá xung quanh.[21]
    • Bạn cũng nên phân loại và tách riêng thỏ đực và thỏ cái con sau 8 tuần tuổi để ngăn chúng giao phối.
    • Khi thỏ con đã cai sữa và đủ cứng cáp để tự chạy nhảy xung quanh, bạn có thể bắt đầu nghĩ đến việc tìm nhà mới cho chúng.[22]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Bạn sẽ phải dành nhiều thời gian và công sức để nuôi thỏ con, nhất là khi bạn quyết định giữ lại cả lứa thỏ. Hãy tìm hiểu thông tin để biết những khó khăn mà bạn có thể phải đối mặt khi chăm sóc thỏ con.
  • Nếu nuôi thỏ ngoài trời hoặc ở khu vực mà thỏ có thể tự do ra vào, bạn cần rào xung quanh khu đất bằng lưới mắt cáo hoặc bít các lỗ thủng ở hàng rào để ngăn chặn các loài động vật săn mồi.

Cảnh báo

  • Liên lạc ngay với bác sĩ thú y nếu thỏ mẹ hoặc thỏ con bị bệnh, bị thương hoặc không khoẻ trong suốt quá trình trở dạ.
  • Gây giống động vật là việc không nên xem nhẹ - chăm sóc động vật và con của chúng là một trách nhiệm lớn. Đừng để cho thỏ sinh sản, trừ khi bạn có lý do chính đáng để cho lũ thỏ con ra đời, và bạn phải ‘tự tin rằng mình cho thể chăm sóc chúng đúng mức.

Những thứ bạn cần

Tạo môi trường thích hợp cho thỏ mẹ

  • Chuồng hoặc cũi rộng rãi
  • Cũi gỗ nhỏ, hộp các-tông hoặc vật dụng khác tương tự
  • Cỏ khô mềm
  • Xà phòng lỏng nhẹ dịu
  • Thêm một chiếc chuồng hoặc cũi khác, lưới mắt cáo hoặc vách ngăn mềm (để tách riêng thỏ đực và thỏ cái)
  • Giẻ, khăn giấy, giấy báo xé hoặc vật liệu lót chuồng khác (tuỳ chọn)

Cho ăn và chăm sóc thỏ mang thai

  • Rau lá xanh
  • Viên nén cỏ timothy
  • Nước sạch

Chăm sóc thỏ mẹ và thỏ con sau khi sinh

  • Túi chườm nước nóng hoặc thảm sưởi
  • Bơm tiêm và sữa thay thế dành cho mèo con (nếu thỏ mẹ không cho con bú)
  • Khăn ấm (tuỳ ý)

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Pippa Elliott, MRCVS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ thú y tại Royal College of Veterinary Surgeons
Bài viết này đã được cùng viết bởi Pippa Elliott, MRCVS. Bác sĩ Elliott là bác sĩ thú y với hơn ba mươi năm kinh nghiệm. Cô tốt nghiệp Đại học Glasgow năm 1987 và làm bác sĩ phẫu thuật thú y trong 7 năm. Sau đó, bác sĩ Elliott làm bác sĩ thú y tại một phòng khám trong hơn một thập kỷ. Bài viết này đã được xem 14.059 lần.
Trang này đã được đọc 14.059 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo