Cách để Điều trị căng cơ

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Căng cơ là tình trạng cơ bị căng quá mức do hoạt động thể chất, dẫn đến sưng và đau. Căng cơ là chấn thương thường gặp và có thể được điều trị khá hiệu quả tại nhà. Bạn có thể học cách chăm sóc cơ bị căng và biết khi nào cần sự can thiệp y tế.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Giảm căng cơ tức thời

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Để cơ nghỉ ngơi.
    Khi cơ bị căng, bạn phải ngừng các hoạt động khiến cơ căng. Căng cơ thực chất là các vết rách trong sợi cơ và nếu bạn gắng sức, các vết rách này có thể lớn dần và dẫn đến chấn thương nghiêm trọng.[1]
    • Dựa vào mức độ cơn đau. Nếu căng cơ xảy ra khi chạy hoặc chơi thể thao và bạn phải ngừng hoạt động để lấy lại hơi do đau dữ dội, tốt nhất bạn nên ngồi nghỉ đến hết cuộc chơi.
    • Dành vài ngày để hồi phục sau căng cơ, trước khi tham gia lại các hoạt động gây căng cơ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chườm đá.
    Chườm đá có thể giúp giảm sưng và xoa dịu cơn đau. Cho đá viên vào túi đựng thực phẩm lớn. Quấn khăn mỏng xung quanh để bảo vệ da khỏi thương tổn do chườm đá trực tiếp. Chườm túi đá viên lên vùng cơ đau khoảng 20 phút một lần, chườm nhiều lần mỗi ngày đến khi giảm sưng. [2]
    • Túi đậu hoặc các loại rau củ khác đông lạnh hoạt động hiệu quả tương tự túi đá viên.
    • Tránh dùng nhiệt vì nhiệt không giúp giảm viêm do căng cơ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Quấn băng.
    Quấn quanh vị trí bị căng cơ có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ ngăn ngừa chấn thương thêm. Dùng băng co giãn để quấn quanh cánh tay hoặc cẳng chân (quấn lỏng).
    • Không quấn quá chặt để tránh cản trở tuần hoàn. [3]
    • Nếu không có băng co giãn, bạn có thể cắt vỏ gối cũ thành một dải dài rồi quấn quanh vị trí bị căng cơ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nâng cao cơ.
    Nâng cao vị trí bị viêm có thể giúp giảm sưng, đồng thời giúp cơ được nghỉ ngơi đúng cách để lành lại.
    • Nếu bị căng cơ ở cẳng chân, bạn có thể đặt chân lên thanh gác chân hoặc ghế trong khi ngồi.
    • Nếu bị căng cơ ở cánh tay, bạn có thể dùng băng đeo để đỡ cánh tay cao lên.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Uống thuốc giảm đau.
    Các thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như Aspirin hoặc Ibuprofen giúp giảm đau và giúp bạn cử động dễ dàng hơn khi bị căng cơ. Lưu ý không uống quá liều khuyến nghị và không dùng Aspirin cho trẻ nhỏ.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Biết khi nào cần điều trị y tế

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Theo dõi cơn đau.
    Chăm sóc cơ bị căng trong vài ngày bằng cách để cơ được nghỉ ngơi và chườm đá viên. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội không giảm, bạn cần đi khám ngay. Đó có thể là chấn thương nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế.
    • Nếu xác định chấn thương cần được chăm sóc thêm, bác sĩ có thể cho bạn dùng nạng hoặc băng đeo giúp cơ bị căng được nghỉ ngơi. Ngoài ra, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau mạnh.
    • Trong một số ít trường hợp, căng cơ cần được điều trị bằng vật lý trị liệu hoặc phẫu thuật.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đi khám bệnh nếu thấy các triệu chứng khác liên quan.
    Đôi khi căng cơ là do nguyên nhân khác không phải do hoạt động quá mức.[4] Nếu cho rằng bị căng cơ do hoạt động thể chất nhưng thấy xuất hiện thêm các triệu chứng khác dưới đây, tốt nhất bạn nên đi khám bệnh:
    • Thâm tím
    • Sưng
    • Dấu hiệu nhiễm trùng như ngứa, da đỏ và sưng lên.
    • Vết cắn ở chỗ bị đau.
    • Tuần hoàn kém hoặc tê ở vị trí cảm nhận thấy cơn đau.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tìm sự chăm sóc tức thời nếu triệu chứng nghiêm trọng
    .[5] Nếu đau cơ đi kèm bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào dưới đây, bạn cần gặp bác sĩ ngay hoặc đến ngay phòng cấp cứu để xác định nguyên nhân:
    • Cảm thấy cơ quá yếu.
    • Thở gấp hoặc chóng mặt.
    • Cứng cổ và sốt.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Ngăn ngừa căng cơ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Khởi động.
    Căng cơ xảy ra khi cơ bị kéo căng quá mức, thường là do bạn gắng sức trước khi khởi động đúng cách. Vì vậy, bạn nên dành thời gian để giãn cơ và làm ấm cơ trước khi tham gia hoạt động thể chất.
    • Nếu thích chạy bộ, bạn nên chạy bộ chậm một đoạn trước khi chạy nước rút hoặc chạy nhanh hơn.
    • Nếu chơi thể thao, bạn nên chạy bộ chậm, tâng bóng hoặc tập Calisthenics (bài tập rèn luyện sự dẻo dai) nhẹ nhàng trước khi bước vào cuộc chơi.
    • Sử dụng con lăn mát xa để kéo giãn các cơ ở chân, lưng và vai. Cách này sẽ giúp bạn làm ấm cơ thể tốt hơn.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giữ cơ thể đủ nước bằng cách uống 8-11 cốc nước mỗi ngày.
    Cơ thể thiếu nước sẽ làm tăng rủi ro bị căng cơ. Bạn nên uống nhiều trước trong cả ngày, bao gồm trong lúc luyện tập. Đừng chờ đến khi cảm thấy khát mới uống nước, vì khi đó cơ thể bạn đã bị mất nước.[6]
    • Nếu bạn luyện tập nhiều thì cần uống nhiều nước hơn. Bạn cũng có thể uống các thức uống thể thao, vì hàm lượng chất điện giải thấp cũng làm tăng rủi ro căng cơ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tập rèn sức mạnh.
    Kết hợp nâng tạ và các bài tập rèn sức mạnh khác vào thói quen tập thể dục có thể giúp giảm nguy cơ bị căng cơ trong khi hoạt động. Tập tạ tự do ở nhà hoặc trong phòng tập tạ tại phòng tập thể hình để tạo vùng cơ trung tâm rắn chắc, khỏe mạnh và giữ cho cơ luôn dẻo dai.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Biết khi nào nên dừng lại.
    Bạn rất dễ bị cuốn hút ngay khi bắt đầu một hoạt động thể chất và từ đó ép bản thân tiếp tục, ngay cả khi cơn đau ở cẳng chân hoặc cánh tay cảnh báo bạn nên ngừng lại. Nên nhớ rằng tạo áp lực lên cơ bị căng chỉ khiến vấn đề nghiêm trọng hơn. Nếu gây rách sâu, bạn có thể không được tham gia vào bất kỳ trận đấu nào cho đến hết mùa giải.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Thử thoa dầu xoa bóp nóng/lạnh để xoa dịu cơn đau. Dầu không giúp giảm sưng nhưng sẽ giúp cơ cảm thấy tốt hơn.
  • Sau khi tình trạng sưng giảm bớt, bạn có thể chườm nóng để làm ấm cơ trước khi tập thể dục.
  • Tắm bồn nước ấm.
  • Đặt miếng giữ nhiệt lên cơ bị căng để giảm đau.
  • Mát-xa sâu để giảm co thắt cơ bắp nhưng chỉ mát-xa sau chấn thương 48 tiếng.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Luba Lee, FNP-BC, MS
Cùng viết bởi:
Hội đồng kiểm duyệt y tế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Luba Lee, FNP-BC, MS. Luba Lee là bác sĩ gia đình được cấp bằng hành nghề tại Tennessee. Cô đã nhận bằng MSN của Đại học Tennessee năm 2006. Bài viết này đã được xem 92.131 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 92.131 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo