Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có thể bạn muốn đổi sữa công thức cho con vì lý do chi phí hoặc vì bạn hy vọng loại sữa mới sẽ tốt cho dạ dày của bé hơn. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bạn thực hiện bất cứ sự thay đổi nào. Sữa công thức dành cho trẻ nhũ nhi được kiểm soát chặt chẽ và đều cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện cho trẻ, vì vậy việc đổi sữa thường khá dễ dàng. Bạn chỉ cần chọn loại sữa mới, chuyển đổi dần dần và theo dõi con để đảm bảo trẻ không phản ứng với loại sữa mới.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chọn sữa mới

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo ý kiến bác sĩ nhi khoa trước khi đổi sữa.
    Bạn luôn luôn phải trao đổi với bác sĩ trước khi đổi sữa công thức cho trẻ nhũ nhi, dù là vì lý do dinh dưỡng hay lý do tài chính. Bác sĩ có thể khuyến nghị loại sữa phù hợp cho con bạn và giúp bạn trong quá trình chuyển đổi sang loại sữa mới.[1]
    • Nếu con bạn bị nổi mề đay, phát ban, mẩn đỏ, hoặc nôn dữ dội sau khi uống sữa, có lẽ là bé bị dị ứng với sữa hoặc protein đậu nành có trong sữa công thức.
    • Bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ nhi khoa cũng có thể khuyên bạn nên đổi sữa vì lý do dinh dưỡng hoặc do trẻ tăng cân chậm. Ví dụ, con bạn có thể cần thêm sắt trong chế độ dinh dưỡng, do đó sữa tăng cường sắt có thể là loại tốt nhất. Một số sữa công thức nhất định cũng được khuyên dùng cho trẻ bị trào ngược dạ dày- thực quản nặng.
    • Mặt khác, nếu không nghi ngờ trẻ gặp phải vấn đề nào về sức khỏe, bác sĩ có thể khuyên dùng một nhãn hiệu hoặc một loại sữa nào đó có thể cải thiện các triệu chứng khác, chẳng hạn như quấy khóc, đầy hơi và khó đi tiêu.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc dùng loại sữa mới có cùng loại protein.
    Sẽ dễ dàng nhất cho hệ tiêu hoá của trẻ nếu bạn chọn sữa mới có cùng loại protein như loại sữa mà con bạn đang dùng. Nếu bạn định đổi sữa vì giá cả hơn là vì lý do y tế thì việc này cũng tương đối dễ dàng. Ví dụ, nếu con bạn đang uống sữa công thức có protein là sữa bò, bạn nên chọn loại sữa rẻ hơn nhưng có cùng tỷ lệ sữa bò. Nếu portein trong sữa mà bé đang uống là loại thủy phân hoặc thủy phân một phần, bạn cũng nên chọn loại sữa mới có tính chất tương tự. [2]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chọn sữa có loại protein khác nếu trẻ mắc chứng không dung nạp tiêu hoá.
    Nếu bạn đổi sữa cho con vì lý do bé không dung nạp protein, bạn cần chọn loại sữa có loại protein khác. Hỏi ý kiến bác sĩ xem loại sữa nào có thể sẽ tốt cho đường tiêu hoá của con bạn.[3]
    • Bác sĩ có thể khuyên bạn thử dùng sữa công thức đậu nành thay cho sữa bò để trị chứng không dung nạp casein.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Đọc nhãn sữa.
    Nếu con bạn đang uống sữa công thức có các thành phần như sắt, DHA hoặc các phụ gia khác, bạn nên cân nhắc chọn loại sữa công thức khác có cùng các thành phần đó. Việc đọc nhãn sữa cũng giúp bạn biết được các thành phần trong sữa và tránh được các thành phần có thể gây dị ứng cho bé.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 3:

Chuyển sang sữa mới

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đổi sữa mới ngay nếu hai loại sữa cũ và mới có cùng loại protein.
    Trong một số trường hợp, trẻ có thể chuyển sang sữa khác tương đối dễ dàng và không khó chịu gì. Bạn hãy thử cho bé uống một ít sữa mới xem bé phản ứng ra sao. Nếu không có vấn đề gì, bạn có thể đổi sữa mới ngay.[4]
    • Nếu con bạn cáu kỉnh sau khi thử uống sữa mới, bạn có thể chờ vài phút và thử lại lần nữa. Đừng cho bé thử loại sữa khác, cũng đừng cho uống loại sữa cũ.
    • Tương tự, nếu bé bị dị ứng với loai sữa công thức cũ, có thể bạn cần phải đổi hoàn toàn sang loại sữa mới mà không qua giai đoạn chuyển tiếp.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuyển đổi dần dần sang loại sữa mới nếu bạn thay đổi loại protein chính.
    Trong một số trường hợp, con bạn có thể sẽ cáu kỉnh vì không quen hương vị của loại sữa mới. Nếu vậy, bạn sẽ phải thay đổi từ từ. Điều này sẽ giúp bạn che giấu được mùi vị của sữa mới và giúp cho quá trình chuyển tiếp trở nên dễ dàng hơn.[5]
    • Bắt đầu quá trình chuyển đổi bằng cách cho trẻ uống ¾ loại sữa cũ pha với ¼ loại sữa mới.
    • Cho bé uống hỗn hợp trên trong 1 ngày. Hôm sau pha một nửa sữa cũ và một nửa sữa mới cho bé uống 1 ngày nữa.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Siebold, IBCLC, MA

    Sarah Siebold, IBCLC, MA

    Chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
    Sarah Siebold là chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ được ủy ban quốc tế chứng nhận và là nhà tư vấn giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ sống tại Los Angeles, California. Cô điều hành công ty tư vấn của mình có tên là IMMA, tại đây cô chuyên tư vấn hỗ trợ tình cảm, chăm sóc lâm sàng và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa trên chứng cứ. Cuốn sách của cô viết về chức năng làm mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ đã được đưa tin trên VoyageLA, The Tot và Hello My Tribe. Cô đã hoàn thành chương trình đào tạo về nuôi con bằng sữa mẹ tại Đại học California, San Diego. Cô cũng có bằng thạc sĩ về tiếng Anh và văn học Mỹ của Đại học New York.
    How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Siebold, IBCLC, MA
    Sarah Siebold, IBCLC, MA
    Chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ

    Bạn có biết? Chất dinh dưỡng trong sữa mẹ thay đổi theo thời gian để đáp ứng nhu cầu của trẻ. Sữa công thức thì không thay đổi, do đó lượng sữa công thức mà trẻ cần có thể khác với lượng sữa mẹ. Sau khoảng 2 tuần tuổi, những trẻ bú sữa mẹ chỉ cần khoảng 90 ml mỗi lần, ngay cả khi trẻ đang lớn. Trái lại, với sữa công thức, bạn phải tăng lượng sữa dần dần để trẻ tăng cân đúng mức.

  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tăng tỷ lệ sữa mới và giảm tỷ lệ sữa cũ.
    Tiếp tục tăng tỷ lệ sữa mới mỗi ngày. Ví dụ, vào ngày thứ ba, bạn có thể pha hỗn hợp ¼ sữa cũ và ¾ sữa mới, ngày thứ tư cho bé uống 100% sữa mới.[6]
    • Đến lúc này có lẽ con bạn đã chấp nhận hương vị sữa mới.
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 3:

Theo dõi phản ứng của trẻ với sữa mới

Tải về bản PDF
  1. 1
    Cân trẻ định kỳ. Đảm bảo con bạn đạt được cân nặng khỏe mạnh khi chuyển sang sữa mới. Bạn có thể cân trẻ tại nhà hoặc đưa đến bác sĩ. Hầu hết trẻ nhũ nhi có cân nặng gấp đôi khi được 5 tháng là bình thường, nhưng bạn nên trao đổi với bác sĩ để biết con bạn tăng trưởng như thế nào là khoẻ mạnh.[7]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chú ý đến các vấn đề về tiêu hoá.
    Trong thời gian chuyển đổi sang loại sữa mới, bạn cần theo dõi trẻ. Lưu ý các hiện tượng như hay nôn ói, tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón. Đó là các dấu hiệu cho thấy con bạn có thể bị dị ứng. Phản ứng dị ứng khác với hiện tượng hệ tiêu hoá bị kích thích thông thường, vì các triệu chứng này tái đi tái lại và có thể ảnh hưởng đến khả năng tăng cân của trẻ.[8]
    • Ví dụ, tình trạng tiêu chảy cấp và đầy hơi thường xảy ra ở trẻ nhũ nhi, nhưng tiêu chảy hoặc táo bón mãn tính thường là dấu hiệu của hiện tượng không dung nạp.[9]
    • Nếu bạn nghi ngờ bé bị dị ứng với sữa công thức mới, hãy đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lưu ý tình trạng nổi mề đay hoặc phát ban.
    Tình trạng dị ứng có thể biểu hiện trên da dưới dạng mề đay hoặc phát ban. Nếu con bạn bắt đầu bị phát ban, bạn nên đưa bé đến bác sĩ ngay lập tức. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ dị ứng với sữa công thức mới.[10]
  4. 4
    Chú ý hiện tượng có máu trong phân hoặc bã nôn. Nếu bạn để ý thấy có máu trong phân hoặc bã nôn của trẻ, bạn nên đưa con đi cấp cứu ngay. Đây là một dấu hiệu của tình trạng dị ứng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế.[11]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Tìm phiếu thưởng trên các trang web của nhà sản xuất, trên báo hoặc các tạp chí nuôi dạy con để được mua giảm giá sữa cho bé. Như vậy, bạn sẽ không phải đổi sữa khác chỉ vì giá cả. Một số công ty thậm chí còn gửi mẫu sữa miễn phí mà bạn vẫn thường mua để giữ chân khách hàng. Bạn hãy tận dụng khi có cơ hội!

Cảnh báo

  • Đừng đổi sữa nhiều lần, trừ khi được bác sĩ chỉ định. Việc đổi sữa thường xuyên có thể gây khó khăn cho hệ tiêu hoá của trẻ.
  • Nếu con bạn đã từng được chẩn đoán mắc chứng rối loạn chuyển hoá, dị ứng protein trong sữa hoặc kém phát triển, bạn luôn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi sữa công thức cho trẻ nhũ nhi.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Sarah Siebold, IBCLC, MA
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
Bài viết này đã được cùng viết bởi Sarah Siebold, IBCLC, MA. Sarah Siebold là chuyên gia tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ được ủy ban quốc tế chứng nhận và là nhà tư vấn giáo dục nuôi con bằng sữa mẹ sống tại Los Angeles, California. Cô điều hành công ty tư vấn của mình có tên là IMMA, tại đây cô chuyên tư vấn hỗ trợ tình cảm, chăm sóc lâm sàng và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ dựa trên chứng cứ. Cuốn sách của cô viết về chức năng làm mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ đã được đưa tin trên VoyageLA, The Tot và Hello My Tribe. Cô đã hoàn thành chương trình đào tạo về nuôi con bằng sữa mẹ tại Đại học California, San Diego. Cô cũng có bằng thạc sĩ về tiếng Anh và văn học Mỹ của Đại học New York. Bài viết này đã được xem 6.136 lần.
Trang này đã được đọc 6.136 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo