Cách để Đối mặt với vấn đề

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Mọi người đều có vấn đề: kể cả người giàu nhất trên thế giới cũng phải đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Có những lúc các vấn đề khiến bạn choáng ngợp và cảm thấy không thể vượt qua được. Nhưng bằng cách chịu trách nhiệm cho những vấn đề của mình và thiết lập một lộ trình để sửa chữa chúng theo cách mang tính xây dựng, bạn có thể đối mặt với mọi loại thử thách trong đời.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Lập lộ trình để sửa chữa

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Bình tĩnh hết sức có thể.
    Nếu có phản ứng thái quá khi vấn đề nảy sinh cũng là chuyện thường tình, nhưng điều này sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định tồi tệ.[1] Trước khi bắt đầu giải quyết vấn đề, hãy kiểm soát cảm xúc, giúp bản thân bình tĩnh và đối mặt với những gì đang xảy ra hiệu quả hơn.
    • Hít một hơi thật sâu và nhủ thầm “buông” khi hít vào và “bỏ” khi thở ra. Điều này giúp bạn kiểm soát nhịp tim và thư giãn.[2]
    • Tự động viên bản thân “Tôi có thể vượt qua. Đây là thử thách, nhưng tôi có thể tìm giải pháp”.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chấp nhận trách nhiệm đối với vấn đề.
    Nhận biết một cách có ý thức về vấn đề và sau đó chấp nhận bổn phận của mình trong đó.[3] Điều này cho phép bạn bắt đầu chủ động đối mặt với vấn đề một cách xây dựng.[4]
    • Viết ra giấy danh sách những vấn đề và nguyên do. Điều này có thể giúp bạn hình dung, chấp nhận, và xử lý vấn đề.
    • Ví dụ, nếu bạn chậm thanh toán khoản vay thế chấp, thì hãy chấp nhận rằng bản thân phải chịu trách nhiệm một phần, hoặc toàn bộ vấn đề này.[5] Tương tự, nếu bị điểm kém, thì hãy nhận thức vai trò bản thân trong việc bị điểm kém.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đánh giá tình hình trước khi đáp trả lại.
    Nếu bạn đang đối mặt với một vấn đề mà bản thân chưa chắc được là ai hay cái gì gây ra, thì hãy dành một khoảng thời gian để suy nghĩ trước khi phản ứng. Đổ lỗi cho người khác thì dễ, nhất là khi bạn cảm thấy bị thách thức hay ngộp thở vì những gì đang diễn ra, nhưng đổ lỗi sẽ gây phản tác dụng và kéo theo nhiều vấn đề khác tệ hơn.[6] Hãy dành một khoảnh khắc xác định xem vấn đề xảy ra do tác động khách quan (người hoặc điều khác nằm ngoài tầm kiểm soát) hay tác động chủ quan (việc bạn tự gây ra hoặc làm hỏng), hay là do cả hai.
    • Nguyên nhân khách quan. Nếu ai đó tông vào xe bạn tại bãi đỗ, thì đó là ví dụ về một vấn đề xảy ra do nguyên nhân khách quan. Bạn không phải là người gây ra vụ tai nạn và cũng không thể làm gì để ngăn cản nó.
    • Nguyên nhân chủ quan. Nếu bạn đi làm trễ vì tắt đồng hồ báo thức, thì đây là ví dụ cho nguyên nhân chủ quan. Trong tình huống này, điều quan trọng nhất là nhận biết vai trò bản thân trong việc đi làm trễ, từ đó tránh lặp lại lỗi này trong tương lai.
    • Do khách quan lẫn chủ quan. Nếu nhóm bạn bị điểm kém bài thuyết trình, thì khả năng là có những thứ tất cả các bạn có thể làm tốt hơn, chứ không phải do một cá nhân nào. Hãy cố xác định vai trò của mình trong tình huống đó và nhận trách nhiệm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tìm giải pháp nhanh chóng.
    Nhiều vấn đề yêu cầu giải pháp nhanh và tức thì. Hãy bình tĩnh và cho bản thân càng nhiều thời gian càng tốt, bạn có thể tìm ra giải pháp cho vấn đề.
    • Nhớ hít thở thật sau trước khi hành động.
    • Đánh giá, xem xét tình hình và các thông tin về nó nhanh nhất có thể.[7] Ví dụ, nếu bồn cầu bị ngập nước, bạn có thể kiểm tra bồn chứa hay chậu xí để xem vấn đề là gì. Tương tự, nếu ai đó la hét bạn và trông giận dữ, thì cách tốt nhất là bạn nên rút khỏi hiện trường.
    • Hãy cho bản thân càng nhiều thời gian càng tốt để phân tích vấn đề và tìm giải pháp. Ví dụ, nếu bảo hiểm hết hạn mà bạn không nhận được thông báo gia hạn, thì hãy gọi công ty bảo hiểm hỏi về giải pháp bảo hiểm càng sớm càng tốt.[8]
    • Hãy nghĩ về nhiều giải pháp khác nhau cho một vấn đề và quyết định xem cách nào là phù hợp nhất.[9] Ví dụ, nếu bồn cầu bị tràn, bạn có thể gọi thợ sửa ống nước ngay lập tức hoặc cố ngăn cho nước không chảy nữa. Tuy nhiên, bạn cũng có thể ban đầu làm nước ngừng chảy bằng cách khóa van trong bồn rồi gọi thợ sửa ống nước hoặc thông bồn cầu.
    • Cân nhắc các khía cạnh khác nếu vấn đề có nhiều người khác liên quan vào.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định khuôn mẫu vấn đề.
    Khi bạn ngồi xuống và nhìn nhận vấn đề, nhất là khi không đổ lỗi cho ai, bạn sẽ nhận ra vài khuôn mẫu hành vi của bản thân dẫn đến thử thách. Hãy xác định các khuôn mẫu ấy, điều đó sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả hơn.
    • Lập một danh sách những gì gây ra vấn đề của bạn. Ví dụ, “thanh toán hóa đơn chậm” hay “chểnh mảng tại trường”.
    • Tính toán xem bạn có thể làm gì để thay đổi, điều gì giúp bạn đối mặt với vấn đề này.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lập mục tiêu giải quyết vấn đề.
    Bước đầu giải quyết vấn đề đó là lên mục tiêu vượt qua nó. Hãy lập ra các mục tiêu đối mặt vấn đề mà bạn có thể thực hiện được.[11]
    • Sử dụng phương pháp SMART để thiết lập mục tiêu. SMART có nghĩ là: specific (cụ thể), measurable (lường được), attainable (đạt được), realistic (thực tế), timely (kịp thời). Ví dụ, bạn muốn xử lý khoản vay thế chấp bị quá hạn. Mục tiêu của bạn có thể là “Tôi muốn dàn xếp vấn đề vay thế chấp của mình với ngân hàng trong vòng 2 tháng tới. Tôi sẽ liên hệ người cho vay và nói về việc chậm trễ của mình và hỏi về các giải pháp giúp cho tài khoản trở về trạng thái tốt”.
    • Viết ra giấy vấn đề và dự kiến mục tiêu giải quyết. Lúc này vấn đề và giải pháp trở nên trực quan, giúp bạn củng cố ý chí đối mặt với vấn đề. Ví dụ, bạn có thể viết: “Tôi đã tiêu xài không khôn ngoan và không thanh toán nợ được đúng hạn. Tôi cần xem xét lại thói quen tiêu xài của mình và phục hồi tài khoản về trạng thái tốt”.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Giữ kỳ vọng thực tế.
    Hãy thực tế về kết quả đầu ra của vấn đề một cách lý trí sẽ giúp bạn giải quyết chúng hiệu quả hơn.[12] Trói buộc bản thân vào những giải pháp thiếu thực tế sẽ phát sinh thêm nhiều vấn đề khác và gây căng thẳng.[13]
    • Kiểm tra xem liệu kỳ vọng của bạn có thực tế không bằng cách xem lại mục tiêu đã đề ra.
    • Ví dụ, tùy vào số nợ và thời hạn phải trả còn lại, bạn có thể không thanh toán được hết nợ trong 2-3 tháng tới. Nhớ rằng bạn cần phải ăn và thanh toán hóa đơn. Cân nhắc nói chuyện với chủ nợ, đối tác, hay chuyên gia tài chính về các chiến lược hiệu quả để giải quyết vấn đề.
    • Duy trì các giải pháp thực tế giúp giảm thiểu căng thẳng vốn khiến việc giải quyết vấn đề khó khăn hơn.[14]
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Tin vào chính mình.
    Tiêu cực và chìm đắm trong vấn đề không phải là giải pháp mang tính xây dựng. Hãy tin vào chính mình và khả năng giải quyết vấn đề một cách tích cực, điều này sẽ giúp bạn vượt qua khó khăn hiệu quả hơn.[15] Hãy nhớ về những thành tích trước kia để gia tăng sức mạnh ý chí trong thời khắc khó khăn này.
    • Hãy cho bản thân cơ hội tập trung vào những điều tích cực trong cuộc sống. Điều này cho phép bạn nhìn nhận vấn đề ở khía cạnh khác và thể hiện bạn có thể giải quyết mọi chuyện xảy đến trong đời.[16]
    • Hãy nói một lời khẳng định tích cực về bản thân. Ví dụ, “Tôi biết mình có vấn đề về điểm số, nhưng tôi thật sự giỏi môn hóa. Tôi có thể áp dụng kỹ năng học Hóa vào các môn học khác”.
    • Giao du với những cá nhân cũng có niềm tin vào khả năng và ủng hộ ý chí giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả của bạn.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Xử lý các thử thách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Hành động.
    Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề đó là hành động càng sớm càng tốt. Một khi đã nhận thức được những vấn đề của mình và thiết lập mục tiêu mang tính xây dựng để xử lý chúng, thì hành động sẽ giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.[17]
    • Chủ động giải quyết vấn đề. Ví dụ, nếu cảm thấy không thể thanh toán đúng hạn, hãy gọi cho chủ nợ hoặc công ty cho vay để giải thích tình hình. Hãy hỏi họ liệu có giải pháp nào ổn cho cả hai không. Tương tự, nếu bạn bị đánh giá không tốt ở công ty, thì hãy sắp xếp lịch hẹn với sếp để xem bản thân có thể cải thiện điểm nào.
    • Tránh hành động bốc đồng. Ví dụ, nếu có một người bạn loan tin đồn thất thiệt về bạn, hãy gửi cho họ email nhằm làm rõ hành động của cô ấy. Bạn có thể viết nháp rồi đọc lại vào hôm sau, đề phòng bản thân viết ra thứ gì đó gây hối hận về sau.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỗ trợ mục tiêu và hành động.
    Duy trì hành vi tích cực trong khi giải quyết vấn đề. Điều này có thể giúp bạn hỗ trợ hiệu quả các mục tiêu và hành động cần thực hiện để xử lý những thử thách.
    • Nhắc nhở bản thân đọc lại danh sách những vấn đề và mục tiêu đã viết ra.
    • Nói chuyện với bạn bè, gia đình, và những người có liên quan đến vấn đề, từ đó nhắc nhở rằng bản thân rằng bạn muốn xử lý êm đệp những vấn đề hiện tại.
    • Đặt lịch hẹn với người cố vấn hay chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Nếu cảm thấy các vấn đề hiện tại gây không ít căng thẳng hoặc gây choáng ngợp đến mức bạn không thể tỉnh táo xử lý chúng, thì đã đến lúc tìm đến chuyên gia.[18]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đừng tiêu cực.
    Nhớ rằng sự tiêu cực có thể cản trở khả năng giải quyết vấn đề của bạn. Hãy tái định hình vấn đề và sự tiêu cực thành thứ gì đó tích cực, giúp bạn giải quyết vấn đề hiệu quả.[19]
    • Hãy xem vấn đề lần này là cơ hội học hỏi kinh nghiệm. Ví dụ, nếu bạn không thể trả nợ đúng hạn vì đã lỡ tiêu xài vào các hoạt động giải trí, thì bạn học được rằng tiêu xài quá tay sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng như thế nào.
    • Tái định hình thái độ tiêu cực đối với vấn đề bằng cách nhìn nhận chúng ở một khía cạnh khác. Ví dụ, nếu bạn học không giỏi môn Lịch sử, nhưng giờ học Lịch sử diễn ra trước giờ học một môn yêu thích khác, thì hãy xem giờ học Sử là thử thách và phần thưởng giờ học yêu thích nhất trong ngày. Điều này giúp cải thiện thái độ nói chung, giúp bạn tập trung và cải thiện điểm số.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chào đón những thay đổi tích cực.
    Nếu đã ý thức được vấn đề và xây dựng mục tiêu giải quyết, thì bạn đã bắt đầu tạo nên những thay đổi tích cực cho cuộc đời rồi đấy. Hãy đón nhận những thay đổi này và cách chúng giúp bạn giải quyết khó khăn.[20]
    • Tìm điểm tích cực trong cái khó khăn sẽ giúp chuyển dịch cách nghĩ và giúp bạn xử lý tình hình hiệu quả. Ví dụ, “điểm số thấp khiến mình nhận ra mình muốn vào đại học như thế nào và phải cải thiện thành tích ra sao để được chấp thuận”.
    • Đừng ngại những đổi thay và hãy tự nhắc nhở bản thân rằng bạn làm thế này là để giải quyết những vấn đề trong đời.[21]
    • Dùng ngôn ngữ mang tính tích cực. Ví dụ, “Tôi đang xử lý vấn đề của mình một cách xây dựng. Sẽ mất một thời gian mọi thứ mới êm thắm, nhưng tôi đang đi đúng hướng”.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Chấp nhận thất bại.
    Nếu chủ động giải quyết vấn đề, bạn vẫn có thể gặp một vài thất bại.[22] Nhận biết những thất bại đó, thực hiện hành động cần thiết, và tiếp tục tiến lên phía trước.
    • Cố gắng đừng nhận hết trách nhiệm nếu kết quả còn tùy thuộc vào người khác. Ví dụ, nếu có ai tung tin đồn về bạn, bạn có thể viết cho họ một lá thư làm rõ vấn đề, nhưng không thể mong họ xin lỗi.[23]
    • Chỉ kiểm soát những gì trong tầm tay. Ví dụ, bạn không thể kiểm soát việc bạn mình có xin lỗi sau khi đọc lá thư hay không. Tương tự, bạn không thể kiểm soát việc chủ nợ sẽ phản ứng thế nào nếu bạn đề xuất một giải pháp thanh toán cho sự chậm trễ của bạn.[24]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Luôn tiến về phía trước.
    Đôi khi vấn đề kéo dài hơn bạn nghĩ. Nên hãy tiếp tục với giải pháp và mục tiêu, điều này giúp bạn đối mặt với vấn đề với thái độ xây dựng.[25]
    • Hãy tích cực. Có nhiều bằng chứng cho thấy thái độ tích cực giúp thúc đẩy quá trình. Hãy bám chặt vào kế hoạch và thái độ tích cực để giải quyết vấn đề hiệu quả.[26]
    • Ví dụ, nếu bạn liên tục bị điểm kém, thì vẫn hãy cố gắng. Mọi tiến triển trong điểm số đều là dấu hiệu cho quá trình thay đổi tốt.
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cân bằng.
    Giải quyết vấn đề có thể làm bạn cạn kiệt sức lực và tinh thần. Hãy cho bản thân được nghỉ ngơi và tập trung vào thứ khác. Sự cân bằng trong cuộc sống cũng giúp bạn xử lý vấn đề tốt hơn.[27]
    • Dành khoảng thời gian nghỉ ngắn trong ngày để đi dạo hoặc chạy bộ. Điều này giúp phân tán tâm trí khỏi vấn đề hiện tại và giúp bạn xử lý chúng hiệu quả hơn.[28]
    • Cho bản thân cơ hội được ở bên người thân. Điều này nhắc nhở bản thân bạn nhớ rằng vẫn còn những người luôn ủng hộ và là lý do bạn cố gắng vượt qua thử thách.[29]
    Quảng cáo
  1. http://www.kent.ac.uk/careers/sk/problem-solving-skills.htm
  2. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  3. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/emotional-wellbeing/mental-health/stress-how-to-cope-better-with-lifes-challenges.html
  4. http://www.lifeoptimizer.org/2011/10/24/ways-to-deal-with-challenges/
  5. http://www.lifeoptimizer.org/2011/10/24/ways-to-deal-with-challenges/
  6. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  7. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  8. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  9. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/emotional-wellbeing/mental-health/stress-how-to-cope-better-with-lifes-challenges.html
  10. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  11. http://www.lifeoptimizer.org/2011/10/24/ways-to-deal-with-challenges/
  12. http://www.lifeoptimizer.org/2011/10/24/ways-to-deal-with-challenges/
  13. http://www.cnn.com/2010/LIVING/11/01/give.up.perfection/index.html
  14. http://www.lifeoptimizer.org/2011/10/24/ways-to-deal-with-challenges/
  15. http://familydoctor.org/familydoctor/en/prevention-wellness/emotional-wellbeing/mental-health/stress-how-to-cope-better-with-lifes-challenges.html
  16. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times/
  17. http://www.crosswalk.com/faith/women/how-to-change-negative-attitudes-to-positive-ones.html
  18. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times
  19. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times
  20. http://tinybuddha.com/blog/8-guidelines-to-get-through-challenging-times

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Trudi Griffin, LPC, MS
Cùng viết bởi:
Tư vấn viên chuyên nghiệp
Bài viết này đã được cùng viết bởi Trudi Griffin, LPC, MS. Trudi Griffin là cố vấn chuyên nghiệp được cấp phép tại Wisconsin. Cô đã nhận bằng MS về Tư vấn sức khỏe tâm thần lâm sàng của Đại học Marquette năm 2011. Bài viết này đã được xem 5.776 lần.
Trang này đã được đọc 5.776 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo