Cách để đối phó với bạn cùng phòng thiếu ý thức

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Có phải bạn có người bạn cùng phòng thường tự tiện ăn thức ăn của bạn, mượn đồ của bạn mà không hỏi một tiếng hoặc để bát đĩa bẩn trong bồn rửa đến cả tuần? Sống với bạn cùng phòng không có ý tứ như vậy quả là khó chịu, nhưng bạn đừng lo - bằng cách nói chuyện chân thành, cởi mở với họ, bạn sẽ tìm ra được giải pháp để nơi ở của bạn có thể trở lại là nhà. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn mọi điều cần biết về việc nói chuyện với bạn cùng phòng và cùng họ giải quyết vấn đề.

1

Sớm nói chuyện với bạn cùng phòng thay vì chờ đợi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Xử trí vấn đề ngay bây giờ để sự việc không âm ỉ quá lâu.
    Phớt lờ mọi chuyện vào lúc này có vẻ là việc dễ dàng hơn, nhưng tốt hơn hết là bạn nên đối diện với vấn đề ngay bây giờ. Hãy đề nghị người bạn cùng phòng ngồi xuống nói chuyện hoặc hẹn với họ trước vài ngày.[1]
    • Cố gắng chọn khoảng thời gian yên tĩnh và thoải mái để trò chuyện với bạn cùng phòng. Một buổi tối khi hai bạn cùng thư giãn với nhau có lẽ là thích hợp, nhưng nếu người kia đang căng thẳng hoặc bận rộn thì bạn có thể dời lại lúc khác.
    Quảng cáo
2

Giải thích vấn đề nhưng không chê trách họ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Cuộc trò chuyện sẽ có hiệu quả hơn nếu bạn không chê trách người kia.
    Hãy tế nhị nêu ra những điều khiến bạn cảm thấy phiền, nhưng cố gắng đừng công kích hoặc nhiếc móc bạn cùng phòng. Như thế, cả hai mới có thể nói chuyện một cách cởi mở và chân thành thay vì cãi nhau.[2]
    • Thử dùng những câu nói về bản thân bạn để đặt trọng tâm vào mình. Ví dụ, bạn có thể nói “Ban đêm mà trong nhà ồn ào thì mình thấy căng thẳng vì không ngủ được.”
    • “Nhiều hôm bếp bừa bộn quá làm tớ bực mình vì không có chỗ nấu nướng.”
3

Lắng nghe bạn cùng phòng nói

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Dành thời gian cho bạn cùng phòng nói để họ không cảm thấy bị công kích.
    Sau khi đã nêu vấn đề của mình, bạn hãy dừng lại và lắng nghe quan điểm của bạn cùng phòng. Cố gắng đừng ngắt lời và nhìn nhận cảm xúc của họ trong tình huống để họ cảm thấy được lắng nghe.[3]
    • Nếu bạn cùng phòng của bạn “xù lông nhím” để thủ thế hoặc nổi giận, hãy thử nói câu nào đó như “Tớ biết là cậu bực mình, nhưng tớ rất muốn thay đổi để cảm thấy thoải mái khi ở trong nhà.”
    • Bạn cũng có thể nói “Mình hiểu ý bạn, nhưng mình vẫn muốn nói chuyện với bạn để tìm ra cách giải quyết.”
    Quảng cáo
4

Cùng nhau tìm ra giải pháp

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Bạn cùng phòng của bạn sẽ dễ tuân thủ hơn nếu cả hai cùng đặt ra quy định.
    Sau khi cả hai đã nêu ý kiến, cả hai hãy cùng nhau suy nghĩ về những gì có thể thay đổi trong nhà. Hãy suy nghĩ cởi mở và sẵn sàng thỏa hiệp sao cho đôi bên đều hài lòng.[4]
    • “Thay vì cuối tuần nào cũng tổ chức tiệc, chúng ta có thể giới hạn mỗi tháng một lần thôi. Như vậy có hợp lý không?”
    • “Có lẽ ta nên lập bảng phân công việc nhà để đảm bảo mọi thứ đâu vào đấy. Bạn nghĩ thế nào?”
    • “Cậu mượn đồ của tớ thì cũng được, nhưng lẽ ra cậu nên nói trước với tớ. Lần sau nếu cậu muốn dùng đồ của tớ thì phải hỏi trước nhé!”
5

Đặt ra các quy tắc cơ bản

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Các quy tắc cơ bản sẽ xác định rõ điều gì trong nhà là chấp nhận được (hoặc không).
    Bất kể các bạn sống cùng nhà với nhau đã bao lâu, việc đặt ra một số quy định trong nhà cũng không bao giờ là quá muộn. Khi bàn bạc với bạn cùng phòng, bạn nên đặt ra những quy định mà cả hai có thể tuân theo để căn nhà chung luôn là nơi an toàn và thoải mái.[5] Các quy tắc của bạn có thể là:
    • Ai bày bừa thì người đó phải dọn.
    • Không đưa chìa khóa cửa cho bất cứ ai không sống trong nhà.
    • Nếu muốn ăn thức ăn của người kia thì phải hỏi trước.
    • Nếu có về nhà muộn thì phải khe khẽ khi vào nhà.
    Quảng cáo
6

Đặt ra lịch dọn dẹp nhà cửa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Lịch dọn dẹp nhà cửa sẽ giúp nhà cửa được gọn gàng sạch sẽ.
    Nếu bạn thấy khó mà bảo bạn cùng phòng dọn dẹp những thứ họ bày ra, hãy cân nhắc lập ra bảng phân công vệ sinh nhà cửa và dán lên khu vực chung trong nhà. Ghi rõ ai phải dọn khu vực nào và làm vào lúc nào.[6]
    • Các bạn cũng nên bàn với nhau xem ai muốn nhận công việc gì. Nếu bạn ghét lau nhà nhưng bạn cùng phòng của bạn không ngại thì họ có thể nhận phần lau nhà, còn bạn thì cọ bồn tắm.
    • Nếu người kia ngần ngại, bạn hãy nhắc họ rằng bảng phân công cũng có ích cho họ. “Tớ biết là lên lịch dọn dẹp có vẻ trẻ con, nhưng như thế thì mình sẽ nhớ đến lượt ai phải rửa bát mà không phải cãi nhau.”
7

Thảo luận về thời gian khách khứa đến nhà chơi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đặt ra các ranh giới để bạn không cảm thấy mình phải chịu đựng ngay trong nhà của mình.
    Có thể bạn không phiền khi bạn cùng phòng mời khách đến nhà, nhưng bạn muốn họ nói chuyện khẽ một chút. Hoặc, nếu thỉnh thoảng bạn cùng phòng của bạn mời khách đến thì được, nhưng không phải là ngày nào cũng thế. Hãy nói chuyện với họ về khách khứa đến nhà và bản thân bạn cũng phải tuân theo luật đã đặt ra.[7]
    • “Cậu mời bạn bè tới chơi cũng được, nhưng nhớ nói nhỏ thôi khi tớ đang cố ngủ nhé.”
    • “Tớ biết là cậu có bạn trai đến chơi thì vui, nhưng các cậu có thể ở nhà anh ấy vài ngày trong tuần được không?”
    Quảng cáo
8

Đặt ra khoảng thời gian “tắt đèn”

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Đặt ra khoảng thời gian yên tĩnh để giúp cả hai ngủ ngon hơn.
    Nếu bạn cùng phòng của bạn thường ồn ào trong khi bạn đang nghỉ ngơi, có lẽ quy tắc này sẽ hữu ích. Hãy đặt ra một khoảng thời gian hợp lý mà mọi người phải giảm tối đa âm lượng.[8]
    • “Mình nhất trí là phải giữ yên tĩnh sau 11 giờ đêm vào những ngày thường trong tuần nhé?”
    • “Có lẽ chúng ta nên chơi trong phòng cho đến nửa đêm thôi. Như vậy cả hai đều có đủ thời gian để ngủ.”
9

Viết bản thỏa thuận với bạn cùng phòng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Ghi thỏa thuận ra giấy để cả hai đều thực hiện đúng.
    Hơn nữa, việc này cũng sẽ giúp làm rõ các quy định để khỏi nhầm lẫn. Sau khi hai bên đã đồng ý về các quy tắc cơ bản, bạn hãy viết ra giấy và dán ở khu vực chung để cả hai đều có thể xem lại khi cần.[9]
    • Bản thỏa thuận cũng ngăn ngừa sự phủ nhận sau này. Bạn cùng phòng của bạn sẽ không thể nói “Mình đâu có đồng ý như thế” nếu có một tờ giấy trong phòng khách chứng minh điều ngược lại.
    Quảng cáo
10

Thường xuyên kiểm tra lại với bạn cùng phòng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Chú ý xem bạn cùng phòng của bạn có thoải mái với các quy định không để đảm bảo họ vẫn vui.
    Sau khi cả hai đã thực hiện các quy định mới một thời gian, bạn hãy kiểm tra lại với bạn cùng phòng để xem họ có bằng lòng không. Ngoài ra, nếu bạn cùng phòng của bạn vượt qua ranh giới của bạn hoặc quên một quy tắc nào đó, bạn hãy nói chuyện với họ.[10]
    • “Tớ vừa xem lịch dọn dẹp nhà cửa. Tớ biết là tuần này cậu bận, nhưng cậu có thể rửa bát sơm sớm được không vì đã đến lượt cậu rồi?”
    • “Tớ thấy cậu mượn máy sấy tóc của tớ sáng nay. Sau này nếu cậu muốn mượn thì hỏi tớ trước như chúng ta đã bàn với nhau được không?”
    • “Cậu nghĩ thế nào về quy định “không mời khách đến nhà vào các đêm trong tuần”? thấy nó còn có tác dụng không?”
11

Ra khỏi nhà nếu có thể

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Nếu nhà không phải là nơi trú ẩn dễ chịu, bạn hãy tìm đến những nơi khác.
    Đáng tiếc là nhiều người bạn cùng phòng không hoàn hảo, và bạn có thể cảm thấy mình phải đi tìm một nơi khác yên tĩnh hơn. Thử đến thư viện, đến nhà bạn bè hoặc ra ngoài trời khi ở nhà có chuyện khó chịu.[11]
    • Nhớ rằng những người bạn cùng phòng chỉ là tạm thời! Bạn sẽ không mãi mãi bị mắc kẹt trong tình huống này.
    Quảng cáo
12

Tìm nơi ở mới nếu không có gì thay đổi

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Tìm một nơi ở mới để thoát khỏi người bạn cùng phòng thiếu ý thức.
    Nếu bạn đã nói chuyện với bạn cùng phòng vài lần và cố gắng nghĩ ra các giải pháp nhưng không ăn thua, có lẽ là họ sẽ không thể sớm thay đổi. Bạn nên thử tìm những nơi khác để chuyển đi khi hết hợp đồng thuê nhà để được thoải mái và vui vẻ khi ở nhà.[12]

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Eze Sanchez
Cùng viết bởi:
Huấn luyện viên mối quan hệ và cuộc sống
Bài viết này đã được cùng viết bởi Eze Sanchez. Eze Sanchez là huấn luyện viên mối quan hệ và cuộc sống, kiêm người sáng lập Eze Sanchez Coaching tại Gainesville, Florida. Anh bắt đầu sự nghiệp huấn luyện viên từ cuối năm 2016 và có hơn 1.000 giờ huấn luyện tập thể và kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển bản thân. Anh chuyên trách hỗ trợ khách hàng học cách chấp nhận bản thân, tự đồng cảm và yêu bản thân thông qua việc xây dựng trách nhiệm và sự tử tế dành cho chính họ. Eze có bằng Cao đẳng chuyên ngành Kỹ sư Cơ khí của Đại học Central Florida, chứng chỉ Trị liệu Mát-xa của Trường Mát-xa Florida, và chứng nhận của Viện Huấn luyện Chuyển đổi Satvatove. Bài viết này đã được xem 3.245 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 3.245 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo