Cách để Chăm sóc da với nước cây phỉ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu đang tìm một phương pháp chăm sóc da tự nhiên, bạn nên thử dùng nước cây phỉ. Nước cây phỉ có tính năng làm se lỗ chân lông và kháng khuẩn, giúp làm dịu vùng da khó chịu hoặc viêm nhiễm. Bạn chỉ cần xịt nước cân bằng da với thành phần nước cây phỉ lên mặt hoặc chấm trực tiếp lên mụn. Ngoài ra, bạn còn có thể khuấy nước cây phỉ với gel lô hội và thoa lên vùng da bị cháy nắng. Một lựa chọn khác là ngâm thảo mộc với nước cây phỉ để dùng làm mặt nạ hoặc thoa lên da sau khi cạo râu.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 4:

Sử dụng nước cây phỉ trên da mặt

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa mặt thật sạch.
    Vỗ nước ấm lên mặt và nhẹ nhàng mát xa với sản phẩm rửa mặt yêu thích của bạn. Dùng nước lạnh để rửa sạch sản phẩm rửa mặt. Tiếp theo, bạn thấm khô nước trên da bằng khăn mềm, sạch.
    • Tránh chà mạnh lên da hoặc dùng sản phẩm tẩy rửa mạnh vì có thể gây tổn thương cho da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Kiểm tra trên một vùng da nhỏ trước để biết phản ứng của da.
    Nếu nghĩ rằng da của mình nhạy cảm, bạn hãy thử chấm một ít nước cây phỉ lên một bên xương hàm. Chờ 5 đến 10 phút để xem phản ứng của da thế nào. Nước cây phỉ thường hiệu quả với da dầu vì có tính năng làm se lỗ chân lông.[1]
    • Nếu bị dị ứng, bạn sẽ thấy da bắt đầu ửng đỏ, khó chịu và nổi mẩn. Tránh dùng nước cây phỉ nếu bạn bị dị ứng trong khi thử sản phẩm.
    • Vì vẫn chưa có nghiên cứu chứng minh phụ nữ mang thai có thể dùng nước cây phỉ một cách an toàn, bạn nên tránh dùng sản phẩm này khi có thai.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Làm ướt bông gòn hoặc bông tẩy trang bằng nước cây phỉ.
    Mua nước cây phỉ chất lượng được bày bán ở cửa hàng hữu cơ hoặc quầy thuốc. Nếu có da nhạy cảm, bạn nên chọn nước cây phỉ có hàm lượng cồn thấp để tránh gây khô da. Nhúng bông gòn hoặc bông tẩy trang vào nước cây phỉ để thấm ướt.[2]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lau mặt bằng bông gòn để làm săn da.
    Bạn sẽ dùng bông gòn thấm nước cây phỉ để lau lên da mặt sạch. Da của bạn sẽ ẩm trong khoảng vài giây và trở nên khô ráo trong chớp mắt.[3]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tập trung vào những vùng cụ thể để làm dịu vùng da khó chịu và nổi mụn.
    Vì nước cây phỉ có thể làm sạch và làm dịu da, bạn nên lau sản phẩm lên vùng da dễ đổ dầu và nổi mụn. Ví dụ, dùng bông còn thấm nước cây phỉ lau lên vùng chữ T (phần giữa trán và mũi), nếu vùng này thường có dầu.[4]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chỉ dùng nước cây phỉ trên mặt 1-2 lần mỗi ngày.
    Nếu mới thử dùng nước cây phỉ trên da mặt, bạn chỉ nên thoa sản phẩm một lần mỗi ngày. Việc này sẽ giúp cho da thích nghi với sản phẩm mới và không bị khô nhanh chóng. Sau khi đã dùng nước cây phỉ vài ngày, bạn có thể dùng sản phẩm 2 lần mỗi ngày.[5]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 4:

Xử lý một số vấn đề của da bằng nước cây phỉ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dùng nước cây phỉ sau khi rửa mặt để làm săn da và se lỗ chân lông.
    Chuẩn bị một chai xịt 30ml để đựng 15ml nước hoa hồng với 15ml nước cây phỉ. Thêm 9 giọt tinh dầu yêu thích của bạn (chẳng hạn như tràm trà, oải hương hoặc phong lữ) rồi đóng nắp lại. Lắc đều các nguyên liệu trong chai. Xịt hỗn hợp lên da hoặc xịt vào bông tẩy trang để bạn có thể lau lên mặt.[6]
    • Bạn có thể kết hợp nhiều loại tinh dầu khác nhau. Ví dụ, thử 4 giọt phong lữ và 5 giọt dầu tràm trà.
    • Để tẩy trang hoặc làm sạch bụi bẩn sau khi rửa mặt, bạn hãy rót một ít tinh dầu ra bông tẩy trang và nhẹ nhàng lau lên mặt và cổ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giảm tình trạng mắt sưng húp và bọng mắt.
    Lấy 2 miếng bông tẩy trang và nhúng vào nước cây phỉ hoặc nước cây phỉ ngâm thảo mộc. Nhắm mắt và đặt bông tẩy trang lên bọng mắt. Đắp bông gòn trên mắt khoảng 3-5 phút rồi lấy ra.[7]
    • Nước cây phỉ sẽ làm săn da và giảm sưng bọng mắt.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Giảm cảm giác khó chịu do cháy nắng.
    Lấy một lượng gel lô hội bằng đầu ngón tay vào lòng bàn tay. Thêm 1-2 thìa cà phê (5-10ml) nước cây phỉ hoặc nước cây phỉ ngâm thảo mộc và khuấy đều bằng đầu ngón tay. Thoa hỗn hợp gel lô hội với nước cây phỉ lên vùng da bị cháy nắng trên mặt và để khô. Thoa hỗn hợp nhiều lần, nếu cần.[8]
    • Chỉ thoa một lớp mỏng để gel dễ khô. Bạn sẽ cảm nhận được sự mát lạnh trên da mặt khi hỗn hợp gel lô hội và nước cây phỉ bắt đầu phát huy tác dụng.
    • Nước cây phỉ có thể làm khô da; vì vậy, bạn không nên bôi riêng sản phẩm này lên vùng da bị cháy nắng.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Làm dịu vùng da khó chịu và trị mụn.
    Nếu da nổi mụn trứng cá và mụn mủ, bạn hãy nhúng bông gòn vào nước cây phỉ rồi đặt trực tiếp lên vùng da nổi mụn và giữ yên trong khoảng vài phút. Bạn có thể thực hiện việc này 1-2 lần mỗi ngày đến khi hết mụn.[9]
    • Nghiên cứu cho thấy nước cây phỉ có khả năng làm se da và kháng khuẩn, do đó sản phẩm này có thể giảm viêm do mụn và chàm.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Làm lành vết thương hở và làm tan vết bầm.
    Nhúng bông gòn hoặc bông tẩy trang vào nước cây phỉ và áp lên vết thương hoặc vết bầm trên mặt. Giữ yên bông gòn khoảng 2 đến 3 phút. Nước cây phỉ sẽ nhanh chóng làm khô nước trên vết thương, giúp đẩy nhanh quá trình làm lành.[10]
    • Thoa nước cây phỉ lên vết bầm hoặc vết thương 2-3 lần mỗi ngày.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Nhẹ nhàng tẩy sạch lớp trang điểm khó làm sạch hoặc không thấm nước.
    Làm ướt bông gòn bằng nước cây phỉ và nhẹ nhàng lau lên mặt và cổ. Đây là một cách hiệu quả để làm sạch lớp trang điểm khó tẩy trang mà không cần chà mạnh khiến da bị kích ứng.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 4:

Dùng sản phẩm có nước cây phỉ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đắp mặt nạ chống viêm nhiễm với nước cây phỉ.
    Nếu da ửng đỏ hoặc khó chịu, bạn nên thử làm mặt nạ làm dịu da. Khuấy 1 thìa cà phê (5ml) nước cây phỉ hoặc hỗn hợp nước cây phỉ với 2 thìa cà phê (10ml) mật ong, nếu bạn có da khô. Với da dầu, bạn kết hợp nước cây phỉ với 1 lòng trắng trứng. Thoa hỗn hợp mặt nạ với nước cây phỉ lên mặt và để yên khoảng 20 phút. Sau đó, bạn rửa sạch mặt nạ bằng nước lạnh và dùng khăn thấm khô nước trên da.[11]
    • Tránh chà mạnh lên da khi bạn làm sạch lớp mặt nạ vì động tác này có thể gây tổn thương cho da nhạy cảm.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thoa sản phẩm...
    Thoa sản phẩm dưỡng da có thành phần nước cây phỉ để cấp ẩm cho da và làm se khít lỗ chân lông. Bạn nên mua sản phẩm dưỡng da mặt có nước cây phỉ và sử dụng sau khi rửa mặt. Sản phẩm này sẽ khóa ẩm và làm dịu vùng da khó chịu. Dùng sản phẩm dưỡng da có nước cây phỉ mỗi ngày một lần.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Thoa kem có thành phần nước cây phỉ để xử lý khi chàm bùng phát.
    Hãy chọn mua sản phẩm kem bôi da có chứa 10-20% nước cây phỉ và phosphatidylcholine. Thoa kem lên vùng da bị ngứa và kích ứng trên mặt khoảng 2-3 lần mỗi ngày. Các nghiên cứu cho biết sự kết hợp giữa nước cây phỉ và phosphatidylcholine có hiệu quả tương đương với hydrocortisone 1%.[12]
    Quảng cáo
Phương pháp 4
Phương pháp 4 của 4:

Pha chế hỗn hợp nước cây phỉ ngâm thảo mộc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Mua nước cây phỉ chất lượng.
    Đến các cửa hàng bán sản phẩm hữu cơ, quầy thuốc hoặc siêu thị và chọn mua nước cây phỉ có chứa ít nhất 86% tinh chất cây phỉ. Sản phẩm này không nên có nồng độ cồn cao hơn 14% vì có thể gây kích ứng hoặc làm khô da.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chọn thảo mộc khô để ngâm với nước cây phỉ.
    Dùng một hoặc nhiều loại thảo mộc yêu thích của bạn để ngâm với nước cây phỉ. Hãy chọn các loại thảo mộc có thể kết hợp hiệu quả. Thử dùng các loại sau:[13]
    • Húng quế tây
    • Hoa cúc xu xi
    • Hoa cúc La Mã
    • Trà sencha
    • Hoa oải hương
    • Lá tía tô đất hoặc vỏ chanh
    • Xả
    • Vỏ cam
    • Lá bạc hà
    • Cánh hoa hồng
    • Hoa hương thảo
    • Hạt vani
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cho các loại thảo mộc vào lọ, sau đó rót thêm nước cây phỉ.
    Quyết định xem bạn muốn nước cây phỉ ngâm thảo mộc có độ đậm đặc như thế nào. Để có hỗn hợp dịu nhẹ, bạn chỉ nên cho vài thìa canh thảo mộc khô vào lọ. Nếu muốn tạo ra hỗn hợp đậm đặc, bạn hãy thêm thảo mộc gần đầy lọ. Đổ lượng nước cây phỉ vừa đủ để cao hơn phần thảo mộc khoảng 5cm.[14]
    • Bạn nên chừa khoảng trống trong lọ để thảo mộc nở và phồng ra trong khi ngâm với nước cây phỉ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đặt lọ ở nơi râm mát.
    Sau khi đóng nắp, bạn sẽ đặt lọ ở nơi khô ráo và thoáng mát. Không để lọ dưới ánh nắng mặt trời. Bảo quản lọ ở nơi có nhiệt độ ổn định.[15]
    • Có thể bảo quản lọ trong ngăn tủ. Tuy nhiên, bạn không nên đặt lọ vào ngăn tủ ở nhà kho vì nhiệt độ có thể thay đổi thất thường.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Lắc lọ mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.
    Để đảm bảo thảo mộc nở ra và hút nước cây phỉ, bạn nên lắc lọ ít nhất một lần mỗi ngày trong suốt quá trình ngâm. Ngâm hỗn hợp nước cây phỉ ít nhất 2 tuần trước khi sử dụng.[16]
    • Nếu thảo mộc nở nhiều và nổi lên bề mặt nước cây phỉ, bạn cần đổ thêm nước cây phỉ vào lọ.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lọc nước cây phỉ vào một lọ khác.
    Đặt một lọ sạch vào bồn rửa và để rây lọc ở phía trên. Mở lọ thảo mộc và nước cây phỉ rồi từ từ đổ vào rây để lọc nước vào chiếc lọ mới. Dán nhãn lên lọ, ghi rõ ngày lọc và loại thảo mộc đã dùng.[17]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Sử dụng nước cây phỉ ngâm thảo mộc.
    Nhúng bông gòn vào nước cây phỉ đã ngâm thảo mộc và thoa lên mặt để cấp ẩm nhanh cho da, hoặc chấm quanh xương hàm như một cách dưỡng da sau khi cạo râu. Rửa mặt để làm sạch hoàn toàn lớp trang điểm và nước cây phỉ.[18]
    • Bạn có thể bảo quản nước cây phỉ ngâm thảo mộc ở nhiệt độ phòng trong khoảng 6 tháng.
    Quảng cáo

Những thứ bạn cần

Sử dụng nước cây phỉ trên mặt

  • Sản phẩm rửa mặt
  • Nước cây phỉ hoặc nước cây phỉ ngâm thảo mộc
  • Bông gòn hoặc bông tẩy trang
  • Khăn sạch

Xử lý một số vấn đề trên da bằng nước cây phỉ

  • Nước cây phỉ
  • Gel lô hội
  • Chai xịt dung tích 30ml

Sử dụng sản phẩm có nước cây phỉ

  • Bát
  • Thìa
  • Mật ong hoặc lòng trắng trứng
  • Sản phẩm dưỡng da có nước cây phỉ
  • Kem có thành phần nước cây phỉ và phosphatidylcholine

Ngâm thảo mộc với nước cây phỉ

  • Nước cây phỉ
  • Thảo mộc khô
  • 2 lọ thủy tinh có nắp đậy
  • Rây lọc với lỗ nhỏ

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lorraine Kline
Cùng viết bởi:
Lorraine Kline
Bài viết này có đồng tác giả là Lorraine Kline, một trong những đồng tác giả viết bài của chúng tôi. Các đồng tác giả viết bài của How.com.vn phối hợp chặt chẽ với đội ngũ biên tập viên để đảm bảo nội dung được chính xác và toàn diện nhất có thể. Bài viết này đã được xem 4.664 lần.
Trang này đã được đọc 4.664 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo