Cách để Đối phó với người nhà bị đồng phụ thuộc

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Đồng phụ thuộc là hành vi được con người học từ nhau, và thường điều này hay xảy ra trong gia đình. Khi đã ăn sâu vào tâm tính, nó có thể sẽ di truyền qua các thế hệ. Về bản chất, đồng phụ thuộc là vấn đề về mặt hành vi gây ảnh hưởng tới khả năng xây dựng mối quan hệ lành mạnh và đôi bên cùng có lợi của một người. Nếu người thân trong gia đình bạn bị đồng phụ thuộc, bạn có thể sẽ cảm thấy ngột ngạt hoặc bị thao túng. Việc phá vỡ vòng tròn luẩn quẩn này có thể khá khó khăn. Tuy vậy, bạn có thể vượt qua nó, miễn là bạn nhận ra và tự tách mình khỏi những hành vi đồng phụ thuộc.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Tương tác với người nhà

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Nhận biết hành vi đồng phụ thuộc thông qua sách vở.
    Để nhận ra tính đồng phụ thuộc, bạn cần phải biết nó có biểu hiện như thế nào. Việc tự tìm hiểu về vấn đề này không chỉ giúp bạn nhận ra liệu người nhà mình có đúng với mô tả không, nó còn giúp bạn hiểu được tâm tính của họ. Chỉ có chuyên gia về sức khỏe tâm thần mới có thể chẩn đoán chứng đồng phụ thuộc, nhưng một số triệu chứng rõ rệt bao gồm:[1]
    • Lòng tự trọng kém
    • Luôn cố làm người khác hài lòng
    • Ít hoặc không có ranh giới cá nhân
    • Sử dụng sự chăm sóc làm công cụ kiểm soát
    • Cảm xúc khổ sở
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hãy hiểu rằng bạn không thể chữa được chứng đồng phụ thuộc của người nhà.
    Đồng phụ thuộc là một chứng bệnh tâm lý. Cũng như những bệnh tâm lý khác, bạn không thể chữa khỏi hoặc loại bỏ nó hoàn toàn. Thậm chí người nhà bạn còn có thể không nhận ra đó là vấn đề, thay vào đó, họ cho rằng họ đang sống rất hòa thuận với bạn và những người khác trong nhà.[2]
    • Đừng mong đợi người đó nhận ra hành vi của họ là đồng phụ thuộc, trừ khi họ tự kết luận như vậy về chính mình. Cố ép họ nhìn nhận vấn đề theo hướng suy nghĩ của bạn có thể chỉ khiến cho mọi chuyện tệ hơn.
    • Hiện chứng bệnh này có thể được cải thiện nhờ phương pháp tâm lý trị liệu. Tuy nhiên, người nhà của bạn có thể sẽ không tự tìm tới các phương pháp điều trị cho tới khi họ tự nhận ra là không còn lựa chọn nào khác.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Xem xét nguồn gốc dẫn đến sự đồng phụ thuộc.
    Thường thì bạn sẽ không cảm thấy như phải chịu đựng sự thao túng cảm xúc, dù xét trên bất kỳ phương diện nào. Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu là người bị đồng phụ thuộc có thể không biết rằng họ đang thao túng bạn. Trong tâm trí họ, họ luôn cho rằng mình ủng hộ và làm mọi điều tốt nhất cho bạn. Khi bạn hiểu ra việc người đó thao túng bạn là cố tình hay vô ý, bạn sẽ dễ hình dung ra cách mà mình muốn tương tác với họ hơn.[3]
    • Không dùng điều này để cố gắng và điều chỉnh hành vi của họ trong tâm trí của mình. Bạn chỉ cần nhớ rằng người bị đồng phụ thuộc không có cách vận hành tâm trí giống như bạn. Hành động của họ bị ảnh hưởng bởi vấn đề về tâm lý.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Cân nhắc xem bạn có gây ảnh hưởng tới hành vi đồng phụ thuộc không.
    Trong một số trường hợp, chứng đồng phụ thuộc có thể là phản ứng cố gắng chuộc lỗi do hành vi của người khác nhưng lại càng gây ra hậu quả xấu. Hãy thật lòng nghĩ xem bạn có liên quan tới bất kỳ hoạt động hay hành vi nào khiến chứng đồng phụ thuộc của người đó trở nên tệ hơn không.[4]
    • Ví dụ, chứng đồng phụ thuộc thường xảy ra với các cặp cha mẹ và người hôn phối bị nghiện ngập. Người bị đồng phụ thuộc có thể cảm thấy mình có nghĩa vụ phải chăm sóc người nghiện, vì họ thấy lo sợ trước những chuyện có thể xảy ra nếu họ không làm thế.
    • Hãy nghĩ thật lòng xem bạn có những hành vi và xu hướng nào khiến chứng đồng phụ thuộc của người đó trở nên tệ hơn không. Nếu có, bạn có thể đang là một phần trong mối quan hệ đồng phụ thuộc.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tách ra khỏi người nhà.
    Tách ra không có nghĩa là bạn sẽ không bao giờ gặp lại hoặc nói chuyện với người đó nữa. Thay vào đó, điều này có nghĩa là tách người nhà ra khỏi những hành vi thao túng của họ. Hãy chỉ đáp lại một cách có lựa chọn những điều vốn là cá tính của họ, và bỏ qua những điều thuộc về chứng đồng phụ thuộc.[5]
    • Ví dụ, nếu mẹ bạn hỏi ý kiến của bạn về giày dép thời trang, đây là sự tương tác bình thường và lành mạnh. Nếu bà tới nhà bạn để thay toàn bộ giày dép của bạn vì bà tin rằng chúng nâng đỡ bàn chân không tốt, đây chính là hành vi đồng phụ thuộc.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thiết lập ranh giới cá nhân.
    Bạn có thể thông báo cho người nhà bạn về những ranh giới này, hoặc không. Tuy nhiên, bạn nên dành thời gian để đặt ra những ranh giới mà bạn thấy thoải mái. Hãy cân nhắc tới sức khỏe cá nhân và tự hỏi xem bạn cần những gì để sống khỏe mạnh về mặt thể chất và tinh thần hàng ngày. Hãy thiết lập ranh giới của mình dựa trên những điều đó.[6]
    • Ví dụ, nếu bạn thật sự cần mọi buổi tối trong tuần để thư giãn và ở yên tĩnh một mình, hãy đặt ra ranh giới là bạn sẽ không trả lời điện thoại, tin nhắn hay dùng mạng xã hội sau một giờ nhất định trong ngày.
    • Nếu bạn muốn để cho người nhà biết về ranh giới của mình, hãy nêu chúng ra như một thực tế. Bạn không cần phải tìm cách để hợp lý hóa những điều đó. Bạn chỉ cần bảo với họ là "Em quyết định sẽ không dùng điện thoại và máy tính sau 7 giờ tối nữa". Sau đó, hãy bám sát luật lệ này dù họ có đồng ý hay không.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Tự thoát ra khỏi những tình huống đồng phụ thuộc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm ra cách phù hợp để từ chối.
    Một phần trong những mối quan hệ đồng phụ thuộc chính là tính quen thuộc và "gây kích động". Vì vậy, trong một vài tình huống, bạn nên từ chối và tránh xa khỏi những người bị đồng phụ thuộc trong nhà, ít nhất là tạm thời. Cách từ chối hợp lý sẽ phụ thuộc vào từng tình huống, nhưng khi mọi chuyện trở nên khó chịu, bạn nên bỏ đi.[7]
    • Trong một vài trường hợp, khi những hành vi đồng phụ thuộc không đe dọa hoặc nhắm vào bản thân bạn, bạn có thể đáp lại một cách bình tĩnh. Ví dụ, bạn có thể nói: "Xin lỗi nhưng em không thấy thoải mái khi làm thế", hoặc "Vâng, em thấy là anh không đồng quan điểm với em, chúng ta sẽ ngừng thảo luận".
    • Trong trường hợp bạn cảm thấy cần phải thoát ra thật nhanh, một câu nói đơn giản "Không" hoặc "Em không làm được" là đủ. Bạn không nợ ai một lời giải thích nào hết. Người nhà bạn có thể phản ứng lại rất bức xúc nhưng bạn không có nghĩa vụ phải làm thỏa mãn cảm xúc của họ.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Luyện tập cách giao tiếp không bạo lực.
    Giao tiếp bạo lực là dạng giao tiếp gây hại, thường thông qua ngôn ngữ áp bức hoặc thao túng. Bạn có thể thoát ra khỏi tình huống đồng phụ thuộc bằng cách luyện tập giao tiếp không bạo lực. Việc này có thể khiến cách giao tiếp bạo lực bị mất tác dụng, và bạn sẽ tránh được sự kiểm soát của chứng đồng phụ thuộc.[8]
    • Giao tiếp không bạo lực phụ thuộc vào việc bạn nói ra cảm xúc của mình mà không đổ lỗi hay chê trách người khác, ngoài ra, bạn còn phải thể hiện nhu cầu của mình một cách cảm thông và chia sẻ.
    • Ví dụ, thay vì nói "Anh lúc nào cũng muốn kiểm soát em! Anh thôi đi!", bạn có thể nói "Khi nghe thấy anh nói vậy, em cảm giác em không còn tự do gì cả. Thật sự việc tự đưa ra quyết định này rất quan trọng với em. Anh có thể để em làm thế được không?" Sử dụng những câu bắt đầu bằng "Em/Tôi..." sẽ giúp bạn nêu lên quan điểm của mình tốt hơn mà không đổ lỗi hay khiến người nhà bạn cảm thấy cần phải phòng thủ.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Tách ra trong một khoảng thời gian lâu hơn.
    Nếu tính đồng phụ thuộc của người nhà đang kiểm soát hoặc bóp nghẹt cuộc sống của bạn, có thể bạn sẽ muốn tách ra khỏi họ ở một số mặt có chọn lọc. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn cho bạn nếu bạn tách ra khỏi họ hoàn toàn trong một khoảng thời gian lâu hơn. Đó có thể là một ngày hoặc hàng năm, tùy thuộc vào hành vi của họ và nhu cầu của bạn.[9]
    • Trong những tình huống này, bạn có thể xem xét mình muốn tách ra khỏi họ tới mức nào. Ví dụ, bạn có thể xác định là mình không muốn ở cạnh người đó khi không có người khác bên cạnh, hoặc đơn giản bạn thấy là mình không muốn ở gần họ chút nào.
    • Luôn rời đi nếu bạn thấy mình có thể gặp nguy hiểm.
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Duy trì những mối quan hệ lành mạnh

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hãy xác định là những thay đổi sẽ diễn ra rất chậm.
    Việc thay đổi hành vi đồng phụ thuộc sẽ diễn ra rất chậm, nhưng hãy tin rằng thái độ của bạn có thể khuyến khích sự thay đổi. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng sự thay đổi này thường sẽ liên quan tới việc đối mặt với những cảm xúc cực điểm và vượt qua những nỗi sợ hãi lớn. Việc này không dễ dàng và cần phải có thời gian.
    • Ban đầu, những người bị đồng phụ thuộc có thể phản ứng bằng cách giận dữ hoặc nổi điên. Hãy cố hết sức để không phản ứng lại những cơn bùng nổ cảm xúc đó. Đó là những phản ứng bắt nguồn từ nỗi sợ hãi và bạn không nên để chúng gây ảnh hưởng đến mình.
    • Nếu có những lúc bạn thấy bối rối, hãy cố đừng nổi giận. Thay vào đó, hãy hít thở sâu và nghĩ kĩ về những điều mình định nói. Nếu cần, bạn có thể xin phép đi ra ngoài một phút cho tới khi đủ bình tĩnh để quay lại với tình huống hiện tại.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung vào sức khỏe và sự an yên của bản thân.
    Khi đối phó với người nhà bị đồng phụ thuộc, đôi khi, bạn sẽ quên mất sức khỏe của bản thân. Đừng để hành động của họ khiến bạn xao lãng khỏi những nhiệm vụ hàng ngày như công việc và học hành. Ngoài những nhiệm vụ hàng ngày, mỗi ngày bạn hãy chọn ra một điều để làm vì chính mình và luôn bám sát chúng.[10]
    • Ví dụ, bạn có thể đi chạy bộ và quay về nhà tắm nước nóng vào buổi tối. Bạn nên tìm những việc vừa ưu tiên được sức khỏe của bản thân lại vừa giúp bạn thư giãn và thoát khỏi sự căng thẳng mà người nhà bạn đem lại.
    • Những việc này sẽ trở thành một hình thức tự chăm sóc, và nó rất quan trọng khi bạn phải đối mặt và tự giải thoát mình khỏi tình trạng đồng phụ thuộc.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đối xử với những người khác trong nhà như thể họ đã trưởng thành về mặt cảm xúc.
    Chỉ vì có một người trong nhà bị đồng phụ thuộc không có nghĩa là những người khác cũng thế. Đừng để hành vi của người bị đồng phụ thuộc ảnh hưởng tới cách bạn tương tác với những người còn lại trong gia đình. Hãy đối xử với họ như thể họ đã trưởng thành về mặt cảm xúc, trừ khi họ cho bạn một lí do để không làm như vậy.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể nhờ ai đó giúp bạn một cách thẳng thắn thay vì đi qua cả một quá trình tách xa nhau ra để tránh bị thao túng.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Lauren Urban, LCSW
Cùng viết bởi:
Nhà trị liệu tâm lý
Bài viết này đã được cùng viết bởi Lauren Urban, LCSW. Lauren Urban là nhà trị liệu tâm lý ở Brooklyn, New York với hơn 13 năm kinh nghiệm trị liệu cho trẻ em, gia đình, vợ chồng và cá nhân. Cô đã nhận bằng thạc sĩ về công tác xã hội từ Hunter College năm 2006 và làm việc với khách hàng để giúp họ thay đổi hoàn cảnh và cuộc sống. Bài viết này đã được xem 7.023 lần.
Trang này đã được đọc 7.023 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo